Biể n những đòi hỏi về ứng xử

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết mùa tôm của thakazhi sivasankara pillai nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 37 - 53)

Chƣơng 1 GIỚI THUYẾT CHUNG

2.2. Biể n những đòi hỏi về ứng xử

Địa hình Ấn Độ là một phức hợp gồm ba loại cơ bản: “dãy núi định mệnh” Himalaya, đồng bằng Ấn-Hằng với sông Ấn (Indus), sông Hằng (Ganges) và vùng cao nguyên Deccan. Ấn tƣợng về Himalaya có thể nói là rất đậm nét trong tâm thức ngƣời Ấn Độ, không chỉ là nơi ẩn thân tu hành của các bậc hiền triết, những tán rừng rậm nhiệt đới này còn dạy cho ngƣời Ấn Độ bài học về cuộc sống, về mối tƣơng quan chặt chẽ giữa vũ trụ và con ngƣời.

Khí hậu Ấn Độ phong phú đa dạng, chế độ gió mùa tạo nên những cực đoan khí hậu - mƣa tập trung trong ba tháng từ tháng sáu đến tháng chín (90% lƣợng mƣa cả năm) gây nên lụt lội cực kỳ dữ dội, khoảng thời gian còn lại trong năm thì lại là thời kỳ hạn hán khủng khiếp.

Có thể nói, điều kiện tự nhiên đã có những ảnh hƣởng nhất định đối với tính cách ngƣời Ấn Độ. Thiên nhiên vừa rộng rãi, phóng khoáng nhƣng đồng thời cũng rất khắc nghiệt, chính điều này đã phần nào quy định tới tính cách của ngƣời Ấn Độ, họ không có khát vọng chinh phục tự nhiên, cải tạo thiên nhiên, trong ứng xử với tự nhiên luôn thể hiện sự hòa hợp hơn là chinh phục.

Giáo lý của đạo Hindu thời kỳ Bàlamôn giáo nằm trong tƣ tƣởng Nhất nguyên luận - cho rằng linh hồn vũ trụ (Brahman) đồng nhất là một với linh hồn cá thể (Atman). Linh hồn vũ trụ hòa tan vào tất cả cũng giống nhƣ muối khi hòa tan vào nƣớc, vĩnh viễn không thể tách ra đƣợc nữa. Giáo lý nhất nguyên luận và triết lý bất tổn sinh (Ahimsa) của đạo Hindu đã trở thành cơ

sở nền tảng chi phối cách sống của ngƣời Ấn Độ, nền tảng cho sự mở rộng tình yêu với đồng loại, với chúng sinh trong một cuộc sống hòa bình.

Triết lý bất tổn sinh Ahimsa từ thời Bàlamôn giáo của đạo Hindu đã đƣợc vận dụng trong các tôn giáo khác của Ấn Độ và trở thành một dấu ấn đặc trƣng của lối sống của con ngƣời ở xứ sở này. Phật giáo phát triển Ahimsa thành nguyên lý cấm sát sinh, mở rộng tình yêu thƣơng đối với toàn thể chúng sinh trong tƣ tƣởng nhất thiết bình đẳng. Đạo Jain thì thực hành Ahimsa đến mức cực đoan (ngƣời theo đạo Jain có thói quen cầm chổi quét đƣờng phố trƣớc mỗi bƣớc chân để tránh không làm tổn thƣơng các sinh vật, luôn bịt khẩu trang để tránh hít thở và ngáp phải những sinh vật nhỏ, không làm nông nghiệp để tránh sát sinh những côn trùng trong lòng đất...) Triết lý Ahimsa phát triển qua nhiều tôn giáo đã tạo nên một đặc điểm chung trong tính cách con ngƣời là trân trọng sự sống của mọi đồng loại. Có thể nói tinh thần hòa hợp khoan dung qua tƣ tƣởng Ahimsa đã trở thành truyền thống lớn của văn hóa Ấn và gần nhƣ trở thành phong cách Ấn.

Tƣ tƣởng của Đạo giáo Lão Tử - Trung Quốc (Thế kỷ VI-V TCN): Đạo đức: “Đạo” (Hƣ vô): là tự nhiên, là nguồn gốc của vạn vật. “Đức” (hữu hình)” là biểu hiện cụ thể của đạo. Vạn vật tồn tại theo lẽ tự nhiên một cách hợp lý, công bằng, chu đáo, do vậy mà màu nhiệm. Triết lý sống vô vi: thuận theo tự nhiên, không làm gì thái quá. Với con ngƣời: không cầu danh lợi, ung dung tự tại. Với xã hội: không tán thành lối cai trị cƣỡng bức, áp đặt. Trang Tử kế thừa những tƣ tƣởng trên và phát triển thêm: Xóa bỏ ranh giới giữa các sự vật hiện tƣợng, giữa con ngƣời và thiên nhiên, giữa tồn tại và hƣ vô. Căm ghét kẻ thống trị, chủ trƣơng xuất thế, thoát tục, trở về xã hội nguyên thủy. Những tƣ tƣởng trên đã ảnh hƣởng và trở thành tƣ tƣởng phƣơng Đông, trong đó có thái độ ứng xử với môi trƣờng tự nhiên.

Bắt nguồn từ cuộc sống lao động muôn màu muôn vẻ, môi trƣờng thiên nhiên là cái gốc quy định lối sống và văn hóa ứng xử của con ngƣời không chỉ đối với tự nhiên mà cả đối với xã hội. Văn hóa ứng xử trƣớc tiên đƣợc hình thành và phát triển trong mối quan hệ giữa con ngƣời và môi trƣờng thiên nhiên, song chính nó đã giữ một vai trò quan trọng trong các mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời trong xã hội. Văn hóa ứng xử cũng mang những đặc trƣng của văn hóa nói chung nhƣ tính nhân văn, đặc biệt là tính bản sắc và tính trƣờng tồn.

Mùa tôm cũng đã xây dựng đƣợc cả hệ thống văn hóa ứng xử với môi trƣờng thiên nhiên biển của làng chài Niakunnam. Ngay nhận thức “trong biển có vàng”, biển “cái gì cũng có” đã thấy ngƣ dân cả ngàn đời bám biển coi trọng biển nhƣ thế nào. Chính vì coi biển là nguồn sống vô tận, biển là ngƣời “ban phúc”, ngƣời bảo hộ suốt đời cho dân làng nên mỗi khổ đau hay sung sƣớng, dân làng chài đều gọi tên, cầu xin hay cảm tạ Nữ thần Biển. Thái độ tôn xƣng vị trí độc tôn biển đã ăn sâu trong tâm thức. Đời cha ông đã gửi gắm, dạy dỗ họ nhƣ vậy; và nhiệm vụ của họ là bảo truyền lòng tôn kính đó đến những đời sau. Họ sống trong lòng biển nhƣng nhìn biển ở góc độ tâm linh, tinh thần. Đời sống của họ thuộc về thần linh nhiệm màu. Thần linh ấy xét đến cùng là thiên nhiên, là môi trƣờng sinh thái mà họ không thể tách rời.

Trong Mùa tôm, con ngƣời luôn cố gắng hài hòa với tự nhiên, với Nữ Thần Biển. Cả đàn ông, cả phụ nữ (đặc biệt là phụ nữ) luôn giữ mình để không làm Mẹ thiên nhiên nổi giận, vì điều đó ảnh hƣởng lớn tới áo cơm, tới cuộc sống và với cả sinh mạng của họ. Thái độ của tự nhiên phụ thuộc vào thái độ của con ngƣời. Con ngƣời ứng xử thế nào với biển thì sẽ nhận đƣợc sự đối đáp tƣơng ứng của biển. Những bài học cuộc sống từ tổ tiên truyền lại: muốn bảo toàn tính mạng cần sùng kính bao nhiêu còn chƣa đủ chứ đừng nói đến coi thƣờng hay đùa giỡn với tự nhiên. Bằng cách nào để đạt đƣợc điều đó

nếu không phải là một hệ thống hàng rào ngăn cản vững chãi những điều cấm. Những điều cấm kỵ tuyệt đối đó truyền từ đời này sang đời khác trở thành tập tục, nếp sống, nếp nghĩ hết sức bình thƣờng và tự nhiên. Xã hội Ấn Độ chia nhiều tập cấp, ngay tập cấp dân chài cũng chia thành nhiều đẳng cấp khác nhau: “Arayan, Valakkaran, Muckkuvan, Marackkan và một đẳng cấp thứ năm thấp kém hơn. Lại còn những ngƣời đánh cá trong nội địa nữa. Thời xƣa, trƣởng làng chỉ cho phép ngƣời Valakkaran tậu thuyền và lƣới. Ngay hồi đó, ngƣời Valakkaran cũng phải đến lễ lạt trƣởng làng rồi mới đƣợc phép.” [43; 48]. Vì thế khi Chemban tự ý tậu thuyền (dù không thuộc đẳng cấp Valakkaran), cũng không hỏi hay “lễ lạt” trƣởng làng làm trƣởng làng tức giận, dân làng chú ý, xì xào và ái ngại “Nhưng thuyền và lưới ấy không bền lâu” [43; 49]. Một cô gái dân chài nhƣ Karuthamma thì nhất định không đƣợc lấy một chàng trai Hồi giáo; con gái lấy chồng luôn phải lo của hồi môn, của hồi môn càng nhiều, càng giá trị chứng tỏ ngƣời con gái đó càng “có giá”; ngƣời đi biển cần giữ mình thanh sạch, phụ nữ cần giữ gìn trinh tiết để nguyện cầu cho chồng con bình an trở về;…Giáo lý từ bao đời biến thành bức tƣờng vững chãi không gì phá nổi, đè bẹp những khát khao của con ngƣời.

Con ngƣời ở đâu trong vũ trụ huyền bí, thăm thẳm và bao la? Thiên nhiên thật gần mà cũng thật xa. Con ngƣời giong buồm xa khơi, thuộc từng luồng nƣớc, quen cả hƣớng gió, hiểu từng vì sao chiếu mạng tƣởng mình đã hiểu đƣợc biển nhƣ lòng bàn tay. Ấy vậy mà vẫn bị thủy quái, thuồng luồng vây hãm, quật đổ thuyền bè; thuyền chài đánh cá khi đƣợc khi chăng, đời sống vẫn bần hàn khốn khó, vẫn quanh quẩn trong nặng nề hệ lụy. Vậy con ngƣời có hiểu đƣợc biển, có hiểu đƣợc tự nhiên? Tự nhiên vẫn mà sẽ vƣợt ra ngoài sự hiểu biết và kiểm soát của con ngƣời. Tƣ tƣởng không đƣợc phát ngôn trực tiếp nhƣng nó có sức giác ngộ con ngƣời nhận thức lại tự nhiên, ám ảnh con ngƣời trong mối liên hệ vô hình mật thiết với môi trƣờng thân thuộc

xung quanh.Và nhƣ một hệ quả tất yếu, con ngƣời nhận ra mọi nguyên nhân khiến thiên nhiên nổi giận trả thù chính do con ngƣời gây nên. Vì thế mà những trật tự, những quy định càng cần phải đƣợc nghiêm ngặt thực hiện, kiểm soát hành vi, kiểm soát đạo đức để hạn chế tối đa sự trả thù của tự nhiên. Sự mơ hồ sinh thái dẫn đến những ứng xử của con ngƣời với môi trƣờng sống. Thuở xa xƣa, con ngƣời còn chƣa lý giải đƣợc các hiện tƣợng tự nhiên, tự nhiên trở thành các đấng thần linh vừa bảo hộ vừa hủy diệt; khi khoa học kỹ thuật phát triển, con ngƣời quá tự tin vào sức mạnh của máy móc, thiết bị và cho mình là loài “thông minh”nhất có thể thống trị thiên nhiên, khai phá và đàn áp không thƣơng tiếc, bắt thiên nhiên vắt kiệt mình phục vụ loài ngƣời; khi con ngƣời nhận ra ở khắp mọi nơi trên thế giới vẫn hạn hán, lũ lụt, vẫn động đất, sóng thần, núi lửa, vẫn nóng lạnh dâng lên bất thƣờng, nhiều động thực vật cần bảo vệ khẩn cấp, nhiều loài đã thực sự biến mất nhƣ chƣa hề xuất hiện, và hàng ngàn vạn ngƣời chết trong thiên tai thì con ngƣời lại giật mình khỏi giấc mộng bá chủ đế vƣơng, giữa thời đại đỉnh cao công nghệ, mà ngậm ngùi rút nhanh khẩu hiệu “chinh phục tự nhiên”, khuyên “chung sống hài hòa với tự nhiên”.

Thực sự con ngƣời đã thừa nhận sai lầm nhận thức, không dám phô trƣơng giống loài mà tự thu mình về đúng vị trí xếp đặt của tự nhiên. Đọc bộ ba truyện ngắn: Kiến và người, Mối và người, Nhện và người của Trần Duy Phiên, ta mới thấy sức mạnh ghê gớm của tự nhiên. Kiến, mối, nhện - những côn trùng hết sức bé nhỏ, vậy mà không ai ngờ nó làm con ngƣời phải lao đao, kêu cứu vì bị vây hãm và giết hại. Anh trí thức giỏi giang, thông minh bậc nhất thiên hạ, luôn dƣơng dƣơng tự oai cƣời nhạo con nhện ngu độn làm tổ nơi góc màn, cũng phải giật mình vì nhận ra chú nhện kia đã lấy chính mình làm mồi nhử đàn muỗi để chú ta đƣợc no ve cái bụng (Nhện và người). Trong Kiến và người, lũ kiến bủa vây trang trại khiến cả nhà chủ phải bỏ của

chạy lấy ngƣời và không quên đốt chết ngƣời vợ bằng nọc độc của mình. Những sinh vật luôn nằm dƣới tầm mắt con ngƣời đã dạy cho con ngƣời bài học về sự tôn trọng tự nhiên, kéo ngƣợc thái độ của con ngƣời với tự nhiên và đanh thép khẳng định địa vị chót cao của tự nhiên. “Sự thực một cá thể không phải là một cá thể, chỉ là một cái khoen trong cái dây xích sinh sinh, một trang của lịch sử một linh hồn; một loài nào đó không có một thực thể riêng biệt, vì linh hồn của các bông hoa, các sâu bọ kia, kiếp trƣớc hoặc kiếp sau này có thể là linh hồn của con ngƣời.(…) Loài ngƣời chỉ là một phần của vũ trụ, không phải là trung tâm, một đời ngƣời hay vật chỉ là một phần của trọn đời một linh hồn, hình thức nào cũng là tạm thời hết. Chỉ cái thực thể là tiếp nối hoài và duy nhất” [14]. Không phải chờ đến cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, các nhà văn mới lên tiếng cảnh báo sâu sắc nhƣ vậy, đang ở giữa dòng văn học hiện thực những năm 50 của thế kỷ 20, Pillai nhắc nhở chúng ta về một tự nhiên thống trị cũng chỉ là nhắc tiếp và nhấn mạnh lời dạy truyền thống từ tôn giáo.

“Một linh hồn phải trải qua biết bao lần đầu thai. Ngƣời Ấn bảo muốn hiểu đƣợc đời sống thì có cách là nhận rằng mối kiếp ngƣời chịu hậu quả của những hành vi các kiếp trƣớc. Không một hành vi lớn hoặc nhỏ, tốt hoặc xấu nào mà không tác động tới kiếp sau, mỗi cử chỉ đều có hậu quả của nó. Đó là luật Karma, luật quả báo trong thế giới tâm linh; nó là luật tối thƣợng mà cũng ghê gớm nhất. Một ngƣời mà làm điều thiện tránh điều ác thì một đời ngƣời đó chƣa đủ để thƣởng công cho ngƣời đó; phần thƣởng sẽ chia ra làm nhiều kiếp sau này của ngƣời đó, và nếu trong những kiếp này cũng vẫn tiếp tục làm điều thiện thì sẽ đƣợc hƣởng những địa vị mỗi ngày mỗi cao, đƣợc hƣởng phúc mỗi ngày mỗi nhiều; trái lại nếu làm nhiều điều ác thì có thể sẽ phải đầu thai làm hạng tiện dân, làm chồn làm chó” [14]. Quan niệm sống của ngƣời Ấn rõ ràng: mọi hành động trong đời sống hàng ngày (dù là nhỏ nhất)

cũng cần để lại hệ quả nhất định. Dân làng chài cũng cần có những hành động phù hợp với biển. Vợ chồng Chemban và Chakki vui mừng vì mƣợn đƣợc món tiền lớn không lãi từ Parikutti để tậu thuyền mua lƣới mà không phải hỏi vay lãi bọn Uxep. Karruthamma lại coi đây là một hành động lợi dụng lòng tốt của Parikutti đến trắng trợn. “Cơn giận của Karuthamma mỗi lúc một lên cao, bỗng bùng ra: - Ta đi lừa dối ngƣời khác, liệu Nữ Thần Biển không nổi giận sao?” [33, 34]. Cô thấy hành động của bố mẹ mình là điều gian dối, lừa gạt không thể chấp nhận, và chỉ điều đó thôi cũng đủ làm biển nổi giận rồi. Ứng xử với biển không còn là ứng xử với môi trƣờng sống mà ứng xử với thần linh coi mạng sống của dân làng. Cô gái mới lớn đã thấm nhuần đạo đức ứng xử với biển đƣợc truyền lại. Cô thẳng thắn chất vấn bố mẹ: “Bố mẹ đem các bao cá về lức nửa đêm. Tại sao không đem về ban ngày?” [43; 34], và kết tội đanh thép: cha mẹ cô đã “đồng mƣu với nhau làm một việc xấu xa khiến cho biển trở nên cằn cỗi” [43; 35].

Hóa ra, con ngƣời cũng cần hành động minh bạch rõ ràng với biển, một điều khuất tất là một lỗi lầm, và có lỗi lầm tất có hệ lụy. Luật nhân quả ứng báo là điều không bàn cãi. Con ngƣời phải tuyệt đối tuân theo. Con ngƣời có cuộc sống bình an yên ổn hay không không phải do biển mà do thái độ ứng xử của con ngƣời với biển. Một nhận thức về mối liên hệ giữa con ngƣời và tự nhiên hết sức gắn kết, logic, cái này là nguyên nhân hoặc hệ quả của cái kia trong một vòng tròn nguyên nhân - kết quả. Nhận thức mà đến cả ngày nay, không phải ai cũng đồng tình, đặc biệt lại là trong văn hóa ứng xử con ngƣời - tự nhiên. Những phát ngôn của sông Xanh trong tiểu thuyết Cá hồi của nhà văn Ahn Do-hyun (Hàn Quốc) khiến con ngƣời thức tỉnh về một chuỗi những hành động không đúng đắn (dù vô tình hay hữu ý) của mình biểu hiện thái độ coi thƣờng tự nhiên: “Biết nguyên lí và vẻ đẹp của tự nhiên cũng tức là biết bản thân là một phần của tự nhiên. Duy có loài ngƣời trên mặt đất cho dù là

một phần của tự nhiên song lại xem thƣờng tự nhiên, là vẫn đang mù mờ không biết đến sự thật quan trọng này. Dòng sông từ bao lâu đến giờ vẫn tội nghiệp cho loài ngƣời về chuyện ấy” [57]. Thiên nhiên có quyền chất vấn và phán xét cả ý thức lẫn hành vi của con ngƣời, đồng thời tỏ rõ sự phản kháng và cảnh báo hậu họa từ môi trƣờng. Hãy nhận thức đúng đắn về điều đó trƣớc khi môi trƣờng phải lên tiếng.

Ngƣời dân Ấn coi sự sạch sẽ là điều thiêng liêng, vệ sinh trở thành quy tắc luân lý số một nhƣng là một trong những điều kiện cốt yếu thể hiện lòng tín kính mộ đạo. “Sáng sớm, ngƣời Bà La Môn phải tắm, trang sức cho đẹp, chà răng, nhỏ thuốc vào mắt rồi cúng vái”, “rửa tay và miệng trƣớc khi ăn” (Luật Manou). Các trƣờng học ở Ấn Độ không dạy kiến thức ngay cho học sinh mà dạy đạo đức, lễ độ và cách giữ gìn thân thể cho sạch sẽ. “Ngƣời Ấn

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết mùa tôm của thakazhi sivasankara pillai nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 37 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)