6. Bố cục của đề tài
2.3 Đánh giá chung về phát triểnnguồn nhân lựcdu lịchcủa thành phố Việt Trì.
2.3.3 Những vấn đề cấp thiết cần giải quyết để phát triểnnguồn nhân lựcdu lịch
Điểm yếu
- Nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của ngành du lịch trong tổng thể nền kinh tế còn nhiều bất cập. Ngay trong ngành du lịch, vai trò của nguồn nhân lực ngành đối với sự phát triển du lịchcũng chưa được đánh giá cao. Doanh nghiệp và người lao động chưa có ý thức về đào tạo bồi dưỡng du lịch.
- Thiếu chiến lược chung phát triển nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội và cho sự phát triển ngành du lịch. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực ít được đề cập hoặc đề cập rất mờ nhạt trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển.
- Chưa có những chính sách riêng cho phát triển nguồn nhân lực du lịch cho thành phố, từ chính sách đào tạo, bồi dưỡng tuyển dụng đến chính sách thu hút và sử dụng lao động du lịch nên chưa thu hút được nhiều lao động có chuyên môn nghiệp vụ cao, có trình độ quản lý và tay nghề giỏi.
- Tổ chức bộ máy quản lý, hệ thống các chính sách, công cụ chưa thực sự phát huy vai trò của mình đối với sự phát triển nguồn nhân lựcdu lịch; các cơ sở đào tạo có quy mô nhỏ bé, năng lực đào tạo thấp, chất lượng đào tạo chưa cao.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc ngành phần lớn là do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh tổ chức theo mô hình vừa và nhỏ, hoạt động hiệu
quả chưa cao, dẫn đến mức chi trả cho người lao động thấp nên không thu hút được lao động có trìn độ chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ cao
Thách thức
- Thiếu định hướng phát triển du lịch cho thành phố nói chung, định hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch nói riêng. Các đề án, quy hoạch phát triển du lịch cho thành phố chỉ dừng lại ở định hướng chung chung, thiếu các điều kiện áp dụng, tính khả thi không cao.
- Công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch ở thành phố còn nhiều bất cập và chưa thể khắc phục được trong thời gian trước mắt, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển nguồn nhân lựcu lịch.
- Quy mô và chất lượng đào tạo ngồn nhân lực ngành du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
- Vai trò của doanh nghiệp du lịch và hiệp hội du lịch chưa được đề cao, phần lớn các doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc, không tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn chưa có chiến lược phát triển nguồn nhân lực của riêng mình.
Tiểu kết chương 2 :
Chương 2 đã giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu; phân tích thực trạng nguồn nhân lực và thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch thành phố Việt Trì.Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch được phân tích trên nhiều góc độ, trong đó tập trung vào đánh giá chất lượng nguồn nhân lực du lịch; công táo đào tạo, bồi dưỡng nhân lực và công tác quản lí nhà nước về phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nghiên cứu. Đồng thời, chương 2 cũng đã đánh giá được những thành tựu mà thành phố đã đạt được trong phát triển nguồn nhân lực du lịch và những nguyên nhân để đạt được những thành tựu đó. Bên cạnh đó, chương 2 cũng chỉ ra những mặt hạn chế, những vấn đề bất cập cần phải giải quyết trong việc phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đó cũng chính là cơ sở, tiền đề để đưa ra những phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Trì ở chương 3.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ TỈNH PHÚ THỌ.
3.1 Quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch tại thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ.