Biểu tƣợng biển

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết mùa tôm của thakazhi sivasankara pillai nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 63 - 70)

Chƣơng 1 GIỚI THUYẾT CHUNG

3.1. Biểu tƣợng biển

Nƣớc trong tiềm thức con ngƣời có ý nghĩa rất quan trọng. “Những ý nghĩa tƣợng trƣng của nƣớc có thể quy về ba chủ đề chiếm ƣu thế: nguồn sống, phƣơng tiện thanh tẩy, trung tâm tái sinh. Ba chủ đề này thƣờng gặp trong những tiểu thuyết cổ xƣa nhất và hình thành những tổ hợp hình tƣợng đa dạng nhất và đồng thời cũng chặt chẽ nhất” [10; 709].

Đối với châu Á, nƣớc ở dạng thức thực thể của thế giới, là nguồn gốc sự sống và là yếu tố tái sinh thể xác và tinh thần, là biểu tƣợng của khả năng sinh sôi nảy nở, của tính tinh khiết, tính hiền minh, tính khoan dung và đức hạnh. “Nƣớc còn là nguồn gốc và phƣơng tiện chuyển tải sự sống, là hình tƣợng của hơi thở sự sống” [10; 710]. Nƣớc đƣợc coi là biểu tƣợng phổ biến về sự phì nhiêu và khả năng sinh sản dồi dào. Ngƣời Việt Nam xem nƣớc là của trời làm ra thóc lúa. Họ rất coi trọng chức năng tái sinh của nƣớc, đối với họ, nƣớc là vị thuốc và là đồ uống trƣờng sinh bất tử. Ngoài ra, nƣớc còn là nguồn thụ tinh cho đất và sinh ra những cƣ dân trên mặt đất, chúng ta có thể quay trở lại với những biểu tƣợng phân tâm học của nƣớc, đƣợc coi nhƣ là nguồn thụ tinh cho tâm hồn: sông nhỏ, sông lớn, biển là hình tƣợng của đời ngƣời và của những biến động của những ƣớc muốn và cảm xúc.

Nƣớc là biểu tƣợng của những năng lƣợng vô thức, của những sức mạnh không định hình của tâm hồn, của những động cơ thầm kín và không

cảm nhận thấy. Nƣớc là biểu tƣợng của tâm trí còn đang ở mức vô thức, chứa đựng những nội dung của tâm hồn mà ngƣời đi câu cố sức đƣa lên mặt nƣớc để lấy nó nuôi sống bản thân.

Nƣớc còn trở thành biểu tƣợng của đời sống tinh thần và của Thánh Linh, Chúa trời ban cho loài ngƣời. Nƣớc của sự sống đƣợc coi là một biểu tƣợng về nguồn gốc vũ trụ. Nƣớc làm cho thanh khiết, chữa khỏi bệnh, làm trẻ lại vì vậy đƣa con ngƣời vào cõi vĩnh hằng. Bản thân nƣớc có tính năng làm sạch và cũng vì lý do đó, đƣợc coi là thiêng liêng. Vì thế, nƣớc đƣợc dùng trong các nghi lễ tắm gội, nƣớc có hiệu lực xóa bỏ mọi lỗi lầm và mọi vết nhơ. Ngoài ra, nƣớc tƣợng trƣng cho sự sống: nƣớc hồi sinh mà con ngƣời tìm đƣợc trong cõi tối tăm, có tính năng làm sống lại.

Nƣớc là một quyền năng, một giá trị. Nƣớc là nguồn sống tự nhiên quan trọng bậc nhất của loài ngƣời. Chính vì thế mà những dòng sông lớn trên thế giới luôn luôn là khởi nguyên của các nền văn minh lớn. Đối với những con ngƣời quen nếp sống dựa vào thiên nhiên, nƣớc càng trở nên thiêng liêng bởi nƣớc là sự sống. Sự sùng bái nƣớc là một hành vi mang tính cộng đồng và đã ăn sâu vào tâm thức cộng đồng. Nƣớc mặc nhiên trở thành một biểu tƣợng mang tính giá trị, mang một quyền năng, một sức mạnh đặc biệt đối với đời sống con ngƣời [42].

Quan niệm của ngƣời Ấn về nƣớc cũng không nằm ngoài quan niệm chung đó của ngƣời châu Á. Tín ngƣỡng sùng nƣớc có thể truy tìm trong lịch sử văn hóa và tôn giáo Ấn Độ. Nƣớc sông Ấn, sông Hằng trở thành nguồn nƣớc linh thiêng. Nƣớc biển miền nam Ấn có ý nghĩa thoát tục hơn là một nguồn sống thông thƣờng. Cái phần hồn và phần xác của mỗi ngƣời Ấn đều đƣợc gửi gắm vào nƣớc. Mùa tôm thể hiện đúng tinh thần nƣớc thiêng ấy. Biển đƣợc coi là một biểu tƣợng. Đó là ngƣời mẹ vô hình của những ngƣời đánh cá, ngƣời cung cấp thức ăn và ngƣời duy trì cuộc sống của họ. Hình

tƣợng mẹ thiên nhiên đƣợc dựng lên vừa vô hình vừa cụ thể, vừa kỳ vĩ, bí huyền vừa gần gũi đời sống. Tƣ duy cha truyền của ngƣời dân chài: Biển là mẹ, một bà mẹ vĩ đại đầy quyền năng. Bà mẹ ấy bao dung, cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào nuôi đời đời kiếp kiếp họ và con cháu. Bà mẹ ấy cho họ đƣợc sống, sẽ trừng phạt bất kể đứa con nào hỗn hào và sẵn sàng hủy diệt cuốn phăng toàn bộ làng mạc. Tƣ duy ấy biểu hiện nỗi sợ hãi vô hình trƣớc biển, trƣớc tự nhiên. Thiên nhiên hùng vĩ, bao la, chứa đầy bí hiểm và bí mật khám phá, khám phá muôn đời không dễ và không hết. Ý nghĩa tƣ tƣởng căn cốt không thể che dấu đƣợc chính là nỗi kính sợ trƣớc tự nhiên từ bản năng nguyên thủy của loài ngƣời.

Biển đƣợc xây dựng nhƣ một con ngƣời, chính xác hơn là nhân vật kép: tự nhiên - con ngƣời. Tự nhiên - biển cả, đƣợc coi là một thực thể sống, có tên gọi (Mẹ Biển, Nữ Thần Biển Kadalamma), có tính cách khá đa dạng. Biển là mẹ. Biển có những mẫu tính tiêu biểu: nuôi dƣỡng, ban phát, che chở và nghiêm khắc, quyết liệt. Hình tƣợng một bà mẹ vĩ đại hiện lên xuyên suốt cuốn tiểu thuyết. Thực chất là con ngƣời đã áp cho biển mọi tính cách mà một ngƣời mẹ cần có từ cuộc sống thực tế của mình. Điều thú vị là con ngƣời khi đã “công nhận” biển là phụ nữ, là “Nữ thần” thì trƣớc hết biển là thực thể ngƣời. Ngay cả đặc điểm sinh lý đặc trƣng phái nữ cũng là điều bình thƣờng và tất nhiên có ở biển. “Khi Nữ Thần Biển có kinh thì họ không dám ra khơi.” [43; 85], “Trong mấy ngày sau thời kỳ này, ngoài biển không có lấy một con cá nào (…) Dân chài ở bờ biển này rất ít khi đi biển vào những ngày nhƣ thế.” [43; 84]. Dân chài lƣới tôn trọng những ngày đó, và mặc dù trong nhà không còn gì để ăn để tiêu, “ngay các chủ thuyền cũng chẳng còn gì.” [43; 85], thì họ cũng chẳng dám ra khơi.

Cả làng khấn biển, đợi mùa tôm nhƣ những đứa con chờ mẹ dòng sữa ngọt lành. Ai ai cũng mong đợi, cũng có toan tính riêng khi mùa tôm về.

Karuthamma bàn với mẹ: “Mùa tôm năm nay, hai mẹ con phải cố gắng gom góp thu quén lấy một ít tiền”, “Họ sẽ trả đƣợc món nợ của Parikutti. Chakki còn mong mua đƣợc ít vàng cho đám cƣới của con gái”. “Parikutti cũng đặt hy vọng ở mùa tôm(…) Anh đặt kế hoạch buôn bán thận trọng để có tiền trả nợ và gả chồng cho em gái”. “Bằng vào con nƣớc sau đợt gió mùa thì chắc chắn vụ tôm năm nay sẽ đến với làng họ. Con mắt ngƣời dân chài ánh lên niềm hy vọng và hân hoan. Chẳng mấy chốc cái làng biển này bỗng trở thành một thị trấn nhỏ nhộn nhịp. Cạnh bãi biển đã bắt đầu mọc lên những dãy lều nhỏ áng chừng những quán trà, hiệu may, lò rèn. Rồi trong làng có cả điện, chạy bằng máy nổ.” [43; 95]...Cuộc đời trông đợi cả vào bà mẹ tự nhiên. Ấy là cái ăn để duy trì đời sống vật chất.

Cái “ăn” của đời sống tinh thần cũng là từ mẹ biển. Cuộc đời Karuthamma vui buồn đau đớn đều có biển chứng kiến nhƣ chính Chakki chứng kiến cuộc đời con gái mình. “Hồi nhỏ, là một cô bé lên bốn, Karuthamma thƣờng ra bãi biển nhặt vỏ trai và cá nhép mà những ngƣơi đánh cá giũ bỏ khỏi lƣới.” [43; 16]. Lớn lên, biển thân tình, gần gũi: “Biển không nổi sóng cồn. Trời không lay gió mạnh. Biển mỉm cƣời, những làn sóng nhỏ chạy lô xô rồi tan ra thành những bọt trắng xóa.” [43; 65] nhƣ cũng ủng hộ thiên tình sử của Karuthamma, nhƣ ngƣời phụ nữ hiểu những chuyện tình muôn thuở bên bờ biển này. Kết thúc cuộc đời, Karuthamma cũng vùi mình cho biển cả. Karuthamma chỉ là một vỏ ốc nhỏ nhoi trong vạn đời dân chài bám biển và coi biển là tất cả. Trọn kiếp đời của bất kỳ cá thể dân chài nào đều thuộc về biển quê hƣơng. Họ gửi gắm thân xác và linh hồn vào biển chẳng khác nào ngƣời trong đất liền gửi vào đất mẹ.

Một trong những đặc điểm của thần thoại phƣơng Tây là các vị thần đƣợc xây dựng rất oai uy nhƣng cũng rất đời thƣờng. Mỗi thần đều có vai trò, nhiệm vụ khác nhau đối với thế giới nhƣng thần nào cũng có cá tính riêng,

thậm chí là những tính xấu rất ngƣời. Nữ Thần Biển trong Mùa tôm không phải là nhân vật trong thần thoại, Pillai cũng không dụng ý xây dựng một nhân vật thần thoại, tuy nhiên, nhân vật này vẫn mang đậm một sắc màu thần thoại. Đặc biệt là sự sùng kính đến tuyệt đối của con ngƣời với biển đã đẩy nhân vật kép này lên đến đấng thần linh, vũ trụ. Nhƣng nhiều chi tiết “biển nổi giận” lại kéo gần vị thần cao siêu ấy xuống gần ngƣời hơn, nhƣng không vì thế mà bị giải thiêng vị trí trƣớc loài ngƣời. Điều đó chỉ cho chúng ta thấy rõ hơn giá trị tƣợng trƣng của biển.

Biển tƣợng trƣng cho sự sống của con ngƣời với những sự thay đổi bất chợt. Biển có đời sống lúc hiền hòa, lúc giông bão, lúc cuồng điên, khi vui, khi buồn, khi hạn hẹp, lúc hào phóng giống nhƣ cuộc sống của một con ngƣời. Đời biển - đời ngƣời đồng điệu, hòa nhịp. Cuộc sống của dân vạn chài bên biển có những bấp bênh, khi thăng khi trầm. Tiêu đề Mùa tôm nhƣng Pillai không viết nhiều khi mùa tôm đến. Tác giả không dụng ý cầu kỳ miêu tả hay xây dựng những chi tiết dày đặc quay sự kiện này. Chỉ số trang ít ỏi để làm nổi bật mùa tôm nhƣ một khát vọng ấm no, đủ đầy của dân chài, hàng năm vẫn lặp lại khát vọng ấy.

Mùa tôm là sự kiện quan trọng, là thời điểm đƣợc mong ngóng nhất mỗi năm. Có thể coi lúc dồi dào, giàu có của biển cả cũng là lúc cuộc sống con ngƣời đƣợc sung túc theo; khi biển cạn kiệt, âm u thì dân chài vay ăn từng bữa, bán hết cả đồ đạc quý giá trong nhà, rồi xảy ra cãi vã, mâu thuẫn với nhau. Chakki cảnh báo: “Con có biết vì sao có đôi khi biển khóc không? Biển biết rằng nếu mẹ biển tức giận, tất cả sẽ bị phá hủy. Nhƣng nếu bà vui vẻ, bà sẽ cho con mọi thứ, con của ta.” Biển bình dị, hiền hòa, lung linh nhất có lẽ vào những thời điểm trai gái tỏ tình. Biển đóng vai nhân vật duy nhất chứng kiến những yêu thƣơng, hẹn ƣớc. Nghe tiếng hát của Parikutti mà Karruthamma tƣởng “cô đang đƣợc vẫy gọi đến một thế giới tràn ngợp niềm

vui và hạnh phúc, đang nghe thấy tiếng gọi của bờ biển vời vợi ánh trăng, tiếng nhạc của biển mà cô giã từ. Âm thanh ấy chứa đựng biết bao kỷ niệm thân thiết với cô.” [43; 132], cô lƣu luyến không nỡ từ bỏ “những ngƣời bạn suốt đời của cô.” [43; 133], “Nhƣng cô chƣa nói lời từ giã với ánh trăng tên bãi biển này. Cô chƣa nói lời từ giã với đại dƣơng đã thay hình đổi dạng dƣới ánh trăng. Và nhất là cô chƣa nói lời giã từ với Parikutti, vị thiên thần đƣợc phái đến với cô.” [43; 133]. Nhƣng biển là ngƣời, cuộc đời của biển là hình ảnh phản chiếu cuộc đời của ngƣời. Qua những niềm vui, qua những bình lặng là những sóng gió cuồng phong.

Những trang viết về giông bão tập trung vào cuối truyện. Hình ảnh Palani bị quần đảo giữa báo tố của biển khơi quyện cùng cơn thịnh nộ của biển. Bão tố cuộc đời chàng trai trẻ hay bão tố của biển cả bao la bị coi rẻ, khinh thƣờng. Khó có thể phân biệt đƣợc rạch ròi trong cơn chống chọi với biển cả, Palani điên cuồng hay biển cả cuồng điên. Cuộc chiến đấu xảy ra ăn thua tới cùng, một mất một còn không khoan nhƣợng. Palani trèo lái thuyền với “Tất cả sức mạnh ngủ yên trong anh đã thức dậy.” [43; 174]. Biển thả thuồng luồng quái vật và dâng sóng muốn nhận chìm con ngƣời. Quan niệm nƣớc thiêng, biển thiêng không nằm trong những nghi lễ cầu cúng, dâng vật mà nằm ngay trong thái độ và hành động dữ dội của biển. Biển nổi giận khi bị xúc phạm, biển trừng phạt đúng đối tƣợng. Biển xác định đối tƣợng là Palaini không có gì sai. Biển đang chứng minh cho làng chài biết lời truyền giáo của họ cho con cháu là đúng: Nữ Thần Biển nổi giận vì Karuthamma không trinh trắng một lòng cầu nguyện cho chồng, thì chính chồng cô phải gánh chịu hậu quả. Tự nhiên bị xúc phạm, tự nhiên sẽ trả thù, tự nhiên sẽ giáng đòn chí mạng. Sự giáng đòn nhƣ lời sấm truyền, không ngỡ ngàng nhƣng tất yếu đánh tráo sự yên ổn của con ngƣời.

Trong tình huống này, thiên nhiên vẫn luôn khẳng định vị trí đứng đầu của mình trong một trật tự có thứ tự trƣớc sau, và đƣơng nhiên con ngƣời ở vị trí thứ yếu. Và vì vị thế thứ yếu nhƣ vậy nên sự linh thiêng của thiên nhiên vẫn ngự trị, hành động cúi mình trƣớc biển cả vẫn vẹn toàn qua nhiều thời kỳ văn minh khác nhau của con ngƣời. Vị trí tối thƣợng của mẹ biển bảo toàn tuyệt đối. Trong nguồn nƣớc mẹ, Palani đau đáu muốn tìm lại chính khả năng chiến đấu và sống xót của mình, nhƣ một minh chứng anh là con của biển sinh ra, anh thuộc về biển chứ không thuộc về một cộng đồng nào khác. Trong cơn khốn quẫn, cái mà Palini tìm về vẫn là lòng biển rộng; anh gào thét, đòi hỏi biển phải trả lời anh bởi chỉ có mẹ biển hiểu nhất về con ngƣời anh.

Vậy biển đòi hỏi gì ở con ngƣời? Con ngƣời phải trả lời về sự phạm thƣợng của mình, giải thích về thái độ coi rẻ, không giữ gìn đạo đức, tập tục, không coi trọng mẹ biển. Rốt cuộc, hành vi của con ngƣời tác động tới tự nhiên bắt nguồn từ ý nghĩ, thái độ ứng xử, từ đạo đức văn hóa. Xét cho cùng, tự nhiên muốn chất vấn con ngƣời về đạo đức, về văn hóa ứng xử để giải thích động cơ, hành vi đối với môi trƣờng. Nguồn nƣớc có linh thiêng hay không, mẹ Biển có đủ quyền năng với con ngƣời hay không cũng đều tùy thuộc vào thái độ và quan niệm của con ngƣời. Chỉ có văn hóa mới có thể quyết định sự an nhiên hay dữ dội của môi trƣờng.

Biểu tƣợng biển thâu tóm quan niệm sinh thái, môi trƣờng của ngƣời dân biển vùng Nam Ấn: trân trọng, ngƣỡng mộ, kính tín. Biểu tƣợng biển cho thấy sự phản ứng kịch liệt, dữ dội của tự nhiên với những hành xử trái đạo của con ngƣời. Biển là hóa thân của mẹ tự nhiên; biển cũng là hiện thân của cuộc sống với biết bao thăng trầm. Thiên nhiên và con ngƣời đều có đời sống vui buồn giống nhau. Cái vui buồn của thiên nhiên, cái vui buồn của con ngƣời nhƣ hòa nhịp trong một vũ khúc có quy luật của vũ trụ bao la. Giữa

thiên nhiên và con ngƣời có sự gắn kết bền chặt, luôn luôn đòi hỏi sự tôn trọng, đặc biệt là thái độ của con ngƣời với tự nhiên.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết mùa tôm của thakazhi sivasankara pillai nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)