Mối quan hệ giữa điểm nhìn trần thuật với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ ở

Một phần của tài liệu Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết (Trang 35)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.4. Mối quan hệ giữa điểm nhìn trần thuật với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ ở

ở các phƣơng thức kể và kết cấu lời nói nghệ thuật

Muốn bộc lộ điểm nhìn, chủ thể ĐN phải sử dụng các yếu tố ngôn ngữ. Đây chính là nhân tố chứng tỏ mối liên hệ chặt chẽ giữa ĐN và ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương. Các yếu tố thể hiện ĐN rõ nhất trong tác phẩm là các yếu tố chỉ không gian, thời gian, các từ xưng hô, các hình thức bình luận, đánh giá, các cách dùng lệch chuẩn, các hành vi ngôn ngữ... Do vậy, hình thành nên mối quan hệ giữa ĐN với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ ở các phương thức kể và cấu trúc lời nói nghệ thuật trong tác phẩm.

1.4.1. Điểm nhìn và đặc điểm sử dụng ngôn ngữ ở các phương thức kể

Phương thức kể là cách thức mà NCK sử để thực hiện hành vi kể chuyện của mình. Vì thế, ĐN chính là tiêu chí để phân loại các phương thức kể và chi phối đặc điểm sử dụng ngôn ngữ ở từng phương thức kể.

1.4.1.1. Điểm nhìn và ngôn ngữ kể chuyện ở truyện kể theo điểm nhìn bên trong

Tính chất trực tiếp, nội tâm của ĐN bên trong đã ảnh hưởng lớn đến đặc điểm sử dụng ngôn ngữ ở truyện kể theo ĐN bên trong. Lời văn miêu tả : là thành phần cơ bản của trần thuật. Dù là tả cảnh hay tả diện mạo nhân vật thì lời văn luôn được gắn với tâm trạng và nhằm bộc lộ tâm trạng. Lời văn miêu tả thế giới nội tâm nhân vật ở truyện kể theo điểm nhìn bên trong với cách miêu tả đặc trưng đã bộc lộ rõ sự chi phối của ĐN bên trong.

Các hành vi bên trong của nhân vật như : cảm thấy, cảm nhận, thấy, hiểu , biết...hay các trạng thái nội tâm : mừng, vui, phấn khởi, lo sợ, yêu, ghét.... xuất hiện với tần số cao trong các tác phẩm. Thế giới nội tâm của nhân vật được mô tả trực tiếp, cụ thể thông qua những biểu hiện trực tiếp của trạng thái.

Lời văn miêu tả thế giới nội tâm nhân vật bộc lộ một cách trực tiếp thế giới bên trong nhân vật, là dấu hiệu nhận diện loại truyện kể theo ĐN bên trong. Ở phương thức kể theo điểm nhìn bên trong, khi kể về hoạt động, sự kiện, lời kể thường thiên về tả. Những lời bình luận thường không nhằm mục đích bộc lộ quan niệm về con người và cuộc sống mà chỉ đơn giản là thể hiện, đánh giá về bản thân cái đang được kể, tả làm cho đối tượng cụ thể, chi tiết hơn.

Tóm lại, lời văn truyện kể theo ĐN bên trong sử dụng nhiều yếu tố biểu cảm, nhiều cách nói giàu hình ảnh ; ngôn ngữ miêu tả sinh động, cụ thể nhờ sử dụng nhiều biện pháp tu từ ; sử dụng các kiểu câu giàu sắc thái biểu cảm....

1.4.1.2. Điểm nhìn và ngôn ngữ kể chuyện ở truyện kể theo điểm nhìn bên ngoài

Lời văn miêu tả chiếm tỉ lệ không đáng kể mà chủ yếu là miêu tả về hành động, diện mạo của nhân vật. Lời văn kể chuyện chiếm số lượng lớn nhưng toàn

kể về sự kiện. Lời bình luận hầu như không có trong phương thức kể theo ĐN bên ngoài. Lời thoại của nhân vật là một đặc điểm của truyện kể theo ĐN bên ngoài, vì nó giúp cho người kể chuyện tạo ra tính khách quan trong lời kể. Tóm lại, ngôn ngữ trong tác phẩm kể theo phương thức kể theo điểm nhìn bên ngoài thường mang tính khách quan cao do sự chi phối của ĐN bên ngoài.

1.4.1.3. Điểm nhìn và ngôn ngữ kể chuyện ở truyện kể theo điểm nhìn toàn tri

Theo phương thức kể của ĐN toàn tri, NKC biết và nói nhiều hơn nhân vật nên thường hay đưa vào trong truyện những lời bình giá, bình luận mang tính xã hội, triết học, đạo đức. Đây là yếu tố chiếm đa số trong ngôn ngữ kể theo điểm nhìn toàn tri. Lời văn miêu tả chiếm số lượng khá lớn trong ngôn ngữ kể chuyện theo ĐN toàn tri. Lời văn miêu tả ngoại hình nhân vật thể hiện rõ ĐN toàn tri của NKC. Sự có mặt của NKC theo điểm nhìn toàn tri được thấu suốt trong lời văn mô tả nội tâm nhân vật. Lời văn kể chuyện theo ĐN toàn tri thường chứa nhiều yếu tố bình luận. Lời bình luận ở truyện kể theo ĐN toàn tri thường mang tính khái quát, thiên về triết lý.

Tóm lại, điểm nhìn và ngôn ngữ kể chuyện ở truyện kể theo điểm nhìn bên trong, bên ngoài và toàn tri đều là vấn đề phương thức kể, thủ pháp kể nhằm nâng cao hiệu quả nghệ thuật cho tác phẩm. Ngôn ngữ ở mỗi loại truyện kể là sự phản ánh đặc điểm ĐN trong mỗi loại truyện kể đó và chịu sự chi phối ĐN đó.

1.4.2. Điểm nhìn và kết cấu lời nói nghệ thuật

Trong tác phẩm, các thành phần lời nói nghệ thuật có sự tương tác với nhau trong một chỉnh thể thống nhất và gắn bó chặt chẽ với ĐN, giọng điệu. Trong đó, các các thành phần lời nói nghệ thuật là dấu hiệu để nhận diện ĐN, giọng điệu. Cách lựa chọn ĐN, giọng điệu tác động đến kết cấu lời nói nghệ thuật. Còn trong phong cách học và phê bình văn học, giọng: là để mô tả một người nào đó phát ngôn trong truyện hoặc là tác giả hàm ẩn, hoặc là nhân vật, hoặc là cả hai.

Nhà văn luôn xuất phát từ một điểm nhìn và giọng nhất định trong sáng tạo nghệ thuật. Từ đó lời nói được tổ chức, cấu tạo theo cách thức nhất định nhằm

thực hiện mục tiêu hàm nghĩa và ý chỉ của nhà văn.Trong các kiểu lời nói của tác phẩm văn xuôi tự sự, lời dẫn truyện là nhân tố cơ bản có chức năng liên kết các kiểu lời nói, cấu trúc của nó cũng như lời dẫn liên quan đến các vai kể.

Lời đối thoại giữa các nhân vật là một thành phần chủ yếu trong kết cấu lời nói của tác phẩm tự sự. Tính đa thanh của tác phẩm có thể được biểu lộ qua ĐN, trong cách xây dựng các cuộc đối thoại mang tính phức tạp hóa về mặt ngữ nghĩa. Vì vậy, đặc trưng diện mạo phong cách của lời nói nghệ thuật thể hiện mối quan hệ của nó với điểm nhìn, giọng điệu cũng như sự chi phối của ĐN và giọng điệu đối với các thành phần lời nói nghệ thuật trong văn xuôi tự sự, nhất là ở tiểu thuyết.

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1 dành cho việc xác lập một khung lí thuyết cho luận văn. Theo đó, chúng tôi đã trình bày một số vấn đề lí thuyết và một số khái niệm liên quan đến đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu. Những nội dung lí thuyết được trình bày là những vấn đề cơ bản, phục vụ cho việc tìm hiểu về điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương. Từ việc nhận diện đặc

điểm của điểm nhìn trần thuật đến việc khám phá các yếu tố liên quan đến nó như ngôn ngữ kể chuyện, lời nói nghệ thuật, mối quan hệ giữa điểm nhìn trần thuật với cách thức sử dụng ngôn ngữ, các phương thức kể và kết cấu lời nói nghệ thuật. Đó là những vấn đề nền tảng, trở thành điểm tựa lí thuyết để chúng tôi tiếp tục giải quyết các nhiệm vụ của luận văn.

Chƣơng 2

CÁC LOẠI ĐIỂM NHÌN

TRONG THOẠT KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG

2.1. Điểm nhìn ngƣời kể chuyện

Người kể chuyện là phương tiện quan trọng thể hiện quan điểm sáng tác của nhà văn. “Người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng của chính tác giả, dĩ nhiên không đồng nhất với tác giả ngoài đời, có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra, có thể là một người biết câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện” [13, 221]. Tác giả Lê Ngọc Trà khá đồng thuận khi cho rằng: “Người kể chuyện là thuật ngữ chỉ nhân vật đóng vai trò chủ thể của lời kể chuyện, là người đứng ra kể trong tác phẩm văn học”[34, 153].

Bất kì tác phẩm nào cũng có người kể chuyện (NKC). NKC có thể quan sát nhân vật từ nhiều góc độ, hoặc từ bên ngoài, hoặc thâm nhập vào nội tâm nhân vật để thể hiện tư tưởng. NKC gắn liền với ngôi kể và điểm nhìn. Vị trí của ngôi kể được NKC lựa chọn để thể hiện hữu hiệu nhất tư tưởng cũng như quan niệm về con người và hiện thực. Mối quan hệ chặt chẽ giữa NKC và ngôi kể khiến cách thức kể chuyện thay đổi nếu một trong hai thành tố nói trên thay đổi.

2.1.1. Người kể chuyện ngôi thứ ba: điểm nhìn khách quan về thế giới

Ngôi thứ ba xác lập quan hệ cơ bản của NKC với đối tượng được kể - hệ thống nhân vật, các sự việc, hay nói chung là toàn bộ diễn biến sự việc. Đó là mối quan hệ khách quan. NKC như một đối tượng bên ngoài, quan sát và ghi/kể lại câu chuyện mà mình quan sát được. Vì vậy, người kể chuyện ở ngôi thứ ba dù không tham gia trực tiếp vào câu chuyện, nhưng lại là người dẫn dắt câu chuyện cho người đọc. Tính chất khách quan vừa là một thuộc tính, vừa là một

yêu cầu đối với kiểu người kể chuyện này. Đặc biệt, khi tiếp cận từ điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba, người đọc đồng thời tham dự vào sự dẫn dắt câu chuyện, trở thành “đồng minh” trong quá trình quan sát và tái hiện câu chuyện. Điểm thú vị của kiểu điểm nhìn này là người kể chuyện có thể theo dõi, dẫn dắt nhân vật, dẫn dắt hành động. Mặt khác, người kể chuyện, do đó không có cơ hội để bình luận, phân tích sự việc. Nhiệm vụ số một của người kể chuyện là thâu tóm thật nhanh những diễn biễn của các sự việc. Đây là một trong những lí do mà trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Bình Phương để nhân vật nói ngắn gọn nhất, thậm chí chẳng cần đầy đủ lượt lời để hoàn kết một hội thoại. Người kể chuyện cũng đoán biết được tình thế của các nhân vật, nên tốc độ kể rất nhanh, các cảnh được chuyển đổi một cách linh hoạt.

2.1.1.1. Mạch kể tuyến tính trong Thoạt kỳ thủy

Thoạt kỳ thủy là một tiểu thuyết đặc biệt, giống như một bộ hồ sơ về các

nhân vật và các sự kiện. Tác phẩm gồm ba phần. Mở đầu là phần Tiểu sử, giới thiệu tóm tắt tiểu sử của mười tám nhân vật bằng lối kể ngắn gọn, xúc tích. Phần trọng tâm là phần Chuyện. Ở đó, người kể chuyện đã dẫn dắt hai mạch

truyện song song: chuyện về con cú bị bắn rơi và chuyện về người dân Linh Sơn. Phần cuối là Phụ chú gồm: I. Tác phẩm của ông Phùng (nhan đề Và cỏ);

II. Những giấc mơ (những giấc mơ của Tính và của Hiền). Đây là một cấu trúc lạ đối với một cuốn tiểu thuyết thông thường, trong đó, phần mở đầu và kết thúc đều được trần thuật bằng người kể chuyện ngôi thứ ba. Tính chất khách quan cũng được thể hiện nổi bật qua điểm nhìn này. Qua đó, “hồ sơ” về các nhân vật được tái hiện một cách trung thực và hệ thống.

Phần thứ nhất vô cùng ngắn gọn nhưng nhà văn đã cho độc giả làm quen với 18 nhân vật trong tiểu thuyết. Cách mở đầu này đã tạo ấn tượng ban đầu cho độc giả về các nhân vật với những đặc điểm tiêu biểu nhất. Những câu văn ngắn, những thông tin rõ ràng đã tạo tiền đề khả tín cho câu chuyện. Từ những nhân vật chính như ông Phước, bà Liên, Tính, Hiền, cú mèo… đến các nhân vật khác

như: ông Sung, cô Nheo, ông Điện, Nam, ông Thụy, ông Mịch, ông Bồi, bà Châu Cải, ông Khoa, chú Mười, Hưng, ông Phùng, cô Nhai, mỗi người đều có một tiểu sử, được trình bày theo số thứ tự, dù có thể chỉ là hai câu nhưng vẫn đủ những thông tin cần biết nhất về một con người, từ hình thể, phẩm tính tới các quan hệ thân thuộc. Một vài ví dụ:

“1. Ông Phước: người nhỏ, đầu nhỏ, tóc cứng. Cao 1 mét 50, tiếng khàn, da tái, có ba nốt ruồi ở dái tai phải. Nguồn gốc gia đình không rõ. Chết vì cảm lạnh. Thọ 53 tuổi”.

2. Bà Liên: cao, đẫy, tóc dài, cằm nhọn, mặt nhiều nếp nhăn. Xuất thân từ

gia đình công nhân. Sơ tán sang Linh Sơn cùng cô Nheo. Kém ông Phước 4 tuổi. Cuối đời bị mù. Chết vào 2 giờ sáng ngày 8 tháng Chín. Thọ 58 tuổi.” [50; 6]

“14. Hiền: tóc đen, dày. Vai tròn, hông nở, trán mịn, đuôi mắt vút dài, hơi

nheo ở cuối. Tròng mắt đen pha nâu”.

15. Tính: cao 1 mét 68, nặng 56 ki-lô-gam. Tai dài, lưng dài, chân ngắn.

Lông tay đỏ hồng, ngón không phân đốt. Lông mày nhạt, hình vòng cung ôm nửa mắt. Tai nhỏ, mồm rộng, răng cải mả. Tiếng nói đục. Đi như vượn, ngồi như gấu. Không biết chữ.

16. Cú mèo: Lông hoa mơ, sải cánh dài 40 phân. Mỏ khoằm, sắc. Bị bắn

rụng lúc 11 giờ 15. Bay lên lúc 12 giờ. Không rõ bay tới đâu” [50; 7-8]

Cả mấy trang sách không một lời bình luận, ngoài các thông tin hoặc một vài nét miêu tả. NKC không chỉ thể hiện tính khách quan mà còn bộc lộ khả năng quan sát bao quát. Những thông tin cơ bản về đặc điểm của các nhân vật sẽ tạo ra những phán đoán khác nhau cho độc giả, vì thế nó tạo sự tò mò, hay nói đúng hơn là nó đặt người đọc trong một hành trình nghiêm ngặt để khám phá câu chuyện.

Trong phần Chuyện, như đã giới thiệu, có hai mạch truyện. Ở mạch truyện

thứ nhất, cuộc đời của con cú đã được miêu tả trong thời gian ngắn với những thông tin thời gian cụ thể: “Mười một giờ mười lăm. Con cú giật mình chới với

rơi từ vòm lá sung xuống không tiếng nổ, không người. Một vật gì bằng ngón tay cái đã nhằm trúng ngực nó ”[50; 10]; “Mười hai giờ... con cú rướn lên lần cuối... Con cú bay, chẳng cần biết tới phương nào. Bay, cứ bay, miễn là bay” [50; 136 - 137]. Truyện được kể theo sự việc xảy ra với con cú. Từ sự việc này, người kể chuyện như dự báo về những sự việc khác sẽ xảy ra với người dân Linh Sơn. Đặc biệt, con cú cũng chính là đối tượng quan sát những sự việc ấy, đặc biệt là những biến động trong cuộc đời của Tính, nhân vật trung tâm của thiên tiểu thuyết.

Bên cạnh, song song với sự việc về con cú, mạch thứ hai kể về cuộc đời Tính và bức tranh đời sống của người dân vùng Linh Sơn. Ở mạch truyện thứ hai này, người đọc được chứng kiến tận mắt những góc khuất của đời sống cũng như thân phận của những con người cô độc, thậm chí cả đám đông cô độc với những mức độ và hoàn cảnh khác nhau.

Trước hết, nói về Tính, một đứa trẻ được kết tinh bằng sự thờ ơ, ngẫu nhiên, vô tình của người cha nghiện rượu. Cú đạp của ông Phước như một sự sẵn sàng khước từ đứa con đã sắp chào đời. Tính chào đời trên khu đập đá, khi bà Liên đã nỗ lực hết sức để làm việc. Cái đêm mà Tính chào đời đã có sự chứng kiến của mặt trăng: “Mặt trăng to bằng chiếc nong lừ lừ rọi qua vách liếp tạo thành một quầng trong suốt... Trăng tiến theo đường thẳng, lừng lững áp lại. To bằng miệng giếng, bằng cái hủng, rồi trăng choán kín bầu trời”[50; 14-15]. Sự chứng kiến thơ mộng ấy của thiên nhiên tưởng chừng sẽ tạo sinh ra một người nghệ sĩ hay ít nhất là một chàng trai tuấn tú. Nhưng diễn biến truyện không như vậy. Khi lớn lên, Tính có sở thích hết sức kỳ dị: giết công cống, giết kiến, thích chơi với bọn điên… Tính không đi học, một phần bởi cái nghèo không cho tính đi học. Trên hết là sự thô lỗ, vô tâm, vô tính của người cha không cho Tính có được môi trường học hành. Và cũng một phần, bản thân Tính không thể có những tố chất của một đứa trẻ có thể đi học. Thế là Tính giao du,

Một phần của tài liệu Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)