Bóng đêm xoay vần

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật trong đinh trang mộng của diêm liên khoa (Trang 75 - 79)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Thời gian trần thuật trong Đinh Trang mộng

3.2.2. Bóng đêm xoay vần

Chuyện được kể bởi một “hồn ma” mới mười bốn tuổi đã chết, cái tuổi chưa đủ lớn để nhận thức hết cuộc sống nhưng cũng biết để nhận ra những sự việc xảy ra xung quanh mình nên cảnh tượng bóng đêm xuất hiện khá nhiều

trở thành nỗi ám ảnh. Chọn thời gian về đêm để khắc họa r nét hành động, việc làm, suy nghĩ cảm xúc của nhân vật đã được Diêm Liên Khoa thể hiện đậm nét. Thời gian đêm vừa là sự tiếp nối sự việc diễn ra ban ngày vừa là lúc ngưng tụ dừng lại để nhân vật chiêm nghiệm suy ngẫm, suy tư nhiều hơn. Bóng đêm xuất hiện nhiều khắp các chương trong tiểu thuyết nhưng nhà văn lại chọn thời điểm đêm khuya như để diễn tả, thể hiện những tháng ngày đen tối, điêu tàn ập xuống. Trong bóng đêm đó, dưới sự chứng kiến của Tiểu Cường, mọi việc diễn ra chủ yếu với chính người thân trong gia đình cậu bé xấu số. Đó là “một đêm đen như mực… màu đen chết chóc dồn chất lại, căn phòng như lèn dầy đá đen‟‟, “hơn ẩm đặc quánh chảy trong bóng đêm” [20;174], cậu ta chứng kiến cảnh ông nội mình và chú Đinh Lượng ở trường học đồng thời là trạm dã chiến, nơi trú ngụ của người bệnh trĩu nặng suy tư, tâm trạng, con người “nhìn bóng đêm, để bóng đen nặng nề đó đè lên mặt, đè lên hơi thở”. Chính trong đêm đen này, Tiểu Cường thấy ông nội mình thực sự đớn đau khi ông bị mọi người lên án không xứng đáng trông coi trường học, không phải quản bất cứ việc gì của ngôi trường chỉ vì hành động bán máu tràn lan của con cả Đinh Huy khiến bao người mắc bệnh phải vào trường. Rồi để con trai thứ Đinh Lượng “đến trường học làm chuyện đồi bại với vợ người ta, hơn nữa lại là vợ của em con chú ruột nhà mình” [20;174]. Bóng đêm luôn theo sát nhân vật Đinh Thủy Dương như thể là bạn đường khi ông bước thấp bước cao từ trường học đi về trong thôn, “đêm đen phủ khắp bình nguyên như mặt hồ đen phủ ngập đất trời‟‟, “trong đêm đen chỉ có chiếc bóng ảo mờ lay động” [20; 178]. Đó là sự đơn chiếc lẻ loi đầy vô vọng của vị trưởng thôn tội nghiệp; không có ai cùng đồng hành, sẻ chia.

Không chỉ một lần Diêm Liên Khoa dùng cụm từ: “trước nửa đêm”, “quá nửa đêm”, “sau nửa đêm” đủ để cho thấy quãng thời gian này, nhân vật phải đối diện với chính mình, đối mặt với sự đớn đau, sự dằng xé tâm can mà đáng lẽ thời gian này đáng ra được nghỉ ngơi thanh thản. Qua đây cũng đủ cho ta thấy nhân vật của nhà văn là Đinh Thủy Dương đã khổ đau như thế

nào? Đúng vậy Đinh Thuỷ Dương làm sao ngủ được khi trong đầu chất đầy việc con trai cả là đầu nậu bán quan tài để kiếm tiền. Cứ nghĩ đến việc bán quan tài, trong lòng ông lại một lần nữa có suy nghĩ “thằng cả này chết thì tốt biết mấy”. Không ngủ được, ông nghĩ ngợi rồi hận thằng con, nỗi hận dâng trào đã xai khiến ông “quá nửa đêm” rồi mà vẫn vùng dậy, “tìm một cây gậy liễu trong phòng, vót nhọn một đầu, rồi đi tìm một mảnh giấy, trên mảnh giấy đó có ghi mấy chữ: “Con trai Đinh Huy của tôi sẽ chết thảm” [20;189]; sau đó chôn cây gậy suốt đêm trước cửa nhà mình. Ông làm vậy theo quan niệm dân gian như thể chút bớt nỗi hận đang trào dâng từ bấy lâu về thằng con nghịch tử. Thực tế Đinh Huy vẫn sống mà người khác đang bệnh như Triệu Đức Toàn lại chết rất nhanh.

Dùng màn đêm làm thước đo cho sự u ám chết chóc tang thương đang dần lụi tàn thôn Trang, Diêm Liên Khoa dường như đã tạo ra được biểu tượng cho riêng mình trong tiểu thuyết này. Hiệu ứng mà nó mang lại như tạc thêm vào đêm đen, phủ đầy giông tố, chất đầy bi ai. Nếu “như ban ngày, trời nắng đến mức có thể xuyên qua một tầng trời nhìn thấy nền trời cao xanh tít” thì “đêm vào sâu trời trở nên âm u. Cái âm u trĩu nặng như sự ẩm ướt tối tăm trong ngôi mộ vừa khai quật” [20;195]. Và đây cũng chỉ là một đêm trong nhiều “đêm trắng” thao thức vẫn của nhân vật Đinh Thủy Dương, nhưng lần này không phải ở nhà hận con không ngủ được mà ở trường khi ông gặp lại “cái xác” sắp chết Triệu Đức Toàn. Đây cũng là lần cuối hai người gặp nhau trước khi Triệu Đứa Toàn qua đời.

Ngoài ra người đọc còn thấy “đêm rất sâu, sau như ng nhỏ trong thôn, sâu như con đường nhỏ cắm vào nơi sâu thẳm của bình nguyên” [20;254] khi nhà văn miêu tả màn đêm đến tái tê mà trong màn đêm đó lột tả hai con người, hai số phận bi đát đang ngắc ngoải, sống thoi thóp cố gắng đến được và sống bên nhau. Một lần nữa cậu bé nhân vật bóng ma

lại đem đến cho chúng ta hình ảnh về chú Đinh Lượng và người thím mới là Linh Linh trong một bộ dạng “như con tôm chết”, mà lại là “con tôm chết đã lâu” [20;254]. Nhưng cũng có khi nhà văn dùng bóng đêm để phơi bày sự thật, một sự thật ngỡ ngàng ngạc nhiên đầy bất ngờ. Đó lại là một “đêm đã khuya, khí đêm đen đặc từ trong sân tràn vào có mùi vị của trời sắp mưa” khi hai cha con Đinh Thủy Dương và Đinh Huy đang ở trong nhà chuẩn bị đi nơi khác. Trong cái đêm khuya đó họ nói chuyện như thể chưa bao giờ được nói, Đinh Huy đã gợi lại chuyện năm trước khi bố hắn ta bóp cổ chết hụt ở trường học; tỏ ý quan tâm đến bố ngủ một đêm phòng con trai “có thể xem như con trai đã làm tròn phận hiếu với bố” [20;311]… Ngoài kia là màn đêm đen, nhờ Đinh Huy “bật đèn sáng như ban ngày, sáng như con phố lớn trong thành phố” mà Đinh Thủy Dương nhìn thấy “tiền đầy phòng như trong mơ”, tiền dải khắp căn phòng, đầy trong tủ, trong hòm, xung quanh giường. Tiền nhiều đến nỗi căn “phòng như núi tiền, biển tiền”. Và trong đêm đó người bố tội nghiệp tận mắt chứng kiến cả một gia tài đồ sộ mà theo lời của Đinh Huy “có thể mua được một nửa thành phố” [20;310]. Tiền nhiều có được nhờ mua bán đầu nậu máu, bán buôn quan tài và cả phí kết duyên âm nữa. Trong đêm đó, cũng là đêm cuối cùng ông đã ngủ lại phòng của con trai Đinh Huy, trước đó ông có khuyên con mình đừng trở về Đinh Trang nữa, vì ông biết về đó Đinh Huy sẽ mất mạng. Nhưng thứ mà ông nhận lại từ người con “vẫn là nụ cười như cũ, hừ một tiếng và nói: “Trời sập con còn không sợ. Đinh Trang là nhà con, người Đinh Trang ai dám làm gì con” [20;314]. Và rồi trong đêm xung quanh là tiền đó những tưởng như lúc chưa ngủ sẽ mơ thấy tiền nhưng khi ngủ lại không mơ thấy một đồng tiền nào mà chỉ thấy hình ảnh đứa cháu đã mất vẫy tay về phía ông không ngừng gọi.

Hơn thế, bóng đêm luôn hiển hiện trong câu chuyện đầy thương đau mất mát của thôn Trang còn là nguồn cội sản sinh những giấc mơ, giấc

“Mộng”. Đó là mộng về máu, về mặt trời đỏ của sự tàn lụi - bi ai, của ánh sáng - niềm tin, mộng về nước mắt và nụ cười, mộng của đớn đau ám ảnh bệnh dịch, của ước ao cuộc sống bình yên… Tất cả hòa trộn trong bóng đêm xoay vần của thời gian.

Nói về bóng đêm và giấc mơ khiến chúng ta nhớ đến tiểu thuyết

Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh cũng dày đặc biểu tượng bóng đêm và

giấc mơ diễn tả triền miên nỗi buồn vô tận của nhân vật Kiên, trong đó cứ mỗi lần đêm về kí ức lại hiện về. Bóng đêm không chỉ bao trùm hầu hết giấc mơ của nhân vật mà nó còn gắn liền với cuộc đời của nhân vật Kiên. Cũng thật dễ hiểu khi con người ta hay suy nghĩ, ưu tư, trăn trở vấn đề gì thì thường sẽ dẫn đến trong giấc mơ miền kí ức trỗi dậy. Ở đây nhân vật Đinh Thủy Dương vốn là trụ cột trong gia đình ba thế hệ đồng thời cũng có vị trí trong thôn Trang, khi mà cuộc sống xung quanh ông có quá nhiều cú “sốc” về tinh thần thì cũng dễ hiểu trong hầu hết các giấc mộng của nhân vật này là cả một miền kí ức bi kịch khổ nạn pha lẫn ước vọng mong muốn ánh sáng thoát khỏi nó. Với phương thức trần thuật trùng lặp trong đó có sự lặp lại của các hình ảnh đã trở thành biểu tượng bóng đêm và giấc mộng đều cho thấy không chỉ nhà văn Bảo Ninh mà cả Diêm Liên Khoa đã coi đây như là một hình thức, thủ pháp nghệ thuật để hiện thực hóa về con người, về thân phận con người trong hoàn cảnh, cuộc sống, cảnh ngộ bế tắc.

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật trong đinh trang mộng của diêm liên khoa (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)