Chuyện con vật, đồ vật kì lạ

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Thuần (Trang 62)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Chuyện kì lạ trong tâm thức con ngƣời

2.2.2. Chuyện con vật, đồ vật kì lạ

Trong tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Thuần, thế giới trẻ thơ luôn gắn liền với những đồ vật, con vật và những đồ vật, con vật đó vừa phản ánh tâm hồn ngây thơ vừa mang giá trị tƣ tƣởng lớn lao. Những đồ vật, con vật hiện lên kì lạ, khác thƣờng trong sự quan sát của những đứa trẻ. Mỗi đồ vật hiện lên khá sống động nhƣ đƣợc con ngƣời thổi hồn vào nó và các đồ vật mang một điều kì lạ, chứa đầy bí mật với các bạn nhỏ.

Trong truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ một đồ vật nhỏ bé lại gây chú ý cho cậu bé Dũng đó là một cái hộp diêm nhỏ xíu cùng con dế đã chết khô của ông lão ăn xin. Những lúc không có việc gì làm thằng Đậu thƣờng lấy chiếc hộp ra và đƣa con dế ra chơi nói chuyện, tâm sự cùng nó. Đã từ lâu thằng bé coi cái hộp diêm đựng con dế là một ngƣời bạn trên khắp nẻo đƣờng.

Nó nâng niu, trân trọng và giữ gìn cái hộp nhƣ một vật đáng quí của mình. Nó còn đào một cái lỗ trên ô cỏ vuông trên mộ ma- xơ Hiền rồi chôn chiếc hộp đựng con dế chết khô. Đậu bày tỏ lòng biết ơn, sự thành kính bằng những hành động khác thƣờng nhƣ thế nhƣng bị cậu bé Dũng bắt gặp. Điều bí mật đã bị lộ khiến cậu bé vô cùng tức giận, tâm lí trẻ con luôn muốn giữ những điều bí mật những gì chúng giấu trong lòng. Chính vì lòng ghen tuông, sự đố kị vì đƣợc ma- xơ Hiền quan tâm, chăm sóc mà cậu bé Dũng đã không làm chủ đƣợc mình, đòi lại con dế mà cậu đã tặng và nói những lời không hay làm tổn thƣơng bạn. Cậu cảm thấy ăn năn, hối hận và đã đi tìm ông lão ăn xin nhƣng quá muộn. Họ đã đi không biết bao giờ trở lại. Trong đầu cậu bé luôn suy nghĩ “ Trên đƣờng dẫn ông lão đi, hẳn nó sẽ nói: Bọn chúng đều xấu cả. Bọn chúng tranh giành những con dế, những khu vƣờn với con” [53;147]. Cậu cảm nhận bƣớc chân của hai ông cháu lão ăn xin ngày càng xa mình và cậu buồn cùng với nỗi ân hận, cậu sẽ không thể quên đƣợc họ. Đây cũng là bài học về một lỗi lầm và sự nhìn lại bản thân mình của cậu bé vốn rất tinh tế, nhạy cảm. Một đồ vật rất nhỏ bé, li kì nhƣng lại để lại bài học về cách sống và sự hoàn thiện nhân cách của mỗi con ngƣời.

Câu chuyện chiếc máy giặt của cửa hàng Z trong Sinh ra là thế là một đồ vật kì lạ. Ngƣời ta thi nhau bình luận để chọn một chiếc máy giặt ƣng ý. Ở cửa hàng Z có 27 mẫu máy giặt phong phú về kiểu dáng nhƣng ngƣời vợ đã chọn chiếc mình hạc xƣơng mai. Điều bất ngờ trong 100 mẫu máy giặt Mình

hạc xương mai đó chị vợ lại chọn cái secondhand có con ma nấp trong máy

giặt. Đó là một điều li kì mà hội tiêu dùng thân thiện đã khuyến cáo ngƣời tiêu dùng, có một trăm đơn kiện máy giặt Z phát ra tiếng kêu lạ vào lúc nửa đêm. Ngƣời vợ ngạc nhiên khi nhìn thấy một bà già tóc trắng đang ngồi chồm hỗm trên máy giặt. Cách kể chuyện tự nhiên, con ma trong máy giặt xuất hiện nhƣ giữa ban ngày khiến ngƣời vợ không hề sợ mà ngƣợc lại tức giận, làm đủ

mọi cách để tống khứ bà ra khỏi nhà. Một chiếc máy giặt kì lạ đã làm đảo lộn tất cả cuộc sống của gia đình đó. Tác giả nhắc đi nhắc lại về chiếc máy giặt

Mình hạc xương mai của cửa hàng Z với những phản hồi của khách hàng

cũng nhƣ những sự kì lạ phát ra từ âm thanh chiếc máy giặt. Cuối cùng vợ chồng họ đã trả lại chiếc máy giặt về siêu thị để cuộc sống trở về quĩ đạo ban đầu. Tuy nhiên những tổn thƣơng lại đến với hai cô gái bởi vậy họ tìm đến con cá heo kì lạ có khả năng đem lại hạnh phúc cho con ngƣời. “ Con cá sẽ cọ cái mõm vào mặt những ngƣời đau khổ và cơ thể chính họ sẽ tiết ra cảm giác yên bình” [48;38]. Đó là một con vật lạ đem lại cảm giác thiền, sự yên bình, hạnh phúc trong tâm hồn của con ngƣời. Một con cá lại có khả năng chữa lành vết thƣơng tâm hồn, chữa lành những nỗi đau của những ngƣời bất hạnh. Nhà văn còn kể nhiều câu chuyện những con ngƣời gặp những buồn phiền, bất hạnh trong cuộc sống thƣờng nhật, họ tìm đến cá heo để giải tỏa và họ tìm thấy đƣợc khát vọng, ý nghĩa sống. Chuyện về một con vật li kì đã góp phần thể hiện những ý đồ nghệ thuật của nhà văn? Phải chăng những thứ quanh ta tƣởng nhƣ rất bình thƣờng nhƣng lại có những giá trị nhất định, con ngƣời cần trân trọng cuộc sống trong từng khoảnh khắc, hãy tìm cách vƣợt qua mọi nỗi đau của riêng mình để tìm thấy những giá trị sống đích thực.

Những con vật kì lạ đi vào trong truyện của Nguyễn Ngọc Thuần rất tự nhiên, bình dị đó là con vật gần gũi với con ngƣời. Ở Một thiên nằm mộng

nhà văn đã kể về con gà mà nhân vật đặt tên là Hoa Lan. Trong suy nghĩ của em, con gà thật kì lạ vì vậy em muốn làm cho nó cái lồng nhƣ cái lồng chim. “Mà một khi nó đã kì lạ thì nó không còn là một con gà.”[47;62]. Điều thú vị là con gà kì lạ đƣợc cậu bé thêu dệt thành một câu chuyện nhuốm màu cổ tích, xa xƣa. Sự ra đời của Hoa Lan thật đẹp, chàng hoàng tử đi tìm loài hoa quí để dâng lên nàng tiên tóc xanh. Chàng hoàng tử đã lạc vào một vƣờn hoa đẹp rực rỡ, thơ mộng lại nhƣ có những con mắt thần nhìn vào chàng. Đó là sự

kì diệu trong câu chuyện để nói về sự ra đời của Hoa Lan. Một câu chuyện cổ tích thần kì mang tên “Chúng là Hoa Lan” [47;62]. Cậu bé kể về cái tên Hoa Lan để thấy cái tên đó xứng với con gà. Trong trí nhớ của cậu con gà có sức mạnh bản năng, nó có thể vỗ cánh bay la đà, một đôi cánh bay trong đêm nhƣ một giấc mơ. Con gà có phép thuật kì lạ sẽ bay lên không trung và khi ngủ em lo lắng mình sẽ bay trong giấc mơ vừa bay la đà trong mùng. Đúng là Nguyễn Ngọc Thuần đã dùng yếu tố huyền ảo để kể chuyện vì vậy mỗi câu chuyện đều lấp lánh sắc màu cổ tích, li kì. Thế giới tuổi thơ với sự tƣởng tƣợng phong phú, khám phá những điều kì lạ xung quanh mình để nắm bắt, trải nghiệm.

Chuyện về những con vật, đồ vật lạ đã mang lại sự thú vị trong lòng ngƣời đọc. Hơn thế nữa những câu chuyện đó còn mang ý nghĩa ẩn dụ thể hiện những ý nghĩa nhân sinh, những bài học sống giá trị, những trải nghiệm phong phú trong cuộc sống thƣờng nhật. Nguyễn Ngọc Thuần muốn mở rộng khả năng cảm nhận và miêu tả hiện thực trong văn học. Nhà văn khá mạo hiểm khi chiếm lĩnh và lí giải hiện thực. Tuy nhiên bức tranh hiện thực thì vô cùng phong phú luôn chứa đựng những mảng sáng và mảng tối khác nhau, ẩn chứa sự kỳ ảo. Vì vậy đỏi hỏi khả năng quan sát, sự lí giải bằng cả trực giác, linh cảm của con ngƣời.. Đây là cách tiếp cận hiện thực bằng phƣơng thức mới trên hành trình sáng tạo gian khó của nhà văn. .

2.2.3. Những giấc mơ về thiên nhiên và con người

Phân tâm học ra đời đã giải mã về vô thức và cho rằng vô thức là vùng

chứa toàn bộ những nhu cầu bản năng bị dồn nén, những ẩn ức nằm sâu bên trong con ngƣời “là những lục địa tiềm ẩn, chôn vùi, dấu kín ngay trong mỗi chúng ta” [19;16]. Vô thức thể hiện qua những giấc mơ, mộng mị, là trạng thái con ngƣời rơi vào sự mê sảng. Freud đặc biệt coi trọng biểu hiện của vô thức qua những giấc mơ và bƣớc đầu giải mộng bằng những hành vi cụ thể. Những biểu hiện của vô thức thƣờng bị ảnh hƣởng từ hiện thực cuộc sống với

những trạng thái tâm lí đan xen, vui buồn lẫn lộn. Nhiều nhà văn thành công khi miêu tả phần vô thức của con ngƣời thông qua giấc mơ nhƣ Kafka, Ionesco rồi Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh... Nguyễn Ngọc Thuần đóng góp vào sự thành công qua miêu tả giấc mơ thiên nhiên, con ngƣời kì ảo. Thế giới tinh thần của con ngƣời vốn bí mật và phức tạp. Ngoài phần ý thức con ngƣời còn có vô thức, tiềm thức và tâm linh. Giấc mơ thƣờng đƣợc coi là sự tái hiện suy nghĩ của con ngƣời và là điềm báo trƣớc tƣơng lai. Trong tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Thuần, nhà văn nói nhiều đến giấc mơ của những em bé về thiên nhiên và con ngƣời. Những giấc mơ khác thƣờng, kì lạ chất chứa nhiều cảm xúc, suy tƣ của nhân vật. Hình ảnh thiên nhiên, con ngƣời hiện lên trong giấc mơ đó mang tính chất của sự li kì, biến ảo. Đặc biệt trong tác phẩm Một thiên nằm mộng, giấc mơ có ý nghĩa quan trọng nhƣ một cái gì đó cứu cánh cho nhân vật. Ngay nhan đề Một thiên nằm

mộng đã hàm chứa điều đó, cậu bé suốt đời mơ ƣớc đƣợc nằm mộng, đƣợc

mơ cả ban ngày và ban đêm. Luôn khát khao sống trong giấc mơ bởi vì theo em giấc mơ đẹp biết bao, đáng quí biết bao. Yếu tố huyền ảo thể hiện trong những giấc mơ không gọi thành tên của cậu bé vốn rất nhạy cảm. Tác giả đã miêu tả cậu bé chỉ thích nằm mơ, cậu không muốn thức dậy bởi vì trong mơ cậu cảm nhận đƣợc sự êm ái trong từng bƣớc đi, cảm nhận sự đủng đỉnh, nhàn nhã: “Em đang bay từ cánh đồng nhiều chim sẻ. Hóa ra những con chim sẻ và con mắt bé xíu, chúng vẫn có thể nhìn hết cánh đồng”[47;13]. Em luôn chìm trong giấc mơ, em cho đó là nhu câu tinh thần mà không có lí do nào em phải thức dậy vì em thích giấc mơ kéo dài cả ngày và đƣợc mơ giữa ban ngày. “Tuyệt hơn nữa, nó sẽ kéo dài từ đêm sang ngày, rồi lại sang đêm.”[47;22]. Cậu bé luôn thích mơ về thiên nhiên, con ngƣời. Hình ảnh những cánh đồng xanh trải dài bát ngát, những khu vƣờn hƣơng hoa dẫn lối, những khu nghĩa địa đầy bí ẩn trở thành không gian để cậu bé mơ và tƣởng tƣợng ra những

điều kì thú. Cậu đã quan sát cuộc sống quanh mình qua giấc mộng hằng đêm vì thế triết lí hồn nhiên, ngây thơ của cậu xuất phát từ những giấc mơ lạ kì. Cậu luôn quan niệm “Khi một ngƣời đi ngủ là ngƣời ấy đã đi vắng. Họ vẫn nằm đây nhƣng thực ra họ đang đi đâu đó rất xa. Nhƣng lúc họ mỉm cƣời là lúc họ chạy vụt chạy về thăm lại ngôi nhà của mình và thân thể của họ” [47;68]. Nhƣ vậy cậu bé cho rằng khi họ ngủ là trạng thái con ngƣời chuyển sang trạng thái khác, là những giấc mơ kéo dài, hành trình con ngƣời đi đến mọi nơi mà họ muốn, có thể trở về miền kí ức xa xăm hoặc sống với những điều phía trƣớc với những điềm báo trong mơ. Trong cuộc đời con ngƣời có rất nhiều những chuyến đi xa hơn nữa và nhờ đó con ngƣời sẽ thoát ra khỏi không gian sống hằng ngày với những lo toan, vất vả. Họ sẽ tìm thấy những điều thú vị của cuộc sống và tâm hồn sẽ nhẹ nhàng, thanh thoát hơn. Dƣờng nhƣ Nguyễn Ngọc Thuần nhƣ trải lòng để nắm bắt đƣợc những bƣớc đi của nhịp sống hiện đại, kéo con ngƣời về sống chậm hơn, sống ý nghĩa hơn. Thực tiễn chứng minh con ngƣời cần những khoảng lặng của cuộc sống để lấp đầy những khoảng trống trong lòng, để tự nhìn nhận lại chính mình. Thông qua những giấc mơ của cậu bé suốt một đời nằm mộng đó là giấc mơ về con ngƣời. Trong giấc mơ của cậu bé hình ảnh bà cả Sề luôn hiện lên. Mặc dù nhiều lần bà đã làm em khiếp vía nhƣng em vẫn không bao giờ ghét bà, bà hiện lên là một ngƣời mẹ tuyệt vời suốt đời đi tìm con. Em cảm nhận đƣợc nỗi buồn và sự đau khổ của bà hiện lên trên khuôn mặt. “Anh Toàn còn nói thêm, khuôn mặt bà cả Sề có rất nhiều túi, mỗi túi chứa hai ba nỗi buồn. Có cả thảy là hai mƣơi chín nỗi buồn lớn và ba bảy nỗi buồn nhỏ” [47;41]. Cậu bé luôn dành những tình cảm quan tâm, yêu thƣơng với ngƣời phụ nữ bất hạnh đó, em

luôn đến an ủi và mang những hoa thơm trái quí đến cho bà. Em cảm nhận đƣợc tấm lòng bao la của một ngƣời mẹ từ ánh mắt và nụ cƣời của bà, bà luôn tƣởng tƣợng em là con của bà vì vậy bà vui mừng, hạnh phúc khi em bên cạnh

bà. Em thấy buồn khi bà bị nhốt trong căn nhà lạnh lẽo và buồn hơn khi biết ngƣời ta sẽ đƣa bà đi. Vì vậy hình ảnh bà cả Sề luôn đi vào giấc mơ của em

thật ám ảnh “những đêm khuya, em thƣờng mơ thấy bà cả Sề đói con. Bà không nói gì, chỉ lặng lẽ đến bên giƣờng em ngồi. Rồi im lặng. Khuôn mặt u ám. Những giọt nƣớc mắt cũng im lặng chảy xuống” [47;86]. Dƣờng nhƣ tình yêu thƣơng mang một sức mạnh lớn lao giúp con ngƣời vƣợt qua nỗi sợ hãi. Cậu đã giải thoát cho bà cả Sề thoát khỏi căn nhà tăm tối, lạnh lẽo đó để bà tiếp tục ra đi tìm con, tìm niềm vui sống còn lại cho cuộc đời mình. Chỉ có cậu bé mới hiểu về khát vọng mãnh liệt của bà và cậu đã mơ về bà cả Sề với những gì tốt đẹp nhất đó là tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả. Những giấc mơ nhƣ một phần tiềm thức của con ngƣời đôi khi nó đánh thức những suy nghĩ, nhận thức về những gì đang diễn ra quanh mình.

Điều ấn tƣợng trong giấc mơ về con ngƣời trong truyện Vừa nhắm mắt

vừa mở cửa sổ là giấc mơ của cậu bé Dũng về bé Thƣơng, đứa con xấu số vừa

ra đời đã mất. Nỗi đau lớn lao đó đã ám ảnh cậu bé, cậu biết cả chú Hùng và cô Hồng đều buồn lắm đặc biệt cô Hồng nhƣ mất đi một nửa cuộc đời. Cậu đã có một giấc mơ kì lạ khi nhìn thấy một đám mây nhƣ hình em bé trôi nhẹ đi đó là bé Thƣơng cổ quàng một chiếc khăn lớn. Giấc mơ của cậu diễn ra trong một không gian đẹp thơ mộng, ảo ảnh chập chờn trong tâm thức của cậu. Hình ảnh mặt trăng tròn vành vạnh “lúc thì lồng bên dƣới đứa trẻ, lúc thì chạy lên phía trên không thể nào đoán trƣớc đƣợc” [53;123]. Cậu bé Dũng đã mơ về bé Thƣơng nếu còn sống trên đời, bé đem lại niềm vui, tiếng cƣời cho cả gia đình chú Hùng. Hình ảnh bé Thƣơng trong giấc mơ của cậu bé Dũng hiện lên đẹp sáng ngời, khuôn mặt núp dƣới trăng mờ ảo, cổ quàng chiếc khăn do cô Hồng may cho bé. Sự kì ảo trong giấc mơ của cậu bé là một điều diệu kì mà cậu sẽ nhớ. Là cậu bé nhạy cảm nên cậu đã cảm nhận đƣợc nỗi đau, sự mất mát của gia đình chú Hùng. Cậu đã luôn bên cạnh cô Hồng an ủi, động

viên bằng những lời nói, cử chỉ thân tình để khuây lấp nỗi trống trải, mất mát của cô Hồng. Giấc mơ nhƣ nhuốm màu cổ tích, em bé Thƣơng hiện lên đẹp nhƣ một thiên thần khiến cậu cứ nhớ mãi.

Trong truyện Sinh ra là thế nhân vật chính là anh chàng khi đi tìm vợ cũng đã mơ một giấc mơ kì lạ, “anh mơ thấy mình lạc vào vùng ánh sáng mờ mịt. Không biết xử lý làm sao. Có lẽ anh đã vốn quen với cái gì tăm tối hơn, ít màu sắc hơn” [48;147]. Giấc mơ đã đƣa anh ra khỏi hiện thực tăm tối để đến vùng ánh sáng, đẹp đẽ hơn. Con ngƣời khi phải đối diện với hiện thực đó thì

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Thuần (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)