Biể n vị trí tối thƣợng

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết mùa tôm của thakazhi sivasankara pillai nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 28 - 37)

Chƣơng 1 GIỚI THUYẾT CHUNG

2.1. Biể n vị trí tối thƣợng

Trong cuộc sống, không có một cá thể nào tồn tại đƣợc lại mà tách rời môi trƣờng xung quanh. Môi trƣờng sinh thái đƣợc hiểu là: toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con ngƣời, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời. Các yếu tố tạo thành môi trƣờng nhƣ không khí, đất, nƣớc, âm thanh, ánh sáng, cây cối, khu dân cƣ,... Trong môi trƣờng của mình, các nhân vật sống và thực hiện các sinh hoạt đời thƣờng, vui chơi, hờn giận, yêu thƣơng, bực dọc,...cũng là bộc lộ trí tuệ, ứng xử, văn hóa, nhân cách.

Trong văn học, hầu hết các tác phẩm đều hiện hữu trong nó một “môi trƣờng sinh thái” hoặc xuất hiện yếu tố sinh thái nào đó. Ngắn đến tối giản nhƣ thơ Hai-cƣ nhƣng bài nào cũng có “quý ngữ” - từ chỉ mùa. Bài trực tiếp miêu tả thiên nhiên: “Từ bốn phƣơng trời xa/Cánh hoa đào lả tả/Gợn sóng hồ Bi-oa” đến bài không chủ đích miêu tả thiên nhiên: “Mƣa đông giăng đầy trời/Chú khỉ con thầm ƣớc/Có một chiếc áo tơi” hay “Đất khách mƣời mùa sƣơng/Về thăm quê ngoảnh lại/Ê-đô là cố hƣơng”.

Khảo sát yếu tố sinh thái trong một tác phẩm cần phân biệt: tác phẩm có hoặc không có hình ảnh thiên nhiên nhƣng chắc chắn phải là một tác phẩm chứa tƣ tƣởng sinh thái. Mùa tôm của Thakazhi Sivasankara Pillai có đồng thời hai yếu tố: thiên nhiên, môi trƣờng sinh thái và tƣ tƣởng, văn hóa sinh thái.

Thiên nhiên trƣớc hết xuất hiện với tƣ cách bản thể, nó là chính nó. Bao bọc lấy Mùa tôm là biển - một vùng biển miền Nam Ấn Độ. Biển muôn đời vẫn tồn tại những đặc tính nguyên thủy: lúc lặng sóng bình yên, khi cuồng phong bão táp. Cuộc đời của biển cũng không thể tách rời khỏi làng chài

Niakunnam (gần làng Thakaji, bang Kerala quê tác giả) thuộc những bang nghèo nhất Ấn Độ. Thiên nhiên và toàn bộ sinh hoạt của con ngƣời và đều nằm trong khoảng không gian từ làng chài nhìn ra biển cả bao la. Mở đầu là hình ảnh Karuthamma và Parikutti đùa giỡn cƣời vang trên bãi biển, kết thúc cũng là hình ảnh xác họ ôm nhau bị sóng đánh dạt vào bờ biển. Đôi trẻ cũng nhƣ bao lớp dân chài trọn đời gắn chặt với không gian quen thuộc đó. Sinh ra, lớn lên rồi chết cũng chƣa một lần rời xa biển quê hƣơng. Biển chính là môi trƣờng sống, không gian chủ đạo xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm.

Ngƣời dân làng Niakunnam gắn bó máu thịt với biển. Mọi sinh hoạt trong cuộc sống thƣờng ngày đến những việc hệ trọng nhƣ lễ hạ thuyền, lễ cƣới, đợi mùa tôm về...đều đƣợc miêu tả tỉ mỉ, không tách rời Nữ thần Biển. Pillai đã giúp ngƣời đọc (dù xa lạ với Ấn Độ) cảm nhận rất rõ nét về đời sống của ngƣời dân miền biển Nam Ấn. Thậm chí, thời gian biểu lặp đi lặp lại trong cuộc sống thƣờng nhật của họ - khoảng thời gian một ngày - diễn ra sinh động nhƣ chính ngƣời đọc đƣợc trải nghiệm cùng họ. Sớm tinh mơ, trai tráng trong làng đã tập hợp nhau lại và mạnh mẽ vững tay chèo ra khơi xa đánh cá trên những chiếc thuyền lớn; những ngƣời phụ nữ ở lại trên bờ, làm việc nhà và luôn niệm cầu cho chồng con đƣợc bình an trở về; xôn xao, náo nhiệt nhất là lúc thuyền cập bến, hoạt động mua bán diễn ra sôi nổi. Dân làng đến thuyết phục các chủ thuyền bán cá cho mình. Phụ nữ nôn nóng, bàn tán chờ có phần. Trẻ con hào hứng nô đùa hòa trong cảnh đông vui. Cuộc đời họ buồn vui theo từng mẻ cá tôm, theo từng bóng thuyền ra khơi và trở về, theo từng luồng nƣớc và con sóng.

Thiên nhiên sinh thái quyện chặt với mỗi ngƣời dân chài. Biển cho họ bầu không khí ngập tràn thoáng đãng, cho họ không gian vô biên và nguồn thực phẩm dồi dào. Thiếu biển, ngƣời dân chài không thể sống.

Hơn thế nữa biển là môi trƣờng cƣ dân làng chài gửi gắm những giá trị văn hóa: tâm hồn, tình cảm, thái độ, phong tục tập quán,…Tình cảm thiêng liêng nhất, ngƣời nhất là tình yêu cũng không thiếu bóng hình biển. Biển hòa nhịp, đồng điệu với tình yêu đôi lứa. Biển là kẻ thứ ba chứng kiến tình yêu trong sáng và sâu sắc của Karuthamma và Parikutti từ thuở ban đầu đến phút cuối đời: lãng mạn bên biển, tỏ tình bên biển, hẹn hò bên biển, chia tay bên biển và tìm đến cái chết cũng trên biển. Vầng trăng dõi theo họ nhƣ để khắc nhớ một tấm chân tình mãnh liệt. Biển hòa trong với buồn vui cuộc sống: Cả làng chài đổ ra bãi biển mong ngóng thuyền của Chemban trở về sau chuyến ra khơi đầu tiên. “Từ tờ mờ sáng, hầu hết dân làng đã tụ tập ngoài bãi để dự buổi hạ thủy chiếc thuyền của Chemban. Nhƣ thƣờng lệ, khi có một chiếc thuyền mới xuống nƣớc thì tất cả các thuyền khác trên bãi đều phải ra biển cùng một lúc.”[43; 67]. Họ háo hức đợi chờ, kháo nhau xem thuyền đánh bắt đƣợc những gì. Karuthamma khi lấy chồng không muốn xa rời làng chài thân yêu, cô bƣớc chân sang làng chài khác và cảm nhận biển nơi đó không hiền hòa nhƣ vùng biển quê mình: “Karuthamma cho rằng ở làng mới ngay biển cả trông cũng khác. Nƣớc biển cũng không giống ở quê nhà. Biển ở đây bản tính không yên lặng. Ở sâu dƣới lòng biển ẩn nấp những luồng nƣớc phản phúc có thể chồm lên mặt biển bất cứ lúc nào. Ngay những hạt cát ở đây cũng mang màu sắc khác”[43; 155]. Thiên nhiên ẩn chứa những âu lo, sự bất an của con ngƣời. Khi Palani bị chối bỏ khỏi cộng đồng dân chài, những cơn cuồng giận nổi lên và quyết tâm bám trụ biển, khẳng định anh là ngƣời con của biển cả, anh sống nhờ biển và chết cũng ở biển… Tất cả, tất cả đều nhập tan cùng sóng.

Nếu Pillai chỉ nói đến vai trò của biển ở góc độ môi trƣờng sống thì tác phẩm chƣa phát lộ đƣợc những điều mới mẻ về thiên nhiên. Pillai rất nhấn mạnh vị trí số một, duy nhất của biển.Với dân làng chài, biển là “Mẹ thiên

nhiên”, là “Nữ thần”. Biển có vị trí tối thƣợng. Biển có quyền sinh quyền sát đối với con ngƣời, con ngƣời hoàn toàn phụ thuộc vào biển. Biển không chỉ mang lại cho dân chài niềm vui, biển còn mang đến những đe dọa khôn lƣờng. Đặc điểm nhiên nhiên miền Nam Ấn Độ vô cùng khắc nghiệt nên con ngƣời phải gồng mình vật lộn, chống chọi với thiên nhiên, mƣu sinh đảm bảo cuộc sống. Thiên nhiên sống đúng với bản thể của mình: thật thà, ngay thẳng, khi hiền hòa, lúc cuồng phong giông bão. Chỉ có con ngƣời là loài sống thoát xa bản thể nhất, xa bản chất hồn nhiên và “thiên lƣơng” vốn đƣợc vũ trụ ban tặng. Phải chăng Pillai đang nhấn mạnh vào tiếng nói quyền năng của biển - của tự nhiên. Văn học truyền thống thƣờng đề cao tiếng nói thống trị của con ngƣời, khi con ngƣời lên tiếng thì tự nhiên yên lặng, không có cơ hội phản hồi (hay con ngƣời đã ngủ sâu trong ý niệm về tự nhiên không tiếng nói?). Trong tiểu luận Nature and Silence, Christopher Manes sử dụng lí thuyết của Michel Foucault để xem xét việc những diễn giải Kinh Thánh cũng nhƣ văn học truyền thống đã kiến tạo, tạo dựng nên huyền thoại một tự nhiên câm tiếng nhƣ thế nào. Ông chỉ ra rằng những diễn ngôn văn hóa đã liên tục biến thế giới tự nhiên từ một hiện hữu có tinh thần sang thành một hiện diện thuần túy mang tính biểu tƣợng, từ một chủ thể có tiếng nói sang thành một khách thể câm lặng, và kết quả là, trong nền văn hoá của chúng ta: chỉ con ngƣời mới giữ vị trí của chủ thể phát ngôn: “Chúng ta càng ngày càng trở thành những kẻ kế thừa của một truyền thống văn hóa mà bên trong nó, địa vị chủ thể phát ngôn đƣợc khƣ khƣ ôm giữ nhƣ là một đặc quyền dành riêng cho con ngƣời”. Manes thể hiện một thái độ bất tín sâu sắc với các hệ thống ngôn ngữ nhân loại: “Ngôn ngữ thƣờng ngày của chúng ta, một sự mô phỏng lại những diễn giải Kinh thánh thời trung cổ và chủ nghĩa nhân văn thời Phục hƣng, với niềm tin tuyệt đối vào lí trí, trí tuệ và sự tiến bộ, đã kiến tạo một “vƣơng quốc” rộng lớn của sự im lặng, một thế giới của những khách thể “không có tiếng

nói” đƣợc gọi bằng cái tên: “Tự nhiên”, bị nuốt chửng trong những tuyên ngôn phổ quát về chân lí vĩnh hằng, về tính phân biệt, lí tính và phẩm chất siêu việt của loài ngƣời,” [61]. Ông cho rằng đã đến lúc chúng ta cần có “một ngôn ngữ hoàn toàn mới, đƣợc giải phóng khỏi sự thống trị của chủ nghĩa nhân văn...đòi hỏi một thứ ngôn ngữ của sự khiêm nhƣờng về địa vị sinh thái”. Mặc dù, Mùa tôm ra đời trong thời gian chúng ta chƣa có khái niệm về “tác phẩm văn học sinh thái”, lý luận chƣa ra đời “phê bình sinh thái” nhƣng Pillai đã để tự nhiên có một tiếng nói đặc quyền, tiếng nói ấy thể hiện sức mạnh và quyền năng thống trị đối với loài ngƣời, dù tiếng nói ấy đƣơng thời còn chƣa đƣợc nhận ra rõ rệt.

Theo phân tích truyền thống, Mùa tôm có hai nhân vật chính là Karuthamma và Parikutti; nguồn gốc gây nên mọi bi thƣơng trong câu chuyện tình của họ là những tập tục hà khắc; phê bình sinh thái đƣa ra cái nhìn khác giàu sức thuyết phục: có một nhân vật “đồ sộ” phủ bóng lên cả làng chài và điều khiển mọi số phận dân chài, đó là Nữ thần biển. Cảm thức sinh thái biển sâu sắc đã giúp nhà văn Pillai dựng nên NHÂN VẬT TỰ NHIÊN khổng lồ, có giới tính riêng với cá tính, tình cảm và hành động riêng. Nếu đặt con ngƣời và tự nhiên lên cán cân, dễ nhận thấy sự bình đẳng, phán quyết lại nghiêng lệch về phía tự nhiên. Pillai đã nâng tự nhiên lên tầm cao nhất trong tác phẩm. Quan điểm “nhân loại trung tâm luận” đã bị giải thể, lệch quyền, chuyển quyền sang “ tự nhiên trung tâm luận”. Con ngƣời bị phế truất ngôi vị.

Lịch sử văn minh Ấn Độ của Will Durant khẳng định: “Không có một xứ nào mà tôn giáo có thế lực và đóng một vai trò quan trọng bằng ở Ấn Độ

[10; 208]. Cũng không một dân tộc nào trên thế giới lại thờ nhiều vị thần nhƣ dân tộc Ấn (trên hai ngàn vị thần đƣợc thờ kính). Căn cốt tƣ tƣởng tôn giáo bắt nguồn từ một niềm kính sợ đối với tự nhiên. Đất nƣớc Ấn Độ với núi cao, vực thẳm, sông dài, tuyết phủ, mƣa lũ, khô hạn khiến con ngƣời cùng cực vật

lộn với tự nhiên mới có thể tồn tại. Dân chúng thuở hỗn độn đã cực kỳ hoang mang và chỉ có một cách lý giải duy nhất về sức mạnh của tự nhiên: có những vị thần, những đấng siêu nhiên cai quản cả vũ trụ. Kinh Veda dạy rằng: Trời cha Dyaux, Đất mẹ A-đi-ti và các thần linh ở khắp ba cõi. Trời đất, thần linh có quyền năng sáng tạo, hủy diệt, tái sinh con ngƣời, quyết định toàn bộ những gì thuộc về đời sống vật chất và tinh thần của con ngƣời. Thần thánh hóa tự nhiên không chỉ xuất hiện ở dân tộc Ấn mà khắp các vùng lãnh thổ trên địa cầu ngay từ buổi bình minh của loài ngƣời. Đó cũng là điều dễ hiểu.Và mặc dù thuở hồng hoang ngu muội của loài ngƣời đã lùi về dĩ vãng xa xƣa nhƣng cho đến tận ngày nay, thời đại mà Ấn Độ đã trở thành một nền kinh tế lớn trên thế giới, chứa trong lòng đất nƣớc cả thung lũng Silicon thì ngƣời dân Ấn vẫn giữ một niềm tin mạnh mẽ vào tín ngƣỡng thờ thần của mình. Ở thế kỷ XX, XXI đó lại là điều đáng suy ngẫm . Phải chăng, do điều kiện tự nhiên đặc biệt hơn các dân tộc khác mà ngƣời dân Ấn sớm nhận thức đƣợc sức mạnh của tự nhiên, sớm chủ trƣơng sống hòa hợp với thiên nhiên, coi trọng thiên nhiên và duy trì niềm tin đó.

Nữ thần biển của ngƣời dân làng chài không phải là đấng sáng chế mà là đấng bảo hộ đời đời kiếp kiếp. Nguồn lƣơng thực dồi dào nuôi sống vạn đời dân chài. “Ngoài biển rộng mênh mông kia, cái gì cũng có con ạ - Chakki lại nói - cái gì ngoài biển cũng có hết.” [43; 20]. “Ngƣời lại ban cho những đứa con của Ngƣời mọi thứ. Có vàng ngoài biển đấy con ạ, có vàng đấy.” [43; 20]. Và vì biển có “vàng”, “có mọi thứ” nên cả cộng đồng đều trân trọng, nâng niu và giữ gìn sự tôn kính với Nữ thần biển. Họ coi của cải họ có từ biển, từ tự nhiên là nhờ sự bao bọc, ban ơn của thần linh. Họ nhận một cách biết ơn và vô cùng kính cẩn. Nữ thần biển điều khiển mọi hành vi, suy nghĩ, tƣ tƣởng và đạo đức của họ. Ngay trong cả tiềm thức: khi thăng hoa cảm xúc sung sƣớng, vui mừng họ cũng thầm gọi Nữ thần biển; khi khó khăn đau khổ

họ cũng gọi tên Nữ thần. Mọi may mắn hay bất hạnh trong cuộc đời họ nhất mực đều do Nữ thần biển tạo ra. Họ quan niệm có luật nhân quả nhƣng đều có bàn tay sắp đặt của thần Biển, của tạo hóa, không có gì là tự nhiên mà hiện hữu. Trong tác phẩm, Pillai đề cập đến rất nhiều những “thế lực”, những rào cản cuộc sống nhƣ phong tục tập quán hà khắc, sự phân biệt giai cấp mạnh mẽ nhƣng với nhân vật, họ chỉ thấy một bàn tay nắm phủ toàn bộ cuộc đời họ: ấy là Biển, là “mẹ Thiên nhiên” vĩ đại. Tiếng nói phán xét thuộc về tự nhiên “Bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh tao mới đƣợc phần thanh tao” (Truyện Kiều - Nguyễn Du). Mỗi lời phán quyết của “Mẹ” là một lời “sấm truyền” không thể làm trái ý. Cả dân làng điêu đứng, khổ sở, bao đời phải tuân phục, sợ sệt trƣớc những tập tục tiêu diệt nhân quyền do chính mình đặt ra, cốt để hài lòng Nữ thần Biển. Con ngƣời đặt thiên nhiên lên bệ và đội lên đầu. Một sự phế truất con ngƣời trƣớc thiên nhiên nhẹ nhàng, đƣơng nhiên nhƣ bản năng coi trọng thiên nhiên của ngƣời Ấn. Con ngƣời không kiêu ngạo, không gồng mình đoạt quyền tạo hóa mà chấp nhận giống loài mình nhỏ bé nhƣ mọi đứa con khác của mẹ Thiên nhiên, thậm chí thừa nhận mình lép vế trƣớc tự nhiên là một điều hoàn toàn…tự nhiên, đúng truyền thống ứng xử với tự nhiên của ngƣời Ấn Độ từ cổ xƣa. Tuy rằng quan điểm của Pillai có phần nghiêng về phê phán hủ tục, nhƣng chúng ta không thể phủ nhận thái độ kính sợ tự nhiên từ thuở hồng hoang đến tận ngày nay không phải không có lý do.

Pillai chứng minh: con ngƣời không phải là “cái rốn của vũ trụ”. Bản năng gốc của con ngƣời chƣa mất là sự ngƣỡng kính và bất an trƣớc những hiểm họa mà tự nhiên có thể mang lạị. Pillai đặt một thực thể thiên nhiên tƣơi tắn, mạnh khỏe, tạo nguồn sống cho con ngƣời bên cạnh thực thể đƣợc coi là “tinh túy nhất” của tự nhiên: con ngƣời. Nhƣng biển cũng không ngần ngại nâng cao vị thế bằng sự bí huyền, đáng nể sợ, thẳng thắn gửi thông điệp có

Kéo dài nặng nề cả thiên tiểu thuyết chính là sự xoay vần của con ngƣời ép mình vào tập tục để không làm trái ý biển. Đặc biệt ngƣời phụ nữ cần giữ mình trong sạch. Khi Karuthamma không còn giữ đƣợc linh hồn trong trắng thì đại họa xảy ra: gia đình bị hủy hoại về kinh tế, mẹ mất, cha phát dại khờ, biển nổi giận nhấn chìm chết chồng cô, và kết cục với cô và ngƣời tình cũng chính là cái chết. Dù hậu họa đó mang đậm màu sắc tôn giáo tâm linh nhƣng bằng sự mẫn cảm của mình Pillai cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa con ngƣời và thiên nhiên. Đặc biệt là con ngƣời không thể sống tách rời tự nhiên. Quá trình sinh tồn của con ngƣời phụ thuộc vào tự nhiên. Tự nhiên cần đƣợc

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết mùa tôm của thakazhi sivasankara pillai nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)