Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Thực trạng hoạt động Marketing của công ty TNHH Xây dựng – Thương mại Quang Minh Đức (Trang 38)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Giới thiệu chung về công ty

2.1.10 Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Với thị trường hiện nay, các ngành xây dựng đang càng ngày được mở rộng, cường độ cạnh tranh của ngành xây dựng ngày càng lớn. Công ty phải chịu nhiều sự gây gắt với nhiều đối thủ trên thị trường, nhưng công ty vẫn cố gắng không ngừng để đứng vững trên thị trường và sẽ hoạt động có hiệu quả hơn.

- Nguồn lực tài chính

Một doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động kinh doanh cần trang bị tốt cho mình cơ sở vật chất kỹ thuật, nguyên vật liệu, thuê nhân công… Do đó, công ty phải có nguồn lực tài chính. Vì nó luôn là yếu tố quan trọng quyết định khả năng hoạt động cũng như đánh giá quy mô của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có một nguồn tài chính mạnh mẽ sẽ trang bị cho các dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại. Từ đó, doanh nghiệp sẽ nâng cao năng suất và cải tiến được chất lượng sản phẩm và có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường. Công ty Quang Minh Đức với những chỉ tiêu tài chính hiện tại, có đủ khả năng dự thầu với quy mô nhỏ và phù hợp với quy mô của công ty. Công ty đã và đang không ngừng cải thiện nguồn tài chính của mình càng ngày càng mạnh mẽ hơn.

- Máy móc thiết bị công nghệ

Doanh nghiệp cần có một hệ thống máy móc hiện đại với công nghệ tiên tiến phù hợp với quy mô của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có thể tạo ra các thành phẩm chất lượng và hiệu quả hơn. Do đó, Công ty luôn cải thiện hệ thống máy móc và công nghệ càng ngày càng tiên tiến, hiện đại hơn để giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh tốt hơn. Và điều đó đảm bảo chất lượng thi công luôn luôn tốt và chi phí bỏ ra là hợp lý.

- Nguồn nhân lực

Công ty luôn có một đội ngũ quản lý nhiều kinh nghiệm và có tay nghề cao luôn biết cách thiết lập các mối quan hệ tốt với đối tác và khả năng quản lý giàu kinh nghiệm được đào tạo chuyên môn từ các trường Đại học. Cùng với đội ngũ nhân viên và những đội thi công giàu kinh nghiệm luôn có tinh thần trách nhiệm cao. Do đó, công ty luôn phân bổ và bố trí nguồn nhân lực một cách hợp lý để đảm bảo các công trình được hoàn thiện một cách tốt nhất.

- Uy tín của công ty

Công ty đã hoạt động gần 10 năm trong ngành xây dựng và đã hoàn thành rất nhiều công trình trên toàn quốc. Nhưng công ty vẫn luôn cố gắng nâng cao vị thế của mình trên thị trường, hợp tác được nhiều đối tác để có những mối quan hệ mới. Qua đó, cơ hội ký kết nhiều hợp đồng sẽ cao hơn so với nhiều đối thủ khác. Công ty sẽ tăng thêm uy tín và thu được nhiều lợi thế hơn cho mình. Một số đối thủ cạnh tranh của công ty:

• Công ty TNHH Quang Dũng

• Công ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Dịch Vụ Quang Minh Sài Gòn • Công ty Cổ Phần Tư vấn Xây Dựng Thiên Đức

2.1.11 Kết luận chung về tình hình kinh doanh

Công ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Quanh Minh Đức đã hoạt động gần 10 năm, trong quá trình thành lập và phát triển đã gặp không ít khó khăn, nhưng công ty vẫn không ngừng cải thiện, nắm bắt các cơ hội, củng cố lại bộ máy hoạt động. Tình hình kinh doanh vào những năm trước tương đối ổn định, nhưng đến năm gần đây, tình hình không ổn định và giảm nhiều về doanh thu và lợi nhuận quá thấp. Do đó công ty cần cải thiện hơn vào doanh thu để công ty đạt được nhiều lợi nhuận, giảm những chi phí không cần thiết. Và nắm bắt kịp thời để có chính sách và phương hướng hoạt động thích hợp trong thời gian tới, tập trung công tác thi công các công trình để hoạt động công ty ổn định hơn.

Ưu điểm

- Có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xây dựng. - Trang thiết bị máy móc hiện đại.

- Ban lãnh đạo và nhân viên có tinh thần đoàn kết cao, luôn phấn đấu đưa doanh nghiệp lên vị trí cao.

- Ban quản lý và đội ngũ nhân viên làm việc lâu năm nên có trình độ kỹ thuật cao và giàu kinh nghiệm.

- Có mối quan hệ hợp tác lâu năm.

Nhược điểm

- Chưa chú trọng vào công tác Marketing. - Tiến độ triển khai dự án kinh doanh còn chậm.

- Gặp nhiều khó khăn với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành lâu năm. - Công ty chưa đủ máy móc để thi công những công trình có quy mô lớn.

Các nhân tố tác động

Nguồn lực tài chính

Đây là yếu tố quyết định hoạt động kinh doanh của công ty. Vốn hiện tại của công ty đủ đáp ứng nhu cầu của các công trình đã và đang thi công. Với những chỉ tiêu về tài chính, công ty chỉ tham gia được các dự án nhỏ hoặc tầm quy mô của công ty. Nên yếu tố này cũng tác động đến công ty. Công ty phải nâng cao tình hình tài chính lên để cải thiện hoạt động kinh doanh của mình.

Nguồn nhân lực

Chúng ta đều biết nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, then chốt và có vai trò trong việc quản lý và xây dựng các công trình. Công ty hiện đã những nhà quản lý chuyên nghiệp, trình độ của những đội thi công cao và kinh nghiệm lâu năm. Công ty có những nhà quản lý công trình có năng lực và phẩm chất tốt đã được đào tạo ở những trường Đại học, họ đã có những kinh nghiệm thưc tiễn qua các công trình đã được thực hiện. Công ty sẽ đào tạo thêm cho đội ngũ công nhân kỹ thuật để tăng thêm tay nghề qua hình thức đào tạo tại chỗ. Do đó, công ty muốn tồn tại và phát triển lâu cần phải có một nguồn nhân lực tốt và nhà quản lý phải biết nắm bắt thời cơ tốt hơn.

Máy móc thiết bị

Các máy móc thiết bị không thể nào thiếu ở các công ty xây dựng. Máy móc thiết bị với công nghệ tiên tiến để đảm bảo chất lượng thi công. Một công ty xây dựng nếu không có máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại và đầy đủ thì khả năng cạnh tranh với các công ty khác sẽ khó khăn hơn. Các loại vật liệu thi công cần phải đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng. Như vậy khách hàng sẽ cảm thấy an toàn và tin tưởng vào công ty.

Nhân tố môi trường tự nhiên

Vị trí địa lý, thời tiết khí hậu…ảnh hưởng tới chi phí nguyên vật liệu. Do hoạt động công ty đa phần là ngoài trời để hoàn thành công trình nên yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng không kém. Nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện qui trình, có khi cản trợ nhiều về thời gian hoàn thành. Đây là yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty.

Đối thủ cạnh tranh

Công ty có những đối thủ cạnh tranh cao sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động nâng cao hiệu quả của công ty trở nên gặp nhiều khó khăn. Do đó công ty phải có năng lực cạnh tranh cao hơn các công ty khác bằng cách nâng cao chất lượng uy tín của công ty mình và coi trọng việc thu thập thông tin để phục vụ tốt cho khách hàng.

2.1.12Phương hướng phát triển của công ty

Công ty sẽ tiếp tục phát triển mạnh về lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là Thiết kế, thi công các công trình xây dựng và mua bán vật liệu. Trong những giai đoạn sắp tới, công xác nhận doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động thi công các công trình và mua bán vật liệu vẫn sẽ chiếm tỷ trọng doanh thu cao trong các năm.

Nổ lực hoàn thiện nhiệm vụ với mức doanh thu hằng năm tăng thêm 10% và lợi nhuận tăng hợp lý. Đầu tư và xây dựng các công trình với quy mô tương đối lớn, cải tiến thêm các trang thiết bị và công nghệ thi công hiện có. Mở rộng hợp tác với nhiều công ty để đấu thầu những công trình và tham gia các dự án phù hợp với năng lực của công ty, đảm bảo yêu cầu về chất lượng, tiến độ và hiệu quả kinh tế. Lựa chọn đúng đắn chất lượng sản phẩm để tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, rút ngắn tiến độ và nâng cao chất lượng thi công các công trình xây dựng một cách hiệu quả. Công ty sẽ tổ chức những chương trình nghiên cứu học tập kinh nghiệm và các chương trình xúc tiến nhằm mục tiêu cập nhật các công nghệ xúc tiến trong ngành xây dựng. Công ty sẽ chú trọng xây dựng hình ảnh và văn hóa đến với khách hàng.

Phát triển nguồn nhân lực, chủ yếu là đôi ngũ quản lý chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ thuật và các đội thi công. Hướng tới mục tiêu chuyên môn hóa sâu hơn trong từng lĩnh vực xây dựng và đào tạo cho đội ngũ nhân sự qua các trường Đại học và trường dạy nghề để nâng cao kiến thức và mang lại nhiều hiệu quả hơn cho công ty.

2.2 Thực trạng hoạt động Marketing tại công ty Quang Minh Đức 2.2.1 Nhận thức hoạt động Marketing trong công ty 2.2.1 Nhận thức hoạt động Marketing trong công ty

Những công ty xây dựng và công ty về vật liệu xây dựng xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường. Ngoài ra có một số công ty xây dựng lâu năm liên doanh với

các công ty xây dựng nước ngoài. Do đó, công ty muốn cạnh tranh và đứng vững trên thị trường thì cần chiếm lĩnh một vị thế trên thị trường xây dựng. Marketing sẽ là cánh tay đắc lực giúp công ty TNHH Xây dựng – Thương mại Quang Minh Đức thực hiện mục tiêu cạnh tranh tốt hơn. Nhưng hiện nay, công ty chưa có bộ phận chuyên trách nhiệm về Marketing nên việc phối hợp giữa các mục tiêu và hoạt động Marketing của các phòng ban chưa được kết hợp một cách chặt chẽ và đồng bộ. Bên cạnh đó, công ty vẫn chưa đề ra chính sách Marketing cụ thể mà công ty chỉ dựa trên cơ sở những mối quan hệ cũ nên chưa thâm nhập nhiều vào thị trường mới, nên kết quả kinh doanh vẫn chưa cao.

Nhận thức được tầm quan trọng của marketing, ban lãnh đạo cùng với các nhân viên vẫn luôn thực hiện những hoạt động marketing mang tính quyết định, tạo ra sức mạnh cạnh tranh để phát triển và tồn tại của công ty trên thị trường xây dựng hiện nay.

2.2.2 Hoạt động nghiên cứu thị trường xây dựng

Hoạt động nghiên cứu thị trường được xen kẽ trong quá trình giao dịch, cung cấp và mua bán vật liệu xây dựng của công ty. Do đó trong mỗi lần giao dịch các nhân viên luôn phải tìm hiểu thị trường rõ ràng, so sánh giá cả thị trường của các vật liệu xây dựng ở các công ty khác. Công ty muốn làm tốt hoạt động này, công ty phải có khả năng thu thập thông tin, am hiểu về thị trường xây dựng và biết được nhiều nguồn hàng. Công ty phải có tính năng động trong thị trường xây dựng thì mới cạnh tranh được với công ty khách trong thị trường trong ngành này.

Việc cung cấp nguyên vật liệu trong ngành xây dựng có tính ảnh hưởng nhanh hay chậm đến tiến độ thi công của công trình. Khi cung cấp nguyên vật liệu chậm sẽ ảnh hưởng đến tiến trình thi công, làm thiệt hại hàng tỷ đồng, ảnh hưởng đến uy tín của công ty và những vấn đề mang tính xã hội khác. Do đó, việc vận chuyển nguyên vật liệu cần chú ý đến phương tiện vận chuyển, giá cả vận chuyển, tuyến đường vận chuyển, thời gian nguyên vật liệu xuất kho, thời tiết… Những yếu tố đó rất quan trọng và sẽ ảnh hưởng đến bất kỳ cuộc giao dịch với khách hàng.

Hiện nay, giá nguyên vật liệu ngày càng tăng mạnh, đặc biệt thép và tôn, còn xi măng thì giá đã ổn định. Giá của thép và tôn luôn tăng cao trên trị trường trong nước. Đồng thời, giá vận tải, bốc xếp cũng tăng theo làm ảnh hưởng đến thị trường xây dựng. Muốn kiếm một nguồn hàng giá phù hợp, rẻ và chất lượng cao

luôn là điều khó khăn với công ty. Công ty cần tìm hiểu rõ thị trường và sự biến động của thị trường là điều cần thiết để giải quyết nhiều vấn đề hiện nay.

2.2.3 Phân khúc thị trường và thị trường mục tiêu 2.2.3.1 Phân khúc thị trường 2.2.3.1 Phân khúc thị trường

Thị trường ngành xây dựng hiện nay bị phân khúc một cách mạnh mẽ, công ty đã lựa chọn những thị trường phù hợp với từng nhu cầu của từng khách hàng, ta có thể chia thành 3 phân đoạn:

• Nhóm khách hàng công nghiệp: Là các chủ đầu tư, ban điều hành, ban quản lý, các đơn vị thi công các công trình, các đơn vị sản xuất, mua nguyên vật liệu để phục vụ cho việc thi công các dự án hay các công trình. Nhóm khách hàng này thường là những nhà thầu, công ty sản xuất chuyên nghiệp, thi công các công trình hoặc các dự án có quy mô lớn. • Nhóm khách hàng thương mại: Là các đơn vị, các cửa hàng kinh doanh

nhỏ lẻ, kinh doanh vật liệu tại các khu dân cư với mục đích mua bán lại hay bán cho công trình dân dụng.

• Nhóm khách hàng dân dụng: Là các công ty có quy mô nhỏ, các công trình xây dựng tư nhân, nhà ở…

Dựa vào những nhóm khách hàng này, công ty sẽ biết được đoạn thị trường thích hợp nhất để phân loại thị trường:

- Phân loại thị trường xây dựng theo sản phẩm: Thị trường tư vấn, khảo sát thiết kế, xây dựng công trình công nghiệp, xây dựng công trình dân dụng, nhà ở…

- Phân loại thị trường xây dựng theo phương thức giao nhận thầu: Thị trường xây dựng do chỉ định thầu và thị trường xây dựng do đấu thầu.

2.2.3.2 Thị trường mục tiêu

Mỗi đoạn thị trường đều có những đặc điểm và tính chất khác nhau, trên cơ sở đó, công ty luôn xác định những phân đoạn thị trường mục tiêu rõ ràng, vì nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Do đó, phân đoạn thị trường cần đảm bảo yêu cầu: Tính xác đáng và tính thực hành.

Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu và mong muốn mà doanh nghiệp quyết định đáp ứng. Sau khi phân khúc, công ty đã đánh giá và quyết định thị trường mục tiêu của công ty ở

khu vực miền Nam. Ta dựa trên các yếu tố: Qui mô và mức tăng trưởng của thị trường. Qui mô thể hiện doanh số tại thị trường đó, còn mức tăng trưởng thể hiện tốc độ tăng của khách hàng. Công ty luôn xác định rõ ràng mục tiêu cho từng thời kỳ phát triển của thị trường xây dựng Việt Nam.

2.2.4 Định vị

Trong quá trình kinh doanh, yếu tố khách hàng luôn được công ty đặt lên hàng đầu. Những sản phẩm của công ty luôn đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu khách hàng. Chất lượng sẽ làm tăng uy tín của công ty và công ty dần sẽ có chỗ đứng cao trên thị trường xây dựng.

• Định vị theo chất lượng: Chất lượng luôn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của công ty. Nên việc đảm bảo chất lượng tốt đến khách hàng sẽ giúp họ yên tâm khi lựa chọn sản phẩm công ty.

• Định vị theo giá: Công ty luôn đưa ra giá cả phù hợp với từng sản phẩm nhưng vẫn đem lại lợi nhuận cho công ty. Hiện nay, công ty luôn ra giá phù hợp và thỏa thuận hợp lý giữa hai bên nên công ty luôn giữ được uy tín và có nhiều khách hàng quen thuộc.

2.3 Môi trường Marketing của công ty 2.3.1 Môi trường vĩ mô 2.3.1 Môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế

Hiện nay, trong nền kinh tế nước ta đang tăng trưởng khá ổn định, thu nhập người dân ngày càng được nâng cao, đặc biệt là những thành phố lớn, nhu cầu tiêu dùng càng phát triển hơn. Nếu nắm bắt được tình hình thì đây sẽ là cơ hội kinh doanh rất lớn đối với công ty. Tuy nhiên, trong thời gian này biến động tỉ giá và

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Thực trạng hoạt động Marketing của công ty TNHH Xây dựng – Thương mại Quang Minh Đức (Trang 38)