Cơ cấu lao động theo trình độ ngoại ngữ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 48 - 82)

Đơn vị: %

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 12-2017

Qua số liệu điều tra thực tế cho thấy, số lao động có trình độ ngoại ngữ chiếm tỷ lệ tương đối cao. Số lao động có chứng chỉ A về ngoại ngữ là 26,7%, chứng chỉ B là 23,8%, chứng chỉ C chiếm 16,4%. Tuy nhiên, với thực trạng về trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực du lịch Việt Trì hiện nay vẫn chưa tương xứng với hoạt động du lịch cũng như tiềm năng du lịch của thành phố. Số lao động chưa qua đào tạo về ngoại ngữ chiếm tới 25,2%, trình độ ngoại ngữ đại

26.7 23.8 16.4 7.9 25.2 Chứng chỉ A Chứng chỉ B Chứng chỉ C ĐH -CĐ

học cao đẳng chỉ chiếm 7,9%. Trong khi đó, cơ cấu về ngôn ngữ lại chưa hợp lý, khách du lịch quốc tế tới Việt Trì ngày càng đa dạng, đến từ nhiều quốc gia khác nhau, nhưng ngoại ngữ của lao động du lịch Việt Trì chủ yếu là tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật và tiếng Hàn. Đây là một hạn chế về trình độ ngoại ngữ của lao độngdu lịch trực tiếp của thành phố.

Đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao và kinh nghiệm hiện nay còn rất hạn chế dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm dịch vụ của các đơn vị thấp, phần lớn các đơn vị chưa xây dựng được uy tín và thương hiệu cho mình.

Vì vậy, thành phố cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị kinh doanhdu lịchtrong việc xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nhân lực, đặc biệt quan tâm đào tạo nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho đội ngũ lãnh đạo các daonh nghiệp vừa và nhỏ, vì đội ngũ này hiện đang rất thiếu và yếu, không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

2.2.1.3. Sự phân bố nguồn nhân lực du lịch tại tành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ.

Hiện nay tại thành phố Việt Trì có số khoảng hơn 11 nghìn lao động làm việc trong ngành dịch vụ và du lịch. Trong đó số lượng lao động tạp trung đông tại trung tâm thành phố Việt Trì và khu di tích lịch sử Đền Hùng vì đây là nơi có số lượng khách du lịch đông nhất và là điểm hút khách của thành phố.

Tại khu di tích lịch sử đền Hùng và tại trung tâm thành phố số lượng hướng dẫn viên và những lao động trong ngành du lịch cũng rất ít không thể đáp ứng được nhu cầu mỗi khi khách quá đông. Số lượng khách đến với thành phố mỗi khi diễn ra lễ hội là quá tải các dịch vụ và lao động đều không thể đáp ứng được.

Tại các xã và phường của thành phố cũng có số lượng lao động ngành du lịch khá đông nhưng chỉ tập trung làm việc trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng. Chất lượng đào tạo thì chưa được cao đa phần là chưa qua đào tạo và chủ yếu là học nghề.

2.2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch của thành phố Việt Trì trong giai đoạn hiện nay trong giai đoạn hiện nay

2.3.1.1.Thực trạng đào tạo nhân lực du lịch thành phố Việt Trì

Trong những năm gần đây, công tác đào tạo nguồn nhân lựcdu lịch ở thành phố Việt Trì đã và đang được quan tâm đầu tư phát triển với nhiều hình thức khác nhau.Nguồn nhân lực du lịch của thành phố được đào tạo thông qua các trường đại học và cao đẳng của địa bàn.

Được thành lập năm 2011, Khoa Du lịch - Khách sạn của Trường Cao đẳng nghề Phú Thọ có 5 nghề đào tạo là: Kỹ thuật chế biến món ăn; quản trị lữ hành; hướng dẫn du lịch; quản trị nhà hàng; quản trị khách sạn, trong đó có nghề Kỹ thuật chế biến món ăn được Tổng cục dạy nghề phê duyệt là nghề trọng điểm Asean.

Cùng với bố trí đội ngũ giáo viên đảm bảo về số lượng và chất lượng chịu trách nhiệm giảng dạy trong khoa, Trường đã trang bị 2 xưởng thực hành đồng bộ phục vụ trực tiếp việc giảng dạy nghề kỹ thuật chế biến món ăn và quản trị khách sạn. Kết hợp gắn lý thuyết với thực hành, nhà trường thường xuyên tổ chức cho học sinh tham quan thực tế tại các khách sạn, nhà hàng lớn trong và ngoài tỉnh, để nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành cho sinh viên. Đồng thời nhà trường cũng chú trọng đào tạo tin học và ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên để đáp ứng yêu cầu phục vụ du lịch trong thời kỳ hội nhập.

Nhờ đó, chất lượng giảng dạy của Khoa Du lịch - Khách sạn liên tục được củng cố và nâng cao, thu hút ngày càng nhiều học sinh, sinh viên theo học. Tính đến nay nhà trường đã mở được 2 lớp hệ cao đẳng, 6 lớp hệ trung cấp và 7 lớp hệ sơ cấp khoa Du lịch - Khách sạn với hơn 600 học sinh, sinh viên theo học. 90% sinh viên sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm phù hợp với nghề được đào tạo, điều này đã khiến cho số học viên đăng ký học Khoa Du lịch - Khách sạn Trường Cao đẳng Nghề Phú Thọ tăng nhanh. Hai năm gần đây, khoa tuyển sinh các hệ từ sơ cấp đến cao đẳng bình quân 150 - 200 sinh viên.

Trường Đại học Hùng Vương cũng có bộ môn Văn hóa - Du lịch thuộc khoa khoa học xã hội và nhân văn với ba chuyên ngành chính là Việt Nam học; hướng dẫn viên du lịch; quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Đào tạo nghiệp vụ du lịch là một trong những ngành đang được Trường Đại học Hùng Vương tập trung sự quan tâm nhằm cung cấp được nguồn nhân lực đảm bảo cả về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của hoạt động du lịch trong và ngoài tỉnh.

Bên cạnh việc tập trung bồi dưỡng nâng cao và chuẩn hóa trình độ chuyên môn cho giảng viên hay liên tục cập nhật, chỉnh sửa chương trình đào tạo cho phù hợp với đặc thù của ngành, nhà trường còn đầu tư hoàn thiện trang thiết bị cơ sở thực hành. Thực hiện phương pháp đào tạo tích hợp lý thuyết và thực hành, sử dụng các phương tiện trực quan, làm mẫu, các lớp học ngoại khóa, nhà

trường đã sử dụng rất hiệu quả cơ sở thực hành phục vụ cho công tác rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ du lịch.

Đặc biệt, nhà trường còn thành lập và đưa vào hoạt động câu lạc bộ Sinh viên ngành Du lịch với mô hình Công ty du lịch T&P Travel (Training and Practice Travel) có chức năng nghiên cứu, xây dựng, tổ chức thực hiện và hướng dẫn các chương trình du lịch; tổ chức các sự kiện; các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trong ngành, trong khoa và trong trường.

Ngoài 2 cơ sở trên còn có Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì và Trung cấp Văn hóa - Du lịch tỉnh cũng tham gia đào tạo nhân lực cho ngành Du lịch với tổng số khoảng 300 - 400 học sinh, sinh viên mỗi năm. Không thể phủ nhận sự nỗ lực của các cơ sở trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển du lịch, tuy nhiên là lĩnh vực mới nên công tác đào tạo cũng không tránh khỏi những hạn chế: Thiếu giảng viên có kinh nghiệm; thiếu các điều kiện thực hành; khó khăn trong công tác tuyển sinh...

Để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, các cơ sở đào tạo cần phải được hoàn thiện trang thiết bị cơ sở thực hành theo đúng tiêu chuẩn nghề du lịch Quốc gia để hỗ trợ công tác giảng dạy. Mặt khác, phải nâng cao chuẩn hóa trình độ cho đội ngũ giảng viên; đổi mới chương trình, tăng thời lượng thực hành, thực tế, rèn nghề, ngoại khóa. Đặc biệt, các nhà trường cần chủ động đẩy mạnh liên kết hợp tác với các cơ sở dịch vụ du lịch, doanh nghiệp du lịch tạo điều kiện để sinh viên được cọ sát với thực tế nghề nghiệp ngay từ trong trường.

Đến năm 2020, tổng số lao động cả trực tiếp và gián tiếp của ngành Du lịch trên địa bàn ước khoảng 17.000 người. Để hướng tới sự chuẩn hóa của lực lượng lao động, việc tập trung làm tốt khâu đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu góp phần tích cực để du lịch Phú Thọ tạo bước đột phá thành công vào năm 2020.

2.2.2.2. Thực trạng đa dạng hóa nguồn nhân lực du lịch

Theo thống kê của Sở văn hóa thể thao du lịch tỉnh Phú Thọ , hàng năm có khoảng hơn 2.300 học viên tốt nghiệp trong tất cả các cấp bậc (đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề và đào tạo ngắn hạn) về chuyên ngành du lịch và hàng ngàn học viên tham gia các khoá đào tạo chứng chỉ ngoại ngữ, các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành du lịch,… Nhưng số lao động tốt nghiệp các khóa đào tạo chính quy này vẫn còn hạn chế, thiếu tính kế hoạch.

Trong xu thế hội nhập và phát triển, du lịch trở thành ngành công nghiệp không khói, ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước nói chung và của thành phố Việt Trì nói riêng. Nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, tạo nhiều công ăn việc làm hơn cho người lao động. Đồng thời, cũng có sự cạnh tranh tích cực từ phía các doanh nghiệp trong công tác đáp ứng các dịch vụ cung ứng sản phẩm du lịch của mình. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tiêu chuẩn tuyển dụng riêng cho từng bộ phận để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển du lịch của thành phố .

Theo điều tra thực tế,các doanh nghiệp kinh doanh du lịch luôn tạo điều kiện cho các nhân viên của mình nâng cao tay nghề thông qua các hình thức như: hỗ trợ một phần kinh phí, hỗ trợ về mặt thời gian, cử đi đào tạo các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Sở văn hóa thể thao và du lịch tổ chức,…Đồng thời, có các chương trình nâng cao tay nghề riêng cho các nhân viên trong doanh nghiệp của mình như liên kết với Trường Cao đẳng, Trường đại học, quan tâm bồi dưỡng những sinh viên có năng lực ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nỗ lực này của các khách sạn góp phần rất lớn vào việc đưa chất lượng dịch vụ du lịch của mỗi khách sạn nói riêng và của thành phố nói chung ngày càng phát triển hơn đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch về loại sản phẩm đặc biệt này.

2.3 Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực du lịch của thành phố Việt Trì. Trì.

2.3.1 Những thành tựu và nguyên nhân

2.3.1.1 Thành tựu,

Có thể nói, trong những năm gần đây du lịchViệt Trì đã có những bước phát triển khởi sắc, đặc biệt trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch đã đạt được những kết quả khả quan. Đáng chú ý là:

Một là, trong những năm qua, nguồn nhân lực du lịch có sự tăng trưởng

nhanh chóng về số lượng, cùng với đó chất lượng đội ngũ lao động du lịchcũng được nâng cao đáng kể, phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp du lịchvà yêu cầu phát triển ngành. Điều đáng ghi nhận nhất là đội ngũ lao động ở các doanh nghiệp du lịch có yếu tố nước ngoài hoặc liên doanh với các hãng du lịch danh tiếng có chất lượng tương đối cao và đồng đều.

Hai là, hệ thống cơ sở đào tạo bước đầu được quan tâm đầu tư và phát

riêng và sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố nói chung. Công tác đào tạo mới được tăng cường kể cả về quy mô, chất lượng và năng lực đào tạo, công tác đào tạo lại, bồi dưỡng nhân lực được chú trọng hơn; hoạt động liên kết đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch chặt chẽ hơn.

Ba là, công tác quản lí nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch

được củng cố. Tổ chức bộ máy quản lí du lịch đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch dần được kiện toàn; các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo được cụ thể hoá một bước vào ngành du lịch; bước đầu tổ chức điều tra thu thập thông tin nhân lực ngành du lịch.

Bốn là, nguồn nhân lực có bước phát triển nhanh về số lượng và từng bước

được nâng cao về chất lượng. Tỷ lệ LĐ được bố trí đúng nghề, tỷ lệ lao động được đào tạo lại, lao động có kinh nghiệm và có trình độ tay nghề, trình độ ngoại ngữ có xu hướng tăng qua các năm. Nguồn nhân lực du lịchViệt Trì đang dần được trẻ hóa phù hợp với đặc điểm của ngành nghề du lịch và yêu cầu phát triển của cả nước.

Năm là, nhận thức về tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với hiệu quả

hoạt động kinh doanh du lịch của các cấp, ban ngành và các doanh nghiệp du lịch đã có sự chuyển biến rõ rệt. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đặc biệt là các cơ sở lưu trú có chất lượng cao đã quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình với nhiều hình thức phong phú và hiệu quả; công tác hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực du lịch của thành phố ngày càng phát triển; lao động du lịch cần cù, chịu khó, thân thiện, nhiệt tình, ham học hỏi,...

2.3.1.2. Những nguyên nhân

Ngành du lịch Việt Trì đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch là do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, ngành du lịch của thành phố có sự phát triển khởi sắc với nhiều

cơ sở kinh doanh du lịch có quy mô lớn như các khu di tích lịch sử Đền Hùng, nhiều khách sản được nâng cấp với trang thiết bị đồng bộ, có khả năng cung cấp các dịch vụ du lịch chất lượng cao đã thu hút một lượng lớn lao động với những đòi hỏi tương đối cao về trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn.

Thứ hai, công tác đào tạo nhân lực du lịch được các cấp, các ngành và địa

kiến thức mới để nâng cao năng lực giảng dạy; nhiều doanh nghiệp đã chủ động đặt hàng cơ sở đào tạo, giúp cho công tác đào tạo du lịch tiệm cận với nhu cầu xã hội. Sự đầu tư của nhà nước cho các cơ sở đào tạo du lịch trong giai đoạn trước đã bắt đầu phát huy hiệu quả.

Thứ ba, công tác quản lí du lịch đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch được

tăng cường, đội ngũ làm công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch trong các cơ quan quản lý đang dần được bổ sung, nâng cao chất lượng và chuẩn hoá; hệ thống các chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch dần được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lựcdu lịch.

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân:

2.3.2.1 Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu ngành du lịch Việt Trì đã đạt được trong phát triển nguồn nhân lựcdu lịch, còn một số những hạn chế nhất định. Cụ thể:

Một là, nguồn nhân lực du lịch đã có những bước phát triển nhưng vẫn

chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của ngành du lịch thành phố:

+ Lực lượng lao động du lịch của thành phố có trình độ văn hoá và chuyên môn không đồng đều, hạn chế về nhiều mặt, nhất là về ngoại ngữ và chuyên môn kỹ thuật cao, tỷ lệ lao động sử dụng thành thạo ngoại ngữ còn thấp; có sự chênh lệch khá lớn về chất lượng của đội ngũ lao động du lịch trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau và theo các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ khác nhau, sự khác biệt không chỉ thể hiện ở chuyên môn được đào tạo mà còn thể hiện ở ý thức và thái độ làm việc.

+ Chưa có sự ổn định cao về đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du lịch. Tỷ lệ lao động chuyển từ doanh nghiệp du lịch này đến doanh nghiệp du lịch khác hoặc chuyển ra khỏi ngành có xu hướng tăng.

+ Chất lượng của nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển: người lao động chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho công việc mà mình đảm nhận. Thiếu các kỹ năng phụ liên quan đến công tác phục vụ khách du lịch như kiến thức về tâm lí của du khách, kỹ năng giao tiếp,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 48 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)