Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2. Điểm nhìn nhân vật
2.2.2. Điểm nhìn bên ngoài
Ở Thoạt kỳ thủy nhà văn đã tận dụng nhuần nhuyễn lối kể chuyện khách
quan khá lạnh và đặc biệt gần như không chêm xen, bình luận. Hiện thực trong truyện vì vậy hết sức chân thực. Đoạn miêu tả cảnh gia đình Tính là một ví dụ điển hình:
- “Liên bưng mâm cơm từ bếp lên. Khi lách qua cửa nhà, cạnh mâm chạm vào thành cửa, xô nghiêng... Phước, chồng Liên đang ngồi trên giường, tay mân mê cái chén, nhắc vợ:
-“Cẩn thận.”
Bát rơi. Tiếng vỡ thô, đanh.
Liên hạ mâm, toan quay lại nhặt mảnh vỡ, bị Phước đạp thốc vào bụng. Liên cắn răng ôm bụng ngồi bậc cửa, đầu tì lên cánh tay. Bụng Liên to, vồng tròn.” [50; 11].
Nếu điểm nhìn bên trong cho phép nhân vật tự bộc những phẩm chất qua hành động, lời nói, thì điểm nhìn bên ngoài đã góp phần hiện hình đầy đủ bản chất, số phận của nhân vật. Số phận Liên như thế nào? Tác giả không dẫn giải thay độc giả. Rõ là một người đàn bà chịu nhiều áp lực và hầu như không nhận được sự cảm thông nào hết. Sống với một ông chồng thô lỗ, cục cằn (bên trong chứa thuốc súng), vậy mà Liên nhẫn nhịn. Kể cả trong cái cảnh bụng chửa vượt mặt, phải hầu chồng mà vẫn bị đánh chỉ vì một chiếc bát vỡ!
Và đây là một ví dụ tương tự về cái nhìn “lạnh” của tác giả: “Bom đánh trúng xã. Hôm qua máy bay Mỹ thả bao nhiêu sợi trắng đục xuống… Vô kể. Rồi bom nổ. Ông Tường chết, xác văng nửa người lên ngọn tre” [50; 78]. Cách trần thuật như thể người nhìn cảnh đổ nát chết chóc là một công cụ chỉ biết sao chụp. Song với cách này, Nguyễn Bình Phương đã tránh được cái lối “chỉ dẫn” mà nhiều nhà văn trước đây hay mắc. Rõ ràng, vận dụng điểm nhìn khách quan chỗ này là hết sức hữu dụng. Độc giả trở thành đồng sáng tạo của nhà văn, bình đẳng trong thẩm bình và đánh giá.