7. Cấu trúc luận văn
2.2. Nhận diện kiểu nhân vật trong Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa
2.2.4. Người tử tế
Nếu như Đinh Huy là nhân vật phản diện trong tiểu thuyết, thì Đinh Thủy Dương - bố đẻ của Đinh Huy được coi là nhân vật chính diện theo quan niệm cách nhìn truyền thống về nhân vật. Đó là nhân vật mang lí tưởng, quan điểm tư tưởng, đạo đức tốt đẹp không chỉ của tác giả mà của thời đại. “Đó là người mà tác phẩm khẳng định và đề cao như những tấm gương về phẩm chất cao đẹp của con người” [24;129]. Không chỉ vậy nhân vật này dám đương đầu với cái chết để chiến đấu cho sự công bằng và lẽ phải. Người đọc hoàn toàn có thể thấy được vẻ đẹp toát lên từ trong suy nghĩ, trong việc làm, hành động từ nhân vật này. Nếu như con mình là Đinh Huy tàn ác, tha hóa bao nhiêu thì người cha Đinh Thủy Dương lại rộng lòng nhân ái bấy nhiêu. Phải chăng nhân vật này cố gắng làm những gì có thể để hàn gắn, xoa dịu những vết thương lòng, vết thương tinh thần, vết thương ung nhọt của bệnh dịch hoành hành, cố gắng để vơi đi tội ác mà con mình đã gây ra hay xuất phát từ chính sự thương người vốn có sẵn trong ông?
Đối lập với Đinh Huy là thầy giáo Đinh - Đinh Thủy Dương - đồng thời cũng là cha ruột của Đinh Huy, người đã tìm đủ mọi cách để ngăn chặn cơn sốt “bán máu” và sau đó đã sắp xếp những người bị bệnh nhiệt có một nơi để tập hợp và sống cùng nhau, xoa dịu nỗi đau và chống lây nhiễm. Và có lẽ từ đây câu chuyện của Đinh Trang mộng mới bắt đầu, bởi vì tưởng chừng lúc cận kề cái chết, con người ta sẽ sống tốt hơn, đồng tiền sẽ bớt đi quyền lực của nó, nhưng không, câu chuyện trong Đinh Trang mộng không phải là câu chuyện về những người bán máu mà là câu
chuyện của đồng tiền, khi mà trộm cắp, tranh giành quyền lực và những phương cách phi nghĩa để làm giàu vẫn tiếp tục không dừng lại. Họ tranh chấp, lừa lọc nhau từng hạt gạo, từng cái cây để đóng quan tài và thậm trí ngay cả mảnh đất để vùi thân khi chết đi cũng bị đào bới không thương tiếc. Trong thôn Đinh Trang như một xã hội thu nhỏ ấy, khi đồng tiền lên ngôi, khi bệnh dịch lan tràn, khi tệ nạn xã hội càng nhiều, lòng người càng sân si nhỏ nhen, ích kỉ thì con người hiền từ, nhân hậu, con người được những người khác trong thôn yêu kính liệu có còn đất sống?
Nhân vật Đinh Thủy Dương vốn là thầy giáo “cả đời g chuông trường học, cho đến hôm nay sáu mươi tuổi rồi vẫn ngồi g chuông”, “có lúc ngồi trông coi học trò thay cho giáo viên bị ốm hay nghỉ có việc, dạy môn Ngữ văn cho học sinh lớp một” [20;24], như lời giới thiệu của nhân vật “tôi” - Tiểu Cường - cháu nội của Đinh Thủy Dương. Là một ông giáo vốn được dân làng kính trọng, khi bệnh dịch xảy ra, ông ý thức được nguyên nhân bệnh nhiệt lan tràn và một trong tác nhân lớn gây ra chính là đứa con trai ông: Đinh Huy - vốn là đầu nậu máu lớn trong làng. Người bố của đứa con đã và đang gây ra biết bao tang thương chết chóc cho cả dân làng, để chồng phải lìa vợ, anh phải xa em, bố phải lìa con…đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh…làm sao không đau đớn trước sự ra đi của không ít mạng người. Ông đã nhiều lần thuyết phục con trai Đinh
Huy dừng ngay lại việc buôn bán máu, thậm chí bảo, khuyên con như vừa ra lệnh yêu cầu của một người cha vừa như năn nỉ chỉ mong muốn con mình biết sám hối: “Huy, bố không nói con chết trước mặt cả thôn nữa, nhưng con cũng nên dập đầu trước mặt cả thôn”, “xem như bố cầu xin con qu xuống dập đầu trước cả thôn con cũng không chịu sao?”, “Huy, chỉ là cái dập đầu thôi, dập đầu xong mọi người cũng cho qua” [20;25]. Như vậy Đinh Thủy Dương hoàn toàn bế tắc và bất lực trước đứa con trai tai quái coi đồng tiền là trên hết.
Chứng kiến bệnh dịch lan tràn, không chỉ với người thân của mình là Đinh Lượng, sự hãm hại đối với cháu nội mới mười hai tuổi - Tiểu Cường, mà còn biết bao người dân vô tội khác; nỗi đau như gặm nhấm trong tâm can Đinh Thủy Dương. Mâu thuẫn trong gia đình liên tiếp xảy ra, thậm trí có lúc xô xát đến và đi nhanh như cơn lốc. Từ mâu thuẫn, bực tức với con trai Đinh Huy không được giải quyết trong gia đình ba thế hệ; khiến ông coi mình như có lỗi nhiều hơn và mong muốn chuộc lỗi thay con dù chưa một lần ông thốt ra nhưng người ta có thể cảm nhân được điều này từ chính những việc làm đầy tử tế của ông.
Việc làm mà Đinh Thủy Dương thấy nên làm đầu tiên đó là “tôi xin qu lạy mọi người. Tôi sáu mươi tuổi qu trước mọi người, qu thay con trai cả Đinh Huy của tôi,… cho dù bệnh nhiệt của cả thôn là vì con cả của tôi lấy máu gây nên, nhưng việc đến mức này xin mọi người đừng để trong lòng nữa”, “Đinh Thủy Dương tôi qu xuống dập đầu trước mọi người, cầu xin mọi người đừng oán hận nhà họ Đinh chúng tôi nữa”, “chính tôi thay Chính phủ tổ chức mọi người đến huyện Thái tham quan, mọi người mới bắt đầu bán máu, mới bán ra cái bệnh này” [20;70]. Chính những lời xin lỗi trước bàn dân thiên hạ thôn Trang của trưởng thôn cho thấy sự đau đớn, ân hận của Đinh Thủy Dương. Người ông, người bố trong gia đình; đồng thời là người đứng đầu thôn Trang đã ý
thức việc làm của mình trước đó gây ra hậu quả tai hại cho dân làng; giờ đây đã hối hận nhận ra lỗi lầm của chính mình, của con trai mình để hành động, để sửa chữa sai lầm.
Không chỉ xin lỗi công khai trên “sân khấu” trước dân làng tại chính ngôi trường, nơi ông làm việc dạy học cùng bọn trẻ, mà ngay tại ngôi trường này chính ông là người tuyên truyền huy động, động viên, tổ chức cuộc sống cho những người mắc bệnh đến đây để trú ngụ. Khi mùa đông về, tranh thủ học sinh nghỉ đông, ngôi trường trở thành nơi trú ngụ, trạm dã chiến của bệnh nhân nhiệt. Ngôi trường đã trở thành ngôi nhà thứ hai của không chỉ người bệnh thôn Trang mà còn là nhà của Đinh Thủy Dương.
Nếu như ở nhà phải đối mặt với sự tai quái con trai Đinh Huy, thì ở trường, Đinh Thủy Dương phải đối mặt giải quyết biết bao việc của đám người trú ngụ vì bệnh nhiệt. Từ việc giới thiệu tuyên truyền về căn bệnh chết người AIDS, cách phòng chống, vệ sinh ra sao; đến việc sắp xếp nơi ăn chốn ở dã chiến; có khi còn đau đầu giải quyết những lùm xùm, cãi cọ, xô xát, ăn cắp vặt... Những việc làm của Thủy Dương thật đáng trân trọng, cứ lặng lẽ âm thầm, cần mẫn như một người ông, người cha, người chú... thực sự. Ông làm việc, giúp đỡ mọi người như thể chưa bao giờ được làm, làm với tinh thần trách nhiệm, bằng chính sự cảm thông chia sẻ yêu thương để san sẻ vơi bớt những khó khăn, nhọc nhằn với ý nghĩ dành cho họ người bệnh nhiệt) những ngày tháng cuối đời tốt đẹp nhất.
Có thể gọi ông là nhân vật tử tế giống như những con người trong cuộc sống đời thường chúng ta vẫn bắt gặp, đặc biệt trong thời gian này thế giới rất cần những con người như Đinh Thủy Dương để đương đầu với đại dịch Covid-19 đã và đang cướp đi biết bao sinh mạng. Trong gia đình có lẽ ông không giúp được nhiều, có chăng chỉ là vật ngáng đường “kẻ tha hóa cùng cực” - Đinh Huy nhưng với thôn Đinh Trang, nhân vật
này lại làm được rất nhiều việc. Ông là chỗ dựa tinh thần của những kiếp người khổ nạn trong những tháng ngày sống chung với bệnh, đối mặt với sự sống và cái chết. Trong Đinh Trang mộng ông là hiện hữu của áng
sáng - một thứ áng sáng rất riêng toát ra từ người nông dân vốn chân chất đôn hậu. Ông ví như ngọn đèn tỏa ra xua bớt “bóng tối” của lòng người đó là sự ích kỉ, tha hóa nhân tính; đem đến ánh sáng để bắt đầu nảy mầm hồi sinh của sự sống mới thôn Trang.
Tiểu kết:
Có thể nói bằng mạch nguồn thôn trang và đề tài bệnh tật được đề cập trong Đinh Trang mộng, Diêm Liên Khoa đã đem đến cho chúng ta bức tranh của một xã hội Trung Quốc thu nhỏ với việc tạo dựng kiểu nhân vật mà nhà văn hướng đến khái quát đời sống xã hội và thể hiện một quan niệm đã nghiền ngẫm, một cảm hứng đã đủ mãnh liệt với cuộc đời. Các kiểu nhân vật trong
Đinh Trang mộng hoàn toàn không xa lạ, thậm chí có khi nhân vật còn bắt nguồn từ nguyên mẫu trong xã hội. Bên bờ vực của bệnh tật, trước sự sống và cái chết chỉ còn trong gang tấc là thử thách để nhân vật thể hiện và bộc lộ bản chất của chính mình. Bên cạnh những con người khổ nạn bi ai hàng ngày hàng giờ chống đỡ bệnh tật tìm kiếm khao khát sự sống, tìm về với con người tự nhiên bản năng; còn có những kẻ cơ hội trượt dài trong sự tha hóa mất nhân tính, không vượt qua cạm bẫy của đồng tiền. Cùng với đó người đọc đồng cảm, sẻ chia những phận người nhỏ nhoi mà tử tế, biết yêu thương, chở che vượt qua giông bão bạo bệnh. Với việc khắc họa thành công, nhân vật trong Đinh Trang
mộng không còn là những nhân vật đơn lẻ mà trở nên tiêu biểu điển hình đại
Chƣơng 3
ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT
TRONG ĐINH TRANG MỘNG CỦA DIÊM LIÊN KHOA