Mô típ không gian giấc mơ

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Thuần (Trang 79 - 84)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

5. Cấu trúc luận văn

3.1. Không gian huyền ảo

3.1.2. Mô típ không gian giấc mơ

Giấc mơ là một phần phác họa đời sống thực, một phần tiên tri, một phần đạo đức, một phần thơ mộng… Giấc mơ theo quan niệm của ngƣời xƣa thƣờng mang tính chất điềm báo về tƣơng lai. Do con ngƣời luôn tin tƣởng vào thế giới tâm linh, tin vào cảm giác. Theo quan niệm Thiên Chúa giáo, kinh thánh là một chuỗi giấc mơ của các vị con chiên đắc đạo. Freud và Jung cho rằng giấc mơ thể hiện những ham muốn dục vọng bị dồn nén, tích tụ, là tâm linh của con ngƣời. Phân tâm học không ngừng nỗ lực tìm tòi, giải mã

giấc mơ của con ngƣời. Đó là sự “tự thể hiện một cách tự phát và tƣợng trƣng cái thực trạng của vô thức” [42;164]. Ngày nay giấc mơ đƣợc xem là những bí mật tâm linh trong đời sống tâm hồn con ngƣời, có nguồn gốc sâu xa từ quá khứ. Tri giác trong giấc mơ cũng có giá trị khách quan giống nhƣ tri giác trong trạng thái thức. Những giấc mơ trong tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Thuần phần nào đã giải mã đƣợc bí ẩn đời sống tâm linh, vô thức của con ngƣời.

Khảo sát những giấc mơ của các nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Thuần

Tác phẩm

Chủ thể Không gian giấc mơ Tính chất Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Cậu bé Dũng - Mơ giấc mơ toàn âm thanh của tiếng đàn piano của ma xơ Hiền, những bài hát tuôn ra nhƣ những dòng suối. – Mơ thấy bé Thƣơng đang đi trên đám mây trôi nhẹ và cổ quàng một chiếc khăn lớn.

- Mơ mình có những đôi cánh vải mềm và trong suốt bay lên bầu trời, nơi có những đám mây mang khuôn mặt của bé Thƣơng Có hệ thống, logic Sự bí ẩn Sự biến hóa Sinh ra là thế Ngƣời đàn ông

- Anh mơ thấy mình lạc vào vùng sáng mờ mịt. Không biết xử lí sao. Có lẽ anh vốn quen với cái gì tăm tối, ít màu sắc hơn.

Sự biến hóa

Một

nằm mộng

sao.

- Em thích giấc mơ kéo dài cả ngày. Mơ giữa ban ngày.

Thằng Tí thích mơ và sự sống không còn ý nghĩa nếu thiếu giấc mơ.

- Con ngƣời có thể đi và bay trong giấc mơ.

- Có khi vừa nằm mộng vừa ca hát. Họ ngủ trên những dải núi cao và chẳng cần phải ăn gì.Thế giới của họ thật no nê.

- Em không thể sống nổi nếu em không tìm thấy giấc mơ cho mình. - Những đêm khuya, em thƣờng mơ thấy bà cả Sề đói con. Bà không nói gì, chỉ lặng lẽ đến bên giƣờng em ngồi. Rồi im lặng. Khuôn mặt u ám. Những giọt nƣớc mắt cũng im lặng chảy xuống. Thơ mộng Quan trọng Sự biến hóa Sự lạc quan Quan trọng Cảm động

Trong văn học dân gian, giấc mơ xuất hiện chủ yếu trong truyện cổ tích của ngƣời Việt có vai trò dự báo số phận, cuộc đời của nhân vật. Đến văn học hiện đại giấc mơ là một phần đời sống tâm linh, phản ánh ảo ảnh của chính con ngƣời trƣớc cuộc sống. Trong tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Thuần, giấc mơ xuất hiện trong tâm thức của nhân vật lại mang một ý nghĩa khác. Đó không phải là điềm báo mà là qua giấc mơ nhân vật tự khám phá cuộc sống quanh mình, giấc mơ là những điều đẹp đẽ mà con ngƣời hƣớng đến. Trong

truyện Một thiên nằm mộng, cậu bé cả đời chỉ thích mơ, cuộc sống của cậu nhƣ lật từng trang truyện cổ tích. Tất cả những ngƣời thân yêu, những đồ vật, con vật trong ngôi làng miền Trung đều hiện lên trong giấc mơ hằng đêm của em. Không gian giấc mơ hiện lên thật phong phú đó là buổi bình minh mờ sƣơng huyền ảo “Rồi trên không trung những con ngƣời mang ngày đến. Họ mặc những chiếc áo vàng óng, hiên ngang. Họ hát ca tụng một ngày mới. Trên đôi cánh của họ, màu vàng rực rỡ nhƣ kim tuyến. Màu kim tuyến nhảy múa và ca tụng ngày mới” [47;102]. Ngƣời đọc nhƣ bắt gặp thế giới thần tiên mơ mộng hiện lên đẹp lung linh, huyền ảo. Ở đó con ngƣời đón chào ngày mới với niềm vui, tinh thần lạc quan ca hát. Rồi cậu mơ đến con gà với mong muốn kiếp sau nó hóa thành thiên nga. Và bỗng dƣng bà cả Sề bay xộc vào giấc mơ của cậu. Những giấc mơ không đầu không cuối cứ chập chờn hiện ra rồi biến mất trong ý nghĩ của em. Trong quan niệm của cậu bé, giấc mơ có thể đƣa con ngƣời đến mọi nơi mà họ muốn, có thể trở về tuổi thơ êm đềm hoặc mơ về một tƣơng lai tƣơi sáng ở phía trƣớc. Không giấc giấc mơ xuất hiện nhiều trong tác phẩm tạo nên màu sắc huyền ảo. Có thể nói Một thiên nằm mộng là một bài thơ dài nói về giấc mơ của cậu bé nhân vật chính. Trong giấc mơ, cậu ƣớc nhiều điều, những điều tƣởng nhƣ khó có thể xảy ra ở thực tại. Giấc mơ tạo cảm hứng cho cậu làm thơ bởi vậy cậu đƣợc mẹ gọi là chàng thi sĩ. Khi ngƣời đọc lật đọc đến trang cuối, cũng là giấc mơ của cậu bé kết thúc. Ở cách tiếp cận này, có thể nói không gian giấc mơ còn mang tính chất nhƣ là hành trình con ngƣời đi tìm và chiếm lĩnh cái đẹp tuyệt đích của cuộc sống.

Không gian giấc mơ trong truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là giấc mơ của cậu bé Dũng về bé Thƣơng, về ma xơ Hiền, đó là những ngƣời thân yêu của cậu đã ra đi mãi mãi. Cậu mơ về họ với niềm nuối tiếc, sự nhớ thƣơng. Cậu bé mơ một giấc mơ toàn âm thanh, những bài hát tuôn ra nhƣ những dòng suối. Không gian giấc mơ của cậu là không gian kì bí với bầu

trời, đám mây, những điều khác xa với hiện thực cuộc sống. Không gian diệu kì đó nâng đôi cánh cho con ngƣời vƣơn tới một thế giới hoàn toàn khác lạ, thế giới họ có thể chạm tới trong tƣởng tƣợng. Những giấc mơ của nhân vật chính trong truyện gắn với không gian rộng lớn thể hiện những mơ ƣớc, khát vọng của con ngƣời . Cũng có thể giấc mơ ấy là mảng tối với những đau khổ, mất mát, nuối tiếc. Đó là sự lặp lại của những kí ức ám ảnh đời thƣờng về công việc thƣờng ngày, có những điều không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn đi vào cả trong vô thức của con ngƣời.

Con ngƣời có thể vƣợt qua giới hạn của chính mình để có đƣợc những điều kì diệu thông qua những giấc mơ. Nhà văn tạo dựng không gian giấc mơ nhƣ một phƣơng thức để đời sống nội tâm phong phú của nhân vật, những ẩn ức sâu kín của con ngƣời mà không đƣợc thể hiện qua bên ngoài. Khi con ngƣời sống trong vô thức họ sẽ không bị ràng buộc bởi ý thức hệ, luật lệ đạo đức, nguyên tắc, ứng xử. Con ngƣời sẽ tìm thấy ý nghĩa của sự tự do, khát vọng sống. Do đó, có thể thấy các nhân vật của Nguyễn Ngọc Thuần thƣờng hay mơ những giấc mơ về thiên nhiên và con ngƣời, có thể là những gì gẫn gũi trong sự cảm nhận của nhân vật, có thể là những gì khác biệt thậm chí kì dị trong tâm lí của những đứa trẻ.Trong giấc mơ, nhân vật đã tạo nên một không gian giấc mơ hƣ ảo, chắp cánh cho tình mẫu tử nhỏ bé, giản đơn nhƣng sâu sắc.

Với mô típ không gian giấc mơ, vƣợt qua giới hạn của ý nghĩa báo mộng, phản ánh niềm tin cổ xƣa về thế giới thể hiện trong thần thoại, truyện cổ tích, không gian giấc mơ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Thuần đƣợc lấp đầy bởi yếu tố ảo. Nhân vật thông qua giấc mơ thể hiện những suy nghĩ, khát vọng cháy bỏng về hiện tại, tƣơng lai. Nhƣ vậy, có thể thấy, bản thân mô típ giấc mơ không phải mới nhƣng với truyện ngắn Nguyễn Ngọc Thuần, nó đƣợc tái hiện với nhiều dạng thức khác nhau. Mô tip giấc mơ có sự tiếp nối

mạch nguồn của văn học dân gian đồng thời lại thể hiện những suy tƣ, trăn trở của nhà văn về cuộc sống hiện tại. Nguyễn Ngọc Thuần đã tạo dựng không gian giấc mơ mang theo hơi thở, nhịp sống rất đời thƣờng của con ngƣời.

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Thuần (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)