Biểu tƣợng con thuyền

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết mùa tôm của thakazhi sivasankara pillai nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 70 - 77)

Chƣơng 1 GIỚI THUYẾT CHUNG

3.2. Biểu tƣợng con thuyền

Việc làm ăn trên sông nƣớc đã khiến cho con ngƣời kết một duyên kiếp không thể nào dứt ra đƣợc với những công cụ đánh bắt nhƣ thuyền, lƣới... Từ đây, tín ngƣỡng và ngôn ngữ thuộc nghề đánh cá đã tạo nên những giá trị văn hoá bản địa độc đáo đƣợc duy trì từ đời này sang đời khác.

Thuyền là một công cụ quan trọng trong nghề đánh bắt thủy hải sản. Ngƣời và thuyền đƣợc gắn liền với nhau, thuyền là "sợi dây sinh mệnh" của ngƣ dân. Ngƣ dân thƣờng nhân tính hóa, sinh mệnh hóa con thuyền.

Lịch sử hàng hải của Ấn Độ đƣợc cho rằng ra đời trƣớc sự ra đời của nền văn minh phƣơng Tây. Ngay trong nền văn minh đầu tiên của Ấn Độ- Harappan, hải cảng đầu tiên trên thế giới đƣợc xây dựng tại Lothal khoảng 2300 năm trƣớc Công nguyên. Ngay từ xa xƣa ngƣời dân Ấn Độ đã lợi dụng điểm mạnh của địa hình để phát triển ngành thƣơng mại qua việc vận chuyển hàng hóa bằng con đƣờng giao thông bằng đƣờng thủy. Không chỉ với những bằng chứng sử học, khảo cố học mà văn học cũng nhƣ nghệ thuật của Ấn Độ ngay từ thời kì cổ đại đã chứng minh sự phát triển của ngành vận tải biển. Trong thời kì Rig Veda ngƣời Ấn đã có những cuộc giao thƣơng và buôn bán với các quốc gia khác mà cụ thể là ngƣời Ai Cập thông qua trung gian là ngƣời Lƣỡng Hà. Mặt hàng buôn bán chủ yếu trong thời kì này chính là vàng và hƣơng liệu. Các tác phẩm của thời kì Atharva Veda thì những con tàu này đƣợc trang bị những thiết bị tiên tiến nhất, đƣợc thiết kế rộng rãi, thoải mái cùng với các chất liệu làm con tàu tiến bộ hơn. Nhƣ vậy, văn minh từ cổ xƣa đã sớm có con thuyền, với ngƣời dân Ấn thuyền trở thành một trong những biểu tƣợng của văn minh sông Ấn, sông Hằng.

Làng chài Niakunnam của Karuthamma, cuộc sống vẫn bám theo từng chuyến ra khơi. Vì thế, mọi hoạt động của làng chài cũng chỉ xoay quanh con thuyền đánh cá. Không có gì ngạc nhiên nếu con thuyền lại trở thành nhân vật trung tâm ở ngôi làng nhỏ bé, không có nghề gì khác ngoài nghề chài lƣới. Dân làng ở đây chỉ có con thuyền là phƣơng tiện sinh sống. Bởi vị trí to lớn nhƣ thế nên đƣơng nhiên con thuyền trở thành món tài sản vô cùng có giá trị, không phải gia đình nào cũng có đƣợc (kể cả những ngƣời có tiền). Theo quy định của làng chài, chỉ những ngƣời thuộc đẳng cấp trên của dân chài mới đƣợc phép tậu thuyền. Cả làng, những ngƣời có thuyền không phải là nhiều, kéo theo tất cả đàn ông trai tráng trong làng tập trung làm việc cho một số chủ thuyền. Thuyền trở thành phƣơng tiện chính mang lại nguồn sống cho cả làng, thuyền chính là “là máu thịt của biển” [43; 263].

Con thuyền lớn với nhiều trai tráng mạnh mẽ tay chèo ra khơi, kéo về đầy khoang tôm cá có sức hấp dẫn, cuốn hút đặc biệt với đàn ông làng chài. Tậu đƣợc thuyền lớn, có nhiều nhân công trên thuyền và mang nguồn lợi vô tận ngoài khơi xa về cho cả làng no ấm là những chiến tích vĩ đại trong cuộc đời và sự nghiệp đàn ông ngƣ phủ. Thuyền giúp họ thực hiện ƣớc mơ “tráng trí bốn phƣơng”, và khẳng định vai trò trụ cột trong gia đình, ngoài xã hội. Con thuyền gắn với sức mạnh của ngƣời đàn ông, sức mạnh cơ bắp, sức mạnh ý chí và sự giàu có. Mọi vấn đề xoay quanh con thuyền đều có sự tham dự của cộng đồng. Nó trở thành vấn đề của cộng đồng.

Pillai xây dựng rất nhiều chi tiết xung quanh con thuyền. Cá nhân mua thuyền nhƣng cần có sự đồng ý của trƣởng làng; trƣởng làng phải nhận đƣợc lễ lạt của ngƣời tậu thuyền. “Thời xƣa, trƣởng làng chỉ cho phép ngƣời Valakkaran tậu thuyền và lƣới. Ngay hồi đó, ngƣời Valakkaran cũng phải đến lễ lạt trƣởng làng rồi mới đƣợc phép” [43; 78]; thuyền hạ thủy cần có sự chứng kiến của đông đủ dân làng trong một nghi lễ trang nghiêm. “Hôm sau,

từ tờ mờ sáng, hầu hết dân làng đã tụ tập ngoài bãi để dự buổi hạ thủy chiếc thuyền của Chemban. Nhƣ thƣờng lệ, khi có một chiếc thuyền mới xuống nƣớc thì tất cả các thuyền khác trên bãi đều phải ra biển cùng một lúc.” [43; 67], họ đoán tƣơng lai con thuyền nhờ vào dáng thuyền, hƣớng thuyền; chuyến ra khơi đầu tiên khi trở về đều nhận đƣợc sự hào hứng ngóng trông của cả cộng đồng ngƣ dân, họ cũng tụ tập đón thuyền, cùng đoán xem thuyền đánh bắt nhiều nhất là loài cá nào. “Bây giờ đoàn thuyền đang trên đƣờng trở về, lƣớt trên ngọn sóng. Đã biết là cá gì rồi nên trên bờ ồn ào, nhốn nháo (…) họ nhận ra ngay chiếc đi cuối cùng đang lao vùn vụt nhƣ chim bay, lƣớt nhẹ từ ngọn sóng này sang ngọn sóng khác. Khoang thuyền xem ra có vẻ đầy ắp cá.” [43; 76]. “Đoàn thuyền tiến vào bờ nhƣ một đám rƣớc lớn. Bên trên bay lƣợn những con hải âu. Tiếng reo hò phấn khởi vang xa tít ngoài khơi”(…) đám trẻ con xúm xít quanh thuyền.” [43; 76].

Hình ảnh chủ thuyền Chemban oai vệ bên chiếc thuyền dũng mãnh nhƣ tạc giữa biển khơi. “Đứng ở mũi lái chiếc thuyền đi đầu là Chemban. Không phải là đứng, ông khác nào đang nhảy múa, mái chèo cái của ông đang vẽ thành những vòng tròn, một nửa vòng trong nƣớc, một nửa vòng trong không khí. Tƣởng nhƣ ông đang đứng trong không trung, bên trên mặt thuyền. Và chiếc thuyền tƣởng nhƣ lƣớt cao bên trên đỉnh sóng, chỉ thỉnh thoảng mới chạm nhẹ vào ngọn sóng. Đó là một cảnh tƣợng huy hoàng. Ai nấy đều cảm thấy chiếc thuyền ấy có một cái gì hùng vĩ.” [43; 76]. Để đạt đƣợc sự ngƣỡng mộ đó, Chemban đã dùng mọi cách: lợi dụng lòng tốt của Palani, đôi khi là mƣu tính thủ đoạn để có đƣợc thuyền, không phải một mà là hai cái. Đẳng cấp dân chài của Chemban không cho phép ông đƣợc tậu thuyền. Nhƣng tại sao Chemban lại gạt đi tất cả mọi tập tục để có đƣợc thuyền? Karuthamma nhận ra “ông đã phá vỡ một nề nếp lâu đời, rất lâu đời” [43; 59].

Không điều gì có thể lý giải cho giấc mơ thuyền lƣới của Chemban ngoài bản năng sinh tồn, ƣớc mơ no đủ, khát vọng chinh phục tự nhiên. Chemban thúc giục mọi ngƣời lao động không ngơi nghỉ, bản thân ông nỗ lực hết mình, những toan tính dự định của Chemban dƣờng nhƣ không có điểm dừng. Lối suy nghĩ của Chemban đi ngƣợc lại tất cả nề nếp của làng chài. Ông xé rào vƣợt qua luật lệ, xé bỏ vị trí đẳng cấp dân chài, chủ trƣơng khai thác biển bất cứ khi nào có sức khỏe (đi biển nhiều lần trong ngày, đi biển ngay cả trong những ngày Nữ Thần Biển không đƣợc vui vẻ), không bán cá cho những ngƣời không có tiền, không cho trẻ con vơ vét cá rơi vãi trên thuyền (những điều mà dân chài coi nhu luật nhƣ lệ hàng ngày). Xét trong toàn tác phẩm, Chemban bộc lộ là con ngƣời có lòng tham và sự hãnh tiến lớn nhất. Ƣớc mơ đó của Chemban xét về khía cạnh phấn đấu sinh tồn của con ngƣời hoàn toàn đƣợc cổ vũ. Tuy nhiên, Chemban vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của vợ, con, cộng đồng. Bất kể ngƣ dân nào cũng muốn có nhiều cá tôm mỗi ngày, nhƣng hành động của Chemban đƣơng nhiên lại là hành động khai thác biển bừa bãi và vô độ. Vì thế mà không một ai ủng hộ ông. Ông sẽ làm Nữ Thần Biển nổi giận. Nhƣ vậy, mâu thuẫn xuất hiện, giữa việc một bên là nhu cầu thiết yếu của con ngƣời: cái ăn, cái mặc và một bên là nguyên tắc bảo bệ tự nhiên, mà bên nào lấn tới đều phá vỡ chỉnh thể: chỉnh thể nề nếp, chỉnh thể tự nhiên, đều sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Pillai đã đƣa ra mâu thuẫn có tầm quan trọng toàn cầu về giải quyết mối quan hệ giữa con ngƣời và môi trƣờng. Khi con ngƣời coi mình là trung tâm, sự tiến bộ vƣợt bậc của khoa học kỹ thuật mang đến cho con ngƣời niềm tin “chinh phục tự nhiên” thì tự nhiên lại mạnh mẽ đứng lên đòi sự công bằng, đòi sự tôn trọng, phản ứng bằng cả những cảnh báo và trừng phạt loài ngƣời. Mâu thuẫn này còn gây tranh cãi đến ngày nay, và không thể giải quyết trong một sớm một chiều, không thể xử lý trong vòng một vài năm. Con thuyền

biến ý niệm, ƣớc mơ, khát vọng vô hình thành hữu hình, cụ thể hóa; cũng là vật mà con ngƣời trao gửi đạo đức và thực hành đạo đức đối với tự nhiên.

Pillai đã để cái kết cay đắng nhất dành cho những nhân vật mạnh mẽ bất khả chiến bại nhất cuốn tiểu thuyết. Chemban trắng tay khi tuổi già ập đến. Tất cả buộc phải từ bỏ ông. Chakki - vợ ông - chết vì buồn rầu, đau khổ; Karuthamma - con gái ông - chịu cuộc đời điều tiếng và cái chết tất yếu, gia sản suy yếu. Tuy nhiên, dƣờng nhƣ điều làm cho Chemban khổ tâm, dày vò nhất lại không phải là những biến cố lớn trên. Pillai nói nhiều đến hơn cả trong diễn biến tâm trạng của Chemban lại là những luyến lƣu với con thuyền. “Và một buổi sáng đẹp trời, ngƣời ta lại thấy ông cầm lái, duy có điều ông không đứng mà ngồi. Con thuyền không còn cái đà dũng mãnh xƣa kia nữa. Nó không còn lao mình về phía trƣớc. Các tay chèo kéo mạnh mái chèo. Nhƣng chân Chemban lại run rẩy. Ông không giữ đƣợc thăng bằng ngón chân cái trên cái gờ hẹp của thuyền ông nhƣ xƣa. Có lẽ ông sợ. Sự phát đạt của Chemban đã kết thúc rồi ƣ? Ông không còn là con chim bay đi và trở về với mẻ cá lớn nhất làng nữa ƣ? Thuyền của ông bây giờ chỉ chạy nhƣ mọi con thuyền khác.” [43; 190]. Chemban buồn đến không ăn uống, “cố ghìm mình không khóc. Ông không rỏ ra một giọt nƣớc mắt nào” nhƣng Chakki thấy rõ “Vẻ kiêu hãnh và sức mạnh của chồng đã tàn lụi”, Chemban bất lực thừa nhận: “Chân tôi không đứng vững nổi nữa rồi (…). Tôi sẽ làm đƣợc việc gì?” [43; 211]. Từ đó hai con thuyền hoành tráng một thời cũng ngủ yên theo bƣớc chân của Chemban. Có thời Chemban đã tự thỏa mãn về sự nỗ lực không ngừng của mình. Ông từng có trong tay đến hai con thuyền dũng mãnh. Thuyền của ông đã từng đánh bại tất cả các con thuyền khác trong làng, đã thu về không biết bao nhiêu nguồn lợi từ biển làm lợi cho gia đình và làm đời sống dân chài khấm khá hơn. Thuyền thể hiện cho khát vọng khai thác, khám phá và chinh phục tự nhiên không riêng của Chemban. Khát vọng đó có thể đi

đến đỉnh cao nhƣ mong muốn của con ngƣời, nhƣng cuối cùng, đời ngƣời hữu hạn, vẫn tự bất lực trƣớc thời gian vô thủy vô chung của tự nhiên.

Con thuyền của Chemban đẹp trong sự dũng mãnh, làm giàu. Con thuyền Palani đẹp trong sự đối chọi với cơn thịnh nộ gớm ghê của biển. Pillai đã dành nhiều trang cuối miêu tả con thuyền mang sức mạnh có tên Palani. Pillai đã xây dựng những hình ảnh đối lập trong cuộc đời chàng trai Palani xoay quanh những có - không, đƣợc đặt trong mối quan hệ với sinh thái biển: không gia đình, không ngƣời thân thích, nhƣng có cả biển là nhà; không có thuyền nhƣng có sức khỏe và giỏi tay chèo. Biển là máu thịt của Palani. Chỉ ngƣời con của biển mới hiểu cảm xúc của Palani khi bị ruồng rẫy khỏi mẹ biển. “Palani không kiềm chế nổi những sức mạnh đã đƣợc lay tỉnh trong ngƣời anh. Anh nhảy ào xuống biển. Phải đuổi theo con thuyền một lần nữa xác định lại quyền sống của mình. Nhƣ một con hải cẩu, nhƣ một sinh vật kỳ vĩ của biển cả, anh lao mình về phía trƣớc. Nhƣng một con sóng khổng lồ đã ập lên đầu anh. Chỉ một lát sau nó đã rút hết sức lực của anh và hất anh lên bờ, nằm sóng soài trên cát.” [43; 214]. Bị bứt ra khỏi môi trƣờng sống, Palani không khác chú cá bị vứt lên bờ. Tủi hờn, khổ đau, tuyệt vọng, bất lực, khiến Palani điên dại. Anh lao thuyền ra biển dại cuồng, quyết liệt nhƣ tìm lại bản thân. “Palani nghiến răng nói: - Kẻ nào dám bảo rằng tôi không xứng đáng đi biển nữa? Tôi sinh ra để làm việc trên biển. Mọi thứ có trong biển đều là của tôi. Kẻ nào dám tƣớc đoạt quyền của tôi? - Đầu óc anh tràn ngập những ý nghĩ về các quyền của ngƣời đánh cá biển. Anh là ngƣời thừa kế một kho tàng vô tận.” [43; 217], “Cuộc hủy diệt tàn khốc này có bao giờ chấm dứt hay không?” [43; 285]. Câu hỏi đặt ra khi con thuyền của Palani bị “cuốn vào một xoáy nƣớc rồi chìm nghỉm nhƣ một tảng đá.” [43; 285]. Câu hỏi buông bỏ giữa chừng không một lời giải đáp lại có sức ám ảnh. Pillai không muốn chỉ đặt ra thắc mắc về số phận Palani mà chính ông đang thắc mắc về số phận, về

chỗ đứng của mọi số phận con ngƣời trƣớc tự nhiên, đồng thời khẳng định: con ngƣời đừng nỗ lực chứng minh sức mạnh trƣớc tự nhiên làm gì, tự nhiên sẽ luôn trả lời bằng những “cuộc hủy diệt tàn khốc” và dành cho con ngƣời hai chữ thất bại.

“Chỉ có một vì sao lẻ loi hiện ra lấp lánh. Đó là sao Arunđati của những ngƣời đánh cá, ngôi sao chỉ đƣờng cho họ, nhƣng đêm ấy ánh sao dƣờng nhƣ mờ đục.” [43; 285]. Luôn có sợi dây liên hệ chặt chẽ nhƣng vô hình giữa số phận một con ngƣời và tự nhiên. Chuỗi liên kết có logic nguyên nhân - kết quả không phải lúc nào loài ngƣời cũng nhận ra; chỉ khi hậu quả phơi bày con ngƣời mới giật mình thức tỉnh, nhƣng đã muộn. Thuyền Palani bị nhận chìm nhƣ một điều tất yếu. Ƣớc mơ của con ngƣời bị sụp đổ. Khát vọng chinh phục tự nhiên ngàn đời của con ngƣời bị thiên nhiên đánh đắm. Điều đó chứng minh cho một sự thực hùng hồn: thiên nhiên có sức mạnh lớn lao và có quyền năng riêng của nó; con ngƣời nên nhận thức nó nhƣ một chân lý bất di bất dịch, từ đó mà có cách ứng xử cho phù hợp. Thiên nhiên ban tặng cho con ngƣời nhiều “vàng” nhƣng không vì thế mà con ngƣời khai thác thiên nhiên vô độ hay coi thƣờng thiên nhiên, bắt thiên nhiên quy phục con ngƣời. Đó là điều không tồn tại. Tự nhiên chỉ có thể chấp nhận đƣợc mối quan hệ ràng buộc, bất ly nhƣng hài hòa. Tự nhiên rất “sòng phẳng”: có cho và có nhận, không đơn phƣơng một chiều.

Bi kịch của Palani mang sự trỗi dậy mạnh mẽ của bản năng loài; bi kịch loài ngƣời bị truất ngôi và giải thiêng; bi kịch của kẻ mang nguồn ham sống quyết liệt mà bị bóp chẹt đƣờng sống bởi chính nguồn sống của mình.

Nhƣ vậy, dù có dũng mãnh đến đâu, trƣớc bão tố cuồng phong, trƣớc cơ thịnh nộ kinh hoàng của biển, những con thuyền bất khả chiến bại cũng bị biển nuốt chửng: thuyền Palani bị nhận chìm “Con thuyền sau đấy lại bị cuốn vào một xoáy nƣớc rồi chìm nghỉm nhƣ một tảng đá.” [43; 285]. Thuyền

Chemban bị lật úp. “Bỗng Parikutti nghe thấy một tiếng cƣời ghê rợn. Anh quay lại. Ngay gần đấy, có chiếc thuyền Chemban nằm lật úp. Nó nằm ở đó từ mấy hôm nay. Mũi thuyền dựng ngƣợc, đuôi thuyền chúc xuống. Mũi thuyền trông nhƣ đang gắng sức vƣơn lên để nhìn đi đâu đó bên kia đƣờng chân trời. Có cái gì đó đang vẫy gọi nó từ xa. Con thuyền rất quen biển. Nó là máu thịt của biển. Chỉ chạm vào là nó sẽ chồm lên lao vun vút trên ngọn sóng. Đó là chiếc thuyền đã từng có thời thuộc về Palikunnat Kandankoran lừng danh. Đó là chiếc thuyền luôn luôn đánh đƣợc mẻ cá lớn nhất. Một chiếc thuyền đƣợc ban phúc lành: một chiếc thuyền lƣớt trên mặt nƣớc nhƣ chim bay.” [43; 263]. Biểu tƣợng của sức mạnh và khát vọng sụp đổ. Thiên nhiên trả lời con ngƣời bằng cách dạy cho con ngƣời bài học nhận thức về giới hạn của sức mạnh và

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết mùa tôm của thakazhi sivasankara pillai nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)