Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Điểm nhìn người kể chuyện
2.1.2. Sự đan cài các điểm nhìn qua người kể chuyện
Trong các sáng tác, điểm nhìn của nhân vật nhiều khi chính là sự bổ sung, là phương tiện để tác giả trao gửi điểm nhìn, hay nói cách khác, trong những trường hợp cụ thể, tác giả sử dụng kĩ thuật chuyển điểm nhìn của mình cho nhân vật, để nhân vật tự bộc lộ hoặc thể hiện những nhận thức về thế giới. Ở Thoạt kỳ
thủy, sự đan cài giữa các điểm nhìn xoay quanh NKC, hay nói cách khác, chính
NKC đã có vai trò tạo lập và làm nảy sinh các điểm nhìn. Để tăng thêm tính thuyết phục, Nguyễn Bình Phương đã biết kết hợp linh hoạt các điểm nhìn bên trong và bên ngoài, một mặt để người kể chuyện quan sát khách quan rồi tái hiện các sự việc; mặt khác để nhân vật tự bộc lộ (hoặc qua lời thoại, hành động hay cái nhìn của các nhân vật khác). Sự kết hợp này đã tạo nên tính sinh động và chân thực trong Thoạt kỳ thủy.
Thoạt kỳ thủy vẽ ra rất nhiều cảnh đời, và bao trùm tất cả dường như đều là
cái khổ. Chính bà Liên đã hơn một lần thốt lên “Mày khổ quá con ạ”. Các nhân vật đều rơi vào tình trạng bấn loạn, dường như không thể kiểm soát. Tính sống trong hoang tưởng, điên loạn. Hiền khao khát dục vọng đến hớ hênh mà vẫn vô vọng. Bà Liên ngán ngẩm với ông chồng nghiện rượu. Hưng ảo tưởng, huyễn hoặc về quá khứ, tự coi mình là thương binh với những chuyện giết chóc đầy ma quái.... Vì thế, trong Thoạt kỳ thủy đầu óc của họ thật mu muội với những dục vọng và hành động điên loạn, vô thức.
Khi Tính cất tiếng khóc chào đời, nó đã thấy ánh trăng như một hung thần, lạnh lẽo: “Trăng làm Tính lạnh, càng bịt tai, co người, càng đau đớn khổ sở” [50; 25]. Trăng và máu đã trở thành nỗi ám ảnh, chìm sâu trong tiềm thức của Tính, nó có thể hiện hiện tương ứng với bất kì sự việc, hay nhân vật nào: “Hiền đỏ như máu. Sông hút máu như chậu hút máu lợn, bát hút máu gà”[50; 60]. Trong cái nhìn vô cảm và điên loạn của Tính, Hiền vẫn là một người con gái đẹp: “Hiền có bả vai tròn ... Hiền thơm lắm, chú Mười ạ. Cháu ngửi, say như thạch sùng say rượu của bố cháu” [50; 46]. Bên cạnh cái nhìn của Tính về Hiền, Nguyễn Bình Phương còn trao điểm nhìn cho các nhân vật khác như bà Liên, ông Phùng, Nam. Bà Liên cảm thông với nỗi khổ ê chề của Hiền. Ông Phùng lại đau khổ, tiếc nuối bảo: “ Nếu Hiền yêu một người có văn hóa, chắc sẽ sướng(...) Người thế, rơi vào tay ai cũng phí”[50; 62]. Nam cũng thẫn thờ: “ Em đẹp thế”[50; 101], “Hiền sang. Nam nhìn như nuốt lấy” [50; 112].
Tài năng của Nguyễn Bình Phương trong cuốn tiểu thuyết này chính là sự đan cài các điểm nhìn để cho nhân vật được hiện lên một cách sinh động và chân thực nhất. Chính sự di chuyển điểm nhìn đã cho phép tác giả khai thác kĩ càng những suy tư, cảm nghĩ của nhân vật. Đó là một thế mạnh không thể phủ nhận được của nhà văn.