1 .Tính cấp thiết của đề tài
5. Cấu trúc luận văn
1.2. Nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần trong dòng chảy văn xuôi đƣơng đại
1.2.3. Vị trí của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần trong dòng chảy văn xuô
đương đại
1.2.3.1. Cơ sở hình thành yếu tố huyền ảo trong văn xuôi đương đại.
Văn học giai đoạn 1945-1975 là chặng đƣờng văn học cách mạng chủ yếu tuân thủ theo nguyên tắc phản ánh hiện thực. Khuynh hƣớng sử thi và cảm hứng lãng mạn thể hiện đậm nét. Nội dung chủ đạo là ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thể hiện niềm tin vào tƣơng lai tất thắng của cuộc kháng chiến vĩ đại. Hiện thực cách mạng đƣợc qui chiếu bởi cái nhìn của cộng đồng, hình tƣợng nhân vật đại diện cho phẩm chất, tính cách của cộng đồng, của dân tộc, thời đại. Văn học từ sau 1975 bƣớc sang thời kì đổi mới toàn diện.Văn học phát triển trong cái nhìn cởi mở, đề cao cá tính nghệ thuật.Văn học vận động theo hƣớng dân chủ hóa hóa,mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc, khám phá con ngƣời trong những mối quan hệ đa dạng, phức tạp. Sau chiến tranh con ngƣời phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thử thách. Đất nƣớc phải khắc phục những hậu quả do chiến tranh để lại. hoàn cảnh thời kì hậu chiến tác động ảnh hƣởng sâu sắc đến cảm quan hiện thực của nhà văn, “ngƣời ta nói nhiều đến các khái niệm khám phá, nghiền ngẫm về hiện thực” [28;19].
Đặc biệt Đại hội đại biểu lần VI đổi mới toàn diện chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng đặt ra nhiều thử thách. Con ngƣời sống trong thời kì tranh chấp các giá trị. Khi cái mới đƣợc
xác lập, cái cũ vẫn còn tồn tại khiến con ngƣời hoài nghi, lo âu về những giá trị đời sống bị đảo lộn. Họ hoang mang khi đối diện với hoàn cảnh mới bởi tâm lí ngại thay đổi, chậm thích ứng với cái mới. Không còn sự cấu kết bởi văn hóa làng xã, con ngƣời là một thực thể độc lập, tự chịu trách nhiệm trƣớc cuộc đời, phải đối diện với vô vàn những mối quan hệ phức tạp. Vì thế con ngƣời cảm thấy hoang mang, cô đơn, lạc lõng trƣớc sự thay đổi của thời cuộc. Nền kinh tế thị trƣờng phát triển sôi động, nhanh nhạy, khoa học kĩ thuật phát triển vƣợt bậc đem lại những thành tựu về kinh tế, xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng có những mặt trái đáng lo ngại. Những tệ nạn nảy sinh nhƣ nạn tham nhũng, quan liêu. Vấn đề con ngƣời cá nhân, thân phận con ngƣời, ý thức hệ trở thành vấn đề lớn. Nhiều nhà văn nhạy cảm trƣớc những biến động dữ dội của thời cuộc đã góp tiếng nói phản ánh chân thực hiện thực đời sống qua những trang văn. Sự thay đổi đó không chỉ thể hiện về kinh tế thị trƣờng mà quan trọng hơn thể hiện trong nhận thức, cách hành xử của con ngƣời trƣớc thời mở cửa. Con ngƣời đối mặt với guồng quay tấp nập, bề bộn của công việc. Đồng tiền trở thành thế lực nghiêng ngả thành trì kinh tế, chính trị, đạo đức. Hiện tƣợng con ngƣời tha hóa đạo đức, vì đồng tiền mà có thể làm trái với nhân cách, pháp luật thể hiện nhiều trong các tác phẩm văn học. Qua đó các tác giả gửi gắm nỗi hoài nghi, day dứt, xót xa trƣớc cuộc đời đầy biến động. Vì thế đề tài văn học thời kì này không chỉ phản ánh hiện thực mà chuyển sang địa hạt tâm linh với những uẩn khúc, trăn trở đang diễn ra trong chiều sâu đời sống tâm hồn con ngƣời.
Xuất phát từ nhu cầu nhận thức lại, khám phá con ngƣời ở chiều sâu, đề cao cá tính sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ, khái niệm hiện thực đƣợc nới rộng ra biên độ của nó. Nhà văn bắt đầu quan tâm tới cách thức sáng tạo nghệ thuật mới. Một trong những chất liệu nghệ thuật đƣợc sử dụng đắc địa trong tác phẩm văn học là yếu tố huyền ảo. Có thể nói yếu tố huyền ảo xuất hiện sẽ tạo
ra phƣơng thức trần thuật mới mà văn học trƣớc đó chƣa có điều kiện phát huy.
1.2.3.2. Vị trí của Nguyễn Ngọc Thuần trong dòng chảy văn xuôi huyền ảo đương đại
Theo dòng chảy của văn học đƣơng đại, yếu tố huyền ảo xuất hiện trở lại sau thời gian dài vắng bóng và có sự trỗi dậy mạnh mẽ. Yếu tố huyền ảo sử dụng trong văn học vừa bộc lộ quan điểm nghệ thuật, tƣ duy nghệ thuật của nhà văn vừa là phƣơng thức kể chuyện đƣợc sử dụng linh hoạt. Bằng phƣơng thức nghệ thuật đó, cuộc sống hiện lên muôn màu muôn vẻ “có hiện thực quen thuộc, có hiện thực vừa mới vừa lạ, có hiện thực của tâm trạng, có hiện thực bị chi phối bởi vô vàn những ngẫu nhiên, may rủi đầy bí ẩn, bất ngờ” [28;19]. Từ đó, độc giả thấy đƣợc hiện thực phi lí, thấy đƣợc số phận nhỏ bé của con ngƣời trƣớc cái mớ bòng bong hỗn tạp của cuộc sống hiện đại. Hàng loạt những tác phẩm có sử dụng yếu tố huyền ảo xuất hiện là bằng chứng khẳng định yếu tố huyền ảo đƣợc hồi sinh mạnh mẽ ở chặng đƣờng văn học sau 1975.
Khảo sát ở một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu chúng tôi nhận thấy yếu tố huyền ảo có chiều hƣớng gia tăng trong văn xuôi đƣơng đại. Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Võ Thị Hảo, Ngô Tự Lập, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phƣơng, Ma Văn Kháng… đều có yếu tố huyền ảo. Làm phép thống kê ở một số tập truyện ngắn chúng tôi nhận thấy tỉ lệ sử dựng yếu tố huyền ảo khá cao. Tiêu biểu nhƣ chùm tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp gồm 10 truyện thì cả 10 truyện đều có yếu tố huyền ảo. Tập truyện Luân Hồi của Tạ Duy Anh có 9/12 truyện, tập truyện Mê lộ của Phạm Thị Hoài có 10/20 truyện . Tập truyện
Tháng có mười lăm ngày của Ngô Tự Lập có 9/12 truyện, tập truyện Người
một nhà văn nằm trong số các nhà văn tiêu biểu kể chuyện bằng yếu tố huyền ảo. Các tác phẩm của anh viết về những câu chuyện mơ hồ nửa hƣ nửa thực thể hiện sự quan sát thế giới một cách tinh tế và sắc sảo. Sự đổi mới phƣơng thức sáng tác bằng yếu tố huyền ảo và sự tiếp cận hiện thực mới mẻ của Nguyễn Ngọc Thuần đã làm nên dấu ấn huyền ảo riêng trong sáng tác của anh. Cụ thể là cách kể chuyện lấp lửng, lời kể rất tự nhiên, linh hoạt từ những chuyện dễ tin đến những chuyện khó tin buộc ngƣời đọc bằng năng lực cảm thụ để hiểu đƣợc những vấn đề mang tính thời sự, tính xã hội.
Truyện Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ ngay từ tên nhan đề đã sử dụng tính chất huyền ảo. Nguyễn Ngọc Thuần đã mở ra một khu vƣờn nhƣ đƣợc vô trùng với thế giới bên ngoài, khu vƣờn đƣợc dựng trên đồi cao. Ở đó ngƣời cha cùng ba cô con gái sống với nhau, mỗi cô một tính cách khác nhau. Cô giữa vì bị đẻ non nên trong ý nghĩ và cách đối xử của ngƣời cha, cô mãi chƣa từng là ngƣời, mà vẫn chỉ là cái bào thai cần đƣợc bao bọc, chở che. Cô út tật nguyền phải dựa vào chị cả để sống nên cô út ƣớc mình đƣợc chết trƣớc chị. Ngƣời chị cả phải sống cuộc đời làm cha của các em và không có quyền chết trƣớc các em. Bút pháp phi thực dẫn dụ ngƣời đọc vào khu vƣờn trên đồi cao với màu sắc huyền thoại. Đó là một thiên đàng mà ngƣời cha cố tình tạo ra những cám dỗ nho nhỏ cho những đứa con của mình nhằm giảm bớt những thiếu thốn, khiếm khuyết về thể xác và tâm hồn của chúng. Ngƣời cha giàu lòng thƣơng con đã hi sinh bản thân mình vì con, ông luôn thao thức cùng con, đau nỗi đau của con và lo lắng hết lòng vì con. Ông sợ mùa thu mang nỗi buồn và bệnh tật cho con nên ngƣời cha đó đã nhặt những chiếc lá vàng, giấu bƣớc đi của mùa thu đi. Một hành động nhỏ bé nhƣng đã nói lên tấm lòng cao cả của tình phụ tử. Nhƣng rồi cuộc sống xoay vần luôn ẩn chứa nhiều bất trắc và điều đó xảy ra khi những cô gái của ông tìm thấy mùa thu…
đƣợc kể qua giọng điệu hài hƣớc của Nguyễn Ngọc Thuần. Con ngƣời nhƣ lạc vào một thế giới hỗn mang với những điều lạ lùng, phi lí. Sự biến mất của cục xà bông trong phòng tắm, cuộc tìm kiếm kéo dài chín ngày, sự bảo toàn tính mạng bằng cách ăn cây trƣờng sanh. Con ngƣời đang sống ở nhà mình mà cảm nhận nhƣ đang lạc vào giữa chốn thiên nhiên hoang sơ, thần bí. Đó là sự hòa trộn giữa cái thực và cái ảo trong câu chuyện hoang đƣờng. Nguyễn Ngọc Thuần mô tả cái lạ, cái phi thực nhằm mục đích chiêm nghiệm về thế giới hỗn tạp, sự cô độc của con ngƣời.
Ðọc những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Thuần ngƣời đọc cảm nhận điều nhà văn luôn ƣu tƣ, trăn trở đó là sự mất mát trong tâm hồn con ngƣời, đó là điều đáng sợ nhất. Ở thiên truyện Chuyện tào lao (Về kẻ quấy rối và
chồng cô ta), Nguyễn Ngọc Thuần gọi trực diện sự thay đổi đó là sự biến thái.
Con ngƣời thay đổi chuyển sang nhƣng trạng thái tâm lí lạ kì, không còn là chính mình nữa. Một kẻ chuyên rình mò, quấy rối vợ ngƣời khác lại cảm thấy bình thƣờng, hiển nhiên. Một kẻ nghiện ngắm nghía cơ thể mình và lấy việc xem tivi là niềm vui sƣớng nhất trần gian. Chính sự biến thái ấy đã làm mất đi cái thuần nhất, sự trong sáng trong tâm hồn của họ.
Đóng góp nổi bật của Nguyễn Ngọc Thuần là tạo ra phƣơng thức chung, cách kể chuyện hoàn toàn mới. Đó là kiểu viết mới của các nhà văn đƣơng đại khi họ thoát ra khỏi “khuôn vàng thƣớc ngọc” của văn học trƣớc đó, khẳng định cá tính sáng tạo. Trong dòng chảy của văn xuôi huyền ảo đƣơng đại Việt Nam, Nguyễn Ngọc Thuần góp phần làm hồi sinh yếu tố huyền ảo trong văn học, tích cực đổi mới tƣ tƣởng nghệ thuật. Tuy nhiên anh có lối đi riêng không lặp lại ngƣời khác. Nguyễn Ngọc Thuần có cách kể chuyện độc đáo, hình tƣợng nhân vật huyền ảo, không gian và thời gian huyễn hoặc tạo ra những câu chuyện vụn vặt đời thƣờng, hài hƣớc, phi thực nhằm lí giải sự kì diệu của cuộc sống, thể hiện sự chiêm nghiệm về thế giới vốn vô
cùng bí ẩn.
Nhƣ vậy có thể nói yếu tố huyền ảo chiếm số lƣợng nhiều trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần. Đó là minh chứng cho sự đổi mới quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con ngƣời. Những bí ẩn trong tâm hồn con ngƣời là cái đích nhà văn hƣớng đến lí giải, thấu hiểu con ngƣời ở phần nhân tính huyền diệu đó.
Tiểu kết
Yếu tố huyền ảo là một phƣơng thức tƣ duy nghệ thuật độc đáo xuất hiện từ văn học truyền thống đến văn học hiện đại, ở cả Đông- Tây và mang những nét đặc trƣng riêng biệt. Trong những năm gần đây hƣớng nghiên cứu về yếu tố huyền ảo càng có xu hƣớng gia tăng. Có nhiều định nghĩa về yếu tố huyền ảo nhƣng tựu chung lại có thể thấy huyền ảo là huyền bí, lạ lẫm, kì bí, phi hiện thực. Huyền ảo là yếu tố có khả năng cùng kết hợp với các yếu tố khác để tạo nên thế giới nghệ thuật độc đáo, đa dạng của nhà văn đồng thời thể hiện cách nhìn nhận về con ngƣời, cuộc sống của nhà văn. Yếu tố huyền ảo xuất hiện và phát triển ở những chiều hƣớng khác nhau ở mỗi thời kì văn học. Càng về sau này các sáng tác đậm chất huyền ảo càng xuất hiện đậm nét, phong phú, đa dạng. Điều đáng nói là ở chặng đƣờng sau 1975 những tác phẩm có yếu tố huyền ảo không làm cho con ngƣời kinh sợ, bàng hoàng hay thoát li thực tại mà sử dụng nhƣ một lăng kính để chiêm nghiệm cuộc đời, rút ra những bài học nhân sinh sâu sắc. Yếu tố huyền ảo trong văn học đƣơng đại đƣợc hồi sinh mạnh mẽ, thể hiện tiếng nói cá nhân tích cực, góp phần xây dựng một nền văn học đổi mới toàn diện. Yếu tố huyền ảo là một chất liệu nghệ thuật quan trọng có vai trò thúc đẩy sự đổi mới nền văn học đồng thời là chất liệu để các nhà văn chuyển tải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống vốn phức tạp này. Nhờ sử dụng yếu tố huyền ảo mà các nhà văn đạt đƣợc những thành công rực rỡ, khẳng định vị trí của mình trong nền văn học. Trong số đó
không thể không nhắc tới nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần. Hầu hết các tác phẩm của nhà văn đều khoác lên mình tấm áo huyền ảo, đậm màu sắc cổ tích. Mỗi câu chuyện nửa hƣ nửa thực ấy không chỉ là những câu chuyện li kì, huyễn hoặc mà là muôn mặt của đời sống. Nhờ đó nhà văn đặt ra những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh, mang ý nghĩa xã hội lớn lao. Yếu tố huyền ảo có từ lâu đời trong văn học dân tộc. Do hoàn cảnh chiến tranh kéo dài khiến cho đời sống văn học chƣa có đƣợc sự cởi mở, yếu tố huyền ảo vắng bóng thời gian khá dài. Trong sự vận động, đổi mới của văn học sau 1975, yếu tố huyền ảo trở lại mạnh mẽ góp phần đƣa nền văn học đạt đƣợc chất lƣợng cao về nghệ thuật.
CHƢƠNG 2
CỐT TRUYỆN HUYỀN ẢO
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN NGỌC THUẦN
Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể, với một chuỗi các tình tiết, biến cố xảy ra liên tiếp tạo nên sự vận động của hiện thực đƣợc phản ánh, góp phần khắc họa rõ nét tính cách nhân vật và thể hiện chủ đề của tác phẩm. Những sự kiện liên tiếp nhau tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất. Cốt truyện là kết quả quá trình sáng tạo nghệ thuật, là tiền đề hình thành nên thế giới sinh động trong tác phẩm tự sự. Trong thực tế văn học, cốt truyện rất đa dạng, phản ánh những tƣ tƣởng, cách nhìn nhận của nhà văn về cuộc sống. Cốt truyện chính là sản phẩm chủ quan của nhà văn vì mỗi nhà văn đều sáng tạo ra một kiểu cốt truyện riêng. Bên cạnh khái niệm cốt truyện theo tinh thần truyền thống thì các nhà văn còn hình thành những kiểu cốt truyện mới thể hiện sự đổi mới, sáng tạo theo phƣơng thức riêng nhƣ biến cố trong cuộc đời nhân vật đƣợc nhà văn kể ra, là những gì ngƣời đọc có thể kể lại. Dù đa dạng nhƣng tựu chung cốt truyện có đặc điểm chung là trải qua tiến trình vận động có hình thành, phát triển và kết thúc. Cốt truyện huyền ảo là hạt nhân cơ bản tạo nên màu sắc huyền ảo cho tác phẩm văn học. Những câu chuyện đời thƣờng và những câu chuyện kì lạ thuộc về tâm thức con ngƣời trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần đƣợc nhà văn kể hết sức tự nhiên, giản dị nhƣ đang xảy ra hàng ngày với con ngƣời thời hiện đại.