7. Cấu trúc luận văn
2.1. Cảm quan của Diêm Liên Khoa về con ngƣời thôn trang Trung Quốc
2.1.2. Từ nhân vật hồn hậu chất phát, dân dã đến nhân vật khổ nạn
Vốn sinh ra và trưởng thành từ thôn quê, Diêm Liên Khoa có sự thấu hiểu sâu sắc về thôn trang Trung Quốc. Trong nhiều tác phẩm của mình, nhà văn đã xây dựng hình tượng nông dân mang trong mình sự chất phát, nồng hậu,…như bản tính vốn có của họ. Không chỉ vậy, nhà văn còn phát hiện ra cả bản tính cố hữu dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người đã từng sống tại thôn quê. Quê nhà, thôn làng,
như một nơi chốn, là điểm tựa tinh thần của mỗi người và tất nhiên có cả Diêm Liên Khoa trong đó. Chính sự gắn bó máu thịt này khiến ông trở thành một người phát hiện ra nỗi khổ của làng quê, muốn viết về sinh mệnh đời sống của con người với tất cả sự bất hạnh hay êm ấm, đều là vì để tồn tại và vì miếng cơm manh áo của cuộc sống, vì nỗi sinh lão bệnh tử; đều là vì những nỗi thống khổ, sự đấu tranh vật lộn vừa cay đắng vừa ngọt bùi để sinh tồn.
Những người nông dân, bị bủa vây bởi những hấp dẫn của cuộc sống thành thị, những thú vui của những trò giải trí vô bổ ùa về làng. Những con người từng phục vụ trong quan ngũ khi trở về làng chỉ muốn được làm cán bộ, trao đất, cho địa vị, để cưới vợ, được thăng tiến… chứ không có lý tưởng phục vụ nhân dân như nghĩa vụ mà anh ta hứa hẹn. Nông thôn Trung Quốc trong bối cảnh hậu Cách mạng văn hóa đã được Diêm Liên Khoa thâu tóm làm bối cảnh để dựng lên các khung hình về cuộc sống con người ở đó. Trong các làng quê cuộc sống đã đổi thay từ chính sự đổi thay của người nông dân. Bên cạnh những con người thật như đếm, hiền hâu, chất phát thì cũng xuất hiện những con người đầy thủ đoạn, bất chấp thậm trí đi ngược lại với các giá trị truyền thống, những phong tục tốt đẹp của làng quê để đạt được mục đích cá nhân. Trong sự đổi thay của con người thôn trang, người ta thấy tình làng nghĩa xóm bị phai mờ; những nền nếp gia phong, những tôn ti trật tự xã hội dần thay thế bởi những quy định của luật lệ, của đồng tiền lên ngôi.
Vốn sống nhiều năm ở nông thôn và cũng nhiều năm trải nghiệm ở các miền quê, nhà văn bắt gặp nhiều cảnh đời, cảnh người. Độc giả có thể bắt gặp thế giới nhân vật trong nhiều tác phẩm của nhà văn. Trong những tác phẩm đó chúng ta bắt gặp không chỉ những con người hồn hậu chất phát mà còn bắt gặp nhiều số phận, cảnh đời éo le, ngang trái. Người đọc không khỏi rùng mình trước những khổ nạn mà nhân vật
hứng chịu. Có lẽ nhà văn thấy rằng trong các khổ nạn thì khổ nạn về bệnh tật là đáng sợ nhất cho nên nên những con người - nhân vật này cũng đáng thương nhất. Những chuyện kể về sinh mệnh, về khổ nạn đều gắn với trải nghiệm của Diêm Liên Khoa khi bị bệnh, chình vì thế đã giúp nhà văn cảm nhận sâu sắc hơn những bi kịch, những vết thương trên thân thể được ẩn sâu không chỉ trong một tác phẩm. Trong Ngàn năm trôi mãi
kể về một cá nhân chiến đấu với cái chết một cách bất lực... Vì có bệnh ở cổ và sống lưng, chạy chữa khắp nơi hàng chục năm không khỏi, luôn lo lắng sẽ có một ngày nằm trên giường bệnh, trở thành người tàn phế là lí do Diêm Liên Khoa viết về bệnh tật của nhân loại, đó là tiểu thuyết Làng
Thụ Hoạt... Hay tiểu thuyết Ngày tháng năm lại miêu tả và chống lại nỗi
sợ hãi của sự cô đơn, Bài hát Bả Lâu một lần nữa lại là nỗi sợ hãi và
kháng cự lại bệnh tật…
Đinh Trang mộng được viết và hoàn thành năm 2006 nhưng khởi
nguồn ý tưởng của Diêm Liên Khoa từ năm 1995, khi ông gặp gỡ bác sĩ Cao Diệu Khiết, người được dân gian truyền tụng là bác sĩ xuất sắc nhất trong phòng chống AIDS ở Trung Quốc. Tại nhà bác sĩ Cao, Diêm Liên Khoa đã gặp hai cha con bệnh nhân bệnh AIDS, từ đó, nhà văn quan tâm, tìm hiểu về việc đi học của trẻ con mắc AIDS. Sau cuộc gặp gỡ, Diêm Liên Khoa và bạn bè đã quyết định cùng trợ cấp tiền học phí cho bốn đứa trẻ học tiểu học, nhưng sau một năm, có tin báo ông không cần gửi tiền đến nữa, vì những đứa trẻ đã chết cả rồi. Sự kiện này khiến Diêm Liên Khoa bất ngờ, xúc động mạnh mẽ. Như nhà văn đã từng nói, là một người viết, nhất định phải tìm hiểu xem mọi người ở đó đối diện với nghèo đói và cái chết thế nào, và nhất định phải ghi lại những trải nghiệm cảm xúc của mình. Và khi bệnh AIDS bùng nổ vào những năm 80 của thế kỉ XX, Diêm Liên Khoa đã quyết định chọn một thôn có nhiều người bệnh AIDS để điều tra thực địa. Trong vòng 3 năm từ 2003 đến 2006), Diêm Liên Khoa đã bảy lần đến thôn bệnh AIDS, mỗi lần ở lại đó hàng tuần, có khi
gần tháng trời. Nhà văn cùng ăn, cùng ở, cùng sống với dân làng. Những ngày ở cùng dân làng bị bệnh, nhà văn như một bác sĩ tâm lí với công tác tâm lý tư tưởng, “về phương diện này tôi làm cũng khá, nên làm nhiều một chút” [18;13].
Chính trong quá trình thực địa này, Diêm Liên Khoa đã dành hàng chục vạn nhân dân tệ để hỗ trợ bệnh nhân bệnh AIDS, trong đó ngoài phần lớn là tiền của cá nhân ông thì có một phần được huy động từ bạn bè giúp đỡ. Hơn thế, những bí ẩn đằng sau sự bùng nổ kinh hoàng của bệnh AIDS mà dân làng bị mắc phải đã dần được hé lộ trong tiểu thuyết Đinh Trang mộng.
Đinh Trang mộng được viết dựa trên một câu chuyện có thật ở
thôn có nhiều người bệnh AIDS mà Diêm Liên Khoa đi thực địa đó. “Đọc Đinh Trang mộng, chúng ta nhớ đến tiểu thuyết Chuyện Hứa Tam
Quan bán máu của Dư Hoa - một nhà văn cũng không ngại lột trần
những mặt tối của xã hội Trung Quốc hiện đại và cũng kể về câu chuyện những người dân nghèo đành phải bán máu để mưu sinh, khi một nhân vật trong cuốn sách của Dư Hoa đã nói rằng: “Người Trung Quốc xưa quan niệm, máu trong người là của tổ tông. Có thể bán thân mình chứ không được bán máu. Bán máu là bán tổ tông. Thế nhưng chính đồng tiền đã khiến họ mờ mắt và quên đi những nguyên tắc ngàn đời và đó cũng là dấu hiệu những giá trị của xã hội bắt đầu sụp đổ” [17]. Trước Diêm Liên Khoa, dòng văn học hiện thực Trung Quốc đã có nhiều tác phẩm xuất sắc khắc họa nỗi khổ và bi kịch ở làng quê: tiêu biểu như các tác phẩm của tác gia Lỗ Tấn, tiểu thuyết của Dư Hoa, Mạc Ngôn... Nếu như ống của Dư Hoa khiến người đọc cảm động vì sức chịu đựng mãnh liệt của con người trong hoàn cảnh khốn cùng, Mạc Ngôn tập trung miêu tả một nông thôn Trung Quốc đau thương mà vĩ đại, thì Diêm Liên Khoa lại nhấn mạnh đến bi kịch sinh mệnh gắn liền với bệnh tật của người
nông dân.
Diễn ngôn sinh mệnh gắn liền với diễn ngôn về bệnh tật như một phản tư cho ý nghĩa của tồn tại. Trong Bài hát Bả Lâu, bi kịch
xoay quanh Vưu Tư Bà cùng bốn cô con gái bị bệnh ngớ ngẩn di truyền; còn Ngàn năm trôi mãi kể về kiếp sống ngắn ngủi bởi căn
bệnh họng truyền kiếp của người thôn Tam Tính; Làng Thụ Hoạt là
câu chuyện đầy bi kịch của những người tàn tật trong thời k hậu Cách mạng Văn hóa; Đinh Trang mộng miêu tả một thôn trang đi tới
sự diệt vong bởi căn bệnh AIDS.
Trong Ngàn năm trôi mãi, căn bệnh họng như một thứ định mệnh khốc liệt đeo bám người thôn Tam Tính: Ban đầu, họ và những người khác trên thế gian đều như nhau, tuổi thọ cũng đều 60 tuổi, thậm chí 80, nhưng mỗi thế hệ sinh ra và mất đi, tuổi thọ lại dần dần giảm xuống. Một thời gian rất nhanh, hầu hết người trong thôn đều bị đen răng, viêm khớp, một số mắc bệnh loãng xương, biến dạng tứ chi, thậm chí nằm liệt giường. Trong hơn trăm năm qua, người thôn Tam Tính hầu hết đều chết vì bệnh họng, tuổi thọ từ 60 giảm xuống 50, rồi lại từ 50 giảm xuống còn 40, cuối cùng mọi người đều trong tình trạng sống không quá 40 tuổi, trở thành một mảnh đất mà cả thế giới không còn ai qua lại hay kết hôn với người thôn Tam Tính nữa.
Tổ chức y tế khoa học Liên Hợp quốc cử chuyên gia đến nghiên cứu điều tra, nhưng đối diện với căn bệnh k quái này, họ cũng hết sức kinh ngạc, chỉ biết lắc đầu mà đi” [11]. Bốn đời trưởng thôn: Đỗ Quải Tử, Tư Mã TiếuTiếu, Lam BáchTuế, Tư Mã Lam - những người lãnh đạo dân chúng trong cuộc chiến chống lại cái chết, đã tìm các phương thức khác nhau để duy trì sự sống, nhưng tất cả đều thất bại. Đời trưởng thôn thứ nhất, Đỗ Quải Tử dùng một đứa trẻ con để kéo dài tuổi thọ người dân Tam Tính, nhưng kết quả là đứa trẻ đó bị tàn tật. Đời trưởng
thôn thứ hai, Tư Mã Tiếu Tiếu khuyên người dân bỏ hết cây lương thực, chỉ trồng hạt cải dầu, dẫn đến nạn đói kinh hoàng tới mức người ăn thịt người. Cuối cùng Tư Mã Tiếu Tiếu phải tự xẻ thịt mình làm mồi, dụ quạ đến rỉa thịt, nhờ vậy người dân trong thôn có thể giết quạ làm thức ăn để sống sót qua nạn đói. Đời trưởng thôn thứ ba, Lam Bách Tuế phát động người dân ngày đêm lật đất tới kiệt sức. Anh ta thậm chí hy sinh cả trinh tiết của Tư Mã Đào Hoa và Lan Tứ Thập để thực hiện kế hoạch. Mảnh đất cuối cùng đã được thay mới, nhưng sinh mệnh người thôn Tam Tính thì vẫn không được cải thiện. Tư Mã Lam - đời trưởng thôn thứ tư, lệnh cho dân làng đào kênh mương thoát nước nhằm cải thiện tuổi thọ, nhưng vì kế hoạch này, người Tam Tính phải trả một giá rất đắt: người chết từ trước và sau khi tu bổ kênh không bao gồm người chết vì bệnh họng) là 18 người, người bị thương tật vì gãy tay 21 người, phàm những người đã tham gia vào việc tu bổ kênh Linh n, nếu không bị chảy máu thì cũng gãy xương. Vì tu sửa kênh Linh n, người thôn Tam Tính đi giáo hỏa viện bệnh viện) bán da 197 lần, 907 miếng, dẫn đến 6 người vì bán da mà chết. Đàn bà tới Cửu Đô bán dâm hơn 30 lần. “Khốn khổ nhất là lúc, bán hết quan tài gỗ và cây trong làng, bán cả của hồi môn của con cái, đến cả lợn, gà, cừu trong làng đến một con cũng không còn, chỉ còn lại một cặp trâu già để trồng trọt” [18; 85]. Công trình kênh kéo dài ròng rã 16 năm, hệ quả là nguồn nước của làng bị ô nhiễm nặng nề do nước thải từ thành phố chảy về. Em trai của Tư Mã Lam cũng bị chết trong quá trình đào kênh, người yêu “thanh mai trúc mã” của anh ta - Lam Tứ Thập chết vì nhiễm bệnh. Bản thân Tư Mã Lam mắc phải căn bệnh họng, anh dựa vào thi thể Lam Tứ Thập mà qua đời. Giấc mộng kéo dài tuổi thọ của người Tam Tính tan vỡ, quá trình mưu cầu sự sống của họ kết thúc trong bi kịch và khổ nạn.
Còn trong tiểu thuyết Đinh Trang mộng người thôn Đinh tìm cách
Phương án bán máu làm giàu của thôn Đinh là do ông nội “tôi” Đinh Thủy Dương triển khai. “Cục trưởng cục giáo dục Đinh Thủy Dương dẫn người dân đến tham quan huyện Sái - một nơi cũng giàu lên vì việc bán máu. Người dân được trực tiếp nhìn thấy những thiết bị hiện đại, trang trại chăn nuôi tập trung - những thứ mà nơi họ chưa bao giờ có. Vì thế, tuy sợ hãi việc bán máu làm nguy hại tính mạng, nhưng viễn cảnh huy hoàng mà Đinh Thủy Dương vẽ ra đã giải trừ lo lắng cho người dân: chỉ cần kéo ống tay áo lên, lấy dòng máu đang chảy đỏ tươi trong cơ thể, thông qua một ống cao su cáu bẩn, máu chảy dần dần vào ống nhựa nát, thì sự thần thánh này coi như đã hoàn thành. Từ đó về sau, người thôn Đinh tiến thêm một bước gần hơn với thiên đường. Đinh trang giàu có, toàn huyện giàu có, trưởng thôn và cục trưởng giàu có, tất cả mọi người trở nên giàu có. Họ không cần phải ghen tị với những ngôi làng mà đường phố sạch sẽ gọn gàng, không cần phải cắm mặt vào mảnh ruộng để ngày đêm trồng trọt nhưng chỉ để đổi lấy một thu nhập ít ỏi” [20;203]. Đương nhiên, sự phát triển của nền kinh tế bán máu là hoang đường. “Chờ đợi phía trước của người thôn Đinh là một địa ngục đầy những dục vọng và xung đột không giới hạn, từ những người nông dân hiền lành, chất phác trở thành một đám người “sắp chết”: thôn Đinh bán máu như điên, cả đồng bằng bán máu như điên, mười năm sau, sự điên cuồng hừng hừng như bị mưa dội xuống, người bán máu bị nhiễm bệnh. Người chết giống như chó chết, giống như kiến chết. Lá cây rụng thì người cũng chẳng còn” [20;203].
Diêm Liên Khoa từng chia sẻ, khi bước vào thôn bệnh AIDS, ấn tượng ám ảnh nhất với ông chính là cái lều cỏ chuyên bán quan tài được dựng lên ở đầu thôn, trên đó dùng đá viết vẻn vẹn ba chữ “bán quan tài”, thợ mộc làm việc luôn tay ở bên trong. Có người đang tưới nước trong ruộng, nậu máu đến tận ruộng hỏi “bán máu không”, có nông dân bán máu xong cảm thấy váng đầu, nậu máu liền dốc đầu anh ta xuống đất,
chân chổng lên trời, lắc mạnh mấy cái để máu tuần hoàn. Cứ thế, nông dân bán máu xong cảm thấy không sao, tiếp tục đi cuốc đất, tưới ruộng, cần làm gì thì làm cái đó. Những chi tiết thực này được đưa vào tác phẩm, trở thành những điểm nhấn nhức nhối trong tiểu thuyết.
Có thể thấy nhân vật bước vào trong tiểu thuyết của Diên Liên Khoa vốn từ con ngươi hiền lành, chất phát, cũng vì cuộc sống mưu sinh mà bị cuốn vào vòng xoáy của đồng tiền, của lợi ích trước mắt, của sự lôi kéo, tha hóa…để trở thành những nạn nhân rơi vào cảnh bi đác, khốn cùng. Trên hành trình thay đổi của số phận, họ phải vật lộn trước hoàn cảnh nghiệt ngã để sinh tồn trong đó có sự đối mặt với bệnh tật như một thử thách lớn nhất. Và hơn ai hết nhà văn thấu hiểu ghi chép lại những mảnh đời dệt thành những chuyện kể ám ảnh như những chứng tích, vết thương không chỉ riêng ai.