Những bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá tư tưởng cải cách kinh tế, chính trị của một số nhà cải cách ở việt nam nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 67 - 69)

7. Cấu trúc khóa luận

3.3. Bài học cho công cuộc xây dựng đất nước ngày nay

3.3.1. Những bài học kinh nghiệm

Mặc dù gần như tất cả các đề nghị cải cách, canh tân vào cuối thế kỷ XIX đều không được áp dụng trong thực tiễn. Nhưng, sự xuất hiện của các

nhà cải cách cùng với những đề nghị canh tân đất nước của họ vào cuối thế kỷ XIX chính là sự tiếp nối của truyền thống hiếu học, ham hiểu biết, ham học hỏi của dân tộc ta, và để lại những bài học lịch sử hết sức quý báu cho công cuộc xây dựng đất nước.

Bài học về kinh tế có thể rút ra từ tư tưởng canh tân cuối thế kỷ XIX là luôn phải học hỏi nâng cao trình độ văn minh, nâng cao văn hóa của dân tộc, tiếp cận với tri thức khoa học – kỹ thuật và văn hóa hiện đại.

Ở triều đại nhà Nguyễn, vào cuối thế kỷ XIX, ở Việt Nam đã có sự du nhập nhiều yếu tố văn hóa phương Tây và sự du nhập của đạo Thiên Chúa giáo, nhưng triều Huế vẫn ôm khư khư tư tưởng Nho gia, mà so với thời kì này tư tưởng Nho gia đã trở nên lạc hậu. Nhận thức được điều đó, nên trong tư tưởng ải cách kinh tế của Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Bùi Viện,… đều nêu quan điểm cho rằng muốn làm cho dân giàu, nước mạnh là phải nâng cao trình độ văn minh, nâng cao văn hóa của dân tộc, tiếp cận với tri thức khoa học – kỹ thuật và văn hóa hiện đại thời bấy giờ. Điều này đặc biệt đúng trong thời đại của nền kinh tế tri thức ngày nay. Trước sự bùng nổ như vũ bão của xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, thì nếu thành công trong văn hóa, giáo dục thì sẽ thành công trong kinh tế. Và bên cạnh việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc thì cần phải tiếp thu những gì tiến bộ, phù hợp với dân tộc.

Các tư tưởng canh tân đất nước không chỉ kế thừa, tiếp thu truyền thống tư tưởng văn hóa Việt Nam, mà đã có sự kết hợp, chọn lọc những tinh hoa tư tưởng văn hóa của phương Đông và phương Tây. Ở nửa cuối thế kỉ XIX, phần lớn xã hội Việt Nam đang chìm đắm trong không khí lạc hậu, bảo thủ, trì trệ của Nho giáo thì Nguyễn Trường Tộ và một số nhà canh tân đất nước đã có sự chắt lọc vươn lên tiếp thu những tinh hoa của phương Tây về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,…

Trong lĩnh vực kinh tế, ta có thể thấy Nguyễn Trường Tộ có những đề xuất rất phong phú và đa dạng trên các lĩnh vực cụ thể như: nông chính, giao thông, điều tra dân số, học các làm giàu của nước khác, chú trọng người tài, đề ra chiến lược làm giàu, đề nghị triều đình chấm dứt bế quan tỏa cảng,… Một bài học xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, Nguyễn Trường Tộ nhận thấy đất nước lúc đó không đủ sức mạnh cần thiết để giữ gìn được nền độc lập dân tộc nên ông đã có chủ trương “tạm hòa” với Pháp và đưa ra những đề xuất canh tân đất nước, để làm cho đất nước có đủ sức mạnh chiến đấu với kẻ thù. Như vậy, có thể thấy được ông nhìn thấy được thực tế vận mệnh của dân tộc lúc đó.

Bài học rút ra từ sự thất bại của tư tưởng canh tân mà các nhà cải cách tiêu biểu ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX gặp phải là đưa ra đề nghị cải cách không đúng thời điểm. Cả Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Bùi Viện,... đều không lựa chọn được một thời điểm hợp lý để gửi các bản điều trần cải cách lên triều đình Huế. Việc các nhà tư tưởng nhận thấy cần phải canh tân đất nước như vậy là điều đáng ghi nhận, nhưng nhiều đề nghị của các nhà tư tưởng lại đưa ra vào lúc nhà Nguyễn đang rối loạn, phải lo đối phó với Pháp, nên không để ý đến và cũng không thể thực hiện được những đề nghị về cải cách duy tân. Vì vậy, để tiến hành cải cách đất nước thì cần phải đưa ra vào thời điểm đất nước có độc lập và nhân nhân được tự do, không độc lập tự do hoàn toàn thì phải có độc lập tự do ở một mức độ nào đó. Chỉ như vậy mới có thể thực hiện được việc cải cách, canh tân đất nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá tư tưởng cải cách kinh tế, chính trị của một số nhà cải cách ở việt nam nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 67 - 69)