Người khổ nạn bi ai

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật trong đinh trang mộng của diêm liên khoa (Trang 47 - 55)

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Nhận diện kiểu nhân vật trong Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa

2.2.2. Người khổ nạn bi ai

Tại thôn Đinh Trang, “lá rụng người chết, đèn tắt mạng vong” [20,13], trong vòng chưa đầy hai năm, cả thôn chết hơn 40 người vì bệnh AIDS hay còn gọi là bệnh nhiệt), trong khi cả Đinh Trang chưa đến 200

hộ. Cuộc sống khánh kiệt của người dân ở nông thôn xa xôi trên bình nguyên vắng vẻ, bỗng giàu lên nhanh chóng vì bán máu bất chấp, phi pháp, nghe lời tuyên truyền của quan chức địa phương, rồi từ đó sinh ra các đầu nậu máu.

Quan chức sợ bị cách chức, nên phải hoàn thành chỉ tiêu vận động mấy chục hộ bán máu, liên kết với các đầu nậu rót mật vào tai người dân. Nhà bên bán máu thì nhà mình cũng bán máu, nhà bên xây nhà một tầng thì nhà mình phấn đấu xây hai tầng. Mùi lưu hu nh của gạch mới, ngói mới, thu hút những người dân nghèo, ai ai cũng muốn sống trong mùi lưu hu nh đó, nên mới bán máu, nên mới nhiễm AIDS. Người ta lấy máu như lấy đồng nát trong các bình máu dơ bẩn, dụng cụ hút máu chung cho nhiều người. Rồi cái gì đến cũng phải đến. Cha mất con, vợ mất chồng, con mất mẹ, anh mất em… cả thôn Đinh Trang, thoáng chốc sự giàu có trôi qua nhanh như một giấc mộng phù du, tạm bợ; thay vào đó là sự lụi tàn, khánh kiệt.

Trong câu chuyện có thực, đầu nậu máu lớn nhất của thôn là trưởng thôn hiện tại, còn người vén bức màn bí mật là cha của hắn, cựu trưởng thôn. Khi Diêm Liên Khoa viết tác phẩm này, chính ông cũng đã đến tận nơi khảo sát thực địa, ông nhìn thấy việc người người chết liên tục, và người người bán quan tài cũng làm việc liên tục. Sự sống - cái chết, cái nghèo - sự giàu có, tri thức - lưu manh,… đều được phơi bày rất chi tiết về sự nhiễm độc máu, cũng là căn nguyên đạo đức trong xã hội đương thời, với mô hình tiêu biểu là tại một thôn làng Trung Quốc.

Ngay những trang đầu của câu chuyện đầy “nghẹt thở bên vực thẳm nhân tính” [11], hệ quả của nạn bán máu thảm khốc, hậu quả của đồng tiền lên ngôi, sự suy đồi đạo đức, tha hóa nhân cách là những kiếp người phải đối mặt với bệnh tật, sống dở chết dở. Đầu tiên phải nói đến là nhân vật Tiểu Cường, đã chết vì bị hạ độc khi mới mười hai tuổi bởi

chính sự thù hận ghen ghét việc Đinh Huy cha đẻ của Tiểu Cường) trở thành đầu nậu lớn nhất thôn Trang. Không biết Đinh Huy đã kiếm được bao nhiêu tiền, tậu được nhà bự đến cỡ nào nhưng đứa con trai yêu quý của mình cũng không giữ nổi. Đó là mất mát lớn nhất đối với gia đình họ Đinh. Đây cũng là cái chết duy nhất dù ít nhiều có liên quan đến nạn bệnh dịch thôn Trang nhưng không phải chết vì bệnh dịch.

Không ai khác chính Đinh Huy không chỉ mất đi đứa con đẻ ruột thịt khi bị người trong thôn hạ độc mà còn mất đi cả người mẹ của mình khi “bà vô tình giẫm lên một chậu máu trong nhà tôi, máu loại A chảy trên người bà. Nhìn thấy đất toàn máu, bà sơ hãi ngã xuống, từ đó bị chứng tim đập mạnh. Sau đó vì bị tim đập mạnh quá mà qua đời, tim mãi mãi không bao giờ đập nữa” [20;97]. Dù bà không chết vì bệnh dịch nhưng cũng chết vì “khiếp sợ”, chết vì chính sự chứng kiến việc bán máu của con mình. Hai bà cháu Đinh Tiểu Cường là những nạn nhân đầu tiên trong gia đình họ Đinh. Những cái chết của họ gieo giắc tấn bi kịch của những tính toán, thủ đoạn bất lương của chính người thân, từng là con là cha.

Diêm Liên Khoa đã đem đến cho người đọc những sinh mệnh chết yểu, đầy tang thương, tội nghiệp chất đầy trang văn. Một Đinh Hương Lâm vốn là trụ cột gia đình, nhờ bán máu mà xây được ngôi nhà ngói ba gian chưa kịp quét vôi trắng thì bệnh nhiệt ập xuống. “Đinh Hương Lâm nằm trên giường, người co quắp, co giật từng hồi ở trên giường, như thể có chỗ nào đó đau đớn khó chịu trong người” [20;53]. Khi bệnh ngày một nặng thêm, các trạm thu mua máu đều dừng hoạt động, không có nới nào để bán tiếp, Đinh Hương Lâm còn tỏ ra hối hận: “Sớm bán thêm vài lần thì tốt, để vợ tôi, con tôi cũng bán thì tốt, thì đủ vôi quét nhà” [20;53]. Cuộc sống của người đàn ông này thật tội nghiệp, trước khi nằm trên giường đổ bệnh nặng vẫn tham gia hát trụy tại ngôi trường - trạm dã chiến bệnh nhiệt. Cuộc sống vẫn diễn ra, vẫn yêu đời, vẫn hát, vẫn suy

nghĩ vì gia đình; đó là điều đáng quý đáng trân trọng nhưng những suy nghĩ hối hận không bán thêm máu để có thêm tiền trang trải cuộc sống thì lại đáng trách. Trách cho sự suy nghĩ nông cạn, tầm thường thực dụng, nhưng cũng vì việc mua bán máu quá dễ dàng nên mới xảy ra nông nỗi, bi kịch đáng thương này. Những lời nói cuối đời của Đinh Hương Lâm với trưởng thôn như vén thêm bức màn cảnh mua bán máu vô lối khiến bệnh dịch nhiệt càng tràn lan: “Thầy giáo Đinh, nói thật với thầy, toàn bộ máu của tôi đều bán hết cho cậu cả nhà thầy rồi, khi cậu cả nhà thầy lấy máu của tôi, một cục bông có thể lau chín lần trên cánh tay của ba người” [20;55]. Đến lúc sắp chết mong được đến trường đứng trên sân khấu để hát trụy, hát để đợi có thuốc uống chữa bệnh. Nhưng cuối cùng thuốc thì chưa có để uống và cũng chưa một lần Đinh Hương Lâm được uống thuốc thì đã chết, “Đinh Hương Lâm đã ngã khỏi ghế, cổ cong lên, sắc mặt như tờ câu đối trắng, chiếc đàn trụy rơi bên người ông, rung lên bần bật” [20;71], nhân vật chết ngay trên sân khấu trường cùng lời phát biểu của trưởng thôn sau màn hát trụy của anh ta. Đinh Hương Lâm là người đầu tiên chết tại trường học, “trong trường cuối cùng đã có hơi máu của người chết”. Diêm Liên Khoa mang đến sự ám ảnh, động lòng tới người đọc khi những câu hát của Đinh Hương Lâm trước lúc lìa xa c i đời còn dở dang: “Con sắp lên đường đi phương xa. Mẹ tiễn con đến tận đầu thôn. Giản dị vài lời con dặn mẹ. Ngẫm kĩ là lời nặng ngàn cân…”[20;63].

Những câu diễn đạt ngắn cùng giọng văn sắc, lạnh khi miêu tả về cái chết khiến người đọc không khỏi rùng mình, ớn lạnh, xót xa, thương cảm. Cái chết và lễ tạ thế của Đinh Hương Lâm cũng là lạ, đầy ám ảnh: Cùng đặt trong quan tài bên xác chết là cây dàn trụy hồ mà Đinh Hương Lâm từng kéo, một bên là bức tranh ông ngồi trên sân khấu hát say sưa, bên dưới, xung quanh có hàng nghìn, hàng vạn người đang ngồi xem

nghe ông hát. Khung cảnh bức tranh thật đẹp như cuộc sống diễn ra bình thường. Chi tiết người nhà Đinh Hương Lâm mời người họa sĩ vẽ bức tranh không biết thôn Đinh Trang có bệnh nhiệt nên nét vẽ, khung cảnh bức tranh sáng đẹp cùng theo Đinh Hương Lâm sang thế giới bên kia sẽ sáng sửa tươi đẹp kết thúc cuộc sống hiện tại tối tăm mịt mù. Đây phải chăng là mong ước của Diêm Liên Khoa mong muốn kiếp người được đổi thay?

Sau cái chết của Đinh Hương Lâm, cuộc sống của hàng chục bệnh nhiệt trong trường học gặp nhiều biến loạn, cái chết luôn dình dập treo lơ lửng trên đầu những con người vô tội và xấu số. Cái chết lần lượt ập tới như đối với Lý Tam Nhân - cựu trưởng thôn, chết mà không được “nhắm mắt xuôi tay”, chết ba ngày rồi mà vẫn chưa khép được miệng, chưa nhắm được mắt”, “mắt mở to còn chừng hơn lúc sống, mắt trắng như khăn tang treo trên mắt ông” [20;120]. Lý Tam Nhân chết khi chưa được ăn, đầy nuối tiếc; chết khi con dấu của ủy ban chưa được tìm thấy, chết trong sự nghi ngờ, buông bỏ của đám người trong trường học. Và chỉ khi con dấu của ủy ban thôn Đinh Trang được tìm thấy đặt cạnh linh cữu ông thì thi thể Lý Tam Nhân mới trở lại bình thường nhất là “gương mặt đã đạm vẻ an tường, vẻ an tường không có gì nuối tiếc” [20;121].

Cái chết của Lý Tam Nhân không chỉ được nhà văn tường thuật khá chi tiết đối với nhân vật này mà trước đó Diêm Liên Khoa không ngần ngại tái hiện cảnh lấy máu ngay trên chính đồng ruộng cho đầu nậu máu anh em Đinh Huy, Đinh Lượng. Cách lấy máu bán mua cực kì thủ công đủ cho thấy nạn bán máu diễn ra muôn hình vạn trạng và tất yếu bệnh dịch nhiệt lây lan, cái chết đến sẽ không chừa một ai. Trong cảnh lấy máu ngoài đồng, Lý Tam Nhân “nằm trong bóng mát cây hòe, gác đầu lên cây cuốc chim,… đâm kim tiêm máu của ông từ cái ống nhựa to

bằng chiếc đũa chảy vào trong túi”[20;99]. Người đọc ớn lạnh, lo thay cho nhân vật Lý Tam Nhân, khi nhân vật này bán máu xong thì “chóng mặt, đất cứ quay tròn” và chỉ bằng biện pháp thủ công kết hợp kinh nghiệm “cầm chân, dốc đầu xuống dưới, để cho máu trên đùi, trên người chảy về đầu” [20;101] đã giúp Lý Tam Nhân lấy lại thăng bằng bớt choáng váng vì bị lấy máu nhiều. Những lúc bán máu thế này họ không nghĩ và lo cho tính mạng của mình mà chỉ thấy cái lợi trước mắt là đồng tiền cầm tay và sự nhanh gọn mau lẹ của bán máu mà thôi. Trong số những người mang bệnh và chết vì bệnh nhiệt, chắc hẳn không ít người như Lý Tam Nhân tranh thủ lấy máu trên đồng, còn không ít “người hay bị chóng mặt vì bán máu, họ đã từng nằm trên những con dốc trong thôn, đầu chúc xuống dưới, chân chĩa lên trên, để máu chảy ngược xuống đầu” [20;101] đã từng làm vậy. Còn không thì “nằm trên tấm ván cửa làm giường trong sân nhà, một đầu kê ghế cao, một đầu kê ghế thấp, để tấm vá chênh chếch, nằm chênh chếch theo”. Hay “những người trẻ tuổi lúc rỗi việc thì dựa vào tường “trồng cây chuối” đầu dưới chân trên “dội máu xuống đất” [20;102].

Cũng là cái chết đến với những con người xấu số, họ đều chết vì bệnh nhiệt hay có liên quan đến bệnh nhiệt nhưng mỗi người lại đến lúc chết lại khác nhau. Có cái chết ập đến nhanh chóng, bất ngờ như Tiểu Cường; chết ngay lúc được hát bài hát truyền thống quê hương, trong lúc mong mỏi thuốc chữa bệnh mà chưa một lần được uống như Đinh Hương Lâm; đến cái chết của Lý Tam Nhân trong sự nghi ngờ, nuối tiếc. Hay cái chết của Triệu Đức Toàn đến khi chưa thực hiện được lời hứa “trả cho vợ một chiếc áo bông lụa đỏ”.

Không dừng lại ở đó, Diêm Liên Khoa miêu tả tường tận hơn những “dấu tích” trên thân thể của người thôn Trang mắc bệnh với những hiểu biết và tiếp xúc với những bệnh nhân ngôi làng mà nhà văn nhiều lần

tới đó làm từ thiện, giúp đỡ người dân nơi đây. Dường như Đinh Trang đã lâm vào ngày tận thế khi mà trong một ngày có đến bốn người chết: Một cặp đôi Đinh Lượng - Linh Linh sẵn sàng, bất chấp sự ngăn cản, chịu để tiếng đời loạn luân cố gắng được ở bên nhau mà chỉ được có thời gian ngắn; một Giả Hồng Lễ, một Đinh Tiểu Dược. Bốn người chết cùng lúc trong ngôi làng, khiến cho Đinh Trang không kịp xoay xở nên đành ưu tiên ai chết trước chôn trước dù bốn mạng người chết cách nhau không lâu. Với thôn Trang cái chết luôn chờ sẵn, luôn xảy ra thường trực như người ta mua sẵn quan tài vậy. Từ chỗ thôn Trang nhiều bóng cây to râm mát thì dần dần cũng “đội nón ra đi” bị đốt chặt, xí phần dùng làm quan tài cho người chết.

Từ làng lên phố mới mà người dân thôn Trang đâu có sướng, tiền bán máu dùng để xây nhà, nhà xây sau cố gắng và phấn đấu to, đàng hoàng hơn nhà làm trước; thậm chí đến cây gỗ làm quan tài cũng không còn, người ta lo một ngày nào đó mình chết đi mà không được mặc áo quan như trường hợp Triệu Đức Toàn cố lấy bảng đen của lớp học trong trường học về nhà để tận dụng làm quan tài. Người bán nhiều có tiền hơn, đến kẻ kinh doanh máu trở thành đầu nậu máu thì khá giả như gia đình Đinh Huy - một đầu nậu máu lớn nhất thôn Trang sẵn sàng “chơi trội” dùng thứ gỗ “ngân hạnh” đắt đỏ rất hợp khắc cảnh thành phố phồn hoa sầm uất. Nhìn quan tài của Đinh Lượng “như thể sự phồn hoa mà một đất nước mấy chục năm nỗ lực đạt được đều theo chú tôi làm đồ tùy tang”, “sự phồn hoa của cả thế giới đều đặt vào trong quan tài của chú” [20;272]. Đến quan tài và đồ tùy táng của Linh Linh cô con dâu mới nhà họ Đinh) cũng “cơ man lụa là gấm vóc đúng như lời người trong thôn nói với nhau “lần này Đinh Lượng và Linh Linh có phúc rồi” [20;272]. Đám tang của Đinh Lượng và Linh Linh “người đến xem như trảy hội”, “giống hệt đi xem kịch”. Ngay cả bia mộ của hai con người mới ngoài

hai mươi tuổi cũng đặt bia mộ hoành tráng như thể câu chuyện truyền thuyết Lương Sơn Bá - Trúc Anh Đài đến chết mới được bên nhau. Nhưng oái oăm thay người chết ở thôn Trang cũng không được yên thân khi đôi mộ Đinh Lượng - Linh Linh đẹp, bề thế cũng không cánh mà bay, bị đào xới, lấy trộm cổ vật tùy tang. Phải chăng cái đói, cái nghèo, sự túng quẫy làm liều và cả sự thù hận đã cướp đi cuộc sống người thôn Trang, cướp đi ngay cả chốn yên nghỉ cuối cùng của những kiếp người bất hạnh, chết cũng không được yên.

Không chỉ dừng lại ở đó mà nỗi đau, bi kịch thôn Trang, gia đình đã xảy ra như đỉnh điểm của sự hủy diệt, diệt vọng; đỉnh điểm của tấn bi kịch đớn đau đó là cái chết của Đinh Huy do chính bố đẻ của anh ta là Đinh Thủy Dương - trưởng thôn gây ra. Cái chết như của Đinh Huy có lẽ đến sớm hơn còn không anh ta cũng chết vì bệnh. Nhà văn không để nhân vật này chết vì bệnh mà chết từ chính sự trừng trị của người thân anh ta. Đinh Huy bị bố đẻ mình dùng “cây gỗ dẻ dài năm thước đập vào gáy” từ đằng sau khiến “Bố chưa kịp ngoái đầu nhìn tí nào, chưa kịp kêu lên một tiếng, giống như cái túi đựng bột mì trắng hảo hạng dựng đứng lên, lắc lư một chút, rồi nhũn ra đổ xuống đất” [20;334]. Người bố Đinh Thủy Dương đồng thời là trưởng thôn đã ra tay kết liễu đứa con trai cả của mình bằng chính sự bất lực của người bố, của trưởng thôn bấy lâu khi nhân vật này phải chịu đựng sự nhẫn nhục, chứng kiến sự tác oai tác quái của con trai mình với gia đình và thôn Trang. Cái chết của đầu nậu máu lớn nhất dường như đã thỏa nỗi bực tức dồn nén bấy lâu của người cha đồng thời thỏa nỗi oán hận của biết bao con người từng vì đồng tiền mà bán máu rước bệnh vào người. Tận tay kết liễu người con trai, Đinh Thủy Dương như thể trả hết nợ cho dân làng mà bao năm bố con ông đã gieo dắt mà sự giàu sang phú quý chỉ thoáng qua còn nỗi đau, khổ nạn thì còn mãi.

Như vậy với kiểu nhân vật khổ nạn mà tiểu thuyết đem đến, độc giả như được chứng kiến sự hủy diệt không thương tiếc của bệnh dịch. Sự hủy diệt không chỉ diễn ra trên thân thể mà còn lan tận tâm can, tinh thần của biết bao con người. Sự khổ nạn không chừa một ai dù người đó cần tiền mà bán máu mưu sinh hay là những kẻ mất hết lương tri cũng vì danh lợi mà không từ một thủ đoạn. Vì thế viết nỗi khổ của những con người tội nghiệp thôn trang đã khiến Diêm Liên Khoa không khỏi xót xa

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật trong đinh trang mộng của diêm liên khoa (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)