Thái độ của triều Nguyễn đối với các đề nghị canh tân, đổi mới đất nước

Một phần của tài liệu Đánh giá tư tưởng cải cách kinh tế, chính trị của một số nhà cải cách ở việt nam nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 51 - 56)

7. Cấu trúc khóa luận

2.3. Thái độ của triều Nguyễn đối với các đề nghị canh tân, đổi mới đất nước

Cuối thế kỷ XIX, diễn ra đầy biến động trong lịch sử nhân loại. Đặc biệt ở châu Á là khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó xâm lược. Trước tình hình đó một số nước ở khu vực châu Á đã tiến hành cải cách nhằm thoát ra khỏi tình trạng lạc hậu và sự nô dịch của chủ nghĩa phương Tây. Tiêu biểu như Xiêm (Thái Lan) dưới trị vị của vua Rama V đã dựa vào vị trí địa lí, trở thành vùng đệm giữa hai khối thuộc địa của Anh và Pháp tiến hành cải cách toàn diện, thoát khỏi số phận là thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Như Nhật Bản, thực hiện cải cách do chính nhà vua tiến hành và đã thành công trở thành một nước tư bản hùng mạnh ở châu Á. Ở Trung Quốc, cuộc cải cách do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu tiến hành tuy thất bại nhưng lúc này Trung Quốc mới chỉ là một nước nửa thuộc địa, vẫn giữ được phần chủ quyền.

Tất cả những tình hình đó đều ảnh hưởng đến Việt Nam. Vào nửa cuối thế kỷ XIX, nước ta cũng cùng chung số phận như các nước châu Á. Đất nước lâm vào khủng hoảng, trì trệ, các nước tư bản phương Tây tìm cách xâm lược.

Lúc đó Việt Nam cũng có những tư tưởng cải cách, canh tân đất nước của một bộ phận sỹ phu quan lại. Nhưng do nhiều lí do nên cải cách, canh tân của Việt Nam không được thực hiện, và một phần đó là do sự bảo thủ của triều đình Huế - đứng đầu là vua Tự Đức.

Canh tân là vấn đề tư tưởng, không có canh tân thì không có các đề nghị, chủ trương cụ thể. Những tư tưởng canh tân ở Việt Nam đã vấp phải các tư tưởng bảo thủ, lạc hậu của hệ tư tưởng cũ. Tuy nhiên, vua Tự Đức cũng không hoàn toàn từ chối tất cả các đề nghị canh tân mà đã cho phép thực hiện một số chủ trương, chính sách như:

Năm 1864, triều đình đã ra lệnh khuyến khích nhân dân học tiếng Pháp và khen thưởng với những người học giỏi. Năm 1866, triều đình đã chấp nhận lời tâu xin của Đặng Huy Trứ về việc đặt Ty Bình Chuẩn để kinh doanh buôn bán. Dụ cho một số địa phương như: An Giang, Vĩnh Long sang Gia Định học tập các nghề cơ khí (luyện sắt, đóng tàu, đúc súng… ) đồng thời vua Tự Đức còn giao Viện Cơ mật dịch 16 quyền sách kỹ thuật quân sự phương Tây ra chữ Hán. Triều đình còn khuyến khích cho thanh niên ra nước ngoài học tập như: cấp lệ phí, ra hạn sau 5 năm phải về nước sát hạch… Cũng năm này, nhà vua lại sai Nguyễn Trường Tộ và linh mục Nguyễn Điều với giám mục Gauthier sang Pháp mua tàu, máy móc, sách khoa học, thuê thầy, thợ về nước để mở trường dạy học.

Năm 1876, Bùi Viện đã dâng sớ lên triều đình xin thành lập quân đội trên biển và đề xuất này nhanh chóng được triều đình chấp thuận.

Việc mở rộng giao thương được triển khai. Vua Tự Đức cho rằng: từ trước đến nay dân ta chỉ buôn bán trong nước lợi thu về có hạn mà thuyền buôn nước Thanh nước Tây vào cửa biển nước ta thu mua được rất nhiều lợi, nên vua Tự Đức xóa bỏ lệ cấm buôn bán đường biển ra nước ngoài. Thuế trong các giao dịch giữa các tỉnh được ấn định là 5% giá trị hàng hóa. Những đề nghị của Phạm Phú Thứ đã được khen ngợi như: chuẩn y việc chế tạo 27

xe trâu tiếp thu công nghệ từ Ai Cập, ca ngợi 2 cuốn Tây hành nhật kíTây phù thi thảo… Năm 1881, vua Tự Đức đã cho khắc in 4 bộ sách mà Phạm

Phú Thứ mang về nước sau chuyến đi sứ châu Âu: Vạn quốc công pháp,

Hàng hải kim châm, Bác vật tân niên và Khai môn yếu pháp làm tài liệu để phục vụ học tập.

Năm 1882, vua Tự Đức đã phê chuẩn những đề nghị của Ông Ích Khiêm: mở các mỏ khoáng sản ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, thành lập cơ quan đúc tiền,… song do tình hình chiến sự biên giới nên các việc này đêug không được thực hiện.

Như vậy, vua Tự Đức đã chấp nhận khá nhiều những đề nghị canh tân từ 1866 trở đi trên các lĩnh vực ngoại thương, đóng tàu, thủ công nghiệp,… Có những điều trần canh tân đất nước gửi cho vua Tự Đức, vua đọc xong và nhận xét “thực sự đã khám phá ra sự tình” của đất nước. Ta có thể nhận thấy rằng, vua Tự Đức cũng thấy được sự cần thiết phải canh tân, đổi mới đất nước nhưng ông lại thiếu quyết đoán của một người chỉ huy tối cao khiến cho tư tưởng canh tân, phong trào đề nghị canh tân không thể trở thành hiện thực Vì vậy, việc chấp nhận canh tân của vua Tự Đức không được vạch ra và xác định một cách rõ ràng mà diễn ra trong tâm thế nửa vời, chỉ phê chuẩn mà không có sự kiểm tra, đôn đốc, chưa quyết tâm, mang tính chấp vá, lẻ tẻ, miễn cưỡng. Bên cạnh việc chấp nhận không ít bản điều trần hầu hết đề nghị của các nhà canh tân của nhà Nguyễn đều bị nhà Nguyễn khước từ. Tiêu biểu như: Việc Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình phải quan tâm đào tạo đội ngũ “nông quan” để chăm lo nông nghiệp. Hay việc chỉnh cương biên giới để để biết được lãnh thổ đất nước, nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đề nghị triều đình quan tâm đến công trình thủy lợi, trồng rừng đầu nguồn để ngăn lũ lụt, sói mòn đất, nhưng triều đình đều khước từ. Dẫn đến thời vua Tự Đức nạn lũ lụt, vỡ đê cảy ra liên miên (như đê Văn Giang – Hưng Yên vỡ trong suốt 18 năm). Bên cạnh đó, phần lớn những tư tưởng cải cách về chính trị đều bị triều

đình khước từ. Thậm chí khi Phạm Phú Thứ trình sớ về sự bất cập của triều đình nhà Nguyễn còn bị triều đình cách chức và kết án khổ sai. Những đề xuất cải cách bộ máy nhà nước của Nguyễn Trường Tộ như việc hạn chế quyền lực của vua, xây dựng hệ thống pháp luật để duy trì trật tự xã hội, tuyển chọn quan lại và thải những quan bất tài,… triều đình Nguyễn đều không quan tâm và gạt sang một bên.

Tiểu kết chương 2

Như vậy, có thể thấy các nhà tư tưởng đã chuẩn bị từ bỏ hệ tư tưởng cũ và đều nhằm mục đích duy nhất là đi tìm con đường mới cứu nước, cứu dân. Nhìn chung các đề nghị canh tân đất nước là khá phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ nhưng không ít cải cách đề nghị thiếu thực tế. Tuy những đề nghị cơ bản thất bại nhưng họ cũng đã có những tư duy vượt qua những tư tưởng lạc hậu, bảo thủ đã tồn tại hàng nghìn năm nay. Và quan trọng hơn cả là đã đặt những tiền đề cho việc hình thành trào lưu duy tân ở đầu thế kỷ XX. Đồng thời, cũng để lại nhiều bài học qúy giá cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Chương 3

BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Đánh giá tư tưởng cải cách kinh tế, chính trị của một số nhà cải cách ở việt nam nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 51 - 56)