Đặc điểm chung trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Thuần (Trang 29 - 34)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

5. Cấu trúc luận văn

1.2. Nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần trong dòng chảy văn xuôi đƣơng đại

1.2.2. Đặc điểm chung trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần

1.2.2.1. Đặc điểm về nội dung trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần

Nguyễn Ngọc Thuần viết nhiều cho thiếu nhi và dƣờng nhƣ anh có hứng thú hơn khi viết cho các em nhỏ. Tác phẩm đƣợc giải thƣởng cao chủ yếu là những tác phẩm viết cho thiếu nhi và đƣợc độc giả đón nhận hào hứng. Những tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần đều là những câu chuyện giản dị, gần gũi với tuổi thơ của mỗi ngƣời, đều đầy ắp tình yêu thƣơng, trìu mến. Những nhân vật em bé trong truyện có tâm hồn vô tƣ, hồn nhiên, trong sáng và nhạy cảm. Văn thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần khác các nhà văn khác viết cho thiếu nhi đó là sự kết hợp các yếu tố màu sắc, đƣờng nét trong hội họa, sự giản dị, trong sáng của ngôn từ. Giọng văn đầy chất cổ tích nhƣ đƣa con ngƣời trở về miền kí ức xa xƣa hồn hậu. “Cổ tích, hóa ra có thể tự tạo dựng ngay trong đời sống hàng ngày”[54] . Sáng tác của anh là những giấc mộng của bất cứ tâm hồn trẻ em nào. Đó là giấc mộng tuổi thơ của một con ngƣời luôn đắm mình về kí ức xa xôi, kí ức hồn nhiên, nhuốm sắc màu huyền thoại, cổ tích. Các sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần không chỉ trong sáng, nhân văn mà thấm đƣợc sự khát khao giao cảm giữa con ngƣời với con ngƣời. Khi đƣợc nhận giải thƣởng Peter Pan cho cuốn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, anh quan niệm rằng điều quan trọng cuốn sách đó đem lại ý nghĩa đối với độc giả. Những điều con ngƣời cảm thấy còn thiếu trong cuộc sống hàng ngày nhƣ sự quan tâm, chia

sẻ, lối sống giản dị, trong sáng của những con ngƣời cùng tắt lửa tối đèn có nhau. Những trang viết của anh thật dung dị, ấm áp tình ngƣời, không có mâu thuẫn, xung đột và chan chứa dƣ vị sâu xa.

Nếu nhƣ các nhà văn trƣớc viết về thiếu nhi nhƣ Tô Hoài, Võ Quảng, Phạm Hổ viết về truyện đồng thoại giữa các loài vật, đồ vật, cây cối từ đó rút ra những bài học đáng quí cho các em nhỏ thì Nguyễn Ngọc Thuần đi theo hƣớng khác. Nhà văn đặt nhân vật nhí của mình trong mối quan hệ với gia đình, bạn bè, hàng xóm, trƣờng học để nhân vật bộc lộ sự suy ngẫm vốn rất ngây thơ, hồn nhiên theo đúng lứa tuổi của mình. Từ đó các em sẽ tự rút ra bài học sống, cách ứng xử với mọi ngƣời xung quanh một cách hài hòa. Nếu nhƣ nhân vật thiếu nhi trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh đa phần là trẻ em thành thị với cơ thể lành lặn, cuộc sống no ấm thì nhân vật của Nguyễn Ngọc Thuần là những trẻ em nông thôn nghèo khó về vật chất thậm chí khiếm khuyết về thân thể nhƣng lại giàu có về tinh thần. Đó là những đứa trẻ sống tình cảm, chân thành, mộc mạc, có đời sống tâm hồn phong phú.

Nam Cao, Nguyên Hồng cũng viết về thiếu nhi nhƣng thế giới nhân vật thiếu nhi trong sáng tác của họ là những đứa trẻ lầm than, cơ cực, chịu nhiều sự tổn thƣơng về mặt tinh thần, bị ngƣời thân ghẻ lạnh. Còn những đứa trẻ trong sáng tác của Thạch Lam là những mảnh đời bất hạnh, mòn mỏi bế tắc nhƣ những mầm cây cọc còi giữa cuộc đời. Đến truyện thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần, thế giới tuổi thơ hiện lên khá đầy đủ qua sự quan sát, cảm nhận của các nhân vật. Nhân vật trẻ em của Nguyễn Ngọc Thuần là những đứa trẻ có ý chí nghị lực vƣơn lên hoàn cảnh để sống vui, sống có ý nghĩa. Dù là những đứa trẻ nhƣng chúng luôn có cách ứng xử văn hóa, mang đậm bản sắc con ngƣời Việt. Sự ứng xử văn hóa của các nhân vật thông qua lời nói, hành động nhỏ nhặt nhƣng chứa đựng tinh thần nhân văn sâu sắc.

đặc trƣng, mang đúng con ngƣời của anh: giản đơn, chân tình, đầm ấm tình ngƣời, tình đời. Có thể nói truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần có một sức hút riêng tạo nên thành công trong sự nghiệp sáng tác của anh.

Ngoài mảng truyện viết cho thiếu nhi, Nguyễn Ngọc Thuần giành tâm huyết sáng tác những câu chuyện viết về ngƣời lớn. Những vấn đề vụn vặt đời thƣờng nhƣ câu chuyện mua chiếc máy giặt mới, chuyện về kẻ quấy rối và chồng cô ta, chuyện trong quán nhậu và vợ anh chàng mất tích rồi xuất hiện, chuyện hai cô gái mắc chứng bệnh béo phì với tình yêu không đƣợc đền đáp và khát khao làm mẹ bất thành… Những câu chuyện đời thƣờng với những tình tiết éo le, bất ngờ chứa đựng những ý niệm của nhà văn về con ngƣời, cuộc sống. Nhà văn luôn trăn trở về sự không thuần nhất trong tâm hồn con ngƣời cũng nhƣ môi trƣờng sống. Cuộc sống luôn có nhiều biến động và con ngƣời cũng phải thay đổi để thích nghi vì thế cái bản thể, sự thuần khiết trong tâm hồn con ngƣời có thể bị đánh mất. Truyện viết ngƣời lớn của anh xoay quanh những hiện tƣợng, sự kiện thƣờng nhật trong xã hội hiện đại. Nguyễn Ngọc Thuần đòi hỏi ngƣời đọc đồng sáng tạo, khơi gợi tƣ duy đa chiều “đọc văn Nguyễn Ngọc Thuần là sự tƣơng tác cảm cảm xúc trực tiếp, gợi nên bao ý tƣởng huyền hoặc và hài hƣớc, điên khùng sâu lắng” [61].

Văn chƣơng của Nguyễn Ngọc Thuần luôn có sự khác biệt, anh quan niệm văn chƣơng phải độc đáo, phải đem đến cho ngƣời đọc những điều mới lạ, sáng tạo những gì chƣa có. Tác phẩm của anh là sự kết hợp hài hòa giữa hội họa và văn học, là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật miệt mài, nghiêm túc của ngƣời nghệ sĩ. Chính điều đó khiến những trang viết của anh mang một hơi thở riêng không lẫn với ai.

Sáng tác viết cho ngƣời lớn của anh cũng đầy tính nhân văn, luôn hƣớng đến những giá trị truyền thống, bền vững trong cội nguồn tâm hồn dân tộc. Đúng nhƣ W. Shakespeare nói “ Con ngƣời là vẻ đẹp của thế gian, là kiểu

mẫu của muôn loài” [60;34]. Tính nhân văn thể hiện ở khát vọng hƣớng đến Chân- Thiện – Mĩ. Các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần đi vào khám phá những bề sâu của bản chất đời sống từ những điều nhìn thấy, nghe thấy. Tƣởng nhƣ những điều đó rất đỗi bình thƣờng nhƣng ngẫm kĩ ngƣời đọc thấy rằng hóa ra bên trong những câu chuyện là những vấn đề tƣ tƣởng, khát vọng về cuộc sống, con ngƣời đƣợc đặt ra. Nguyễn Ngọc Thuần viết văn để thể nghiệm, để đấu tranh chống lại cái xấu cái ác, hƣớng con ngƣời tìm về sự thuần khiết trong tâm hồn mà họ bị lãng quên, đánh mất. Anh đã từng thổ lộ “Truyện của tôi là những con ngƣời, những địa danh và những sự việc cụ thể…[22;30]. Chính bản thân nhà văn luôn mong muốn có đƣợc sự tƣơng giao giữa ngƣời với ngƣời vì vậy anh tìm thấy mối giao cảm của nhân vật nhƣng có vẻ nhƣ điều đó lại vƣợt ra khỏi cuộc đời thực. Ngƣời đọc cảm nhận đƣợc sự hƣ ảo trong các tình tiết mà anh tạo ra đối với các nhân vật. Tính nhân văn là một đặc điểm quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần, là kim chỉ nam trong quan điểm sáng tác của anh.

Thuộc thế hệ nhà văn trẻ, sống ở thời hiện đại, lớn lên ở vùng đất nghèo khó nhƣng đậm tình ngƣời cộng với trái tim nhạy cảm đã làm nên những trang văn đẹp lấp lánh sắc màu cổ tích. Yếu tố huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Thuần trong dòng chảy văn xuôi đƣơng đại đã tạo nên diện mạo mới cho nền văn học nƣớc nhà. Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, cách nhìn con ngƣời đa chiều và trong các mối quan hệ phức tạp đã đem đến cho văn học một không khí dân chủ, một sự cách tân toàn diện. Đó là những tiền để giúp nền văn học nƣớc nhà khẳng định mình trong xu thế hội nhập toàn cầu.

1.2.2.2. Đặc điểm về nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần

Không chỉ để lại dấu ấn về nội dung trong các sáng tác mà về nghệ thuật, tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần có những điểm riêng khá độc đáo.

Trƣớc hết là giọng điệu kể chuyện đặc biệt “chất giọng ngọt ngào, trong trẻo trẻ thơ và hài hƣớc điên khùng huyễn hoặc ngƣời lớn” [32]. Có lẽ đó là chất riêng tạo nên phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Thuần. Giọng kể hồn nhiên mang sắc màu cổ tích, những tình tiết nhỏ nhặt đƣợc kể khá tỉ mỉ qua sự quan sát của các nhân vật. Giọng điệu đa dạng, vừa trữ tình, nhẹ nhàng vừa mang tính chất triết lí thể hiện sự chiêm nghiệm, suy luận về cuộc sống xung quanh mình.

Đặc điểm nổi bật nữa về nghệ thuật là tác giả đã xây dựng thế giới nhân vật phong phú từ thế giới trẻ thơ đến nhân vật ngƣời lớn đều mang tính cách khá rõ rệt. Nhân vật bộc lộ tính cách qua ngoại hình, hành động, suy nghĩ bên trong. Đặc biệt nhà văn đi sâu miêu tả những diễn biến tinh vi trong tâm hồn nhân vật để thấy đƣợc đời sống tâm hồn phong phú của họ. Nhân vật không chỉ đƣợc khắc họa với đời sống hiện thực mà thông qua giấc mơ, đó là thế giới đa sắc màu mà nhận vật của anh luôn có khát vọng tìm kiếm. Nhà văn xây dựng nhân vật huyền ảo hoặc nhân vật có yếu tố huyền ảo là cách nhà văn đi sâu khai thác những mảng sáng- tối, những bí ẩn trong tâm hồn con ngƣời. Đằng sau cái ảo, cái kinh dị, hoang đƣờng đƣợc tạo ra ở chính nhân vật là hiện thực của đời sống, là lời báo động về chính bản thân họ. Nguyễn Ngọc Thuần sử dụng thành công thủ pháp “lạ hóa” nhằm đem lại sự mới mẻ,tạo điểm nhấn cho tác phẩm. Đó là những chi tiết, hình ảnh thậm chí nhân vật đƣợc miêu tả khác thƣờng, kì lạ. Môtip giấc mơ xuất hiện nhiều trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần tạo ra không gian huyền ảo. Ở đó nhà văn có thể chuyển điểm nhìn vào bên trong nhân vật, phiêu lƣu vào cõi siêu nhiên, đầy mộng tƣởng từ đó đem lại không khí li kì cho tác phẩm. Nhờ đó không gian đƣợc nới rộng, mạch truyện phát triển tự nhiên, liền mạch, tạo hứng thú cho ngƣời đọc xâm nhập vào thế giới tâm hồn nhân vật.

Thuần là anh đã đƣa thơ, tranh vào văn xuôi tạo ra hình thức mới mẻ. Chính sự sáng tạo độc đáo này đã khẳng định tƣ duy đổi mới nghệ thuật của nhà văn. Với sự sáng tạo không ngừng, Nguyễn Ngọc Thuần đã trở thành cây bút tiêu biểu của văn xuôi huyền ảo đƣơng đại. Những sáng tác của anh vừa có giá trị nội dung vừa có giá trị nghệ thuật góp phần làm nên một nền văn học thực sự khởi sắc, đạt đƣợc những thành tựu nhất định.

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Thuần (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)