Biển và phụ nữ

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết mùa tôm của thakazhi sivasankara pillai nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 53 - 63)

Chƣơng 1 GIỚI THUYẾT CHUNG

2.3. Biển và phụ nữ

Biển và phụ nữ - hai khái niệm này dƣờng nhƣ chẳng có chút gì liên quan. Một đối tƣợng thuộc về thế giới tự nhiên, một đối tƣợng thuộc về thế giới con ngƣời. Tuy nhiên theo các tác giả cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, trong hoạt động thực tiễn, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái xem vấn đề môi trƣờng là vấn đề phụ nữ; ngƣời phụ nữ mang trong mình thiên tính giữ gìn và bảo vệ sự sống nên thƣờng có thái độ chăm sóc, nâng đỡ, chở che cho mọi sinh linh, trong khi đàn ông thƣờng đối xử một cách độc đoán, chuyên quyền với tự nhiên và phụ nữ. Vì vậy, theo nhiều nhà khoa học nói chung và nữ quyền sinh thái nói riêng, phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự phát triển bền vững. Phụ nữ sống hài hòa với tự nhiên, phần lớn họ là những ngƣời chăm sóc đồng ruộng, trang trại, rừng ở khu vực nông thôn trong các nƣớc đang phát triển. Họ cũng là ngƣời trực tiếp thực hiện chính sách dân số để giảm áp lực tiêu dùng và khai thác lên môi trƣờng tự nhiên. [56; 709].

Trên phƣơng diện văn hóa, tôn giáo, ngƣời Ấn Độ cổ đại đã tôn vinh ngƣời phụ nữ. Bài thánh ca của sự sáng tạo (Hymn of Creation) từ kinh Vệ đà đề cập đến một số sự kiện nhƣ: sự sáng tạo của ngƣời mẹ đầu tiên; ngƣời mẹ đầu tiên nhƣ là đấng sáng tạo của thƣợng đế; tƣơng lai chuyển thành quá khứ; thời gian và không gian cũng đƣợc tái tạo bởi ngƣời mẹ đầu tiên và vì thế, bà

trở thành nhỏ bé, là ngƣời cuối cùng trong khi thƣợng đế lại to lớn hơn và đầu tiên. Nội dung này tựa nhƣ một bài diễn thuyết đầy chất thơ cho thấy, lòng trắc ẩn là thuộc tính vĩ đại nhất của Thƣợng Đế, và thuộc tính này đƣợc liên hệ nhiều hơn với thiên tính nữ.[10] Chính vì thế, thần Biển của ngƣời Ấn Độ là “Nữ Thần Biển”, là “Mẹ Biển” (Kadalamma). Ngƣời mẹ xuất hiện đầu tiên và sinh ra Thƣợng đế, đấng sáng tạo ra vũ trụ. Ngƣời mẹ có vị trí vô cùng đặc biệt, đƣợc tôn kính đặc biệt. Tuy nhiên, ngƣời mẹ và ngƣời phụ nữ đƣợc quan niệm khác nhau. Luật Manou nói đại ý rằng: Một ngƣời vợ không thể chỉ huy trong nhà đƣợc, nhƣng một ngƣời mẹ thì đƣợc, các bà mẹ đông con rất đƣợc quý mến, kính trọng, một ngƣời mẹ đáng kính bằng cả ngàn ngƣời cha. Thời Veda, địa vị của phụ nữ khá cao, nhƣng do ảnh hƣởng của đạo Hồi, họ mất dần vị thế. Một huyền thoại của Ấn Độ kể rằng: Đức hóa công Twashtri sau khi đã dùng hết nguyên liệu để tạo ra ngƣời đàn ông thì sực nhớ cần phải tạo ra ngƣời đàn bà, thế là ngài dùng những vật khi tạo ra vũ trụ còn thừa để tạo thành ngƣời đàn bà. Vì thế, đàn bà sinh ra để làm đàn ông đỡ cô đơn, đàn bà chỉ nhƣ một bông hoa và phải phụ thuộc vào ngƣời đàn ông. Lời của các nhà thần học Ki Tô giáo lại miệt thị nhƣ sau:“Đàn bà là nguồn gốc của sự nhục nhã, vì đàn bà mà đàn ông phải gắng sức cực khổ, vì đàn bà mà có kiếp trần này, vậy phải lánh họ đi”; “Đàn bà có thể làm cho hạng đàn ông khôn ngoan sáng suốt - chứ đừng nói là dạng ngu ngốc điên khùng - bỏ chính đạo mà đi vào tà đạo, để cho lòng dục và lòng giận dữ lôi cuốn”; ngƣời đàn bà Ấn cũng phải theo luật tam tòng: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, phải coi chồng nhƣ “thầy”, nhƣ “chúa”, nhƣ “thần linh”. Luật Manou bảo: “Một ngƣời vợ hiền thì phải thờ chồng nhƣ một vị thần, không bao giờ làm phật ý chồng, dù tính tình cùng tƣ cách của chồng có tồi tệ ra sao”. Đến thế kỷ XX, có những nét văn hóa trên đã dần thay đổi cho phù hợp với thời đại và xã hội Ấn Độ nhƣng cốt lõi văn hóa vẫn bảo tồn.[10].

Phụ nữ vẫn là phái gắn bó với tự nhiên, có thiên tính che chở thiên nhiên. Bản năng làm mẹ khiến họ luôn là ngƣời mang nhiều “đức mẫu”: hy sinh, vị tha, ân tình, hiền hòa, bảo vệ,…Sẵn “lòng nhân” nên mọi đối tƣợng ngoài con cái nhƣ tự nhiên cũng đƣợc đối xử theo bản năng gốc ấy. Trọng trách của phụ nữ phƣơng Đông nói chung và phụ nữ Ấn Độ nói riêng không phải là trụ cột gia đình, không có vai trò chính bình đẳng nhƣ nam giới. Bổn phận của họ là sinh con đẻ cái duy trì nòi giống cho gia đình, dòng tộc và đất nƣớc; quán xuyến chuyện nhà cửa bếp núc, việc gia đình, họ hàng và con cái. Phụ nữ làng chài Niakunnam nhƣ Karuthamma lúc nhỏ đƣợc cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ, bảo ban để trở thành một ngƣời phụ nữ dân chài đích thực. Lớn lên, họ cần đảm nhận vai trò lớn lao. “Theo phong tục, không phải ngƣời con gái đƣợc giao phó cho ngƣời con trai, mà ngƣợc lại, ngƣời con trai đƣợc giao phó cho ngƣời con gái khi thành vợ thành chồng” [43; 129]; ngƣời hàng xóm tốt bụng Nanlapennu dặn dò Karuthamma khẩn khoản: “Con ơi, chúng ta sẽ giao cho con trông nom gìn giữ một ngƣời đàn ông” [43; 129], Kalikunju cũng nhắn nhủ cô: “Con ơi, hãy nhớ rằng, chồng con chúng ta phải làm việc trên biển cả sóng lớn”[43; 129]. Trọng trách mà Karuthamma sẽ nắm giữ chính là số phận ngƣời đàn ông lênh đênh ngoài khơi xa. Khi ngƣời chồng, ngƣời cha của họ vƣợt sóng ra khơi kiếm cá tôm nuôi sống gia đình thì họ ở nhà phải cầu nguyện cho ngƣời thân bình an trở về. Nhiệm vụ đó vô cùng thiêng liêng, cần thực hiện thƣờng xuyên mỗi ngày. Cha ông ngàn đời đã truyền dạy và giao cho họ trọng trách: đảm bảo sự hài hòa giữa biển và ngƣời, giữ gìn bình yên cho cuộc sống. Không riêng mình Chakki răn dạy các cô con gái của mình, nhiệm vụ đó là của tất cả phụ nữ trong làng đối với những cô bé. “Hàng xóm láng giềng có trách nhiệm khuyên bảo cô dâu về những nhiệm vụ thiêng liêng của ngƣời vợ. Nếu cô dâu không biết làm tròn bổn phận ngƣời vợ thì làng xóm sẽ chê trách những ngƣời láng giềng” [43; 129]. Cộng đồng

dân chài đều tham gia vào việc giáo dục nề nếp cho một cô gái mới lớn. Điều đó vô cùng quan trọng. Ngƣời dân chài đã coi giáo huấn truyền thống là việc chung, đồng nghĩa với việc bảo vệ sự bình an của cộng đồng trƣớc tự nhiên là điều truyền kiếp.

Mối quan hệ giữa biển và phụ nữ là gì nếu phụ nữ không phải là sợi dây bền chặt điều khiển sự hài hòa con ngƣời với tự nhiên? Tổ chức gia đình trong Mùa tôm là tổ chức dƣới sự trị vì của đàn ông. Đàn ông có quyền, đàn bà chỉ nhƣ cỏ hoa, đàn bà cần tuân phục. Bản chất của đàn ông từ thuở Đức sáng chế tạo ra vẫn là độc đoán, chuyên quyền, áp đặt và cai trị. Họ đối xử với bất cứ ai, bất cứ điều gì (ngoài bản thân họ) cũng bằng tính cách ấy. Biển là linh thiêng, nhƣng họ khai thác biển. Có kính tôn biển đến mấy họ vẫn dựa vào nguồn lợi của biển để sinh sống. Mâu thuẫn ấy cần hòa giải, làm dịu đi “tội ác” khai thác triền miên chỉ dựa vào phụ nữ. Nhƣng không phải ngƣời phụ nữ không cầm chèo ra khơi bẫy lừa tôm cá, không có hành động xâm phạm biển thì đƣợc quyền cầu nguyện.

Đức hạnh, sự trong trắng, phẩm giá của ngƣời phụ nữ mới cho đƣợc cho phép gìn giữ bản mệnh đàn ông. Dân chài coi sự trong sáng và trinh tiết, thủy chung của phụ nữ là điều cần đƣợc giữ gìn và bảo vệ một cách tuyệt đối, bởi chỉ đức hạnh phụ nữ mới làm dịu đƣợc sự cuồng nộ của biển, làm biển hiền hòa không giông bão cuồng phong. Lời chỉ giáo của mẹ mãi “văng vẳng bên tai” Karuthamma: “Con nghĩ xem, làm sao ngƣời đàn ông ra biển đánh cá lại trở về yên lành? Đó là vì ngƣời đàn bà ở nhà sống trong sạch. Nếu không thì các luồn nƣớc hung dữ ngoài biển cả sẽ dìm họ. Tính mạng ngƣời đàn ông đi biển nằm trong tay ngƣời đàn bà trên bờ” [43; 20]. Chemban cũng không ngừng nhắc nhở vợ mình chú ý vào việc rèn giũa cô con gái đến tuổi yêu đƣơng. Chakki nhắc đi nhắc lại nỗi lo sợ của mình nhƣ một nỗi ám ảnh: “Một thằng con trai Hồi giáo sẽ gây chuyện chẳng lành cho con gái ông” [43; 25].

Ở làng chài này, cứ có năm ba ngƣời phụ nữ túm tụm lại với nhau thì nhất định họ đang nói về đức hạnh.

Đức hạnh siết chặt trong vòng vây của lễ giáo với biển thành một vòng kịp kẹp bủa vây con ngƣời. Karuthamma nhận ra “cô lớn lên trong tập tục của làng chài này, kế thừa một số chân lý lâu đời và nếp sống chặt chẽ của cộng đồng dân chài?” [43; 18]. Tình yêu với Parikutti vừa nhen lên, tiếng hát của anh chỉ cách cô một cánh cửa buồng, nhƣng cô không đủ can đảm bƣớc ra, “cô áp ngực xuống nền nhà” nén lòng thổn thức, “lấy tay bịt tai” nhƣng “vẫn không bịt nổi tiếng hát kia” [43; 22]. “Karuthamma giàn giụa nƣớc mắt. Cửa buồng có thể mở ra dễ dàng, hoặc có thể tự nó bật mở. Nhƣng cô đang sống trong bốn bức tƣờng của một pháo đài không gì phá nổi. Đó là những bức tƣờng cao dày của nề nếp và những điều cấm đoán đối với những đứa con của biển đã tồn tại hàng bao thế kỷ nay. Nó là một pháo đài không cửa.” [43; 22]. Điều gì đã ngăn Karuthamma chạy chốn khỏi tình yêu trong sáng? Lễ giáo! Nhƣng lễ giáo cũng chỉ là cái mà con ngƣời tự đặt ra và ép mình thực hiện, vậy thì lễ giáo đó bắt nguồn từ đâu? Karuthamma không biết bao lần tự vấn tình yêu của mình trong mối ràng buộc với lễ giáo. “Đây có phải là chuyện thƣờng tình không?Cô đã rơi vào vòng yêu đƣơng, nhƣng cô lại thuộc về một cộng đồng đƣợc rào chắn bằng những điều nghiêm cấm và những nề nếp nghiêm khắc.” [43; 57]. Karuthamma cũng là một cô gái thông minh, hiểu biết: “Nếp sống của họ là nhƣ thế. Nó là kết quả của cuộc sống cơ cực nhiều gian nguy của họ, lúc nào cũng phải chiến đấu với thiên nhiên” [43; 57].

Pillai không dám để cho nhân vật của mình trực tiếp phát ngôn, nhƣng lời nửa trực tiếp tác giả - nhân vật đã mở lối cho ngƣời đọc phát hiện sự tri nhận của nhân vật - nạn nhân về căn nguyên bó chặt những nề nếp lâu đời trong xã hội dân chài. Tri nhận này hoàn toàn đúng đắn, thể hiện nhận thức không còn mông muội, mù quáng về thiên nhiên, cũng nhƣ về xã hội với

những sự biến đang diễn ra xung quanh. Vấn đề mà tác giả quan tâm là: tại sao đến thế kỷ XX, khi Ấn Độ và cả thế giới đã bƣớc sang thời kỳ của văn minh, với những thành tựu khoa học lớn lao thì xã hội Ấn (cụ thể là trong đời sống dân chài) vẫn duy trì những hủ tục, những hủ tục đó tiếp tục đè ép, bóp nghẹt quyền sống, quyền hạnh phúc của con ngƣời, nhất là trong hạnh phúc riêng tƣ của ngƣời phụ nữ? Tại sao, ngay trong cả thời đại tiên tiến văn minh mà xã hội Ấn Độ vẫn giữ những tập tục (đƣợc cho là đã lỗi thời, đã thành hủ tục) đó? Căn nguyên sự tồn tại những “pháo đài không của đó” đó là do đâu?

Chúng ta dễ truy tìm lời giải đáp: thiên nhiên hà khắc sinh ra tập tục hà khắc; nhƣng điểm khác trong văn hóa ứng xử của ngƣời Ấn với thiên nhiên không hề suy suyển ở thế kỷ hiện đại: một lòng sùng kính tự nhiên. Điểm này có mặt rất tích cực và đáng bảo toàn quan điểm: thiên nhiên đƣợc trân trọng, con ngƣời xếp mình là một loại “con” của tự nhiên, môi trƣờng sinh thái cần đƣợc đối xử trong mối quan hệ hài hòa với con ngƣời. Tuy nhiên, đồng ý với tác giả cuốn tiểu thuyết này: cần nới lỏng hoặc xóa bỏ những tập tục đề cao tự nhiên thái quá để đảm bảo quyền sống, quyền tự do tối thiểu của con ngƣời. Duy trì mãi những nề nếp đáng sợ đó, lại là một cách “hủy diệt” tinh thần đáng sợ với một phần tinh túy nhất của tự nhiên: con ngƣời.

Tình yêu của Karuthamma và Parikutti vốn thật đẹp và trong sáng vô ngần. Tình yêu ấy mới chỉ dừng lại ở lời tỏ tình chân thật. Trần tục hơn cũng chỉ dừng ở ánh nhìn của Parikutti vào bộ ngực ngƣời yêu. Vậy, điều gì đã khiến họ trở thành cặp đôi đáng bị nguyền rủa nhất đối với làng Niakunnam? Hai ngƣời bị kết án: vi phạm giáo lý, tiết hạnh, nguồn gốc tai họa cho làng. Karuthamma luôn luôn ý thức cao về việc giữ gìn mình trong sạch. Đặc biệt từ khi gắn cuộc đời mình với một chàng trai, cô chỉ nguyện cầu cho ngƣời chồng của mình. Nhƣng chính những xì xào của dân làng, những lời răn dạy của cha mẹ, của láng giềng và cả những ám ảnh yêu một chàng trai Hồi giáo

kiến cô cũng nghi ngờ về sự trong trắng trong tâm hồn của bản thân mình. Kết cục, cá nhân cô bị chối bỏ khỏi cộng đồng vì vi phạm nề nếp. Đến ngay cả nhƣ Palani - chồng cô - ngƣời tƣởng “vô tội” cũng đều bị mọi ngƣời sa thải cũng chỉ vì anh là chồng của một ngƣời đàn bà “hƣ hỏng”. Giáo lý khủng khiếp đến thế sao? Đức hạnh của đàn bà con gái lại ảnh hƣởng gớm ghê đến cộng đồng đến vậy? Thiên nhiên có lời giải thích nào cho cuộc đời bị kiềm tỏa của cô?

Bằng chứng cho việc ngƣời đàn bà hƣ hỏng, không một lòng nguyện cầu cho chồng con đi biển là những hậu quả ập đến từ biển: “Biến nổi sóng dữ dội. Hàng đàn cá voi ngoác miệng từ từ tiến lại. Hàng đàn cá mập lao đến quất đuôi vào mạn thuyền. Một luồng nƣớc hung dữ cuốn phăng con thuyền vào một xoáy nƣớc ghê rợn” [43; 20]; “Những lúc biển đen sẫm lại (…) là lúc Nữ Thần Biển nổi giận. Những lúc ấy Ngƣời sẽ hủy diệt tất cả.” [43; 20]. Pillai khéo chứng minh cho sự ràng buộc vô hình mà ghê gớm giữa “phụ nữ và biển”. Vì Karuthamma không còn trong sạch mà dẫn đến cái chết của chồng, sự tàn lụi của gia đình, đúng nhƣ lời cảnh báo của mẹ cô: “Một thằng con trai Hồi giáo sẽ gây chuyện chẳng lành cho con gái ông.” [43; 25]. Luật nhân quả nhãn tiền và khủng khiếp. Coi việc vi phạm đức hạnh là điều hệ trọng, vô cùng xấu xa và mang lại nhiều bất an cho cả cộng đồng.

Giữa phụ nữ và biển có mối liên hệ mật thiết. Mùa tôm ca ngợi bản chất nữ tính, nhấn mạnh khả năng của nữ giới trong việc giải quyết các nguy cơ sinh thái. Nữ giới chính là ngƣời tham gia chủ lực vào việc gìn giữ mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên. Việc áp bức phụ nữ, làm phụ nữ mất đi sự trong trắng, lòng thủy chung có quan hệ trực tiếp đến tự nhiên, đế sự an nguy của cả cộng đồng. Nữ giới đƣơng nhiên thành phái có tầm quan trọng đặc biệt với mọi vấn đề xảy ra trong đời sống liên quan đến môi trƣờng. Nếu có áp lực thì áp lực ấy cũng đổ lên vai phái nữ.

Tinh thần tôn trọng môi trƣờng sống, bảo vệ môi trƣờng tối đa có thể, coi Biển là một cơ thể có đời sống riêng cần đƣợc coi trọng, không đƣợc xúc phạm. Dù quan điểm này gắn liền với những tập quán sinh hoạt, văn hóa vùng miền riêng biệt bất khả xâm phạm và có phần hà khắc nhƣng đó là quan điểm “thiên nhiên trung tâm”, con ngƣời là sinh mệnh thứ yếu nhỏ nhoi giữa thiên nhiên, chúng ta không thể coi thiên nhiên là “bạn” hay “thù”, “chinh phục” hay “chế ngự” mà cần sống “đúng đắn” với vai trò, vị trí của một loài bé nhỏ; một quan điểm “tự nhiên trung tâm luận”, “trái đất trung tâm luận” vững chắc, chƣa hề lay chuyển trong xã hội Ấn Độ thế kỷ XX. Phô bày vị trí

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết mùa tôm của thakazhi sivasankara pillai nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)