Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.3. Những chiều kích không thời gian trong Thoạt kỳ thủy
Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong những không - thời gian nhất định và chính không gian, thời gian ấy là thước đo, là nơi dung chứa sự vật. Trong sáng tạo nghệ thuật, không gian và thời gian trở thành những dấu hiệu của sự sống, nơi bộc lộ những mức độ, đặc điểm mà cuộc sống tồn tại trong nó. Vì thế
những chiều kích không – thời gian sẽ tạo thành điểm nhìn quan trọng để thấy được sự tương tác giữa các sự vật trong các chiều không gian và thời gian khác nhau.
2.3.1. Không gian nghệ thuật và điểm nhìn không gian
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [13; 160].
Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử chỉ rõ: “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nhà nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó, không thể quy nó về không gian địa lý hay không gian vật lý, vật chất” [27; 108]. Tác giả còn quan niệm về điểm nhìn không gian như sau: “Điểm nhìn không gian thể hiện qua các từ chỉ phương vị, từ chỉ thị thời điểm như ở đây, đây, kia, hôm nay, nay… khi điểm nhìn người trần thuật trùng với điểm nhìn nhân vật. Khi điểm nhìn người trần thuật không trùng với điểm nhìn nhân vật ta có các hình thức:
Điểm nhìn lược thuật ở tầm khái quát, tầm xa.
Điểm nhìn của người trần thuật vận động theo hướng của mình, khi lùi về quá khứ, khi ở phía này, khi ở phía kia trong các tuyến nhân vật.
Khi nhìn trên cao có các cảnh câm: chỉ thấy mà không nghe, hoặc chỉ nghe mà không thấy” [27; 183].
Như thế, phân tích văn chương không thể bỏ qua yếu tố không gian mà nó chứa đựng các sự vật, hiện tượng trong nó.
2.3.1.1. Không gian thực huyền ảo
Trong thiên tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phương ý thức rất rõ về những vòng không gian bao trùm tác phẩm. Từ không gian bao quát đến không gian cụ thể, tất cả đều được tác giả làm mờ đi để phù hợp với cuộc sống, thân phận của các nhân vật: “Bên rặng bạch đàn rì rầm đen, những đám sương lóe sáng. Từng luồng trắng vươn đến, uốn cong, va chạm rồi ngả ra, sáp lại, quằn quại, rạp xuống, xoắn bện thành một mớ hỗn độn, bùng nhùng” [50; 33]. Trong những
tình huống cụ thể, Nguyễn Bình Phương lại cho thấy cái rùng rợn của thiên nhiên: “Chẳng thấy gì nữa cả. Chỉ có độc một vòng tròn của những người xóm Soi. Xám và lờ mờ lờ mờ...Núi ở trên đầu, một khối nhọn hoắt đâm vào cổ lợn” [50; 45], “Quả núi bị khoét vẹt một nửa, trông như cơ thể mất thịt, lộ ra màu trắng, pha chút đỏ của máu” [50; 13]. Không gian Linh Sơn, như tên gọi của nó đã tạo nên ám ảnh đáng sợ về những kiếp người: “Khi về, trời đã khuya ông Phùng thấy bên kia sông dân xóm Soi đi thành vòng tròn trắng đục ma quái” [50; 25].
Như thế, từ không gian, địa điểm cụ thể, Nguyễn Bình Phương đã khoác lên những không gian ấy bộ áo huyền ảo, làm cho câu chuyện được diễn ra với những điều bí ẩn, bất ngờ và nhiều khi khó hiểu. Sự mờ nhòa không gian hay cũng chính là mờ nhòa của con người, sự điên loạn của con người trước không gian ấy.
2.3.1.2. Không gian tâm lí
Đặc tính của không gian nghệ thuật là không gian tâm lí, nó gắn liền với trạng huống tâm lí của nhân vật. Nếu không gian thực huyền ảo đem đến sự cụ thể về phạm vi không gian bên ngoài, thì không gian tâm lí gắn liền với thế giới nội tâm của nhân vật. Vì thế, không gian thực sẽ được thế giới nội tâm của con người cảm nhận theo cách riêng của nó: “Nó đấy. Lạnh lắm. Nó giội lên bao nhiêu nước. giội lên cả những người xóm Soi đang đi trên mép sông… Bom thì chả nổ, chỉ ngoạm thôi. Dơi đặc kín cả cái màn của mẹ. Nó rung rung, khoái lắm… Hiền cầm rau vừng tung cho lợn. Lợn cười thành trăng. Lạnh lắm, mẹ ạ” [50; 25]. Đó là một không gian quái đản như bủa vây con người hơn là tạo khí thở cho con người: “Trôi ở giữa những đụn khói, ai cũng lẫn vào nhau...Trăng không xuống được tóc, chỉ lơ lửng trên đầu. Trăng cười, vàng sắp thành đen rồi…” [50; 33]. Đặc biệt, qua cái nhìn của Tính, không gian biến dạng: “Trăng đen, trăng vàng, mày to bằng quả bưởi, bằng cái nồi, bằng cái mâm, bằng cái hủng” [50; 122]. Dường như, trong đầu Tính ánh trăng luôn hiện lên ở bất kì nơi
đâu, cả khi tỉnh lẫn khi mơ: “Núi ở trên đầu, một khối nhọn hoắt đâm vào cổ lợn…Mắt chó vàng như trăng. Trăng đen, trăng đen, trăng đen” [50; 45].
Bên cạnh điểm nhìn không gian từ nhân vật Tính, nhà văn cũng dành thời gian nói về giấc mơ của Hiền, để qua đó bộc lộ rõ nét hơn tính chất không gian trong toàn câu chuyện: “Hoa nở đặc Bãi Nghiền sàng. Hiền mặc áo mới đi tìm rau vừng thấy một con trâu mặt người chạy ra… Một ông râu rậm rơi từ đâu xuống… Bãi Nghiền Sàng trôi nghiêng...Trong sương thấp thoáng một cái tai cưỡi trên lưng trâu thong thả đi”[50; 144]. Không phải chỉ Tính mà Hiền cũng nhận thấy một không gian khác thường đầy ám ảnh, không gian như đang thách thức cuộc sống của con người.
2.3.2. Điểm nhìn thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật là một yếu tố quan trọng trong việc tổ chức tác phẩm. Bởi mọi sự vật, hiện tượng, con người đều tồn tại trong những không gian và khoảng thời gian nhất định. Nguyễn Thái Hòa nhấn mạnh: “Thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật. Khi nào ngòi bút nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào dừng lại miêu tả chi tiết thì thời gian chậm lại. Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới” [14, 322]. Theo Trần Đình Sử: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai” [27, 77].
Thời gian góp phần điểm nhịp cho tư duy của nhà văn. Tiểu thuyết Thoạt
kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương luôn song hành của nhiều mạch truyện, đan
xen quá khứ và hiện tại. Sự tồn tại song song nhiều mạch truyện trong sự xoắn bện thời gian góp phần xác lập cấu trúc thời gian tự sự đặc thù và những nét riêng biệt trong tác phẩm Nguyễn Bình Phương.
Như đã nói, điểm thành công của Nguyễn Bình Phương trong Thoạt kỳ thủy là ông đã tạo dựng được sự đan cài các không - thời gian khác nhau, giữa
trình tự tuyến tính và phi tuyến tính. Sự kết hợp này làm cho câu chuyện vừa liền mạch, vừa có những đứt gãy, khá khó theo dõi song lại làm tăng khả năng phản ánh hiện thực của tác phẩm.
Trong Thoạt kỳ thủy, tác giả đã dành thời gian trước tiên khi nói về tai nạn của con cú và sự vùng dậy của nó:
“Mười một giờ mười lăm.
Con cú giật mình chới với rơi từ vòm lá sung xuống” [50; 10]. “Mười một giờ mười bảy.
Dòng sông trườn dưới bụng con cú mèo. Những chiếc móng ngâm nước bắt đầu có cảm giác. Con cú thở nhè nhẹ. Đôi mắt mở to, tròn, dửng dưng, vô cảm...”.
“Mười một giờ hai mươi
… Con cú lim dim. Mạch máu tăng dần, chạy trong vòm cánh đang khép lại. Mỏ con cú mấp máy, đầu hơi lúc lắc. Mấy chiếc lông tỏa ra, chạm xuống nước dập dềnh. Nó bắt đầu chú ý tới xung quanh” [50; 76].
“Mười hai giờ kém mười chín.
Con cú mèo kêu mấy tiếng nhỏ. Mắt nó đảo thành vòng, cánh co vào, xoãi ra” [50; 97].
“Mười hai giờ.
Con cú nhắm mắt, sau đó lại mở. Cái xoáy nước chỉ cách nó một chút… Đột nhiên, bằng sức mạnh phi thường, con cú kêu một tiếng xé lòng. Nó xòe cánh, cất mình theo đường thẳng đứng” [50; 136-137].
Hình ảnh con cú xuất hiện ở đầu tác phẩm đã tạo không gian đặc biệt cho câu chuyện. Nhưng điều quan trọng là thời gian để miêu tả nó rất nhanh (chỉ 24 phút) để rồi chuyển sang thời gian nói về con người mà trước tiên là sự ra đời của Tính. Từ đó, sự song hành thời gian loài vật và thời gian loài người cứ được đan cài trong tác phẩm.
2.3.3. Sự đan xen của các điểm nhìn không - thời gian
Trong Thoạt kỳ thủy, sự đan cài các điểm nhìn không – thời gian như một
thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu để Nguyễn Bình Phương thực hiện sự thể nghiệm nghệ thuật của mình. Đó trước hết là thông tin về sự ra đời của Tính: “Vừa ra đời, Tính đã thấy trăng… Tính ngợp trong thứ ánh sáng vàng trắng, lạnh lẽo, rên riết” [50; 14-15]. Trăng như ám ảnh cuộc đời Tính trong suốt thời gian lớn lên: “Trăng đen, trăng đen sao mày dập dềnh trôi mãi không hết” [50; 78]. Trăng đẹp và đầy vẻ lung linh, thơ mộng nhưng với Tính lại là cảm giác sợ hãi: “Mắt chó vàng như trăng”. Trăng như đang tác động trực tiếp đến cảm giác của con người hơn là quan sát trực tiếp: “Trăng đen, trăng vàng, mày to bằng quả bưởi, bằng cái nồi, bằng cái mâm, bằng cái hủng, mày che hết tất cả tã lót làm tao rét”[50; 122]. Trong khoảng thời gian đầu câu chuyện, khi nhà văn miêu tả cảnh con cú bị bắn, không gian rất tĩnh lặng: “Mười một giờ mười lăm. Con cú giật mình rơi từ vòm lá sung xuống… Nó kêu mấy tiếng nhỏ, bất lực để cơ thể chạm nước. Nước thong thả chảy. Trưa, vắng”[50;10]. Đến “Mười một giờ mười bảy. Dòng sông trườn dưới bụng con cú mèo… Con cú thở nhè nhẹ...” [50; 49]. “Tới mười một giờ hai mươi, con cú có cảm giác hình như dòng nước chảy nhanh hơn. Nó lim dim. Mạch máu tăng dần...” [50; 76]. “Mười hai giờ kém mười chín... nó chỉ kêu mấy tiếng nhỏ. Mắt đảo thành vòng, cánh co và xoãi ra” [50; 97]. Cuối cùng: “Mười hai giờ. Con cú nhắm mắt, sau đó lại mở. Cái xoáy nước chỉ cách nó một chút. Dòng sông chảy băng băng dưới bụng” [50; 136]. Sự xuất hiện của con cú cũng đồng hành với những biến cố trong cuộc đời Tính và những người dân Linh Sơn. Con cú như thể đã quan sát mọi việc diễn ra trên mảnh đất này để rồi chính nó như muốn chốn thoát khỏi chính cái nơi ngột ngạt ấy.
Sự đan cài các điểm nhìn không – thời gian đã cho phép Nguyễn Bình Phương tung nhiều chiêu thức nghệ thuật làm nổi bật ý tưởng tiểu thuyết: Sự ám ảnh của không gian, thời gian đối với cuộc sống con người. Thực tế sẽ rõ nét hơn khi tác giả sử dụng hệ thống ngôn ngữ để diễn tả đầy đủ tâm trạng của nhân
vật. Nhưng có điều có thể khẳng định, chính tính đan xen các chiều kích không – thời gian đã phá vỡ cấu trúc tiểu thuyết tiền hiện đại để hướng đến một thể nghiệm mới về tiểu thuyết hiện đại, một thứ tiểu thuyết không chỉ phiêu lưu trong cõi đời, mà mỗi cá nhân khi tham gia vào nó là tham gia vào hành trình đi tìm bản thể. Đó là hành trình ngược, không chỉ khám phá thế giới mà trên hết là khám phá tâm hồn mình.
Tiểu kết chƣơng 2
Sự đa dạng hóa các điểm nhìn trong Thoạt kì thủy đã thể hiện một tinh thần khách quan, dân chủ trong các nhận định, phán xét về nhân vật và các sự kiện mà nó liên quan. Đa dạng hóa điểm nhìn cung cấp những thông tin đa chiều để người đọc nhìn nhận toàn diện hơn tính chất mà cuộc sống đang hiện tồn trong tiểu thuyết. Ở những chiều hướng nhất định, tác phẩm đã làm nổi bật thân phận của những con người cô đơn, cô độc trong chính không gian mà họ tồn tại. Các điểm nhìn từ người kể chuyện, đến điểm nhìn nhân vật và điểm nhìn không - thời gian đã tạo nên cái nhìn tổng thể về một Linh Sơn đầy ảo ảnh, về cuộc cuộc đời đầy bể dâu, về một thực trạng đáng báo động, về tâm hồn và nhân tính con người. Đó chính là ý nghĩa nhân văn sâu sắc từ thiên tiểu thuyết rất độc này.
Chƣơng 3
PHƢƠNG THỨC TỔ CHỨC ĐIỂM NHÌN
TRONG THOẠT KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG
3.1. Phƣơng thức kể chuyện trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy
Phương thức kể chuyện gắn bó chặt chẽ tổ chức điểm nhìn, bởi với mỗi điểm nhìn sẽ gắn với một khúc đoạn nhất định của sự việc, tạo nên các diễn biến của truyện. Việc tổ chức điểm nhìn lại chịu sự chi phối của các điều kiện bối cảnh bên trong và bên ngoài. Bối cảnh bên trong thực tế là bối cảnh tâm trạng, là thân phận con người; còn bối cảnh bên ngoài là những yếu tố xung quanh con người ấy. Hai yếu tố này cấu thành các điểm nhìn bên trong và bên ngoài được thể hiện qua các đối tượng khác nhau.
Trong Thoạt kỳ thủy, nhà văn đưa ra hàng loạt câu hỏi để người đọc khai thác chiều sâu vô thức của người điên và cũng là trăn trở mà tác giả muốn phát hiện: tại sao họ bị điên; những suy nghĩ của người điên; hành động của người điên,...? Thoạt kỳ thủy đã giúp người đọc tìm hiểu nguyên nhân bất hạnh của
nhân vật Tính. Mẹ Tính đã nhẫn nhục, tìm mọi cách để bảo vệ đứa con trai của mình trước những cú đạp vũ phu của người cha đẻ. Nguyên nhân Tính bị điên là do hậu quả của bạo hành gia đình, phải chăng chính những cú đá của người cha đã làm thai nhi bị chấn động thần kinh ngay từ lúc còn trong bụng mẹ? Tuy nhiên, theo cách miêu tả của Nguyễn Bình Phương thì một nguyên nhân rất quan trọng khác là môi trường sống của nhân vật: một tập thể người điên. Ở đây, Nguyễn Bình Phương cũng cho thấy một cách hiểu về người điên. Không đơn thuần là những dấu hiệu bề ngoài (không ý thức được hành động, lời nói), ở đây nhiều khi sự điên loạn còn xuất hiện trong chính suy nghĩ, ý thức của con người. Như thế, điên loạn không chỉ có ở trong cõi vô thức mà ngay trong ý thức của con người, điều đó cũng có thể xảy ra. Tính bị bệnh điên vì sinh ra, lớn lên trong
môi trường nhiễm độc bởi căn bệnh bạo lực, hoang tưởng. Căn bệnh điên của Tính khác với các kiểu điên mà ta thường gặp. Nhưng trong con người Tính vẫn tồn tại một con người bình thường, lấy vợ và sống cùng gia đình còn phần điên thì chỉ những người sống cùng mới nhận biết ra được. Ngay từ khi còn nhỏ người mẹ đã nhận thấy Tính thích giết kiến và công cống. Hiền - vợ Tính, cũng nhận ra anh thích chơi với những người điên. Lớn lên, Tính là người không biết chữ, Tính làm nghề đập đá nhưng khi đập đá, Tính lại tưởng mình đang được chém giết.
Nhân vật Tính đã trở thành một điển hình nghệ thuật về sự tha hóa vô thức hay đúng hơn là số phận khắc nghiệt, cay đắng mà cuộc đời đem lại. Tính sinh ra đã không có được sự quan tâm cần thiết của người thân, thậm chí người cha của anh sẵn sàng bỏ ngay cả khi anh chưa ra đời. Việc Tính không được học hành lại được tiếp sức bởi môi trường độc hại, độc ác, vô nhân tính. Vì thế, Tính là hiện thân của những tác động xấu mà môi trường đem lại, một con người tội nghiệp đến ngao ngán! Việc Tính chạy theo các hành động giết chóc hay chính những hành động ấy đã ám ảnh Tính, để rồi khi đã có vợ, Tính cũng chỉ thấy vợ đẹp mà nhìn chăm chú vào cái yết hầu với ý định vô thức “chọc tiết”. Tính bị tước đoạt luôn cả cái nhu cầu và khả năng của người đàn ông để rồi tồn tại như một cái bóng vô hồn, vô âu, vô lo. Thời điểm Tính người nhất, có chăng là lúc anh thấy sợ, sợ trăng và sợ ánh sáng của trăng. Nhưng trớ trêu thay, chính cái sợ