Đối chiếu tư tưởng canh tân kinh tế, chính trị cuối thế kỷ XIX với công cuộc xây

Một phần của tài liệu Đánh giá tư tưởng cải cách kinh tế, chính trị của một số nhà cải cách ở việt nam nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 69 - 104)

7. Cấu trúc khóa luận

3.3. Bài học cho công cuộc xây dựng đất nước ngày nay

3.3.2. Đối chiếu tư tưởng canh tân kinh tế, chính trị cuối thế kỷ XIX với công cuộc xây

công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay – công cuộc đổi mới, những tư tưởng về canh tân, đặc biệt là canh tân về kinh tế và chính trị của các nhà tư tưởng Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Bùi Viện,… vẫn có giá trị thời sự. Tư tưởng canh tân đất nước của các nhà tư tưởng Nguyễn Trường

Tộ, Phạm Phú Thứ, Bùi Viện,… có nhiều điểm tương đồng với công cuộc đổi mới của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Trong lĩnh vực kinh tế, các nhà cải cách Việt Nam cuối thế kỷ XIX đã đưa ra nhiều quan điểm rất mới so với thời bấy giờ. Các nhà tư tưởng đều hướng vào cải cách đến mục tiêu làm cho dân giàu, nước mạnh, và đưa ra những biện pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu ấy. Nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ đã đưa ra những phân tích về các nguồn tài nguyên của đất nước và nêu đề xuất: “Nếu để cho người nước ngoài đầu tư khai thác thì không những nhà nước ta thu lợi mà nhân dân cũng có việc làm, lại được học tập, làm quen với khoa học kỹ thuật Tây phương…”. Ông đề xuất với triều đình Huế tăng cường mở rộng ngoại thương xuất khẩu hàng hóa bằng cách: “Cho tàu bè nhà nước chở sản vật nước ta ra bán cho các nước, rồi lại chở về nước mình những hàng cần dùng mà nước mình không có…”. Không những xuất khẩu hàng hóa mà ông còn chủ trương học tập và ứng dụng kỹ thuật công nghệ của các nước tiên tiến. Hầu hết những biện pháp này đều được áp dụng trong công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, học tập và áp dụng kỹ thuật công nghệ của các nước tiên tiến vào sản xuất,… là những hoạt động kinh tế phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Không những thế, nhà nước ta còn ban hành nhiều chính sách, biện pháp để đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đó.

Trong lĩnh vực cải cách hành chính, các nhà tư tưởng cải cách đã đưa ra những quan điểm rất xác đáng. Đề nghị cải cách về hành chính tập trung vào vấn đề giảm bớt bộ máy quan lại và chống tham nhũng.

Các nhà tư tưởng đều nhận thấy sự cồng kềnh của bộ máy quan lại nhà Nguyễn, vì thế họ đã nêu ra thực thế và đề nghị hợp nhất tỉnh, huyện để giảm bớt số quan lại. Tư tưởng này hiện nay đang được áp dụng trong toàn bộ hệ thống hành chính của nhà nước bằng những chính sách cụ thể như việc tinh giảm biên chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, chính sách một cửa,… Hiện

nay, một số huyện thực hiện phương án quy hoạch sắp xếp sát nhập tổng thể các xã, thị trấn của huyện nhằm tinh giản bộ máy nhà nước gọn nhẹ, hiệu quả, bớt cồng kềnh, tham nhũng,… Việc cải cách hành chính sẽ tạo nên một cơ cấu bộ máy nhà nước hoàn chỉnh, chặt chẽ.

Nguyễn Trường Tộ rất chú trọng đến việc bồi dưỡng nhân tài, học theo lối thực hành, khuyến khích học hỏi các nước phương Tây. Hiện nay, nước ta liên tục cải cách bộ máy, phát triển bồi dưỡng nhân tài để phục vụ cho đất nước.

Đối với quan lại, các nhà tư tưởng đều nêu quan điểm lấy chữ “liêm – chính” làm đầu và lên án sự tham nhũng, cửa quyền cực lực. Nguyễn Trường Tộ cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này và ông phân tích những nguyên nhân dẫn đến tham nhũng một cách có lý có tình và hết sức mới mẻ trong thời kỳ bấy giờ. Trong đó có một ý hay là việc lương bổng không đủ sống cũng là một trong những nguyên nhân tham nhũng, lười biếng của quan lại nhỏ. Ông viết: “Các quan lại nước Nam trừ những người quá tham ô không nói, còn bao nhiêu những người khác thường sau khi xong việc, họ nhận lãnh của biếu xén, tạ ơn, điều đó cũng không đáng trách vì có đủ cơm ăn áo mặc rồi mới nói đến chuyện vinh hay nhục, mà muôn việc ở đời cơ bản là nuôi sự sống”. Do vậy, chủ trương của ông quan lại phải được cấp lương tiền đầy đủ để giúp họ giữ được thanh liêm, lúc bấy giờ nếu ai không thanh liêm mới có thể trách. Còn trong giai đoạn hiện nay, chống tham nhũng là một nội dung quan trọng trong chính sách đối nội của nhà nước ta.

Các nhà cải cách Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX cũng rất quan tâm đến phát triển khoa học – kỹ thuật và đề xuất nhiều ý kiến về lĩnh vực này. Trong

bản điều trần Tổ chức gấp việc khai mỏ và đào tạo chuyên viên của Nguyễn

Trường Tộ đó là: cử người đi phương Tây mua vũ khí về có thể dung làm mẫu, lập đoàn đi tìm mỏ than, mời kỹ thuật viên,… Hay như Phạm Phú Thứ cũng chủ trương đóng tàu, học hỏi kinh nghiệm những nước phương Tây và

đã chế tạo thành công “xe trâu” theo công nghệ của Ai Cập. Hiện nay, việc phát triển khoa học công nghệ trở thành chiến lược quốc gia, có mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Bài học chính trị được chỉ ra là muốn canh tân, đổi mới, trước hết đất nước phải được độc lập, dân tộc phải được tự do, phải phát huy dân chủ rộng rãi, mất độc lập, tự do, không có dân chủ không thể tiến hành canh tân, đổi mới, làm cho dân giàu, nước mạnh được [7;260]. Bài học này được rút ra từ tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ. Khi Việt Nam ở nửa cuối thế kỉ XIX, triều đình nhà Nguyễn đang rối loạn, đã cắt đất giảm hòa với thực dân Pháp và đàn áp phong trào kháng chiến và không còn uy tín với nhân dân nữa thì những đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ khó có thể được chấp nhận và thực hiện. Như vậy có thể thấy, khi đất nước bị xâm lăng thì phải biết kết hợp giữa hai nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm và canh tân đất nước với nhau để đạt được hiệu quả cao nhất. Trong đó, nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm là nhiệm vụ hàng đầu và canh tân để phát triển đất nước vững mạnh hơn. Bài học này được thực hiện ngay chính cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công năm 1945 với chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ hai chiến lược đó đã đưa Việt Nam đi đến những thắng lợi vẻ vang trong lịch sử dân tộc.

Một trong những quan điểm nổi bật của tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ rất đáng trân trọng đó là làm cho dân giàu nước mạnh, nước mạnh để giữ nước chống giặc ngoại xâm, mà phương hướng cơ bản để đi tới dân giàu nước mạnh là phải nâng cao trình độ văn minh, nâng cao văn hóa của dân tộc. Trong thực tế hiện tại, đất nước nào không có một chính sách văn hóa, giáo dục đúng đắn thì đất nước đó suy thoái hoặc mất nước là điều sẽ sớm xảy ra. Đặc biệt, trong thời đại của nền kinh tế tri thực hiện nay, trước xu

thế hội nhập quốc tế, nếu đạt được nhiều thành quả trong văn hóa – giáo dục thì nền kinh tế chắc chắn cũng sẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Như vậy, có thể thấy những tư tưởng canh tân đất nước của những nhà canh tân cuối thế kỷ XIX đã để lại nhiều bài học quý báu, có giá trị thực tiễn sâu sắc. Những tư tưởng thể hiện một tư duy đổi mới còn được áp dụng cho đến ngày nay. Hiện nay, công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta thực hiện thu được nhiều thành tựu cũng là do có sự kế thừa những bài học lịch sử của cha ông ta đã để lại. Những cống hiến của các nhà canh tân khác Việt Nam ở nửa cuối thế thế XIX đã làm tăng thêm niềm tự hào cho chúng ta và đặc biệt để lại những giá trị thực tiễn trong công cuộc xây dựng và đổi mới để bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Tiểu kết chương 3

Qua đó, ta có thể nhận thấy sự thất bại của tư tưởng canh tân nửa cuối thế kỷ XIX bắt nguồn bởi nhiều nguyên nhân.Gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan và cả những nguyên nhân mang tính thời đại. Có thể nhận thấy nguyên nhân chủ đạo dẫn đến sự thất bại của những tư tưởng cải cách nửa cuối thế kỷ XIX là do những nhà cải cách, canh tân đất nước họ có năng lực, có tư duy đổi mới, nhận thức được sự cần thiết cần phải đổi mới đất nước nhưng họ lại không có quyền lực trong tay như vua Thiên Hoàng Minh Trị ở Nhật Bản hay vua Rama V ở Xiêm (Thái Lan) nên họ không có quyền lực cao nhất nắm trong tay, vì vậy mà hầu hết những đề nghị cải cách, canh tân của họ chỉ mang tính lý thuyết.

Nhìn chung các đề nghị canh tân đất nước là khá phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ nhưng không ít cải cách đề nghị thiếu thực tế. Tuy thất bại nhưng họ cũng đã có những tư duy vượt qua những tư tưởng lạc hậu, bảo thủ đã tồn tại hàng nghìn năm nay.Và quan trọng hơn cả là đã đặt những tiền đề cho việc hình thành trào lưu duy tân ở đầu thế kỷ XX. Đồng thời, cũng để lại nhiều bài học qúy giá cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

KẾT LUẬN

1. Vào nửa cuối thế kỉ XIX Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt: kinh tế lạc hậu với hơn 90% dân số là nông dân, chính trị rối ren, mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt, văn hóa – giáo dục thoái hóa, và đứng trước nguy cơ mất nước. Trong bối cảnh đó, ở Việt Nam đã xuất hiện một bộ phận sĩ phu, quan lại có tư tưởng canh tân, cải cách đại diện như: Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Bùi Viện, … nhờ nhận thức được thời thế và được tiếp xúc những tiến bộ khoa học kỹ thuật, trực tiếp chứng kiến những thành tựu của các nước Tư bản chủ nghĩa, vì vậy họ đã vạch ra con đường để đổi mới đất nước. Họ đã đề xuất, dâng lên triều đình Huế những bản điều trần, kiến nghị phong phú về nội dung và hình thức trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa – giáo dục, quân sự, ngoại giao,…

Những đề nghị của những nhà cải cách đều xuất phát từ thực tế của tình hình đất nước lúc bấy giờ. Mặc dù còn nhiều chương trình chưa mang tính thực tế và thiếu cơ sở để thực hiện như: việc xây dựng kinh đô Thanh Hóa, đề xuất các nhà trong kinh thành phải lợp bằng gạch, ngói,… nhưng về cơ bản các nội dung này đã phản ánh đúng tình tình của đất nước lúc đó là nhu cầu bức thiết phải tiến hành cải cách, canh tân đất nước.

2. Những tư tưởng canh tân đất nước đã tấn trực diện vào tư tưởng bảo thủ, lạc hậu của chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn, vạch ra những hướng đi mới mang tính tư duy đổi mới. Đã tác động không nhỏ đến suy nghĩ của những người đứng đầu triều đình Huế.Tuy một số đề nghị canh tân được triều đình thực hiện thì không ít những đề nghị đều bị vua khước từ.

Vì vậy, dù nhận những cải cách, canh tân được đánh giá cao, khoa học, toàn vẹn và mang tính khả thi nhưng những chương trình canh tân đất nước này lại không được thực hiện rộng rãi trên thực tế. Đây cũng là do một phần

trách nhiệm của nhà Nguyễn khi không bảo về được độc lập quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước.

Nhìn chung, sự thất bại của những tư tưởng canh tân do nhiều lí do khác nhau từ khách quan xuất phát từ hoàn cảnh của đất nước đến những yếu tố chủ quan của những nhà cải cách, canh tân đất nước nửa cuối thế kỷ XIX. Dù thất bại nhưng những cuộc cải cách, duy tân đã để lại cho lịch sử dân tộc những bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng đất nước sau này và để lại những giá trị thực tế.

Như vậy, qua công trình nghiên cứu chúng ta có thể có cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử triều Nguyễn vào nửa cuối thế kỷ XIX, một khoảng thời gian đầy biến động.Qua đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về hoàn cảnh lịch sử ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Trong hoàn cảnh đó đã xuất hiện những nhà cải cách, canh tân đất nước có ý thức dân tộc và có tư duy đổi mới đã đưa những đề nghị trên mọi lĩnh vực, đặc biệt đi sâu về lĩnh vực kinh tế và chính trị nhằm đưa đất nước phát triển và tránh khỏi sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây. Đó là những nhà cải cách yêu nước, thương dân, mạnh dạn dù đề xuất cho dù đã nhiều lần bị triều đình ráng tội và quan trọng nhất là họ nhận thức được vận mệnh của đất nước khi các nước tư bản phương Tây đang gõ cửa, điều đó thể hiện một tinh thần dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trương Bá Cần (1998), Nguyễn Trường Tộ - con người và di thảo, Nhà

xuất bản thành phố Hồ Chí Minh.

2. Phạm Trần Chúc (1945), Bùi Viện với chính phủ Mỹ - Lịch sử ngoại triều

Tự Đức, Nhà xuất bản Đại La, Hà Nội.

3. Nguyễn Ngọc Cơ (chủ biên), Trần Đức Cường (2012), Giáo trình Lịch sử

Việt Nam từ 1858 đến 1918, tập IV, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.

4. Nguyễn Ngọc Cơ (chủ biên), Trương Công Huỳnh, Nguyễn Anh Dũng

(2005), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà

Nội.

5. Trần Bá Đệ (chủ biên - 2007), Một số chuyên đề Lịch sử Việt Nam, Nhà

xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

6. Trần Văn Giàu (1996), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ

XIX đến Cách mạng tháng tám, tập 1, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Vũ Ngọc Lanh (2015), Tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ giá trị

và hạn chế, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.

8. Đinh Xuân Lâm (1998), Lịch sử cận – hiện đại Việt Nam, một số vấn đề

nghiên cứu, Nhà xuất bản Thế giới mới, Hà Nội.

9. Đinh Xuân Lâm (1999), Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn,

Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế.

10. Triệu Thị Hương Liên, Trần Văn Hùng (2017), giáo trình Những cuộc cải

cách trong lịch sử Việt Nam thời trung đại, Tài liệu nội bộ Trường Đại học Hùng Vương.

11. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên - 2007), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nhà

12. Lương Ninh (chủ biên), Lịch sử Đông Nam Á, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005.

13. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam chính biên liệt truyện, Nhà

xuất bản Văn học, Hà Nội.

14. Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (2003), Đạicương

Lịch sử Việt Nam, toàn tập, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

15. Văn Tạo (2006), Mười cuộc cải cách đổi mới trong lịch sử Việt Nam, Nhà

xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

16. Lê Sỹ Thắng (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học

Xã hội, Hà Nội.

17. Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới (2005), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NHỮNG NHÀ CẢI CÁCH Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX

Nguyễn Trường Tộ ( 1830- 1871)

Phạm Phú Thứ (1820 – 1883) (Nguồn: baodanang.vn)

Đặng Huy Trứ (1825 – 1874) (Nguồn: www.thivien.net)

Bùi Viện (1839 – 1878) (Nguồn: www. motthegioi.vn)

Nguyễn Tư Giản (1823 – 1890) (Nguồn: http://www.chungta.com)

Trần Đình Túc (1818 – 1899)

(Nguồn: http://longhovinhlong.blogspot.com)

PHỤ LỤC 2. MỘT SỐ ĐIỀU TRẦN CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ

* Di thảo số 53: về chính sách nông nghiệp

(Ngày 20 tháng 8 năm Tự Đức 24, tức ngày 4 tháng 10 năm 1871) Tôi giáo sỹ Nguyễn Trường Tộ nay kính bẩm.

Tôi thiết nghĩ trong ngũ phúc, phú đứng đầu, triệu dân trước tiên lo ăn. Sách Luận Ngữ nói: Làm cho giàu có rồi mới giáo dục. Kinh Thi nói: Làm cho giàu thóc lúa. Sách Đại học bàn về việc làm cho sinh ra của cải. Cửu

Một phần của tài liệu Đánh giá tư tưởng cải cách kinh tế, chính trị của một số nhà cải cách ở việt nam nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 69 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)