Đặc điểm của tư tưởng cải cách kinh tế, chính trị ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX

Một phần của tài liệu Đánh giá tư tưởng cải cách kinh tế, chính trị của một số nhà cải cách ở việt nam nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 43 - 46)

7. Cấu trúc khóa luận

2.1. Đặc điểm của tư tưởng cải cách kinh tế, chính trị ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX

cuối thế kỷ XIX

2.1.1. Đặc điểm của tư tưởng cải cách kinh tế

Ở Việt Nam, cuối thế kỷ XIX, dưới sự cai trị của nhà Nguyễn nền kinh tế nông nghiệp của quốc gia nghèo nàn, lạc hậu, khiến cho nền kinh tế ngày càng rối loạn. Từ đó, dẫn đến khủng hoảng về xã hội, liên tiếp nổ ra các cuộc khởi nghĩa của nông dân chống lại triều đình phong kiến.

Các nhà cải cách cuối thế kỷ XIX đều nhận thấy sự phát triển kinh tế là vấn đề hàng đầu, như theo Nguyễn Trường Tộ cho rằng: dân có giàu, nước có mạnh mới cứu được nước và giữ được nước. Theo ông, muốn làm cho dân giàu mà nước cũng giàu là bằng cách phát triển toàn diện nông - công - thương, theo lối làm ăn, áp dụng khoa học kỹ thuật phương Tây, những nhà cải cách đều quan tâm đến vấn đề khai hoang, thủy lợi, đê điều. Những điều mà họ quan tâm cải cách đều xuất phát từ thực tế của đất nước. Bên cạnh phát triển nông nghiệp, các nhà cải cách chú trọng đến sự phát triển công nghiệp và thương nghiệp. Do một số nhà cải cách được đi thực tế ở nước ngoài và nhận thức được sự thay đổi của thời đại nên họ đều chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, học tập mô hình sản xuất của phương Tây. Chú trọng đến sự giao lưu, buôn bán, mở các con đường để tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển. Các tư tưởng cải cách kinh tế, chính trị đều thống nhất mục đích là làm cho đất nước giàu mạnh, văn minh.

Mặc dù, mỗi nhà cải cách lại có một tư tưởng canh tân khác nhau: Như Phạm Phú Thứ phản đối việc triều đình lơi lỏng vấn đề phát triển kỹ thuật mà không sợ bị cách chức, các đề nghị cải cách của ông luôn hướng về áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất và học hỏi các quốc gia khác trên thế giới. Còn

với Đặng Huy Trứ, ông được coi là một nhà canh tân của dân tộc ta cuối thế kỉ XIX đã trực tiếp kinh doanh, ông rất quan tâm đến vấn đề kinh doanh. Cải cách của Nguyễn Trường Tộ được coi là cải cách toàn diện nhất, ông quan tâm đồng đều đến hầu hết các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, tài chính, đến xã hội, văn hóa, giáo dục,... Xong, đều hướng tới mục tiêu phát triển đất nước, biến Việt Nam thành một quốc gia hùng cường. Những tư tưởng kinh kinh tế, chính trị như vậy về Những tư tưởng cải cách về kinh tế, chính trị mang tính hệ thống, có sự bổ sung hoàn thiện lẫn nhau.

Cũng như Nguyễn Trường Tộ, một số nhà tư tưởng khác như Đặng Huy Trứ, đứng trước tình trạng đất nước suy yếu ông chủ trương phải bỏ lối học tầm chương trích cú của Nho học, không chỉ dùng văn chương lí lẽ mà tiếp thu khoa học – kĩ thuật của phương Tây để thúc đẩy sản xuất, làm cho dân giàu, nước mạnh. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, ông cho rằng phải nền quân sự vững mạnh, bởi kinh tế và quân sự có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong việc bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Về cơ bản, những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch, Phan Tư Giản chủ yếu tập chung vào các vấn đề sau: Đối với cải cách kinh tế: từ bỏ chính sách “ức thương”, “đóng cửa” khuyến khích phát triển thương mại, sử dụng các nguồn lực nhằm tăng cường, phát triển đất nước. Cải cách về khoa học kỹ thuật: thay đổi phương thức sản xuất, ứng dụng máy móc vào công nghiệp, nông nghiệp,… Cải cách về chính trị: tinh giản bộ máy hành chính, tuyển chọn quan lại dựa vào năng lực, thực hiện chính sách mở cửa, tự do tôn giáo,…

Như vậy, những đề nghị cải cách canh tân đa phần đều thể hiện một tư duy mới nhằm đáp ứng yêu cầu lịch sử đặt ra cho dân tộc trong thời kì này: canh tân đổi mới để bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước.

2.1.2. Đặc điểm của tư tưởng cải cách chính trị

Các nhà tư tưởng có những đề xuất những tư tưởng canh tân đất nước,

chuẩn bị từ bỏ hệ tư tưởng cũ và đi tìm con đường mới cứu nước, cứu dân do nhận thấy Nho giáo có sự suy tàn và đứng trước yêu cầu của lịch sử. Vì vậy, một số nhà tư tưởng tiến bộ như Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch đã đề xuất tư tưởng canh tân, đổi mới nhằm chấn hưng đất nước. Trong đó tiêu biểu nhất là Nguyễn Trường Tộ, ông kêu gọi đổi mới toàn diện đất nước trên mọi lĩnh vực. Lúc này, những yếu tố của tư tưởng dân chủ đã xuất hiện, đan xen tồn tại với quan điểm Nho giáo, phản ánh sự dao động tư tưởng khi hệ tư tưởng cũ lung lay, hệ tư tưởng mới chưa được xác lập. Chính vì vậy, các nhà tư tưởng canh tân đất nước đã nắm bắt được xu thế đó và bước đầu tạo ra một bước chuyển trong tư tưởng chính trị, từ tư tưởng quân chủ sang tư tưởng dân chủ, từ vương quyền sang dân quyền. Nhưng do hạn chế bởi điều kiện lịch sử, yếu tố cá nhân, nên tư tưởng cải biến xã hội chỉ mang tính chất canh tân, trong khuôn khổ trật tự của xã hội phong kiến đương thời.

Về vai trò của nhân dân, cũng đã được các nhà tư tưởng quan tâm. Như trong tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ ông coi dân là gốc của nước, là chủ của thần; khí mạnh của nước là lấy dân làm gốc. Đây cũng là một tư tưởng tiền đề giúp Phan Bội Châu phát triển quan điểm: dân là chủ nước, nước là của dân. Tư tưởng này đối lập hoàn toàn với quan điểm của Nho giáo. Quan điểm này là một bước chuyển tư tưởng căn bản từ quân chủ sang dân chủ. Đây là một điều mới mẻ trong suy tư chính trị thời kì phong kiến. Những nội dung tư tưởng dân chủ tư sản của các nhà tư tưởng đã tạo nên bước chuyển biến quan trọng trên bình diện ý thức hệ: từ sự xuất hiện tư tưởng canh tân trong khuôn khổ hệ tư tưởng phong kiến sang tư tưởng dân chủ tư sản và tiến gần đến chủ nghĩa Mác - Lênin. Tuy nhiên, bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX là một bước chuyển căn

bản, lâu dài, khó khăn và hết sức phức tạp của các nhà tư tưởng. Tư tưởng chính trị tập trung vào nội dung quan trọng là tự cường dân tộc, nâng cao dân trí, bồi dưỡng sức dân, truyền bá tư tưởng dân chủ và dân quyền, độc lập dân tộc. Mặc dù có những nội dung mới và tiến bộ, thể hiện tinh thần yêu nước, căm thù giặc nhưng do hoàn cảnh lúc đó, trong tư tưởng chính trị chưa xuất phát từ thực tế, thậm chí có lúc đi đến thỏa hiệp với thực dân. Nguyên nhân là do vẫn chưa có cơ sở lí luận khoa học và vẫn còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo.

Một phần của tài liệu Đánh giá tư tưởng cải cách kinh tế, chính trị của một số nhà cải cách ở việt nam nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 43 - 46)