Khoảng sáng thôn Trang

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật trong đinh trang mộng của diêm liên khoa (Trang 71 - 72)

7. Cấu trúc luận văn

3.1. Không gian trần thuật trong Đinh Trang mộng

3.1.4. Khoảng sáng thôn Trang

Đinh Trang vốn nằm ở phần cuối con đường cái từ Đông Kinh đến huyện Vy. Đinh Trang ngày càng thay da đổi thịt, từ hình dáng chữ thập +) mọc thêm con phố mới khiến cho thôn Trang trở thành chữ thổ. Trong tiểu thuyết không ít lần nhà văn tái hiện khung cảnh bình yên, đầy ánh sáng, đầy sức sống của hoa cỏ đồng nội, đặc biệt khi xuân về như là biểu tượng cho sự hồi sinh, cho sự sống. Như cảnh đêm qua là đông tàn với bệnh tật tang thương u ám thì sáng ra là mùa xuân của suối nguồn ánh sáng, sắc màu, là hi vọng vơi đi từ niềm đau bệnh tật. Xuân về trên thôn Đinh Trang với “màu xanh phủ khắp bình nguyên của tiểu mạch trên ruộng, cỏ hoang mọc như điên như dại. Hoa đỏ, hoa trắng, hoa tím, hoa vàng bay bay trong từng đám, từng đám cỏ xanh như một mảnh vải hoa in lỗi, sắc màu loạn xạ. Cây đứng trên bình nguyên trông cũng không còn cô độc, lá xanh rung rinh trong không trung. Rung rinh như vừa mọc vừa ca hát” [20;176]. Nổi lên trên những sắc màu của xuân về là màu xanh - một thế giới màu xanh.

“ Khắp đất khắp trời đều là màu xanh. Cây cối một màu xanh.

Thôn xóm một màu xanh.

Trời đất cũng một màu xanh” [20;181]

Màu xanh của sắc xuân bao phủ khắp nơi, cảnh vật như hân hoan, khoe sắc và thức giấc cùng náo nhiệt đến bận rộn giống như những chủ nhân của thôn Trang không có bệnh đang lỉnh kỉnh vận chuyển đồ đạc từ trường về nhà. Cảnh vật đất trời sang xuân như chính lòng người sang xuân bởi những ngày tháng đông lạnh giá sống tập thể trong trường học - trạm bệnh cùng tháng ngày chống chọi với bệnh tật, đối diện với bao

nhiêu khó khăn thì giờ đây những bệnh nhân được về nhà về chính tổ ấm vốn gắn bó với họ. Lòng người phấn khởi cùng hòa vào cảnh vật khiến chúng thơ mộng và nên thơ. Diêm Liên Khoa gợi tả không nhiều thậm chí còn tiết kiệm khi kể trực tiếp con người nhưng chỉ vài nét chấm phá cảnh vật thiên nhiên cũng đủ cho thấy bệnh nhân như thế nào khi xuân về: Xuân về là lúc họ được trở về nhà, trở về nhà lại được tiếp tục sống, tiếp tục sống là còn hi vọng bệnh tình thuyên giảm.

Dù không khí bệnh tật có đè nặng lên những kiếp người thôn Đinh Trang nhưng những dòng gợi tả thiên nhiên trong trẻo, những con đường không ít lần được tái hiện, hay khung cảnh bình yên xa xa thôn khác... là những gam màu sáng mà Diêm Liên Khoa hướng đến như gửi gắm thông điệp về hi vọng hướng tới ánh sáng với nghị lực vượt qua bệnh tật, chống chọi với số phận; hướng về nơi xa, về cuộc sống khác.

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật trong đinh trang mộng của diêm liên khoa (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)