Khái quát tình hình phát triển du lịch tại thành phố Việt Trì tỉnhPhú Thọ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 34)

6. Bố cục của đề tài

2.1. Khái quát tình hình phát triển du lịch tại thành phố Việt Trì tỉnhPhú Thọ

2.1. Khái quát tình hình phát triển du lịch tại thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ. Thọ.

2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ.

a) Điều kiện tự nhiên

Việt Trì là vùng đất nằm ở vị trí chuyển tiếp từ địa hình đồi núi sang đại hình đồng bằng, đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng. Từ trung tâm Thành phố nhìn về phía Tây là núi Ba Vì, phía Đông Bắc là dãy núi Tam Đảo.Ở phía Tây- Tây Bắc Thành phố là núi Nghĩa Lĩnh, nơi có đền thờ các vua Hùng.

Thành phố Việt Trì nằm ở phía đông của tỉnh Phú Thọ, phía bờ tả ngạn sông Hồng, nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 70 km về phía Tây Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Lào Cai 350 km về phía Đông, cách thành phố cảng Hải Phòng 140 km về phía Tây Bắc.

Nằm ở Ngã ba Hạc, nơi có con sông Thao đỏ nước phù sa hợp lưu với dòng sông Lô và sông Đà xanh biếc thành dòng Sông Hồng huyền thoại; là đỉnh đầu của vùng Tam giác châu thổ Sông Hồng trù phú, lâu đời gắn liền với lịch sử phát triển dựng nước và giữa nước của dân tộc Việt Nam. Vì thế, Việt Trì còn được biết đến với cái tên thân thương: Thành phố ngã ba sông.

Địa giới hành chính của Việt Trì như sau: phía bắc giáp các xã Phù Ninh, An Đạo, Vĩnh Phú huyện Phù Ninh; phía tây và tây nam giáp các xã Sơn Vi, Cao Xá, Thạch Sơn, Tiên Kiên, Xuân Lũng, thị trấn Hùng Sơn huyện Lâm Thao; phía nam giáp xã Cổ Đô, Tản Hồng, Châu Sơn huyện Ba Vì(Thành phố Hà Nội); phía đông giáp các xã Sơn Đông huyện Lập Thạch, xã Bồ Sao, xã Cao Đại, xã Việt Xuân huyện Vĩnh Tường, xã Cao Phong, xã Đức Bác, xã Tứ Yên, xã Yên Thạch huyện Sông Lô(tỉnh Vĩnh Phúc).

Các điểm cực của thành phố này là: Cực Bắc: Xóm Dầm - xã Kim Đức.

Cực Tây: Xóm Vàng - xã Chu Hóa.

Cực Nam: Khu Mộ Chu Hạ - Phường Bạch Hạc. Cực Đông: Xóm Vinh Quang - xã Sông Lô.

Việt Trì là một thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ, là đô thị trung tâm các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ và là một trong 19 đô thị trung tâm

của Việt Nam. Việt Trì là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật của tỉnh Phú Thọ, có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và là đô thị động lực trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ và cả vùng Tây Đông Bắc.

Được xem là đất phát tích, kinh đô đầu tiên của dân tộc Việt Nam, Việt Trì là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, nơi có kinh đô Văn Lang - Kinh đô đầu tiên của người Việt, quê hương đất tổ vua Hùng. Nơi đây còn là thành phố công nghiệp, công nghệ kỹ thuật cao. Đây cũng là cửa ngõ vùng Tây Bắc, đầu mối giao thông nối giữa các tỉnh trung du và miền núi phía bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, nằm trên hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc).

Thành phố Việt Trì được biết đến là thành phố công nghiệp đầu tiên ở miền Bắc XHCN với các ngành dệt, giấy, hóa chất, sứ... và còn được gọi là thành phố ngã ba sông vì nằm gần nơi hợp lưu của sông Thao, sông Lô và sông Đà thành sông Hồng.

Hiện nay, thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị, hành chính và kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ và trung tâm của liên tỉnh phía bắc. Việt Trì được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư để trở thành một trong 19 đô thị lớn nhất Việt Nam. Tháng ba âm lịch hàng năm, vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương, hàng triệu con cháu Lạc Hồng từ khắp cả nước lại nô nức về núi Nghĩa Lĩnh nằm tại địa phận thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - Việt Trì để thăm viếng tổ tiên.

Khí hậu

Thành phố Việt Trì nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có một mùa đông lạnh sâu sắc với trên ba tháng nhiệt độ xuống dưới 18 độ C, nét đặc trưng của Miền Bắc Việt Nam.Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 độ C.Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm.Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 – 87%.Dân số:Thành phố Việt Trì hiện nay có

11.175,11ha diện tích tự nhiên và 283.995 người(năm 2013) .

Các đơn vị hành chính

Thành phố Việt Trì có 23 phường, xã trực thuộc, bao gồm: 13 phường: Bạch Hạc, Bến Gót, Dữu Lâu, Gia Cẩm, Minh Nông, Minh

Phương, Nông Trang, Tân Dân, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Vân Cơ, Vân Phú.

10 xã: Chu Hóa, Hùng Lô, Hy Cương, Kim Đức, Phượng Lâu, SôngLô, Tân Đức, Thanh Đình, Thụy Vân, Trưng Vương.

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Kể từ ngày thành lập đến nay, sau gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, kinh tế- xã hội của Thành phố liên tục phát triển, bộ mặt đô thị có nhiều khởi sắc, đời sống của nhân dân được cải thiện và từng bước được nâng cao. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được tăng cường và củng cố, quốc phòng an ninh được giữ vững. Thành phố Việt Trì được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Sau 9 năm được công nhận là đô thị loại 2, Thành phố đã thực sự chuyển mình, đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực và đến nay đã hội tụ đầy đủ các điều kiện đề nghị công nhận là đô thị loại 1 trực thuộc Tỉnh. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, những năm gần đây, thành phố Việt Trì luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,6%/ năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ; quan hệ sản xuất được củng cố, các thành phần kinh tế được quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Đến nay, trên địa bàn Thành phố đã có 1.600 doanh nghiệp các loại. Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển đa dạng, chất lượng từng bước được nâng lên, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 17,8%/ năm. Các dự án tôn tạo thuộc khu di tích lịch sử Đền Hùng được tập trung đầu tư phát triển, đã tạo điểm nhấn quan trọng, thúc đẩy việc triển khai các dự án du lịch, dịch vụ khác trên địa bàn Thành phố, tạo tiền đề vững chắc để xây dựng thành phố du lịch- lễ hội về với cội nguồn của dân tộc Việt Nam.

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, thành phố đã chỉ đạo tốt công tác thủy lợi, tưới tiêu vụ chiêm xuân, triển khai các biện pháp phòng chống rét đậm, rét hại và dịch bệnh cho cây trồng đảm bảo cho 1.4418,9 ha diện tích lúa gieo cấy (trong đó có 507,7 ha lúa lai, 156,6 ha lúa chất lượng cao), 330,6 ha diện tích ngô gieo trồng, đồng thời xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp đô thị giai đoạn 2016 - 2020 và đăng ký dự án hỗ trợ khuyến công năm 2016. Bên cạnh đó, thành phố cũng đã có các biện pháp nhằm khuyến khích tăng diện tích, nhân rộng các mô hình sản xuất rau, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và trồng hoa chất lượng cao. Công tác kiểm tra, giám sát các loại hóa chất, thuốc cấm trong chăn nuôi, thực hiện các biện pháp kỹ thuật

phòng chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản, tăng cường phòng, chống bệnh dại, dịch cúm gia cầm và các chủng viruts cúm lây truyền sang người được chủ động triển khai. Từ đó, nâng cao hiệu quả chăn nuôi cả về số lượng và chất lượng. Đàn gia súc, gia cầm tại các địa phương được nâng lên, tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng đàn trâu 365 con, tăng 22,9% so với cùng kỳ (tăng 68 con), tổng đàn bò 5.560 con, tăng 7,5% (tăng 388 con), tổng đàn lợn là 18.269 con (tăng 5.050 con), tổng đàn gia cầm là 281,4 nghìn con (tăng 41,3 nghìn con, tương đương 17,1%).

Về đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, thành phố đã triển khai năm Trật tự văn minh đô thị 2016, xây dựng Đề án văn minh văn hóa, đề án xây dựng thành phố Việt Trì trở thành Thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam gắn với bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử Đền Hùng giai đoạn 2016 - 2020 tầm nhìn 2030. Riêng 6 tháng đầu năm, thành phố đã tập trung rà soát, giải quyết vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm, các tuyến đường sử dụng vốn ADB, hạ tầng khu Đồng Láng Cầu… Thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng 54 dự án, chi trả 22,4 tỷ đồng cho 285 hộ gia đình trên diện tích 2, 97 ha đất. Cấp 3.347 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Cơ bản hoàn chỉnh thủ tục để giao đất ở cho 85 hộ bị sạt lở của xã Tân Đức vào khu vực bãi Hạ Mạn, phường Minh Nông. Cùng với đó, thành phố cũng phối hợp thẩm định hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 8 cơ sở tôn giáo (chùa Hương Long, phường Vân Phú; nhà thờ bãi Mộc, chùa Miếu xã Tân Đức, chùa Phúc Long, phường Tiên Cát, chùa An Thiên, phường Minh Phương, chùa Hoa Long, phường Bến Gót, chùa Am Đường, xã Hy Cương, chùa Khánh Nguyên, phường Minh Nông), nâng tổng số cơ sở tôn giáo được cấp giấy chứng nhận đạt 24/42 cơ sở.

Thành công trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa xã hội của thành phố trong 6 tháng đầu năm không thể không kể đến tỷ lệ trẻ trong độ tuổi vào lớp 1 ước đạt 100%, đi mẫu giáo ước đạt 98%, giải quyết việc làm cho 1.839 lao động, đạt 55,7% kế hoạch năm (trong đó xuất khẩu lao động 350 người, đạt 100% kế hoạch năm), tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 82% (kế hoạch là 85%), tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt trên 99%. Tỷ lệ khu dân cư tập trung được thu gom rác thải đạt 100%....

2.1.2.2 Dân số và lao động

Theo thống kê năm 2016, dân số toàn thành phố là 213.341 người Trong tổng dân số chung của toàn thành phố có 49,7% là nam, 50,3% là nữ; dân số thành thị chiếm 45,1%, dân số nông thôn chiếm 54,9%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên những năm gần đây có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, năm 2014 là 12,88% (mức bình quân chung của cả nước là 1,2%), đến năm 2010 giảm xuống còn 11,26%. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2016 là 112,8 nghìn người .Dân số trung bình của thành phố qua các năm được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn của thành phố Việt Trì trong giai đoạn 2014 – 2016.

Đơn vị: Người

2014 2015 2016

1. Tổng số 201.642 205.227 213.341

2. Chia theo giới tính

- Nam 97.685 100.448 105.983

- Nữ 103.957 104.779 107.358

3. Chia theo thành thị và nông thôn

- Thành thị 132.525 133.465 141.468

- Nông thôn 69.117 71.762 71.873

Nguồn: - Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2016 - Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ.

2.1.3. Nhận xét chung

2.1.3.1 Những thuận lợi trong phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của thành phố Việt Trì.

- Thành phố Việt Trì có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng tiếp giáp giữa đồng bằng và vùng núi, có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch như: Du lịch tham quan nghỉ dưỡng;; du lịch vui chơi giải trí; du lịch văn hóa – tín ngưỡng tâm linh; du lịch sinh thái;…Càng nhiều loại hình du lịch phát triển thì nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực du lịch càng cao. Đây là một cơ hội tốt để Việt Trì vừa phát triển được du lịch vừa giải quyết được công ăn việc làm cho người dân trên địa bàn.

-. Các lễ hội như lễ hội Đền Hùng đã được UNESCO vinh danh hát Xoan, các di tích lịch sử văn hóa, các di tích khảo cổ: di chỉ khảo cổ học Làng (phường Thọ Sơn),khu khảo cổ Gò Mã Lao ( phường Minh Nông), khu di chỉ khảo cổ Gò De ( xã Thanh Đình )…các làng nghề truyền thống như: làng nghề bánh chưng xã Hùng Lô, làng nghề miến Hùng Lô… Các bảo tàng: Bảo tàng Hùng Vương ( Phường Gia Cẩm, Thành phố Việt Trì), bảo tàng Hùng Vương ( Khu di tích lịch sử Đền Hùng , xã Huy Cương, thành phố Việt Trì), bảo tàng quân khu II ( Đường Hùng Vương- phường Vân Phú – thành phố việt Trì)……góp phần tạo nên một hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn, có giá trị để phát triển du lịch.

- Với vị trí thuận lợi trong giao thông, trên địa bàn thành phố có cả đường sắt và đường bộ chạy qua thuộc hệ thống đường giao thông huyết mạch xuyên suốt Bắc – Nam, có đường Hồ Chí Minh chạy qua. Nếu biết liên kết với các tỉnh, thành phố lớn thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng (Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây) và các tỉnh thuộc miền núi phía Tây Bắc, Trung Bộ và Nam Bộ sẽ tạo được những tuyến du lịch hấp dẫn, có khả năng đón tiếp cả khách du lịch nội địa và khách quốc tế.

- Dân số đông, nguồn lao động dồi dào, một bộ phận lao động có kinh nghiệm về sản xuất công nghiệp, đánh bắt thuỷ sản, thương mại và dịch vụ, bước đầu tiếp cận được với sản xuất hàng hoá, nguồn lao động sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tại chỗ và hợp tác quốc tế về lao động. Đây cũng là nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch.

Những yếu tố trên là điều kiện thuận lợi để Việt Trì giao lưu phát triển kinh tế, du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế. Đồng thời, đó cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

2.1.3.2 Những khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực du lịch của thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ.

- Các tài nguyên du lịch của thành phố phần lớn vẫn còn ở dạng tiềm năng, một số đã được quan tâm nhưng vẫn ở dưới dạng quy hoạch, chưa được triển khai thành các dự án đầu tư cụ thể, hoặc đã lập dự án đầu tư nhưng công tác triển khai còn chậm nên chưa thể biến những tiềm năng thành những sản phẩm du lich.

- Một số tai biến tự nhiên bất lợi cho nghành du lịch như: lũ quét, bão lụt, úng ngập,…cùng những tác động tiêu cực của con người như: phá rừng, khai thác vật liệu xây dựng một cách bừa bãi,…làm cho một số vùng cảnh quan đã bị ô nhiễm và xuống cấp, gây ra những cản trở không nhỏ đối với công tác gìn giữ và khai thác tài nguyên du lịch.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch (cấp thoát nước, cấp điện, bưu chính viễn thông,…) tuy thời gian gần đây đã được chú trọng đầu tư nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, một số khu vực vẫn chưa được cấp nước sạch sinh hoạt, một số khu vực chưa có sóng di động,…Hệ thống dịch vụ y tế, bảo hiểm, ngân hàng,…chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

- Trình độ dân trí còn thấp, nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh còn thiếu, lao động nhàn rỗi, thiếu việc làm còn một số lượng lớn.

Tóm lại, Việt Trì là vùng đất giàu tiềm năng về du lịch. Để du lịch thực sự

trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, một trong những đòi hỏi cấp thiết là thành phố phải đào tạo một đội ngũ lao động du lịch có chất lượng. Điều đó có nghĩa là tỉnh phải biết nắm bắt những cơ hội tốt, những điều kiện thuận lợi cũng như khắc phục kịp thời những khó khăn trong việc phát triển nguồn nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)