6. Bố cục của đề tài
1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phương trong phát triểnnguồn
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của một số nước trên thế giới nước trên thế giới
1.3.1.1.Thái Lan
Chính phủ Thái Lan luôn coi việc phát triển nguồn nhân lựclà một trong các vấn đềưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển quốc gia.Kế hoạch phát triển du lịch tập trung giải quyết nhóm vấn đề về giáo dục nghề nghiệp du lịch xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của ngành du lịch Thái Lan.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần 1 (1961-1967) đã nhấn mạnh việc phát triển kinh tế quốc gia chỉ có thể đạt được khi có sự chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lựcđược giáo dục, đào tạo, dạy nghề. Kế hoạc lần 2 (1967-1971) đặt phát triển công nghiệp lên ưu tiên hàng đầu và nhấn mạnh đào tạo về kỹ thuật, nông nghiệp, khoa học và y khoa. Kế hoạch lần 3 (1972-1976) một lần nữa công bố sự chú trọng của Chính phủ trong đào tạo kỹ sư, các nhà khoa học, bác sỹ, y tá và giáo viên. Kế hoạch lần 4 (1977-1981) và lần 5 (1982-1986) với sự cam kết tiếp tục tăng cường phát triển nguồn nhân lựctrong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ; đáng lưu ý là sự bùng nổ kinh tế bắt đầu vào cuối năm 1980. Kế hoạch lần 6 (1987-1991) đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lựcdu lịch. Kế hoạch lần 7 (1992-1996) nhằm chuẩn bị để Thái Lan trở thành một nước công nghiệp mới thì " Nguồn nhân lực có chất lượng" được coi là một điều kiện tiên quyết và được đưa lên hàng đầu trong các danh mục phát triển. Kế hoạch lần 8 (1997-2001) vẫn duy trì tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá. Kế hoạch cũng nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển nguồn nhân lựcvà phát triển bền vững. Phát triển nguồn nhân lựcdu lịch phải được tăng cường thêm một bước.
Chính sách về phát triển nguồn nhân lực du lịch được thực hiện nhằm phục vụ quá trình công nghiệp hoá ở Thái Lan, được thực hiện bằng những chương trình chủ yếu sau: Tăng cường giáo dục dạy nghề và kỹ thuật nghiệp vụ du lịch; nhấn mạnh việc đào tạo kỹ năng thực hành, phục vụ du lịch; khuyến khích đào
tạo nội bộ (Đào tạo tại doanh nghiệp du lịch); các chương trình trợ giúp của nước ngoài trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực du lịch.
1.3.1.2 Nhật Bản
Hệ thống phát triển nguồn nhân lực ở Nhật Bản được gọi là hệ thống phát triển nhân lực suốt đời.
Quá trình phát triển nhân lực ngành du lịch được thực hiện trong một hệ thống gồm ba hình thức đào tạo công cộng, đào tạo doanh nghiệp và tự đào tạo. Đào tạo tại doanh nghiệp du lịch tại Nhật Bản rất được coi trọng. Đối với những nghề giản đơn, như phục vụ buồng, giặt là, phục vụ nhà hàng... khâu huấn luyện tại vị trí công việc là chính, đồng thời có cơ chế khuyến khích tự học, tự vươn lên, học suốt đời và gắn suốt đời với doanh nghiệp cộng đồng. Vai trò của Chính phủ thể hiện rõ nhất trong đào tạo công cộng, nhưng không chỉ giới hạn trong đó, mà còn thể hiện qua các mối quan hệ với doanh nghiệp và người lao động, cũng như qua việc xây dựng khuôn khổ luật pháp, thể chế và kế hoạch nhằm hỗ trợ quá trình phát triển năng lực của người lao động.
Hệ thống tổ chức quản lý phát triển nguồn nhân lực ở Nhật Bản được tổ chức rộng khắp trên toàn quốc ở cả hai cấp độ quốc gia và địa phương (tỉnh). Cục phát triển nguồn nhân lực thuộc Bộ lao động Nhật Bản chịu trách nhiệm toàn bộ về quản lý hệ thống phát triển nhân lực và hợp tác quốc tế.
Các tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển nhân lực mà Cục quản lý và phối hợp có:
+ 47 trung tâm khuyến khích việc làm và phát triển nguồn nhân lực ở 47 tỉnh và một hệ thống các trường đào tạo thực hiện các dự án của Chính phủ về phát triển nguồn nhân lực và khuyến khích việc làm
+ Các hội đồng phát triển nhân lực và hệ thống các trường đào tạo thuộc chính quyền cấp tỉnh
+ Hội đồng khuyến khích năng lực nghề nghiệp Nhật Bản (JVADA) chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra và đánh giá kỹ năng nghề nghiệp
+ Trung tâm phát triển nguồn nhân lực cho người tàn tật và Hiệp hội quốc gia khuyến khích việc làm của những người tàn tật.
Phát triển nguồn nhân lực ở khu vực tư nhân: Hoạt động phát triển
nguồn nhân lực được các công ty lớn tiến hành tương đối độc lập. Các công ty thường có cơ sở đào tạo và các chương trình phát triển nhân lực một cách hệ thống.
Hệ thống phát triển nguồn nhân lực trong các xí nghiệp Nhật Bản có những đặc điểm cơ bản:
+ Đào tạo tại chỗ là hình thức chủ yếu, trong đó có đào tạo tại chỗ chính thức (thường dành cho những người mới vào nghề) và phi chính thức, được thực hiện trong suốt cuộc đời làm việc của người lao động thông qua kèm cặp và hướng dẫn của thợ lâu năm và lành nghề đối với những người có tay nghề thấp hơn
+ Nội dung của đào tạo tại chỗ phi chính thức rất rộng, mang tính chất dài hạn và được thực hiện từng bước, theo các giai đoạn và có hệ thống
Tổ chức đào tạo tại các cơ sở công cộng: Chính sách đào tạo nghề
nghiệp công cộng hiểu theo nghĩa rộng bao hàm cả những hỗ trợ cho đào tạo tại doanh nghiệp và tự đào tạo của người lao động. Hệ thống các cơ sở phát triển nhân lực này bao gồm các trung tâm phát triển việc làm và nguồn nhân lực, các trường cao đẳng và trung học dạy nghề.
Hợp tác quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực: Hợp tác kỹ thuật giữa
các chính phủ được thực hiện thông qua Hiệp hội hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) theo các hiệp định liên chính phủ, như: hợp tác trong việc thành lập và vận hành các cơ sở đào tạo nghề nghiệp ở nước ngoài, cử chuyên gia đi giúp đào tạo nghề, thực hiện chương trình phát triển kỹ năng quốc tế. Hợp tác kỹ thuật thông qua hợp tác quốc tế, như hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong khuôn khổ APEC và trong Chương trình châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức lao động Thế giới (APSDEP).
1.3.2 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của một số địa phương trong nước địa phương trong nước
1.4.2.1 Tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hòa có bờ biển dài hơn 200km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang (một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới), Cam Ranh... với khí hậu ôn hòa, có hơn 300 ngày nắng trong năm, và nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Tháp Ponagar, thành cổ Diên Khánh, các di tích của nhà bác học Yersin…. Với những lợi thế đó Khánh Hòa đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Khánh Hòa đã gặt hái được nhiều thành công, đáp ứng được yêu cầu về số lượng và bước đầu tăng dần tỷ trọng lao động lành nghề, có nghiệp vụ chuyên môn về du lịch. Từ năm 2001
đến nay, tỉnh đã đào tạo được hơn 900 cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ trong ngành. Bên cạnh đó, các trường trung học chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng trong tỉnh thực hiện chương trình giảng dạy lồng ghép giới thiệu văn hóa du lịch khánh Hòa ở các bộ môn khoa học xã hội của trường, tổ chức đào tạo các lớp ngắn hạn và dài hạn chuyên ngành du lịch với gần 3.000 học viên. Các cơ sở kinh doanh du lịch, đặc biệt là các cơ sở cấp cao xếp hạng từ 3 sao trở lên đã chủ động có kế hoạch đào tạo tại chỗ, hoặc hợp đồng với các trường tổ chức các lớp đào tạo theo nhu cầu phát triển của đơn vị. năm 2003, số lượng cán bộ công nhân viên phục vụ trong ngành du lịch của tỉnh Khánh Hòa là 4.354 người. Đến năm 2007, là 8.900 người (trong đó, học viên được đào tạo chuyên ngành du lịch trong các trường, viện, trung tâm cảu tỉnh Khánh Hòa là 1.809 học viên). Năm 2010, ngành du lịch Khánh Hòa đón 1.500.000 lượt khách, nhu cầu lao động trực tiếp là 13.500 người.
1.3.2.2 Tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu Ðông Bắc Việt Nam, với diện tích toàn tỉnh là 6.099 km², và dân sốlà 1.144.381 người (1/4/2009). Là một tỉnh miền núi duyên hải, Quảng Ninh có 80% diện tích đất đai là đồi núi. Hơn 2.000 hòn đảo nổi trên mặt biển phần lớn đều là núi, với tổng diện tích là 620km².
Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Ðây là vùng biển nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều, gió thịnh hành là gió nam. Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa, gió đông bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 21ºC. Ðộ ẩm trung bình hàng năm là 84%. Lượng mưa hàng năm lên đến 1.700 - 2.400mm, số ngày mưa trung bình là 90-170.
Tỉnh Quảng Ninh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của quốc gia như chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn... đây là những điểm thu hút khách thập phương đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo, nhất là vào những dịp lễ hội.
Trong thời gian qua, được sự quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng của Chính phủ, các chính sách phát triển du lịch, tuyên truyền quảng bá, xúc tiến và nâng cao chất lượng phục vụ, du lịch Quảng Ninh đã có bước phát triển mạnh.
Theo thống kê, tốc độ tăng trung bình của khách du lịch đến Quảng Ninh là 14,4%/năm; tăng trưởng của doanh thu du lịch là 37%/năm. Số lượng phòng
năm 2008 của Quảng Ninh đạt trên 12.000 phòng, công suất sử dụng đạt trên 48%. Nếu như năm 2000, lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh mới chỉ đạt trên 544.000 lượt khách, bằng 25,4% so với lượng khách của cả nước thì đến năm 2009, Quảng Ninh đã đón trên 2.746 triệu lượt khách, bằng 71,9% lượng khách du lịch quốc tế so với cả nước. Điều này khẳng định, Quảng Ninh là một trong những điểm du lịch thu hút nhiều khách quốc tế nhất Việt Nam.
Những kết quả trên xuất phát từ những quyết sách đúng đắn của các cơ sở ban ngành của tỉnh. Tỉnh Quảng Ninh đã xác định nguồn nhân lực du lịch là yếu tố quan trọng nhất để thực hiện thắng lợi chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân. Thông qua đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch đã được tỉnh quan tâm đầu tư ở mức cao như: ngành du lịch của tỉnh đã phối hợp với các cơ sở đào tạo lớn như: Khoa du lịch Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, Trường Đại học kinh tế và Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội,…mở các lớp sát với nhu cầu thực tế. Qua đó, đã cập nhật và làm mới lại kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thái độ làm việc và khả năng giao tiếp ngoại ngữ của đội ngũ lao động góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ và hình ảnh du lịch Quảng Ninh trong thời gian qua. Ngoài ra, một số cơ sở kinh doanh cao cấp xếp hạng từ 4 sao trở lên đã hợp tác cùng mời chuyên gia nước ngoài về đao tạo tại chỗ cho đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp, nâng cao trìn độ nghiệp vụ cho họ nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu tiêu chuẩn về tay nghề của lao động trực tiếp trong doanh nghiệp mình.
1.4.3 Một số bài học rút ra cho phát triển nguồn nhân lực du lịch tại thành phố Việt Trì tỉnh Phú thọ.