Tư tưởng cải cách kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá tư tưởng cải cách kinh tế, chính trị của một số nhà cải cách ở việt nam nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 26 - 35)

7. Cấu trúc khóa luận

1.2. Tư tưởng cải cách về kinh tế, chính trị nửa cuối thế kỉ XIX

1.2.1. Tư tưởng cải cách kinh tế

1.2.1.1. Vai trò của kinh tế đối với đất nước nửa sau thế kỷ XIX

Kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự hưng thịnh của một quốc gia. Để tồn tại thì đất nước phải có một nền kinh tế vững chắc để đảm bảo cho đời sống của nhân dân. Muốn nền kinh tế phát triển, không bị lạc hậu so với thời đại thì phải có những nhìn nhận, tư duy để tiến hành cải cách thường xuyên thay đổi nền kinh tế, thay thế những cái cũ, lạc hậu, lỗi thời để áp dụng cái mới. Đồng thời, nền kinh tế vững chắc, phát triển cũng tác động tích cực đến tình hình chính trị - xã hội của một quốc gia.

Nửa cuối thế kỷ XIX, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa càng làm tăng nhu cầu về thuộc địa, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa. Ở châu Á, đã trở thành mục tiêu của các nước đế quốc. Trước

xu thế bành trướng sang phương Đông của các nước tư bản phương Tây, nhiệm vụ chung của các nước châu Á lúc này tìm ra phương hướng để cải cách đất nước cho phù hợp với xu thế của thời đại và bằng mọi cách phải bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

Ở Việt Nam, cuối thế kỷ XIX, đang lâm vào cuộc khủng hoảng về mọi mặt về kinh tế, chính trị, xã hội. Nền kinh tế nông nghiệp của quốc gia vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, đặt dưới sự cai trị của nhà Nguyễn đã khiến cho nền kinh tế càng thêm rối loạn. Từ đó, dẫn đến khủng hoảng về xã hội, liên tiếp nổ ra các cuộc khởi nghĩa của nông dân chống lại triều đình phong kiến: khởi nghĩa Nông Hùng Thạc, khởi nghĩa Cao Bá Quát, khởi nghĩa Nguyễn Thịnh, khởi nghĩa Đoàn Hữu Trưng,… Nền kinh tế ở Việt Nam dưới triều Nguyễn vẫn mang tính tự phát, chưa có sự chú trọng về khoa học kỹ thuật. Nền kinh tế lúc bấy giờ chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu. Trong bối cảnh đó, nhờ nhận thức được sự khủng hoảng của đất nước cần phải thay đổi cải cách, một bộ phận sỹ phu yêu nước đã đưa ra những cải cách đất nước để thoát khỏi khủng hoảng, đặc biệt chú trọng đến cải cách kinh tế.

Các nhà cải cách cuối thế kỷ XIX đều nhận thấy sự phát triển kinh tế là vấn đề hàng đầu, như theo Nguyễn Trường Tộ cho rằng: dân có giàu, nước có mạnh mới cứu được nước và giữ được nước. Theo ông, muốn làm cho dân giàu mà nước cũng giàu là bằng cách phát triển toàn diện nông - công - thương, theo lối làm ăn, áp dụng khoa học kỹ thuật phương Tây, những nhà cải cách đều quan tâm đến vấn đề khai hoang, thủy lợi, đê điều. Những điều mà họ quan tâm cải cách đều xuất phát từ thực tế của đất nước. Bên cạnh phát triển nông nghiệp, các nhà cải cách chú trọng đến sự phát triển công nghiệp và thương nghiệp. Do một số nhà cải cách được đi thực tế ở nước ngoài và nhận thức được sự thay đổi của thời đại nên họ đều chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, học tập mô hình sản xuất của phương Tây. Chú

trọng đến sự giao lưu, buôn bán, mở các con đường để tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển.

Từ những nhận thức xuất phát từ thực tế hoàn cảnh trong nước và thế giới, một số nhà cải cách đã đưa ra một số đề nghị cải cách nhằm đưa đất nước thoát khỏi sự khủng hoảng.

1.2.1.2. Đề xuất cải cách kinh tế của các nhà cải cách cuối thế kỷ XIX Về nông nghiệp

Trong cải cách của Phạm Phú Thứ, ngay khi được bổ nhiệm làm Tri

phủ Tư nghĩa, ông đã ra sức khuyến khích nông dân phát triển nông nghiệp (khai hoang, phát triển thủy lợi, lập 50 kho nghĩa thương để đối phó với nạn đói). Phạm Phú Thứ còn dâng sớ xin đắp đê Cu Nhí (huyện Điện Bàn- Quảng Nam), đào sông Ái Nghĩa ( Đại Lộc).

Khi đê Văn Giang, đê sông Đuống, đê sông Thái Bình bị vỡ năm 1873, ông đã khẩn cấp tổ chức việc phát chẩn cứu đói nhân dân bị nạn lụt đồng thời tổ chức khai hoang, trồng cây, khôi phục các công trình thủy lợi.

Phạm Phú Thứ cũng giống như Nguyễn Trường Tộ, ông chú ý canh tân đến nông nghiệp đặc biệt là vấn đề thủy lợi, đê điều.

Nguyễn Trường Tộ là người quan tâm đến nông nghiệp nhất, ông cho rằng nông nghiệp là nền tảng của nền kinh tế nước ta, “nông nghiệp là gốc, ăn mặc và hàng trăm nhu cầu khác cho đời sống đều nhờ vào nông nghiệp” [1;291]. Nhưng dưới thời vua Tự Đức, mặc dù hơn 90% nhân dân sống bằng nghề nông nhưng nông nghiệp lại giảm sút nặng nề, dự trữ thóc gạo rất ít, đời sống nhân dân cực khổ. Theo Nguyễn Trường Tộ nguyên nhân là do phương thức canh tác lạc hậu, tổ chức sản xuất kém, muốn phát triển nông nghiệp trước hết cần khắc phục tình trạng trì trệ kéo dài đó. Vì vậy, Nguyễn Trường Tộ đã đề nghị triều đình phải tiến hành cải cách toàn diện về nông nghiệp nhằm phát triển nền kinh tế.

Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình Huế phải quan tâm đào tạo đội ngũ “nông quan” chuyên trông coi nông nghiệp, ông đề nghị chọn trong số các cử nhân, tú tài, mỗi huyện một người cho học “nông chính toàn thư” và phải vừa học vừa làm. Những nông quan này phải được học trong các trường nông chính nào đó hoặc học ở nước ngoài để nắm được những kiến thức về thiên văn học, địa lí, thực vật, tổ chức nông nghiệp. “Tất cả mọi việc về nông chính và khai hoang đều phải nắm chắc trong tay. Tất cả vườn ao, trang trại, núi đồi, gò nỗng dần dần vẽ thành bản đồ. Dần dần từ bỏ các tệ nạn tồn tại trong dân từ trước, mỗi ngày đi tuần chỉ vẽ cho dân làm, y như mình là người chủ nông vậy. Nhưng chủ nông là người chỉ biết lo làm giàu cho gia đình mình còn quan nông chính là người lo cho sự giàu có của toàn huyện. Do đó, quan nông chính là phải có tầm sốt sắng và tháo vát mới làm tròn công việc được” [1;475]. Ông lưu ý triều đình nên sớm mở trường Nông chính, dạy về nông nghiệp.

Ông cho rằng nguyên nhân gây nên lũ lụt là do nước ta ở vùng nhiệt đới, mưa nhiều, mưa chủ yếu ở vùng thượng nguồn mà rừng đầu nguồn bị chặt phá vô số không ngăn được nước, sông nước ta độ dốc cao, lòng sông lại hẹp. Ông đưa ra một số biện pháp như: trồng rừng, trồng rừng không chỉ ở thượng nguồn mà còn phải trồng ở bãi biển, dọc đường đi. Trồng cây gây rừng ngăn bão lụt, lội, cân bằng môi trường sinh thái và còn có lợi ích khác như “Gỗ của ta rất quí có thể dùng để trao đổi buôn bán với nước ngoài, thu lợi về cho đất nước” rõ ràng là “Rừng núi có công dụng rất lớn, thế mà người khinh bỏ không biết coi trọng, cho nên không đạt được cái dụng của nó cũng phải” [1;472]. Bên cạnh đó, phải đào các kênh nhánh nối với các sông chính để xả lũ khi lụt, dẫn nước tưới hạn và còn thu thuế thuyền buồm qua lại. Mặt khác, Nguyễn Trường Tộ đã đề nghị cho chỉnh cương giới và khai hoang với những phương pháp cụ thể và thiết thực. Ông coi đây là chính sách lớn trong nông nghiệp mà các nước lớn trên thế giới đều quan tâm.

Ông đề nghị chỉnh cương giới nhằm biết tiềm năng thiên nhiên của đất nước và nhằm mục đích xây dựng kế hoạch thủy nông phục vụ cho nông nghiệp. Trước hết là việc đào kênh, ông phân tích kĩ khí hậu, địa hình nước ta, so sánh với khí hậu, địa hình Trung Quốc và rút ra nguyên nhân của việc vỡ đê là do: độ dốc sông quá cao, lòng sông quá hẹp, nước ta lại mưa nhiều, ông đưa ra cách khắc phục bằng cách đào kênh, rạch để phân tán lượng nước, hạn chế sức nước chảy mạnh. Ông cho rằng công trình thủy lợi là công trình có qui mô lớn và “phần đông các nước trên thế giới đã làm” [1;307-308], triều đình nên khuyến khích nhà giàu bỏ tiền cho vay để làm thủy lợi và khen thưởng nhiều người có sáng kiến trong việc đắp đê, giữ nước, chống úng,…

Nguyễn Trường Tộ còn đề nghị triều đình phái người ra nước ngoài đi học ngay về thủy lợi để thực hiện chương trình thủy lợi qui mô lớn. Ông còn đề nghị triều đình phải coi trọng việc thu nhập kinh nghiệm, phát huy sáng kiến, ông xin đặt các khoa hải lợi để xét thưởng cho những ai có sáng kiến mới trong các khoa.

Đặt khoa sơn lợi để xét khen thưởng cho ai tìm ra cách khai thác mỏ, tìm ra phương pháp luyện kim, săn bắt,...

Đặt khoa địa lợi để xét thưởng cho những ai khai khẩn được đất hoang hóa, đầm lầy hoặc biết trồng trọt có năng suất cao.

Đặt khoa thủy lợi để xét khen thưởng cho những ai biết đào kênh, đắp đập, tưới tiêu, chống hạn, lụt,…

Ông xin triều đình lập ra Bộ canh nông giống như các nước phương Tây. Như vậy, có thể thấy tư tưởng canh tân trên lĩnh vực nông nghiệp của Nguyễn Trường Tộ là đầy đủ và khoa học nhất, ông quan tâm đến các yếu tố về cả địa hình, khí hậu, đê điều, thủy lợi và những nguyên nhân lũ lụt, mất mùa để từ đó tìm ra các giải pháp khắc phục.

Phạm Phú Thứ là người được đi ra nước ngoài nhiều và được tiếp thu khoa học kĩ thuật phương Tây. Ông chứng kiến sự phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội của Quảng Đông, Ma Cao hoàn toàn đối lập với sự chậm chạp, trì trệ của triều đình. Ông nhận ra rằng phải xóa bỏ các quan điểm cũ của triều đình, tiếp thu khoa học – kĩ thuật phương Tây mới có thể vực dậy nền kinh tế đất nước. Đến năm 1855, khi được cử làm Án sát Thanh Hóa, Phạm Phú Thứ mới hiện thực hóa được chủ trương này qua việc kiến nghị triều đình cho tổ chức đóng tàu, chế tạo thuyền vận tải. Ông đã trực tiếp chỉ đạo và đóng thành công chiếc tàu bọc đồng mang tên Thụy Nhạc.

Năm 1863, khi ông được cử sang Pháp và Tây Ban Nha xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù không thành công nhưng ông đã tận dụng cơ hội này để trực tiếp học hỏi, tiếp thu khoa học – kĩ thuật của các nước châu Âu. Ông được trực tiếp tham quan các nhà máy nước ngoài từ công nghiệp nhẹ đến công nghiệp nặng. Nhờ đó ông đã thuyết phục triều đình ban hành cách thức sản xuất và hoàn thiện 27 chiếc “xe trâu” (được học hỏi từ Ai Cập) có năng suất lao động cao hơn rất nhiều. Những điều mà ông học tập được từ

phương Tây ông đã ghi chép và in thành tập chữ Hán Tây hành nhật kí (330

trang) và tập thơ Tây phù thi thảo, dâng lên vua Tự Đức và được vua khen ngợi.

Ông là người ham học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu những kĩ thuật của phương Tây, gắn những gì “mắt thấy, tai nghe” vào thực tế ở Việt Nam.

Nguyễn Trường Tộ nhấn mạnh nguồn tài nguyên phong phú của nước ta và coi đó là điểu kiện thuận lợi để phát triển nghành công nghiệp. Ông cho rằng: nước ta có bốn nguồn lợi lớn và coi đó là những cách làm giàu nhanh và hiệu quả nhất lúc bấy giờ:

Một là, nguồn lợi về biển – không gì lớn bằng cá và muối. Hai là, nguồn lợi về rừng – không gì lớn bằng gỗ.

Ba là, nguồn lợi về đất – không gì lớn bằng trồng tơ gai. Bốn là, nguồn lợi về mỏ – không gì lớn bằng đồng và thiếc.

Ông nhấn mạnh: quan trọng là khoáng lợi “phải gấp rút tính liệu mưu kế trước để chiếm lấy ưu thế, để mưu đồ lợi vĩnh viễn” [1;184] nếu không tư bản nước ngoài sẽ chiếm mất. Ông cho rằng một đất nước muốn phát triển phải đi vào khai thác khoáng sản, mà muốn khai thác thì phải có kế hoạch, có chương trình và cán bộ khoa học kĩ thuật hiểu biết về địa chất…

Ông cho rằng triều đình phải đưa ra được đường lối, phải biết cách chỉ đạo nhân dân “triều đình phải có người đứng ra xướng xuất cho dân theo” 1;165]. Triều đình phải khuyến khích người dân mua tàu lớn buôn bán với nước ngoài.

Ông nhấn mạnh rằng: Việt Nam “có rất nhiều ngũ kim bát thạch, rất nhiều thứ ngọc quý và của lạ”. Ông nêu lên vị trí của các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong việc chấn. “Hiện nay, cái mà chúng ta thiếu thốn là sự học tập tài nghệ. Nay nếu ta mời họ đến phàm chỗ nào có khai quật, thì có quan quân của ta ngồi thu thuế. Do sự đi lại, nói năng và mắt thấy những điều có thể dung được ta đều học lấy. Dân ta với họ cùng nhau làm việc, nơi ở gần nhau, ăn mặc giống nhau, trong khoảng mười năm thì tài nghệ trong dân ta chẳng khác gì họ nữa. Như thế nhà nước không mất một đồng tiền nào, mà việc học của nhân dân vẫn thành đạt” [1; 184].

Bên cạnh đó, ông còn chú ý đến ngành luyện kim, ông đề nghị việc nộp sắt của người dân trước đây được thay bằng việc nộp tiền để đặt mua hàng ở nước ngoài vừa tiện cho nhà nước vừa tiện cho nhân dân. Các nghề làm muối, đánh cá, ướp cá,… theo ông cũng cần được phát triển và kỹ nghệ hóa.

Như vậy, Nguyễn Trường Tộ là người đã tiên đoán và nhìn nhận một cách toàn diện về vai trò chủ đạo của công nghiệp trong phát triển kinh tế đất nước. Ông nhận thấy Việt Nam có nhiều tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản có thể khai thác làm giàu cho đất nước, không để các nước tư bản khai thác mà phải lợi dụng họ giúp ta khai thác.

Cả Phạm Phú Thứ và Nguyễn Trường Tộ đều rất quan tâm đến công nghiệp. Với Phạm Phú Thứ, nhờ tiếp thu, học hỏi khoa học kĩ thuật phương Tây do vậy ông chủ trương xây dựng, đóng tàu, phát triển nghành công nghiệp theo hướng cải tiến. Với Nguyễn Trường Tộ thì chủ trương chú trọng khai thác các nguồn lợi từ tài nguyên thiên nhiên để phát triển đất nước, khai thác những gì đất nước có để vừa phát triển và vừa để sản xuất, mà trước đó ngành công nghiệp nước ta rất nhỏ trong nền kinh tế mà nguồn tài nguyên của ta lại phong phú và ông coi đây là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển công nghiệp.

Về thương nghiệp

Đặng Huy Trứ cho rằng “việc làm ra của cải là đạo lớn không thể coi thường” ông là người dám đề cao khái niệm “cái tâm” của người kinh doanh. “Không vì lỗ lãi mà vượt qua sự ngay thẳng của lòng ta được”. Ông là người duy nhất trong số các nhà canh tân của dân tộc ta hồi nửa cuối thế kỉ XIX đã trực tiếp kinh doanh thương nghiệp. Việc phát triển kinh tế, thương trường của ông được biểu hiện như:

Ông dịch cuốn sách viết về máy hơi nước của người Tây Dương năm 1865 ra chữ Hán.

Năm 1866, ông tâu xin triều đình cho thành lập Ty Bình Chuẩn ở Hà Nội để làm giàu ngân khố cho quốc gia, ông là người đứng đầu Ty Bình Chuẩn. Tại đây ông đã mở mang “nhiều hiệu buôn, tổ chức việc giao lưu hàng hóa trong phạm vi cả nước, tổ chức khai thác và xuất cảng thiếc và một số mặt hàng nông thổ sản ra nước ngoài” [16; 323-335].

Tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ có lẽ được biểu hiện rõ nhất

trong bài Bệnh trung đắc Dã Trì chủ nhân chỉ giáo, thi dĩ chí chi, bài thơ

được viết năm 1867 tại Quảng Đông (Trung Quốc). Đặng Huy Trứ đối thoại với Dã Trì chủ nhân nhưng thực ra là sự hóa thân của ông.

Ông phủ nhận “cái khổ chỉ quan hệ đến bản thân mình thì kẻ ngu phu, ngu phụ cho là khổ cũng còn được, nhưng đã mang thân phận kẻ bề tôi thì không thể cho là khổ được”. Ông cho rằng “cái khổ có quan hệ đến xã tắc,

Một phần của tài liệu Đánh giá tư tưởng cải cách kinh tế, chính trị của một số nhà cải cách ở việt nam nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 26 - 35)