Chƣơng 1 GIỚI THUYẾT CHUNG
3.4. Biểu tƣợng màu sắc
Sống chung với biển, đối mặt với những thiên tai mƣa bão ở trên biển, con ngƣời nhỏ bé trƣớc đại dƣơng bao la, họ không có một năng lực để “phòng thủ” hiệu quả nên thƣờng gặp hiểm nguy và mất mát rất nhiều. Đặc biệt, khi xƣa khoa học khí tƣợng chƣa phát triển, ngƣời dân chỉ biết dựa vào những kinh nghiệm để quan sát những hiện tƣợng thiên nhiên và dựa vào những quan niệm tâm linh để sinh tồn trên sóng gió biển khơi. Ngày nay, dù khoa học kỹ thuật đã phát triển nhƣng những kinh nghiệm, những điều kiêng kỵ vẫn đƣợc các thế hệ cao niên lƣu giữ, một số thì bị mai một dần
Có thể nói, những ngƣời khai thác nguồn lợi từ biển ở bất kỳ đâu trên thế giới đều hình thành tín ngƣỡng riêng đi biển riêng. Những cấm kỵ về thuyền của ngƣ dân Đông Hải, Trung Quốc rất đặc biệt. Trƣớc khi ra biển, những đồ vật chỉ có thể đƣa vào trong thuyền mà không đƣợc mang từ trong thuyền ra. Sau khi ngƣ dân lên thuyền thì không đƣợc mang giày, không rửa mặt. Nơi ăn cơm trên thuyền cũng đƣợc cố định, không đƣợc ngồi tùy tiện. Thức ăn thì đặt ở giữa, ai nấy đều chỉ ăn thức ăn phía bên mình, kỵ ăn thức ăn ở phía đối diện hoặc ở cả hai bên. Không đƣợc dùng những vật không sạch để đựng cá, không đƣợc dùng chân đá vào cá vàng.
Ở Trung Quốc những lời kiêng kỵ thì không đƣợc nói, những việc cấm kỵ thì không đƣợc làm. Những đồ dùng hàng ngày, những sọt cá khi hong phơi thì chỉ đƣợc để miệng hƣớng lên phía trên, không đƣợc lật úp xuống phía dƣới. Khi ngủ chỉ đƣợc nằm nghiêng, nằm ngửa, tuyệt đối không đƣợc nằm sấp. Đó là vì khi chết đuối nổi lên, phần mông thƣờng hƣớng về phía trên . Tất cả mọi sinh hoạt của con ngƣời trên thuyền đều phải đƣợc tiến hành trên mui sau của khoang thuyền, vì cho rằng mui sau cách xa với mặt nƣớc biển; khoang sau đƣợc gọi là khoang rỗng, nếu sinh hoạt ở đây thì sẽ tránh đƣợc những động chạm đến thế giới của Long vƣơng. Tại vùng Triết Giang, ngƣời
ta còn kỵ không để phụ nữ đi lên trên đầu thuyền, ngƣời ngoài mà chân không sạch cũng không đƣợc đến đầu thuyền. Ngƣ dân vùng Đài Loan thì kỵ ngƣời bƣớc ngang qua mũi thuyền, cho đó là điềm không lành, nếu nhƣ hai chiếc thuyền song hành với nhau, thì kỵ không đƣợc dùng dây sắt để xích vào nhau. Ở Việt Nam, ngƣ dân vùng biển Khánh Hòa cũng thƣờng kiêng kỵ. Trƣớc khi ra khơi, họ rất kiêng cữ lời nói, giữ những điều cấm kỵ trong sinh hoạt với niềm tin nhờ đó việc hành nghề đƣợc suôn sẻ, may mắn. Họ không để ngƣời lạ sờ hai con mắt vẽ trƣớc mũi thuyền. Kỹ lƣỡng hơn, tồn tại những quan niệm lạc hậu nhƣ: không đi thăm đàn bà đẻ; khi mới ra ngõ, tránh gặp ngƣời đầu tiên là đàn bà, nhất là đàn bà có chửa; không cho ngƣời lạ lên thuyền, nhất là đàn bà vì sợ ghe thuyền mắc "phong long", xui xẻo. Trong khi hành nghề, nếu có gì bất thƣờng xảy ra, họ phải nhuộm lại lƣới, hoặc xông lƣới, sắc thuốc Bắc rƣới lên lƣới, hoặc dọn rửa ghe và cúng kiếng để giải trừ. Khi làm cá, lỡ để rơi con dao xuống biển thì phải lặn xuống lấy cho đƣợc con dao đó lên, đồng thời phải làm con dao bằng giấy, cúng vái tạ thay cho con dao sắt ấy. Đặc biệt, trong lời nói hàng ngày, những ngƣời đi biển họ cũng tránh dùng những từ nhƣ: úp, lật, đổ, sẩy, sa, rớt, rơi, trở… bởi họ sợ nói những từ đó, khi đi biển sẽ gặp nhiều điều không may.
Bao trùm thiên nhiên trong Mùa tôm một không gian đơn điệu duy nhất: không gian biển, bầu trời, đám mây trên biển, đƣờng chân trời phía biển, bãi cát và làng chài ven biển. Vậy mà mọi biến cố vô cùng dữ dội cũng chỉ từ một không gian gian đơn điệu duy nhất đó mà thôi. Hiếm khi nào con ngƣời thấy con ngƣời thanh thản thƣ nhàn thu ngắm cái thoáng đãng, ngọt ngào và trong lành của biển. Chỉ có Karuthamma mang nhiều tâm sự mới đôi khi nhận thấy lòng mình trải cùng biển: “Tối hôm sau, không nghe tiếng hát của Parikutti. Trăng sáng vằng vặc và mặt biển đẫm ánh trăng. Tiếng nhạc của sóng biển dịu dàng lan về phƣơng đông hòa với tiếng lá dừa xào xạc.
Karuthamma thấy nhớ tiếng hát của Parikutti. Cô ƣớc mong lại đƣợc nghe tiếng hát ấy. Sao anh không hát nữa?” [43; 28], Biển dịu dàng biết bao trong cảm nhận của Karuthamma trƣớc lời tỏ tình của Parikutti: “ Biển không nổi sóng cồn. Trời không lay gió mạnh. Biển mỉm cƣời, những làn sóng nhỏ chạy lô xô rồi tan ra thành những bọt trắng xóa. Những chuyện tình nhƣ thế đã từng diễn ra tại làng biển này từ bao đời nay rồi.”[66]. Biển nhƣ ngƣời thứ ba hiền hòa, đồng cảm, vun đắp cho mối tình trái lễ giáo. Có lúc, Karuthamma tự vấn về không gian biển nơi cô sẽ về gắn bó: “Không biết làng biển mới sẽ nhƣ thế nào? Mặt trời lúc hoàng hôn liệu có rắc nắng vàng lên xóm làng không?” [43; 131]. Cho cả đến ngày sau, Karuthamma đã theo chồng sang làng biển khác, nghe tiếng gọi của Parikutti, cô bƣớc ra ngoài, thấy “Gió thổi mạnh hơn và ánh trăng trắng bạc tràn ngập bốn bề” [43; 147]. Những màu “trắng”, “bạc”, “vàng” về cảm quan đó là những màu bắt mắt, mang lại cảm giác dễ chịu, hòa hợp, yên lành. Thiên nhiên gửi thông điệp bằng những sắc màu trên con ngƣời sẽ an tâm, không muộn phiền lo lắng; tùy quan niệm của vùng miền mà có khi họ còn thấy hạnh phúc và may mắn.
Nhƣng những gam màu tƣơi sáng xuất hiện không nhiều. Xuyên suốt văn bản, độc giả bị ám ảnh nhiều bởi “khí trời u uất” phát tỏa từ màu đen sẫm , màu đỏ của nƣớc và trời. Phủ khắp truyện là không khí nặng nề mang trên mình những những tai ƣơng nối tiếp, bất ngờ, luôn kết thúc bằng cái chết. Nỗi lo lắng thƣờng trực trên môi các bà mẹ có kinh nghiệm trƣờng đời: “Con có biết tại sao nƣớc biển đen sẫm lại không? Chakki nói tiếp - Đó là lúc nữ thần Biển nổi giận. Những lúc ấy Ngƣời sẽ hủy diệt tất cả.” [43; 20]. Màu “đen sẫm” của nƣớc biển cảnh báo cho con ngƣời biết hiện trạng cảm xúc của mẹ tự nhiên và hậu quả “hủy diệt” nếu cơn giận đó biến thành hành động. Trong lời răn dạy của những bà mẹ truyền thống nhƣ Chakki, đi kèm lời giáo huấn
bao giờ cũng nhắc lại những tai họa ập xuống từ thiên nhiên, coi thiên tai địch họa giáng xuống do lỗi của con ngƣời.
Càng về cuối truyện, đặc biệt trong trận đấu một mất một còn không cân sức giữa Palani và ngàn đợt sóng dữ, sắc đỏ, màu đen càng đƣợc Pillai nhắc tới rất nhiều lần nhƣ một dụng công khắc họa sức mạnh vũ trụ của biển. “Karuthamma đứng đợi ngoài bãi một lúc. Hoàng hôn xuống dần. Chân trời phía tây trông nhƣ một vành đai lớn đỏ rực trên mặt nƣớc. Màu sắc mới đẹp làm sao! Chỗ biển xanh và chân trời chói sáng đỏ rực gặp nhau là một đƣờng vạch đen. Phía bên kia là cõi hƣ vô, là nơi vô cùng huyền bí.” [43; 274]. Đỏ rực, xanh, đen sẫm, những gam màu mạnh hỗn trộn, đẹp kỳ dị ác quái, ma mị; ranh giới giữa cõi thực và cõi ảo, giữa cảnh thực và hƣ vô, giữa cõi sống và chết. Không thể không dội lên cảm giác lo sợ, bất an trƣớc thiên nhiên nhƣ vậy. Quả thực, sự đáng sợ của tự nhiên trong cơn thịnh nộ đƣợc tác giả cụ thể hóa thành hàng ngàn quái vật to lớn và hung hãn vô cùng. Những rắn rết, thuồng luồng, cá mập thi nhau xô đến tìm mọi cách quật đổ thuyền và nhấn chìm ngƣời cầm lái. Đất trời đảo điên, lòng ngƣời điên đảo, con ngƣời vật lộn với thủy quái, màu đen huyền bí nhƣ thôi miên, lôi kéo bằng đƣợc kẻ vấy bẩn ngoan cố bám biển làm ô uế biển. “Mắt nhìn đƣờng chân trời đen sẫm, anh (Palani) cứ thế chèo thuyền đi, không để ý nƣớc thấm vào thuyền.” [43; 274]. Palani nhƣ bị màu đen sẫm ma quái ấy dẫn dắt, dụ lừa dấn sâu vào tròng, khó bề thoát khỏi. “Sự yên lặng ở đây cũng có một cái gì khác thƣờng. Biển không xanh mà trông nhƣ đen sẫm. Dƣờng nhƣ có một cái lƣỡi dài nào đang thè ra dƣới mặt nƣớc từ phía tây nam lại.” [43; 276]. Thông điệp “màu đen” cứ liên tiếp gửi tới Palani. Anh bị bủa vây bởi đêm đen và nƣớc biển đen sẫm. Trời và nƣớc quyện chặt một màu đen đặc quánh, khóa chặt mọi nẻo về với ngƣời đi biển. Palani hết sức chống chọi với biển nhƣng anh không đƣợc tự nhiên ủng hộ: “Biển sủi bọt trắng xóa, nƣớc bắn tung lên trời (…) Anh không
tìm thấy ngôi sao định tìm. Mây đen che kín bầu trời. (…) Biển không nổi sóng. Mặt biển yên tĩnh. Nhƣng màu biển đã sẫm lại và mang điềm gở.” [43; 275].
Nhận thức từ tự nhiên mang đến: màu đen là màu của bão lốc, giông tố, của bất hòa trong trời đất. Văn hóa phƣơng Đông cho rằng: màu trắng cũng là màu của cái chết, nó đại diện cho sự cằn cỗi, tang thƣơng, đau khổ và bất hạnh.Tuy vậy, nhiều khi, màu trắng (trắng bạc, ánh bạc) lại mang nguy hiểm rình rập: “Màu ánh bạc trong nƣớc của những thuồng luồng” [43; 275]. “Thuyền của Palani đang tiến về cõi hƣ vô. Anh thấy mặt trăng cất mình từ biển lên. Anh đã lọt vào một thế giới mới. Dải nƣớc mênh mông xanh rờn
đẫm ánh trăng bạc. Bỗng nhiên anh thấy hoảng sợ. Bốn bề nƣớc dâng lên tƣởng nhƣ xung quanh anh là một bức tƣờng bằng nƣớc. Bức tƣờng đó vây lấy anh. Anh phải gắng chèo mạnh và chọc thủng bức tƣờng đó. Thuồng luồng, rắn rết bò vào thuyền anh. Khắp mặt biển ánh bạc, đâu cũng có thuồng luồng.” [43; 275] Số phận của Palani bị đƣa vào hồi chung kết thảm đạm sau hàng giờ vật lộn đòi quyền chung sống với mẹ thiên nhiên vĩ đại. Cái chết của Palani phải chăng là đòn trả thù thẳng tay của tự nhiên trƣớc đổi thay, những ứng xử trái đạo vô phép của con ngƣời? Con ngƣời chƣa kịp nhận ra, cũng chƣa kịp phòng bị ứng phó cơn thịnh nộ thì đã hứng chịu trọn vẹn hết những khổ đau tận cùng.
Ngƣời dân chài cả một đời bám biển để sinh sống. Họ coi mình vẫn là những đứa con ăn bám mẹ thiên nhiên. Thiên nhiên đƣợc coi là một cơ thể sống hoàn chỉnh: một ngƣời phụ nữ quyền thế bởi sự chở che. Bởi thế, họ tôn trọng tất cả những gì thuộc về ngƣời phụ nữ. Họ không đánh cá vào những ngày nƣớc biển đỏ. Màu đỏ khi Mẹ Biển đến kỳ “kinh nguyệt”. Ở khắp mọi nơi, máu đều đƣợc coi là phƣơng tiện truyền dẫn sự sống. Máu chính là sự sống. Đôi khi, máu cũng đƣợc coi là bản nguyên của sự sinh thành. Máu còn
ứng với nhiệt, nhiệt của sự sống và nhiệt của cơ thể, trong thế đối lập với ánh sáng, ứng với hơi thở và với tinh thần. Cùng quan niệm ấy, máu là bản nguyên của thân xác và là phƣơng tiện để truyền dẫn những đam mê.
Máu tƣợng trƣng cho tất cả những gì liên quan đến lửa, với sức nóng và sự sống, gắn với mặt trời. Tất cả những gì là đẹp, quí phái, hào hiệp, cao thƣợng đều gắn với những giá trị đó. Máu cũng tham gia vào ý nghĩa tƣợng trƣng phổ quát của màu đỏ. Máu bao gồm một biểu tƣợng kép: máu của Trời, gắn với Mặt Trời và Lửa; máu kinh nguyệt gắn với Mặt Đất và Mặt Trăng. Qua hai cặp đối lập này, ta nhận ra đƣợc tính nhị nguyên cơ bản của ánh sáng và bóng tối. Ở nhiều nơi tại Ấn Độ, ngƣời ta coi máu ngƣời là cần thiết cho việc tái sinh theo chu kì của Mặt Trời vì nó chứa mầm sống, là sức mạnh nội tại của con ngƣời, là tƣợng trƣng cho sự can đảm và sự trung thành, chân thực. Trong Mahabharata, máu đƣợc đề cập đến 22 lần, chủ yếu là qua hai màu “đỏ thắm” và “đỏ lòm”. Đặc biệt, là hình ảnh của máu đƣợc ví với sắc thắm của hoa rừng. Điều này cũng xuất hiện trong sử thi Ramayana: Máu chảy tuôn khắp thân mình, trông nhƣ hai cây Kinxuka phủ đầy hoa đỏ thắm.
Chẳng có ai lại tinh tế hơn một ngƣời dân chài trong việc anh ta nhận ra biển biến sắc: “Rồi một hôm thay đổi màu sắc. Nƣớc biển đỏ sẫm. Ngƣời dân chài bảo rằng đó là lúc Nữ Thần Biển đến kỳ kinh nguyệt. Trong mấy ngày sau thời kỳ này, ngoài biển không có lấy một con cá nào. Sau hai ba ngày nhàn rỗi, Chemban không ngồi yên đƣợc nữa. Ông tự hỏi cớ sao không đi ra xa hơn nữa ngoài biển, đi quá chân trời nhƣ dân chài thƣờng nói, để tìm cá. Ông đi gọi ngƣời của ông đến thuyền và đem việc này ra bàn. Không một ai muốn trả lời ông. Dân chài ở bờ biển này rất ít khi đi biển vào những ngày nhƣ thế. Khi Nữ Thần Biển có kinh thì họ không dám ra khơi (…) Thời kỳ trống rỗng ấy kéo dài ít lâu. Trong làng ai nấy đều dần dần tiêu hết những thứ gì đã dành dụm (…) ngay các chủ thuyền cũng chẳng còn gì.”[43; 85] Chỉ
nhìn sắc màu nƣớc biển mà không dám làm biển nổi giận, đến nỗi cả làng sắp chết đói, xung đột, cãi vã xảy ra thƣờng ngày, ngƣời ta tìm mọi cách để có cái ăn (bán hay đổi những của cải quý giá), chứ nhất định không chịu cùng Chemban đi biển kiếm cá tôm.
Tƣ tƣởng sùng kính, tôn sợ làm nảy sinh mâu thuẫn với quan điểm: đi biển hay không đi biển, khai thác hay không khai thác, phá luật hay không phá luật, chết đói hay tồn tại. Chemban vẫn khăng khăng giữ quan điểm dù gì cũng cần phải kiếm sống và tích cóp. Ông chỉ trích số đông: “Mặc cho chúng nó khổ! Hễ kiếm đƣợc đồng tiền là chúng lại nhảy nhót đùa giỡn. Rồi lại Alâypây ăn tiêu bừa phứa. Vợ ở nhà thƣờng thì không có cái che thân, nhƣng hễ có tiền trong tay là y nhƣ rằng chúng lại vác về những thứ quần áo mỏng manh sang trọng. Những lúc ấy, chân chúng không giẫm lên đất đâu. Thế thì bây giờ cứ để mặc chúng ngồi đếm sao trên trời. - Ngƣời dân chài không cần cần dành dụm, Chakki nói lên một chân lý lâu đời.” [43; 88]. Chemban là ngƣời thực tế, hăng say lao động nhƣng trong con mắt dân chài ông ta chứa một bụng tham. Khi ngƣời dân sợ nữ Thần Biển nổi giận nhất chính là lúc Chemban làm ăn táo tạo nhất và kiếm đƣợc nhiều nguồn lợi từ biển nhất. Nhận thấy rõ của cải từ những chuyến thuyền đánh bắt xa bờ của Chemban nhƣng số đông vẫn không dám “coi trời bằng vung” nhƣ Chemban. Họ ở nhà chờ Nữ Thần Biển hết ngày “khó ở”, mặc cho trong nhà trống rỗng không còn có một cái gì để ăn.Mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trƣờng đƣợc phơi bày trực tiếp.
Thiên nhiên đa dạng, muôn màu, muôn vẻ: đỏ rực, đen sẫm hay ánh bạc chính là một ký hiệu của tự nhiên, con ngƣời cần đọc và giải mã ký hiệu. Lập tức, bằng kinh nghiệm truyền đời, con ngƣời nhận ngay ra nội dung ký hiệu: tai họa. Thiên nhiên nhuốm đƣợm màu đen chủ đạo. Chính màu sắc là biểu tƣợng cho những an bình hoặc những lo lắng, biểu trƣng cho cuộc sống
hoặc thanh nhàn hoặc khó khăn. Tác phẩm tập trung và miêu tả trạng thái tự nhiên chìm trong gam trầm đen sẫm, là biểu tƣợng ý thức về nỗi bất an sinh thái thông qua màu sắc.
Màu sắc đƣa đến những cái nhìn chính xác hơn về “tính tình”, về bản chất của tự nhiên. Đặc điểm biến sắc là đặc điểm tự nhiên tự bộc lộ mình, phát ngôn chân thật và giao tiếp với con ngƣời. Từ đó, con ngƣời hiểu tự nhiên, có suy nghĩ và ứng xử phù hợp, cân đối hài hòa. Đó cũng đƣợc coi là một trong những “tính cách” của tự nhiên mà con ngƣời cần tôn trọng. Con ngƣời sợ từng thay đổi nhỏ trên gƣơng mặt tự nhiên, không phải quan sát tự nhiên nữa mà cảm nhận và thấu hiểu cơ thể tự nhiên. Thiết nghĩ, đó là một nét