Giọng điệu kể chuyện trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy

Một phần của tài liệu Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết (Trang 73)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.3. Giọng điệu kể chuyện trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy

Giọng điệu được hiểu là thái độ của chủ thể lời nói (ở đây là người kể chuyện, nhân vật và tác giả). Bất kì tác phẩm nào cũng thể hiện một hoặc một vài giọng điệu nhất định. Đó có thể là giọng trữ tình sâu lắng, hay giọng hào

hùng, ngợi ca, hay giọng suy tư giàu chất triết lí. Tuy nhiên với những tiểu thuyết hiện đại, việc kết hợp các kiểu giọng khác nhau trong cùng một tác phẩm đã tạo nên tính đa thanh, đa giọng cho câu chuyện, làm cho câu chuyện trở nên đậm chất đối thoại.

Trong Thoạt kỳ thuỷ, Nguyễn Bình Phương đã kết hợp được những chất giọng khác nhau để đồng thời thực hiện các điểm nhìn khác nhau. Từ việc day dứt, đau đáu về sự ra đời cũng như quá trình lớn lên của Tính, đến những trăn trở, lo lắng khi xuất hiện ngày càng nhiều những người điên, hay sự chế giễu dẫu nhẹ nhàng với nhà văn Phùng luôn ảo tưởng vào phần thưởng cho những sáng tác dở dang của mình.

- “Tính hết việc khoanh tay nhìn. Ông Điện vốc nước vỗ vỗ vào cổ con lợn. vỗ đến ba lần, ông Điện cua con dao, hô Tính cầm chậu hứng, rồi xọc cụt dao vào cổ lợn. Tính nghe tiếng dao đi sừn sựt. Ông Điện vặn nghiêng dao, tiết phun ra đỏ rực. Tính ngửa cổ ra sau tránh tiết lợn bắn vào thấy mặt ông Điện thản nhiên như không. Tay giữ dao, tay thò xuống, ông Điện khoắng liên tục, tiết vỗ vào chậu óc ách” [50; 21 - 22].

- “Ông Phước uống nước vối xuông, uất khí, về chửi đổng. Bà liên đang khâu áo hỏi; chửi gì? Ông Phước quát cho sướng mồm, đời toàn quân lừa đảo. Lời qua tiếng lại, hai người quặc nhau. Ông Phước túm vợ đánh. Tính đứng ở ngoài hô: chọc tiết” [50; 43].

Chúng tôi trích nguyên văn một số đoạn tiểu thuyết để thấy rõ tính chất đang dạng trong giọng điệu nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương. Trong sự đa dạng ấy, người đọc có thể nhận thấy giọng nổi bật, bao trùm trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương, đó là giọng khách quan, lạnh lùng. Nhà văn trao toàn quyền cho người kể chuyện, đến lượt người kể chuyện lại tái hiện hiện thực một cách khách quan nhất, như những gì nó đang diễn ra trước mắt người. Đọc

Thoạt kỳ thuỷ, người ta không thấy dấu vết người kể chuyện mà chủ yếu là các

được điều này là cả một quá trình nghĩ sâu, nhìn sâu vào cuộc sống và các vấn đề liên quan đến số phận con người, nhất là vấn đề nhân tính.

3.4. Đặc điểm sử dụng ngôn từ ở các phƣơng thức kể trong Thoạt kỳ thủy

Bằng sự nhạy cảm cuộc sống, Nguyễn Bình Phương đã đưa vào trong sáng tác của mình những ngôn từ đậm chất đời sống, những từ tưởng như ngôn ngữ nói, như lời ăn, tiếng nói hằng ngày của các nhận vật. Điểm nhìn phù hợp đã tạo điều kiện để tác giả lột tả mọi góc độ liên quan đến con người: ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy tư... Mặt khác, Nguyễn Bình Phương để cho ngôn ngữ người kể chuyện được thực hiện một cách tự nhiên, đan xen với ngôn ngữ nhân vật, làm cho câu chuyện như đang diễn ra trước mắt người đọc. Đây cũng chính là một đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại : “Người đàn ông què chống gậy chui từ bè ra, đến phía sau vạch quần đái. Tiếng nước chạm nhau dai dẳng, xen với tiếng ho khan”[50; 11], “Về qua bờ rào nhà Hoàng rỗ, ngó trước ngó sau không thấy ai, Hiền thụp xuống đái” [50; 80]. Hay những ngôn từ trần tục ít gặp trong văn chương: "không có rượu cơm cũng thành cứt", "thiếu đếch gì, còn khối", "tổ cụ thằng Mĩ, ăn cái hĩm bà", "phim ảnh gì, xéo", "tết đến đít rồi", "phét lác"...

Đặc biệt, hơn cả tính suồng sã, Nguyễn Bình Phương còn đưa vào tác phẩm của mình những ngôn ngữ nhục thể, như một sự quan sát gần, tỉ mỉ về các nhân vật: “Hai người ngã ra nền nhà. Tóc Thương vướng vào mồm Hưng, mắt dim lại, cặp môi dày hé ra Hưng dụi mặt từ cổ đến đùi Thương sau đó chồm lên sóng đôi. Khi Hưng đi vào, Thương nấc lên. Hưng lập cập hỏi : Đau à ?.. .”, “Một lúc, Hưng trợn ngược mắt, rồi lăn sang bên”[50; 81]. Không cần những mĩ từ, không cần những từ sang trọng, đặc biệt trong Thoạt kỳ thuỷ rất ít từ Hán

Việt xuất hiện. Nguyễn Bình Phương đã làm cho từng con chữ của đời sống được hiện hình trong tác phẩm, làm cho sự thể hiện con người - bản thể được diễn ra một cách chân thực nhất, sinh động nhất.

Trong nhiều dấu hiệu để nhận biết phong cách nhà văn thì ngôn ngữ là một chỉ báo quan trọng. Nó không chỉ thể hiện đặc điểm tư duy mà trên hết, nó

còn là một thái độ với cuộc sống, một khả năng thâm nhập vào cuộc sống của nhà văn. Trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy bên cạnh thứ ngôn từ trần tục, người đọc vẫn nhận ra một thứ ngôn ngữ giàu chất thơ được nhà văn hết sức chắt chiu khi sử dụng. Một thế giới khác mở ra, thế giới bay bổng của giấc mơ, máu và trăng : “Trôi ở giữa những đụn khói, ai cũng lấn vào nhau. Tất cả đều mờ. Trăng không xuống được tóc, chỉ lư lửng trên đầu. Trăng cười... cứ nở mãi, nở mãi giữa những đụn khói đặc quánh” [50; 33], “mặt trăng nằm trên cỏ, hơi võng ở giữa làm các ngọn cỏ run lên. Run lên. Run lên.” [50; 38], “Cây sợ run bần bật. Nhiều trăng lắm nhé, mẹ nhé. Thích nhỉ, mẹ nhỉ...” [50; 60], “Trăng đen, trăng đen, sao mày dập dềnh trôi mãi không hết” [50; 78], “Rừng bạch đàn dịch lại. Đã nhìn thấy những thân cây xù xì theo chiều dọc. Lá ngô non chạm vào lá xào xạc. Những ngọn cỏ xanh lấp lánh trong ánh sáng màu hung” [50; 76]. Những câu văn ngắn, với những kết cấu linh hoạt, uyển chuyển đã làm cho tiểu thuyết có vẻ bớt đi chút xác sơ, tiêu điều. Tuy nhiên bức tranh thiên nhiên ấy đã không đủ để làm cân bằng cuộc sống hay đủ để làm đẹp lên tâm hồn những con người nơi đây. Điều thú vị từ trong Thoạt kỳ thuỷ là tiếp tục tạo nên một sự tách biệt nữa, tách biệt giữa thiên nhiên và cuộc sống con người. Hai thế giới trái ngược nhau, đấu tranh nhau hoặc loại trừ nhau, có lúc thiên nhiên như sự kích thích tâm lí làm cho con người có hành động điên loạn, như hành động giết chết ông Khoa rồi tự kết liễu mình của Tính. Ở phương diện này, Nguyễn Bình Phương tiếp tục cho thấy khả năng quan sát và chắp nối các mối quan hệ xung quanh đời sống con người. Không có cái gọi là nền, mà thiên nhiên như những đối lực vừa khiêu khích, vừa ám ảnh, vừa xúi giục con người. Vì thế, có thể nói, chất thơ của ngôn ngữ chỉ làm thay đổi cảm giác nhất định, còn về cơ bản nó tập trung làm cho khung cảnh câu chuyện trở nên huyền bí hơn, ảo giác được sử dụng nhiều hơn.

3.5. Mối quan hệ tƣơng tác giữa các thành phần trong cấu trúc lời nói nghệ thuật với điểm nhìn, giọng điệu trong Thoạt kỳ thủy

V.I.Chiupa nhận định: “Với tư cách là “sự kiện của sự kể chuyện”, diễn ngôn trần thuật là sự bổ sung qua lại giữa hai hệ thống: không chỉ cấu hình của điểm nhìn, mà còn là cấu hình của các giọng nói” Chiupa, V.I. (2014), Tự sự học

như là phân tích diễn ngôn trần thuật (Lã Nguyên dịch), http://phebinhvanhoc.com.vn. Như vậy có thể thấy, trong một tác phẩm văn học, các thành phần cấu trúc nghệ thuật và điểm nhìn, giọng điệu nghệ thuật có mối quan hệ tương tác với nhau. Muốn nhận diện được giọng điệu, điểm nhìn nghệ thuật thì phải thông qua con đường phân tích ngôn từ, bởi vì ngôn từ là hình thức thể hiện của giọng điệu. Hay nói cách khác văn bản nghệ thuật của tác phẩm tiểu thuyết như một tấm thảm ngôn từ. Đó là một “cấu trúc ngôn từ động”, thường được tiểu thuyết tạo lập trong một trạng thái tinh thần phức tạp, đầy hưng phấn và mẫn cảm. Việc tết dệt, đan bện các đơn vị trần thuật, các thành phần diễn ngôn khác nhau thành văn bản nghệ thuật hoàn chỉnh, rõ ràng, luôn luôn gắn liền với các dụng tâm nào đó.

Với Thoạt kỳ thủy, độc giả dễ dàng nhận ra mối quan hệ tương tác, qua lại, hỗ trợ, phức hợp này giữa các thành phần trong cấu trúc lời nói nghệ thuật với điểm nhìn, giọng điệu nghệ thuật. Trong tác phẩm, nhà văn Nguyễn Bình Phương đã trao cho Tính hai vai trò cốt yếu, đó là đóng vai nhân vật chính và chủ thể của lời nói. Ngôn ngữ của Tính - ngôn ngữ điên được chuyển tải bằng vô số những chuỗi từ câm. Trong những chuỗi từ câm ấy, cái nhìn thuộc về Tính, kẻ xưng “tôi”, hay “tao”: “Hiền sẽ chọc tiết, Hiền nhỉ. Tôi thích lắm”, “Sau đó thì tao nấp vào đám lá cơi”. Như vậy, điên được sống từ bên trong, bằng kinh nghiệm của chính người điên. Hay có lúc, chuỗi từ câm ấy trở thành những dòng độc thoại nội tâm. Ở đây ngôn ngữ độc thoại nội tâm chẳng những là phương tiện chính yếu để nhà văn khắc họa chiều sâu nội cảm của con người mà còn trở thành đối tượng của sự miêu tả. Nhà văn lúc này đóng vai trò là người kể lại

diễn biến tâm lí nhân vật. Trong quá trình dung hợp độc thoại nội tâm với kĩ thuật dòng ý thức và điểm nhìn bên trong, Nguyễn Bình Phương đã gợi dậy và phát huy khả năng tiềm ẩn của ngôn ngữ nhân vật trong việc biểu đạt sâu sắc, tinh tế đời sống tâm linh còn nhiều bí ẩn của con người. Bên cạnh đó, nhà văn đã sử dụng linh hoạt cả ngôn ngữ độc thoại và đối thoại, với điểm nhìn bên trong và bên ngoài để tái hiện một thế giới mà ở đó con người họ đang sống không tròn trịa, bản thân con người cũng không hoàn thiện như họ vẫn tưởng.

Hiện thực đời sống trong Thoạt kỳ thuỷ là hình ảnh một thế giới đã bị thái nhỏ, nhàu nát, chắp nối một cách vô thức, ở đó mỗi người sống với những ẩn ức riêng. Điều này thể hiện ngay từ cách dựng hội thoại. Những lời thoại trong tác phẩm này hầu hết đều thiếu ăn nhập, phi logic. Đối thoại mà không nhằm mục đích giao tiếp hay thiết lập quan hệ. Điều này dễ nhận ra trong các cuộc hội thoại giữa Tính và Hiền (hai kẻ sắp thành vợ chồng):

“- Em đi nhé?

- Mắt chó vàng như trăng.

Tính lẩm bẩm. Hiền hất tóc ra sau, mắt sẫm lại: - Sao anh lại ra đây với em?

- Bố em xọc dao vào cổ lợn thích thật. Hiền có giữ dao không? - Em về đây” [50; 33]

Những lời thoại được tác giả tổ chức thành những câu văn ngắn kết hợp với nhịp điệu nhanh, gấp giống như cái nhịp sống hiện đại của cái xã hội thời đổi mới xô bồ. Phối hợp nhuần nhuyễn với lời đối thoại ấy còn là cái giọng điệu lạnh tanh, không cảm xúc, không đánh giá, để mặc cho bạn đọc cảm nhận về các nhân vật và đánh giá về họ. Thứ giọng vô âm sắc là do người kể chuyện cố ý bẻ vụn câu văn và kìm nén âm giọng đã góp phần làm nổi rõ một hiện thực phân rã, vỡ vụn, qua đó nói lên trạng thái cô đơn của con người.

Miêu tả hiện thực, Nguyễn Bình Phương đã dùng một thứ ngôn ngữ cô đọng, chọn lọc, không thừa một chữ, chỉ đủ nêu sự kiện, theo kiểu “dùng tiếng nói để bịt miệng con người”. Mỗi câu văn trong Thoạt kỳ thủy thường là câu

đơn hoặc nếu là các câu ghép thì được chẻ ra thành nhiều vế ngắn, rời rạc, đứt đoạn đến “khó chịu”. Chúng tồn tại độc lập, đơn côi như một ốc đảo, một thế giới riêng: “Tính bĩu môi đứng dậy. Hiền níu lại, nhìn quanh, cầm tay chồng đặt lên ngực mình. Tính chụm các ngón tay thành hình con dao nhọn chạm vào cổ vợ. Hiền nấc lên tuyệt vọng, Tính nheo mắt, môi dưới giật giật như muỗi đốt. Hiền phanh áo, cúi gập người xuống, cà mạnh ngực vào tảng đá. Vú Hiền xây xước, rớm máu. Tính quệt tay vào máu trên đá, thè lưỡi nhấm, mặt bừng sáng.” [50; 96-97]. Lối hành văn độc đáo này tạo nên một thế giới ngổn ngang sự vật, sự kiện, một thế giới tan rã thành muôn mảnh, ở đó con người cô đơn tuyệt đối.

Tiểu kết chƣơng 3

Qua việc phân tích các phương thức kể chuyện, các thành phần lời nói, các giọng điệu và đặc điểm sử dụng ngôn từ ở các phương thức kể trong Thoạt kỳ

thuỷ, chúng tôi cũng chỉ ra mối quan hệ tương tác giữa các thành phần trong cấu

trúc lời nói nghệ thuật với điểm nhìn, giọng điệu của tác phẩm. Sự thể nghiệm của Nguyễn Bình Phương trong tiểu thuyết này không chỉ bộc lộ những khả năng khai thác cuộc sống ở những góc cạnh khác nhau, ở ý thức cách tân nghệ thuật tiểu thuyết mà quan trọng hơn, tác giả đã cho thấy một cái nhìn nghiêm ngặt về các vấn đề đời sống và con người, về mối quan hệ giữa con người với hoàn cảnh, nhất là hoàn cảnh xã hội. Những đóng góp của Nguyễn Bình Phương về phương diện nghệ thuật tiểu thuyết đã được khẳng định. Qua nghiên cứu này, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến những đóng góp của nhà văn trong việc phản ánh cuộc sống và nhìn nhận con người trong bối cảnh hoá mới vốn có nhiều phức tạp.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu “Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của

Nguyễn Bình Phương”, chúng tôi đi đến những kết luận sau đây:

1. Trình bày một số vấn đề lí thuyết để nghiên cứu đặc điểm điểm nhìn trần thuật. Theo đó, khái niệm điểm nhìn và điểm nhìn trần thuật, những quan niệm về điểm nhìn từ những cách tiếp cận khác nhau đã được trình bày cụ thể. Trên cơ sở đó, luận văn đã tiếp thu và sử dụng lí thuyết về điểm nhìn trần thuật theo quan điểm của các công trình nghiên cứu trước đó để vận dụng nghiên cứu điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tập trung trình bày rõ những khái niệm cơ bản liên quan đến điểm nhìn: người tiêu điểm hóa, người kể chuyện, đặc điểm các loại điểm nhìn toàn tri, điểm nhìn không gian, thời gian; điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài, ngôn ngữ, phong cách và phương thức kể chuyện. Những nội dung được trình bày đã xác lập một khung lí thuyết phù hợp với đối tượng nghiên cứu của luận văn. Qua đó, chúng tôi thấu hiểu thêm về vai trò của điểm nhìn trong sáng tạo nghệ thuật, nhất là trong tiểu thuyết. Với tính năng của mình, tiểu thuyết có thể chứa đựng nhiều sự kiện, nhiều nhân vật, do đó xác định điểm nhìn phù hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc vận hành câu chuyện, thể hiện tư tưởng của tác phẩm.

2. Trên cơ sở miêu tả, phân tích đặc điểm các loại điểm nhìn và kĩ thuật xây dựng điểm nhìn trần thuật được nhà văn sử dụng trong tiểu thuyết Thoạt kỳ

thủy, luận văn đã chỉ ra được sự đặc sắc trong cách sử dụng điểm nhìn bên

trong, điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn không gian, điểm nhìn thời gian của người kể chuyện và của các nhân vật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy. Nhà văn Nguyễn Bình Phương rất khéo léo trong việc kết hợp giữa điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài, đã kết hợp nhuần nhuyễn các điểm nhìn khác nhau trong không gian, thời gian hiện thực trong các câu chuyện của mình. Việc đa

dạng hóa điểm nhìn đã cho thấy tính sáng tạo độc đáo cũng như ý thức dân chủ về cái nhìn cuộc sống mà Nguyễn Bình Phương đã thể hiện trong tác phẩm. Mặt khác, đây cũng là một kĩ thuật cho thấy tính hiện đại của tiểu thuyết. Thoạt kỳ thủy do đó không chỉ có ý nghĩa về nội dung, tư tưởng mà còn như một minh

chứng cho khả năng đổi mới cách viết tiểu thuyết, đưa tiểu thuyết đến tới hạn

Một phần của tài liệu Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)