Nguyên nhân thất bại của các tư tưởng cải cách nửa cuối thế kỷ XIX

Một phần của tài liệu Đánh giá tư tưởng cải cách kinh tế, chính trị của một số nhà cải cách ở việt nam nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 59 - 67)

7. Cấu trúc khóa luận

3.2. Nguyên nhân thất bại của các tư tưởng cải cách nửa cuối thế kỷ XIX

Cho đến nay, việc lý giải về nguyên nhân thất bại của tư tưởng canh tân ở thế kỷ XIX còn nhiều ý kiến khác nhau. Tác giả Nguyễn Trọng Văn trong

bài viết Vì sao tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ bị thất

bại? đã đưa ra bốn nguyên nhân: về truyền thống, văn hóa, lịch sử dân tộc; về hoàn cảnh xã hội và lịch sử thời bấy giờ; về chính bản thân triều đình [17;186].

Giáo sư Đỗ Thanh Bình nhấn mạnh nguyên nhân thất bại của trào lưu canh tân nữa cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam là do thế nước. Ông cho rằng “ngôi nhà mà các nhà canh tân thiết kế trông đồ sộ nhưng lại thiếu một nền móng vững chắc, thiếu một chỉ huy thi công – đó là một chính quyền đủ mạnh, có

thể đảm đương việc triển khai thi công,… cải cách có được tiến hành và tiến hành thành công hay không còn phải tính đến một nhân tố khác – đó là phải có một cơ sở kinh tế nhất định và một lực lượng đủ sức đảm nhiệm công việc canh tân” [17;182].

Trên cơ sở kế thừa những nhà nghiên cứu trước và dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá và khả năng thực thi của các bản điều trần, ta có thể thấy nguyên nhân thất bại của các hệ tư tưởng canh tân đất nước nửa cuối thế kỷ XIX xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Do những nhà cải cách có năng lực tư duy đổi mới nhưng lại không có địa vị quyền lực để thực hiện cải cách.

Ở Xiêm (Thái Lan) nhờ lợi dụng được vị trí địa lý, trở thành vùng đệm giữa hai khối thuộc địa của Anh và Pháp, trong điều kiện đó, vua Rama V đã tiến hành chớp thời cơ tiến hành cải cách toàn diện thoát khỏi số phận là thuộc địa trực tiếp của các nước phương Tây. Cuộc cải cách diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, điển hình về kinh tế và chính trị đó là:

Về chính trị: Để tăng nhanh lượng xuất khẩu gạo nhà nước giảm nhẹ thuế ruộng, xóa bỏ chế độ lao dịch. Trong công nghiệp thì khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng.

Về chính trị: Cải cách theo khuôn mẫu phương Tây tuy nhiên đứng đầu nhà nước vẫn là vua, giúp việc có các hội đồng nhà nước (nghị viện), chính phủ có 12 bộ trưởng.

Ở Nhật Bản, tháng 1 năm 1868, sau khi lật đổ chính quyền Sô-gun Nhật Bản đã tiến hành cải cách do chính vua Thiên hoàng Minh Trị thực hiện toàn diện trên các lĩnh vực về kinh tế, chính trị, quân sự, giáo dục, ngoại giao như: Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện ban bố quyền tự do. Năm 1898 ban hành Hiến pháp mới. Về kinh tế: Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xóa bỏ sự độc quyền của giai cấp phong kiến. Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ

nghĩa ở nông thôn. Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.

Kết quả: những cải cách của Minh Trị đã đưa Nhật Bản thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật Bản.

Như vậy, lãnh đạo cuộc cải cách Duy tân ở Thái Lan, Nhật Bản đều là những người có trong tay quyền hành, địa vị xã hội, đứng đầu một nước độc lập; hay nói cách khác là có cả năng lực và quyền lực. Đó chính là bước thuận lợi đầu tiên tạo ra sức mạnh tuyệt đối cho công cuộc cải cách, họ sẽ không bị thế lực nào cản trở và sẽ đạt được kết quả thành công.

Còn ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, cũng như số phận các nước ở châu Á, đất nước bị rơi khủng hoảng và đứng trước sự xâm lược của tư bản phương Tây thì một bộ phận sĩ phu quan lại đã có đưa ra những tư tưởng canh tân, cải cách đất nước nhưng không mang lại hiệu quả do bị triều đình khước từ. Họ có những năng lực, có tài, có tư duy đổi mới nhưng lại thiếu quyền lực trong tay, trong khi người nắm quyền là vua (Tự Đức) lại không có đủ năng lực điều hành đất nước đi theo con đường đổi mới.

Có thể dễ dàng nhận thấy, khi nào người đứng đầu đất nước có đủ quyền lực và năng lực song hành, lúc đó đất nước sẽ thái bình, phát triển (như thời vua Lê Thánh Tông). Nếu những đứng đầu có quyền lực mà thiếu trí tuệ thì đất nước sẽ rơi vào khủng hoảng, rối ren.

Thứ hai: Do sự mâu thuẫn giữa một bộ phận tầng lớp quan lại, trí thức có tư tưởng canh tân với triều đình nhà Nguyễn.

Triều đình Huế đứng đầu là vua Tự Đức không chấp nhận hầu hết các đề nghị canh tân đất nước của một số sĩ phu quan lại nửa cuối thế kỷ XIX được xem như là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến kết quả Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp trong suốt gần một thế kỷ.

Nguyên nhân sâu sa dẫn đến mất nước chính là sự bảo thủ, lạc hậu, không nhận thức đúng đắn về những đề nghị canh tân đất nước. Trong bối cảnh nền văn minh nông nghiệp lạc hậu, tư tưởng Khổng – Mạnh không còn thích hợp với thời đại nữa thì người đứng đầu triều đình Huế (vua Tự Đức) vẫn chìm trong ảo tưởng văn chương của Khổng – Mạnh khiến cho quân giặc phải rút lui. Vì vậy, những đề nghị canh tân đất nước của bộ phận sĩ phu, quan lại không tác động được đến tư tưởng của vua.

Như những điều trần được gửi lên vua, có lần vua đọc, có lần lại chuyển cho các quần thần đọc. Vua Tự Đức không phải là không nhận thức được thực trạng đất nước, vì có lúc ông đã nói Nguyễn Trường Tộ: “Nguyễn Trường Tộ đã quá tin vào những điều hắn đề nghị. Nếu cần phải canh tân thì ta cứ làm từ từ. Tại sao lại cứ thúc dục nhiều đến thế khi mà những phương pháp cũ của ta cũng rất đầy đủ để điều khiển quốc gia rồi” [9;222].

Hay có lần khi sau khi nhận được những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ, vua Tự Đức không dám phán quyết mà phải chuyển qua các quần thần nhờ xem xét. Mặc dù các quan lại triều Nguyễn là những người có học thức, thậm chí đứng đầu trong các kì thi nhưng đại đa số lại không có điều kiện tiếp xúc với khoa học kĩ thuật và văn minh phương Tây nên không có cái nhìn giống như những người có tư tưởng canh tân được. Điều đó chứng tỏ sự thiếu tính quyết đoán, thiếu cương trực của một người đứng đầu đất nước.

Sự bảo thủ, trì trệ, thiếu một tầm nhìn xa trông rộng, thiếu nhận thức được sự chuyển biến của thời đại, kiên quyết không đổi mới của vua Tự Đức còn được tác giả Đỗ Trọng Văn xem là nguyên nhân chủ đạo dẫn đến thất bại của tư tưởng cải cách cuối thế kỷ XIX. “Nếu Tự Đức là người quyết tâm canh tân đất nước thì ông không chỉ tập hợp được những người có tư tưởng canh tân xung quanh mình và với một người nắm trọn quyền hành cai trị đất nước thì tư tưởng canh tân sẽ có ảnh hưởng không nhỏ trong quan lại nói riêng và

giới tri thức nói chung lúc bấy giờ và khi đó, vai trò của tri thức phong kiến Việt Nam sẽ khác đối với cuộc canh tân đất nước [17;192-193].

Thứ ba: Do lúc triều đình rối ren, đang lo đối phó với thực dân Pháp thì các nhà cải cách lại đưa những đề nghị canh tân đất nước.

Nếu những tư tưởng canh tân đất nước được đưa ra trong lúc đất nước đang yên lặng thì có lẽ vua sẽ có tâm trí hơn để xem xét. “Duy tân đất nước chỉ được thực hiện trong thời bình. Ở thời đó có đầy đủ điều kiện về thời gian, nhân tài, vật lực cho việc chấn hung, canh tân đất nước” [17;441]. Nhiều nhà nghiên cứu đã đã cho rằng: Nếu những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ được đưa ra trước năm 1861 khoảng 20 năm, tức là trong khoảng thời gian lịch sử ít có biến động, khi quan hệ Việt – Pháp chưa đến nỗi quá xấu thì có lẽ, cùng với tiếng súng của đại bác của Pháp, những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ có thể phần nào được triều đình chú ý và đem ra thực hiện hay không?

Trong thời gian Nguyễn Trường Tộ dâng các bản điều trần (từ năm 1863 đến năm 1871) thì triều đình Huế phải đối mặt và giải quyết nhiều biến cố mà quan trọng nhất chính là cuộc xâm lăng của tư bản Pháp.

“Kể từ năm 1858 khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng xâm lược cho đến khi chúng chiếm được ba tỉnh miền Tây (1867), triều đình Huế phải đối mặt với một loạt khó khăn, thử thách. Trong gần 10 năm chinh chiến, quân triều đình liên tiếp thất bại, hao binh tổn tướng và ngày càng bị rơi vào thế yếu, thế bị động. Kẻ địch thì ngày càng gian ngoan, xảo quyệt, vừa đánh trước mặt, vừa đánh sau lưng, kết hợp quân sự, ngoại giao, dồn triều đình Huế vào thế chân tường” [3;64].

Như vậy, có thể thấy triều đình lúc này đang phải đối phó với Pháp, đây cũng là lúc gấp rút nhất, khó khăn nhất khi tương quan lực lượng giữa ta và địch chênh lệnh quá nhiều; kẻ thù thì có quân số đông, vũ khí hiện đại, trong khi đó thì chế độ phong kiến nước ta đang lâm vào khủng hoảng, thiếu

sự đoàn kết toàn dân, vũ khí thô sơ, lạc hậu. Vì vậy, người đứng đầu nhà nước là vua Tự Đức cũng đang ở trong tình trạng lo sợ, rối ren tìm cách chống lại âm mưu của kẻ thù nên cũng không mấy quan tâm đến những bản điều trần đề nghị canh tân, cải cách đất nước của những nhà cải cách canh tân.

Vì vậy, “Thời chiến làm sao có thể chấp nhận những đề án ngốn nhiều tiền của để rồi có nguy cơ bị tàn phá, nó chỉ chấp nhận những điều chỉnh phù hợp với chiến tranh, chủ yếu nhằm mục đích quân sự” [17;493].

Thứ tư: Do những chính sách cấm đạo, giết đạo và không mở cửa giao lưu với các giáo sỹ, nhà buôn phương Tây.

Trong thời gian triều Nguyễn cai trị đất nước, có lẽ Gia Long là vị vua có ít thành kiến với những người theo Thiên chúa giáo nhất do những người Pháp đã giúp vua Gia Long lấy lại ngai vàng, đổi lại vua Gia Long đã truy phong Bá Đa Lộc là thái tử thái phó bi nhu quận công, cho các giáo sĩ Pháp tự do hoạt động các võ quan Pháp đã từng giúp Nguyễn Ánh đều được làm quan trong triều. Vì vậy, suốt những năm tháng cầm quyền Gia Long không ban hành đạo luật cấm đạo nào.

Tuy nhiên, sang thời vua Minh Mạng, việc bế quan tỏa cảng và cấm đạo ngày càng ngoặt nghèo hơn. Pháp ngày càng can thiệp vào nội trị của Việt Nam và ngày càng lộ rõ bộ âm mưu xâm lược của Pháp. Lúc đầu thì vua Minh Mạng chỉ chủ trương hạn chế sự tiếp xúc của các giáo sĩ với giáo dân, tìm cách đưa họ về kinh, lấy cớ dịch sách để giữ chân họ. Nhưng các giáo sĩ vẫn lén lút liên lạc với bên ngoài, họ còn trực tiếp nhúng tay vào các hoạt động chính trị như “khuyến khích chống đối của Lê Văn Duyệt với vua Minh Mạng, đứng sau cuộc khởi nghĩa chống triều đình của Lê Văn Khôi…” [3;21]. Trong năm 1832, Minh Mạng ra lệnh cho các tỉnh bỏ đạo, nếu ai không tuân thủ sẽ bị tội nặng.

Sang thời vua Thiệu Trị, người đứng đầu triều Nguyễn có nới lỏng hơn song vẫn duy trì chính sách cấm đạo, xem Thiên Chúa Giáo như một mầm họa ngang với thuốc phiện.

Đến thời vua Tự Đức, đã có nhiều biện pháp đối đầu với Thiên chúa giáo. Nhà vua phê lệnh duyệt cấm đạo: Phàm những đạo trưởng Tây Dương đến nước ta thì cho quân dân mọi người ai có thể bắt được nộp quan, thưởng cho 300 lạng bạc. Còn người đạo trưởng Tây Dương ấy cho quan sở tại xét rõ ràng lí lịch, lập tức đem việc dâng tâu, cho đem đích thân nạn nhân ấy ném xuống biển. Còn những đạo trưởng và bọn theo đạo là người nước ta, xin do các nha lại xét việc hình hai, ba lần mới báo cho biết tội, nếu họ biết hối cải bỏ đạo bước qua cây giá chữ thập thì thả ra ngay.

Chính sách cấm đạo của vua Tự Đức chỉ được nới lỏng từ năm 1862, tại Hiệp ước Nhâm Tuất mà triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp ở khoản 2 đã nêu rõ: Thần dân hai nước Pháp và Tây Ban Nha được hành đạo Gia Tô ở nước Đại Nam, và bất luận người nước Đại Nam ai muốn theo đạo Gia Tô, đều sẽ được tự do theo, nhưng những người không muốn theo đạo Gia Tô thì không được ép họ theo. Đặc biệt, khi đến hiệp ước Giáp Tuất 1874, dưới sức ép của phương Tây, vua Tự Đức buộc phải công nhận quyền tự do truyền giáo, người theo đạo Thiên chúa giáo có quyền bình đẳng như mọi công dân cả nước.

Triều đình nhà Nguyễn (vua Tự Đức) rất căm ghét thực dân Pháp và đi đến thái độ không thừa nhận những thành tựu của nền văn minh tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, tầng lớp trí thức có tư tưởng canh tân đất nước họ chưa gây được áp lực với triều đình thực hiện canh tân đất nước,.

Như vậy, những chính sách của triều đình nhà Nguyễn từ thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị đến vua Tự Đức với đạo Thiên chúa giáo là lệnh cấm đạo hết sức tiêu cực. Chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng là việc cua Tự Đức điều chỉnh các lệnh cấm này hoàn toàn không do thay đổi trong nhận thức mà chỉ để ứng phó với diễn biến chính trị, xã hội mà thôi.

Triều đình luôn có những dị nghị, định kiến với những người theo đạo Thiên chúa giáo. “Định kiến hẹp hòi với những người theo công giáo… chỉ xếp ông theo một chuẩn mực đã định sẵn: ông (Nguyễn Trường Tộ) đã từng theo đạo Thiên chúa, đã từng hợp tác với giặc Pháp nên không tốt, thế thôi” [17;441].

Trong thời gian Nguyễn Trường Tộ dưỡng bệnh năm 1870, trong chỉ dụ, vua Tự Đức đã bày tỏ trực tiếp suy nghĩ của mình về con người Nguyễn Trường Tộ, Đinh Văn Điền: Mật tư viên ba tỉnh này sao không nhân lúc bình thường thử hỏi bọn Tộ, Điền: đạo của chúng có chỗ nào hay mà cố theo, có học thức mà cũng mê là vì sao vậy? Vì sao không nhân lúc nhàn đàm hỏi xem để tìm hiểu lý do vì sao mà ở Nam Kỳ”. Dù Nguyễn Trường Tộ đã gửi văn bản giải thích việc làm phiên dịch thực ra là để tiện cho việc thương thuyết giữa triều đình với Pháp thì vua Tự Đức vẫn không thôi ám ảnh về đức tin của ông. “Thủ cựu và hoài nghi vẫn thống trị tư tưởng của triều đình, của nhà vua” [17;372].

Thứ năm: Do hầu hết các nhà cải cách, canh tân đều có xu hướng hòa hoãn với thực dân Pháp.

Các đề nghị canh tân, cải cách đất nước ở nửa cuối thế kỷ XIX đều mong muốn đất nước hưng thịnh, nhưng không ít những nhà canh tân đã xem việc hòa hoãn với thực dân Pháp là giải pháp trước mắt và cần thiết.

Năm 1867, khi dâng sớ lên triều đình, Phạm Phú Thứ chia cuộc canh tân thành 3 giai đoạn, trong đó, giai đoạn đầu phải hòa hoãn với Pháp để tranh thủ thời gian phát triển quân đội và thương mại.

Nguyễn Trường Tộ, trong bản điều trần Bàn về những tình thế lớn

trong thiên hạ, ông khẳng định: “sự thế hiện nay chỉ có hòa. Hòa thì trên không cưỡng lại ý trời, dưới có thể làm cho dân khỏi khổ… Dân đã yên sau sẽ khiến kẻ hiền tài vượt biển, sang các nước lớn học cách đánh trận giữ thành, học tập trí xảo của thiên hạ, giao thiệp với họ lâu dài. Chủ trương phát triển

kinh tế đất nước để có đủ tiềm lực đương đầu với Pháp cũng là giải pháp của

Một phần của tài liệu Đánh giá tư tưởng cải cách kinh tế, chính trị của một số nhà cải cách ở việt nam nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 59 - 67)