Biểu tƣợng khuôn ngực phụ nữ

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết mùa tôm của thakazhi sivasankara pillai nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 77 - 84)

Chƣơng 1 GIỚI THUYẾT CHUNG

3.3. Biểu tƣợng khuôn ngực phụ nữ

Tùy theo quan niệm sống của từng dân tộc. Đối với một số dân tộc Á Châu, ngƣời ta rất kỵ chuyện nói tới vú, ngực, nhũ hoa nhƣ một biểu tƣợng của tình dục. Ngƣời Ấn Độ cho rằng, đời sống bắt nguồn từ sự chuyển động của biển sữa. Vốn là nguồn sống của thể xác cũng nhƣ tinh thần, sữa từ vú là

“nguyên lý khởi đầu của phần lớn các tôn giáo và huyền thoại”. (Domimique Gros).

Trong thần thoại Ấn Độ, bộ ngực (sein) thể hiện rõ ràng cho bản nguyên nữ, tƣợng trƣng cho sự che chở và sự chừng mực. Gắn liền với khả năng sinh sản và nuôi dƣỡng, bộ ngực là nơi sinh ra nguồn sữa nhƣ sự kết tinh cao nhất về tình thƣơng, sự dịu dàng cũng nhƣ sự tin cậy. Bộ ngực cũng là một yếu tố tiêu biểu cho vẻ đẹp nhục cảm. Cái đẹp nhục cảm trong quan niệm Ấn Độ luôn hài hòa hai yếu tố tôn giáo và thế tục, siêu thoát và trần tục. Nhục cảm chính là khía cạnh trần tục của cái đẹp trong cảm quan ấn Độ. Nhục cảm luôn cân bằng, hài hoà với tâm hồn thánh thiện, trong sáng, với lòng chung thủy, đức hi sinh…Tuy nhiên, đây vẫn chƣa phải là khái niệm cái đẹp nhục cảm hoàn chỉnh trong quan niệm ấn Độ. Cái đẹp nhục cảm không chỉ là phƣơng tiện duy trì sự sinh tồn của thế giới mà còn là phƣơng tiện thanh lọc thế giới. Điều này xuất phát từ đặc trƣng của đất nƣớc Ấn Độ coi trọng sự rèn luyện đạo đức, chế ngự tinh thần. Ngƣời Ấn Độ đề cao cái đẹp thân thể ngƣời phụ nữ nhƣng phải gắn với tƣ cách, nghĩa là sự trinh tiết, lòng chung thuỷ [8].

Tiêu chí về lòng chung thuỷ, đức trung trinh đó đã trở thành luật của Ấn Độ. Tƣớc đi tính chất hà khắc vô lí của các hủ tục, chúng ta thấy việc đặc biệt coi trọng đức hạnh ngƣời phụ nữ thật sự cần thiết để thế giới tồn tại và phát triển trong trạng thái cân bằng, trong sạch. Nếu coi nhục cảm là giá trị duy nhất, tuyệt đối, thế giới nhanh chóng sẽ ngập trong đồi bại, loạn luân… Nhục cảm gắn với đạo đức mới có chức năng gìn giữ thế giới.Với ngƣời ấn Độ, nhục cảm là giá trị tự nhiên phổ biến nhƣng nếu con ngƣời chấp thủ, coi nhục cảm là giá trị duy nhất, khi đó, nhục cảm đồng nghĩa với tham lam, dục vọng - mầm mống của diệt vong. Cái đẹp nhục cảm là giá trị phổ biến, tự nhiên của cuộc sống, gắn với khả năng sinh sản để duy trì sự sinh tồn của thế

giới; gắn với những hành vi văn hoá của con ngƣời nhƣ tình yêu, đức hạnh, nhân cách… để gìn giữ sự an bằng, sạch trong của thế giới.

Mang tƣ tƣởng văn hóa của cộng đồng, Pillai đề cao sự thiêng liêng bộ ngực ngƣời phụ nữ. Nó là yếu tố thuộc về nữ tính, mang sự hấp dẫn giới tính, thực hiện một nhiệm vụ cao cả là duy trì nòi giống. Phụ nữ đẳng cấp nào cũng coi đó là một trong những “vùng cấm địa” thiêng liêng. Họ coi việc giữ gìn bộ ngực chính là việc giữ gìn sự trinh trắng, đức hạnh và nhân phẩm.

Tình yêu của Parikutti và Karuthamma cũng xuất hiện những rung động về thể xác. Điều tƣởng chừng tất yếu đó lại trở thành một vấn đề không nhỏ đối với Karuthamma. “Bỗng Karuthamma nghiêm sắc mặt. Mặt cô sậm lại. Cô có vẻ bực mình giận dỗi.-Đừng nhìn em nhƣ thế! Cô vùng ra xa Parikutti, khoanh tay trƣớc bộ ngực để trần và quay đi. Cô nhận ra ngƣời cô chỉ che mỗi một mảnh vải. -Sao cậu lại thế, cậu Muthalani?” [43; 15]. Karuthamma ngƣợng ngùng và sợ hãi khi Parikutti nhìn chăm chăm vào bộ ngực của mình, cô đang cƣời tƣơi ròn rã mà bất ngờ thay đổi thái độ: cô “nghiêm sắc mặt”, “mặt cô sậm lại”, cho đó là hành động sỗ sàng. Anh chàng Palani cũng nhận thức đầy đủ đó là hành động cần tránh: “Anh ân hận lắm.” [43; 15], “Parikutti đau khổ thấy Karruthamma đã giận dỗi bỏ đi. Thái độ của anh có gì đáng trách không? Liệu cô còn đến với anh nữa không? Anh phải cầu xin cô tha thứ. Anh sẽ không lặp lại cử chỉ không đứng đắn ấy nữa.” [43; 16]. Cảm giác của Karuthamma là cảm giác hổ thẹn, bực tức vì cơ thể hớ hênh, lộ liễu trƣớc mặt đàn ông. “Karuthamma chỉ có mỗi một mảnh vải quấn quanh thân. Bên trong, cô không mặc gì. Mà mảnh vải ấy lại mỏng tang.” [43; 16]. Nghĩ lại giây phút vui vẻ bên Parikutti, Karuthamma hân hoan. Về tới nhà vẫn ngọt ngào dƣ vị của hạnh phúc hiếm hoi. Niềm vui mong manh đó cũng đƣợc thể hiện qua lối so sánh rất tinh tế của Pillai: “Chƣa bao giờ cô cƣời nhƣ hôm nay trƣớc mặt Parikutti hay bất kỳ ai khác. Cô có một cảm giác

thật lạ thƣờng, tƣởng nhƣ không thở đƣợc, nhƣ thể lồng ngực cô muốn vỡ ra. Lúc bấy giờ, cô cảm thấy mình nhƣ đứng trần trụi trƣớc mặt anh. Cô những mong có thể tan biến đi trƣớc con mắt anh. Chƣa bao giờ cô có cảm giác nhƣ thế.” [43; 15]. “Bộ ngực Karuthamma là biểu tƣợng của tuổi thanh xuân đầy nhựa sống. Nhìn cô, dừng ánh mắt trên ngực cô, Parikutti cảm thấy bủn rủn cả chân tay. Có phải vì thế mà tiếng cƣời đã tắt đi chăng?” [43; 16]. Chakki nghiêm trang, cẩn thận nhắc con gái. “Các Mathulani trẻ tuổi và bọn con trai táo tợn trong làng, lấc xấc, vô đạo đức sẽ nhìn hau háu vào bộ ngực trần của con.” [43; 21], Karuthamma “rùng mình” sợ hãi, bực bội. “Sự bực bội của cô đối với Parikutti ban nãy có lẽ là một nhân tố di truyền từ đời này sang đời khác chăng? Để cho kẻ khác nhìn chằm chằm vào bộ ngực trần của mình là trái với đạo đức những ngƣời con gái Nữ Thần Biển.” [43; 21].

Ý thức bảo vệ thân thể (ngực) đƣợc giáo huấn duy trì, trở thành ý thức bản năng, ăn vào máu thịt nhƣ một “nhân tố di truyền” mà Karuthamma đã cảm nhận rất rõ. Nghe tiếng hát của Parikutti vọng đến, cô cảm thấy “xốn xang”, “thôi thúc” cô chạy ra ngoài. Nhƣng ánh nhìn của Parikutti lại làm cô cân nhắc nhƣ một phản xạ tự vệ: “Nếu cô ra với anh, anh sẽ lại nhìn vào bộ ngực trần của cô (…). Cứ nghe mãi tiếng hát ấy, Karuthamma sợ cô sẽ chạy ra đấy mất. Con mắt đăm đắm của Parikutti tƣởng nhƣ nhìn xuyên suốt ngƣời cô, đã làm cô rung mình xao xuyến. Dẫu sao, cô cũng chỉ là một con ngƣời bằng xƣơng bằng thịt.” [43; 22] và cô phải trấn an con tim thổn thức bằng cách “nằm úp sấp mặt, áp ngực xuống nền nhà. Cô lấy tay bịt tai.” [43; 22]. Ánh nhìn tội lỗi ấy vẫn khiến kẻ đang yêu là Karuthamma buồn “day dứt” đan chút tò mò: “Không biết Parikutti có nhìn những ngƣời đàn bà kia cũng với con mắt xoáy vào da thịt không?” [43; 26]. Lỗi kém tế nhị của ngƣời đàn ông khiến phụ nữ “mất ăn mất ngủ”. Trong cái xốn xang rạo rực có chứa phần nhiều lo sợ vấy bẩn thân thể và tâm hồn. Họ sợ vẩn đục dù chỉ là cái nhìn hấp

dẫn giới bản năng. “ Cô phải bảo với anh điều này, chỉ một điều thôi: anh không đƣợc nhìn vào ngực cô nhƣ thế nữa.” [43; 28].

Bộ ngực Karuthamma tố cáo cô đang thổn thức vì đứng trƣớc Parikutti, đứng trƣớc tình yêu: “Tim cô đập mạnh, khéo vỡ mất (…). Karuthamma đang đứng dƣới bóng một con thuyền. Parikutti không dứt mắt nổi khỏi bộ ngực nhấp nhô theo hơi thở của cô. Và cô cũng không bảo anh đừng nhìn cô nhƣ thế.” [43; 65]. Hình ảnh “ngực” chỉ thấp thoáng, không dụng công xây dựng nhiều chi tiết; xuất hiện trên hai mƣơi lần nhƣng chủ yếu đƣợc nhắc tới tự nhiên nhƣ không có sự sắp xếp chủ định của tác giả:“Ngƣời đàn bà ấy chắp hai tay chắp ngực.” [43; 157]. “Palani nhìn vợ. Có một cái nhìn thèm nuốn trong con mắt anh. Cái nhìn đó hƣớng về bộ ngực gọn gàng của vợ.” [43; 173], “Những khi anh đến gần cô, cô thƣờng lo sợ anh sẽ đăm đắm nhìn cô với con mắt khát khao. Nhƣng bây giờ cô không lo ngại nữa. Bộ ngực cô không còn gọn ghẽ nhƣ ngày xƣa. Cặp môi êm dịu của đứa bé đã làm dây sữa của mẹ nó ra núm vú.” [43; 278], “Anh vỗ về cô, vuốt ve cô, bàn tay anh từ từ tìm đến nơi ngày xƣa ánh mắt anh đã dừng lại khát khao.” [43; 279]. “Karuthamma và Chakki đứng chắp tay trƣớc ngực, mắt nhắm nghiền.” [43; 68], “Ngực Karuthamma đập thình thịch nhƣ muốn vỡ.” [43; 29].

Hành động của Chemban vô tình làm đau ngực con gái cũng bị lên án kịch liệt. Dân làng (đặc biệt là phụ nữ) nhìn thấy “ngực cô bé thâm tím, sƣng vù” [43; 79] đã chửi rủa Chemban thậm tệ “- Lạy trời, hạng ngƣời nào thế này? Quỷ sứ ƣ?” [43; 77], “Đồ nhẫn tâm ác nghiệt” [43; 77], “Hỏi đứa độc ác ấy làm gì?” [43; 78]. Họ đều cho rằng Chemban mờ mắt trƣớc của cải đánh từ biển, mà “vàng bạc” của biển không phải của riêng ông ta. Ông đã quá sỗ sàng, bất công. Họ nhận thấy sự phạm thƣợng đáng trách (dù Chemban là cha của Panchami). Gọi hành động đó là “phạm thƣợng” bởi một mình Chemban đang đi ngƣợc lại giá trị chung của cộng đồng. Chính Chemban sau khi bình

tĩnh lại cũng cảm thấy “thƣơng con vô cùng” [43; 80]. Pillai viết về bộ ngực ngƣời phụ nữ nhƣng tuyệt đối không thiên về tả thực đối tƣợng, càng không có một nét nào gợi sự phồn thực. Bản thân bộ ngực của phụ nữ đã là sản phẩm tinh túy của tự nhiên, là suối nguồn nuôi dƣỡng loài ngƣời, nó trở nên linh thiêng hơn cả một sản phẩm của hóa công. Pillai đặt bản thể tự nhiên ấy với một sự trân kính không dấu diếm. Bởi đó là văn hóa. Mọi hành động, lời nói, suy nghĩ bảo vệ hay lên án đều mang một thông điệp: trân trọng và giữ gìn.

Bộ ngực cũng là một biểu tƣợng của tự nhiên, do tự nhiên sinh ra, nuôi dƣỡng nguồn sống của con ngƣời. Bộ ngực thuộc về tự nhiên. Hay nói cách khác: con ngƣời là một sản phẩm tinh túy của tự nhiên, con ngƣời không tách rời khỏi tự nhiên. Tự nhiên là đấng thiêng liêng, cao cả nhất, là vị thần đáng kính nể nhất trong tất cả các vị thần mà con ngƣời sáng tạo ra.

Trinh tiết và sự ngoan đạo của ngƣời phụ nữ có liên quan mật thiết đến sự dịu hiền của biển, kìm hãm những bão tố kinh hoàng có thể ập đến bất cứ lúc nào. Do vậy, mọi tai ƣơng xảy ra ắt phải bắt nguồn từ sự không trong sạch của phụ nữ. Quan điểm có phần áp đặt, quy chụp này càng cho thấy phụ nữ quan trọng nhƣ thế nào trong việc gìn giữ cuộc sống; và đƣơng nhiên ngƣời chịu thiệt thòi đau khổ, điều tiếng nhất chính là phụ nữ. Số phận Karuthamma bi thảm vì nàng chịu nhiều điều tiếng, trong điều tiếng ấy cái đáng khổ đau nhất là chữ trinh, lòng trinh. Tình yêu trong sáng nhƣng “phạm quy”, đƣơng nhiên tình yêu mang tội và chữ trinh cũng bị ghép tội làm phản. Bão táp quật ngã Palani, những cột sóng ác nghiệt dìm chết anh là bởi đêm ấy, sao Arundati của ngƣời đánh cá, (biểu tƣợng của sự trong trắng), ngôi sao chỉ đƣờng cho họ không còn sáng tỏ mà trở nên mờ đục. Đức hạnh mất đồng nghĩa với cuộc sống bị diệt vong. Có một công lí trên xã hội tồn tại trong tự nhiên. Cái chết của Palani là kết cục tất yếu do ngƣời đàn bà của anh – Karuthamma - “ăn ở hai lòng”, lấy một ngƣời mà vẫn để lòng vƣơng vấn kẻ

khác. Chính phụ nữ lại là ngƣời giữ chữ “an” cho đàn ông đi biển và cho cuộc sống chung cả làng chài (không phải những đấng mày râu mạnh mẽ). Nói cách khác, phụ nữ có trách nhiệm gánh vác mạng sống, sự sinh tồn, cuộc sống yên ổn cho cộng đồng. Vì thế, ngƣời ta làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn nhục dục tầm thƣờng, tham lam vật chất, những hành động bỉ ổi: ngăn chặn trai gái yêu nhau ngoài lễ giáo, ngăn chặn tái giá không cùng đẳng cấp, phản đối việc đuổi phụ nữ ra khỏi nhà, lên án việc đối xử thô bạo với phái yếu, không đồng tình với sự tham lam,…

Ý thức về con ngƣời tha hóa đƣợc nhận thức rõ ràng.Và để giữ đƣợc bình an cuộc sống, buộc phải quy về những luật lệ nghiêm ngặt đến hà khắc, triệt cả những hạnh phúc muôn màu hết sức tự nhiên của cuộc sống. Rốt cuộc, làm hài lòng thế giới tự nhiên bằng cách phá vỡ những quy luật tâm lý tự nhiên, đàn áp cuộc sống tự nhiên của con ngƣời. Con ngƣời phải đánh đổi quá nhiều: duy trì cuộc sống của loài cần phải ức chế lối sống bản năng loài để thuận theo tự nhiên. Thiên nhiên trở thành thƣớc đo giá trị hành vi con ngƣời. Phải chăng Pillai đã góp phần cảnh báo mạnh mẽ loài ngƣời trƣớc sức mạnh và quyền năng ghê gớm của tự nhiên? Con ngƣời vin vào tín ngƣỡng nhƣng xuất phát tín ngƣỡng không có cơ sở khoa học hoặc khoa học chƣa lý giải tự nhiên thuyết phục. Tín ngƣỡng thể hiện sự mơ hồ sinh thái. Minh chứng cho sự lo lắng, sợ hãi trƣớc thiên nhiên, muốn “làm hòa” với thiên nhiên, xoa dịu thiên nhiên. Con ngƣời không lý giải đƣợc những rủi ro mà tự nhiên mang đến, lấy tâm linh làm phƣơng thuốc giải cứu tƣ tƣởng, cho thấy tự nhiên là một cơ thể sinh tồn riêng, có đời sống riêng không ai có quyền xâm phạm, kể cả con ngƣời. Con ngƣời thất bại trong việc lý giải tự nhiên hay thiên nhiên vƣợt qua sự hiểu biết của con ngƣời, vĩnh viễn đã đi trƣớc con ngƣời một bƣớc.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết mùa tôm của thakazhi sivasankara pillai nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)