Mô típ không gian thiên nhiên

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Thuần (Trang 73 - 79)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

5. Cấu trúc luận văn

3.1. Không gian huyền ảo

3.1.1. Mô típ không gian thiên nhiên

Hiện thực đời sống đƣơng đại đa diện, đa chiều với những mảnh ghép thế sự - đời tƣ trần trụi, sinh động. Văn học hƣớng tới khai thác hiện thực thông qua việc khắc họa số phận cá nhân, đời sống tâm linh và những khát vọng chính đáng của con ngƣời. Nghệ thuật xử lý không gian trong các tác phẩm văn xuôi đƣơng đại đƣợc thể hiện phong phú, có khi mở rộng hoặc thu hẹp, lúc lại dồn nén, chồng xếp các mảng không gian… Môtip dân gian là yếu tố nghệ thuật luôn đƣợc sử dụng trong các truyện truyền kỳ trung đại. Môtip này bắt nguồn từ những chuyện kể dân gian nhằm thần thánh hóa các vị vua, các anh hùng. Với tƣ duy trung đại con ngƣời và thần tiên, ma quỷ không tách rời mà có sự liên hệ qua lại với nhau, các môtip này sử dụng đem lại hiệu quả

nghệ thuật cao. Nguyễn Ngọc Thuần đã vận dụng môtip dân gian để tạo ra những không gian quen thuộc, gần gũi đem đến cho ngƣời đọc những cảm xúc thân quen. Đọc tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Thuần, ta thấy có sự xuất hiện của nhiều tọa độ không gian khác nhau tạo nên sức hút bí ẩn với độc giả. Không gian trong truyện của anh đƣợc mở rộng đa chiều vừa thực vừa hƣ. Từ đó, Nguyễn Ngọc Thuần đã khơi dậy khả năng tƣởng tƣợng của ngƣời đọc, cùng suy ngẫm, đối thoại về các vấn đề của xã hội hiện đại.

3.1.1.1. Mô típ không gian khu vườn

Không gian thực khu vƣờn trong truyện Nguyễn Ngọc Thuần hiện lên khá đậm nét, trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm của anh. Hình ảnh khu vƣờn đƣợc nhà văn nhắc đến nhiều trong truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, đối với cậu bé Dũng khu vƣờn luôn có ý nghĩa lớn lao, là những món quà bí mật, hấp dẫn “Tôi hiểu, khu vƣờn là món quà bất tận của tôi. Mỗi bông hoa là một món quà nhỏ, một vƣờn hoa là món quà lớn”[53;46]. Đối với cậu, khu vƣờn đầy hƣơng hoa nhƣ một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con ngƣời. Sự quan sát bằng con mắt thần, sự cảm nhận bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm. Hình ảnh khu vƣờn lại đƣợc lặp lại trong cuộc phiêu lƣu vào rừng và đám trẻ bị lạc. Nhờ sự cảm nhận thân quen về mùi hoa lài trong khu vƣờn cậu bé Dũng đã tìm đƣợc hƣớng ra khỏi khu rừng bí ẩn đó. Có thể khu vƣờn trong trí tƣởng tƣợng của cậu nhƣ một ngƣời dẫn lối, là một không gian quen thuộc hàng ngày mà cậu cảm nhận rõ đến từng chi tiết. Ở cuối tác phẩm khu vƣờn lại trở lại trong ý nghĩ của cậu bé Dũng, nhìn khu vƣờn cậu có thể tƣởng tƣợng ra nhiều điều, cậu nhớ những gì đã bay qua bầu trời của cậu, nhớ những bông hoa, từng mùa mƣa nắng, từng rẻo đất thân thuộc. Cậu nghĩ rằng khu vƣờn sẽ gieo niềm hi vọng cho con ngƣời, sẽ đem lại những điều mới mẻ cho cuộc sống thƣờng ngày nhƣ lời bố cậu nói “Bố tôi nói cần phải gieo những hạt mầm vào khu vƣờn; nhƣng tôi cũng biết, mỗi một gƣơng mặt là một hạt

mầm gieo vào trí tƣởng tƣợng của tôi. Tôi có nhiều khuôn mặt không ngừng mọc lên, những khuôn mặt buồn vui, những khuôn mặt đẹp nhất” [53;184]. Khu vƣờn trong con mắt trẻ thơ, trong cái nhìn hết sức hồn nhiên, mới lạ sẽ đem lại cho các em tâm hồn tinh khôi, trong trẻo, tình yêu gắn bó với thiên nhiên, với quê hƣơng đất nƣớc.

Nguyễn Ngọc Thuần còn dụng tâm tạo nên không gian khu vƣờn trong truyện Sinh ra là thế. Khi vợ mất tích, ngƣời đàn ông đã biến mảnh đất bỏ hoang thành khu vƣờn đầy hƣơng hoa. Anh muốn tạo sự ngạc nhiên, bất ngờ cho vợ của anh khi trở về. Không gian khu vƣờn đã góp phần thay đổi cuộc sống và ý nghĩ của ngƣời đàn ông đó. Anh muốn tạo thêm hƣơng vị cuộc sống, làm giàu hơn cuộc sống tình cảm vợ chồng bằng cách tạo ra những điều thơ mộng thông qua khu vƣờn. Một không gian sống thực nhƣng đã góp phần làm thay đổi mối quan hệ vợ chồng, thay đổi suy nghĩ, nếp sống của con ngƣời.

Đọc Một thiên nằm mộng, ngƣời đọc cũng bắt gặp khu vƣờn trong ý nghĩ của nhân vật chính đã mơ về khu vƣờn của mình. “Em đã trồng nhiều hoa trong vƣờn nhƣng hình nhƣ họ không biết đến. hay là họ đã đến lúc em đang ngủ, đang mơ, đang đi đâu đó khỏi khu vƣờn” [47;66]. Khu vƣờn hiện lên mờ ảo trong trí nghĩ của em, trong giấc mơ của em hình ảnh hoa trong vƣờn rực rỡ nhƣ món quà bất ngờ cho con ngƣời. Tình yêu khu vƣờn, yêu những gì gần gũi quen thuộc đã làm tâm hồn em giàu cảm xúc hơn. Em đón nhận cuộc sống đa màu xung quanh mình qua không gian đời sống thực.

Mô tip không gian khu vƣờn hiện lên với mức độ đậm nhạt khác nhau nhƣ một phƣơng tiện quan trọng giúp nhà văn thể hiện những bức tranh muôn màu muôn vẻ về con ngƣời và cuộc sống. Điều đặc biệt, không gian ấy tồn tại song song với không gian thực của cuộc sống đời thƣờng, tạo nên sự “lạ hóa” cho mảng hiện thực vốn đã quá quen thuộc trong nhiều sáng tác đƣơng đại. Mô tip khu vƣờn trong truyện Nguyễn Ngọc Thuần mang sắc màu của những

khu vƣờn cổ tích, đó là không gian trẻ thơ hồn nhiên, trong trẻo, là nơi con ngƣời tìm thấy đƣợc những giây phút thƣ thái, sự nhẹ nhõm trong tâm hồn. Nhƣ vậy, bằng tài năng kể chuyện, Nguyễn Ngọc Thuần đã xây dựng nên không gian khu vƣờn với những câu chuyện lung linh, diệu kì nhƣ thế giới truyện cổ tích. Với nhãn quan của một nhà văn hiện đại, Nguyễn Ngọc Thuần đã tạo nên những không gian kì ảo rất đặc biệt vừa hƣ vừa thực để phản ánh những cảm quan của con ngƣời về thế giới tự nhiên và sự hòa hợp giữa con ngƣời với thiên nhiên.

3.1.1.2. Mô típ không gian khu rừng, khu đồi

Nhân vật trong cổ tích thần kì ra đi khỏi không gian làng quê quen thuộc lập tức sẽ rơi vào không gian diệu kì. Không gian mở rộng trƣớc mắt nhân vật là khu rừng bao la với nhiều sự bí ẩn, xa lạ. Nhân vật lạc vào khu rừng và bắt đầu hành trình phiêu lƣu mạo hiểm. Không gian diệu kì hiện hữu trƣớc mắt nhân vật là không gian núi rừng rậm rạp, hoang vu và nhân vật không hề dễ dàng đi xuyên qua đƣợc. Yếu tố thần kì xuất hiện mỗi khi nhân vật cổ tích gặp khó khăn, hoạn nạn.

Với sự tiếp thu từ không gian trong truyện cổ tích, Nguyễn Ngọc Thuần đã xây dựng không gian khu rừng, khu đồi vừa mang hơi hƣớng cổ tích vừa có sự sáng tạo, đổi mới. Đây là xu thế chung của văn học Việt Nam sau thời kì đổi mới, dấu hiệu cơ bản của xu hƣớng dân chủ hóa trong văn học. Khi nói đến khu rừng, ngƣời ta sẽ nghĩ đến sự thâm u, bí hiểm luôn là không gian thu hút sự khám phá sự bí ẩn đó và con ngƣời sẽ hòa mình vào thiên nhiên hoang dã. Khu rừng nguyên sơ trong truyện Vừa nhắm mắt vừa mở của sổ đã kích thích trí tò mờ của cậu bé Dũng. Chú Hùng đã kể cho em về khu rừng bao la mà ngƣời ta luôn hú gọi nhau nhƣ con vƣợn, con khỉ. Cậu bé muốn khám phá độ rộng lớn, sự kì thú của khu rừng nhƣ thế nào nên em đã đòi chú Hùng cho đi bằng đƣợc. Trong rừng có nhiều loại động vật khác nhau sinh sống, các em

đuổi theo những con kì nhông rất thú vị. Có nhiều cây cổ thụ, thân cây to ngƣời ôm không xuể, các dây leo quấn quỵtb chằng chịt cản lối ngƣời đi rừng. Đặc biệt khi cậu bé Dũng hú gọi thì “rừng cứ âm âm vọng lại những âm thanh ma quái” [53;68]. Các em đã có một ngày kinh hoàng khi bị lạc ở trong rừng, cảm nhận đƣợc sự thâm u đáng sợ, sự bí hiểm của rừng xanh. Một không gian choáng ngợp các em khiến nhân vật tôi “thấy khu rừng chao đi chao lại, có lúc chúng nhòe đi nhƣ làm bằng nƣớc mƣa” [53;74]. Những con đƣờng vào rừng nhỏ xíu, càng đi sâu càng nhỏ cùng những lùm cây chắn lối đi khiến con đƣờng càng hẹp dần nhƣ boa vây con ngƣời không thể thoát ra đƣợc. Những con suối nƣớc chảy quanh năm mát trong và không bao giờ cạn. Một cuộc phiêu lƣu đầy kì thú và rất đáng sợ của những đứa trẻ, chúng tò mò muốn tìm hiểu không gian khu rừng nhƣ thế nào nhƣng chúng không lƣờng trƣớc đƣợc những khó khăn của những con đƣờng vào rừng và không gian rộng lớn của khu rừng nhƣ thế nào. Vì vậy chúng bị lạc trong bóng tối âm u, tĩnh mịch của núi rừng. Có lẽ đó mãi là kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ của các em. Khi đọc truyện, ngƣời đọc không chỉ đƣợc ngắm nhìn khu rừng hoang sơ, bí ẩn mà ngƣời đọc cũng nhƣ đƣợc hòa mình vào rừng xanh đại ngàn để thỏa sức khám phá.

Không gian khu đồi tiếp tục đƣợc Nguyễn đƣa vào những câu chuyện khác. Màu sắc cổ tích kì ảo đƣợc bao phủ lên không gian khu rừng trong tâm hồn nhân vật. Rừng là không gian giúp con ngƣời “nhận thức” lại chính mình, từ đó chủ động đổi thay tƣ tƣởng, thanh lọc tâm hồn, hƣớng con ngƣời tới những điều cao cả. Ở Sinh ra là thế, khu đồi là nơi mà ngƣời vợ thƣờng hƣớng đến nhƣ một sự thanh tẩy, ở đó cô quên mọi thứ trƣớc đó. Cô không còn thiết trở về nữa, cô ở đây đọc kinh hết ngày này sang ngày khác. Thậm chí có ngƣời lên đồi để mua sự thanh thảnh, họ đã dành đồng lƣơng của mình để mỗi năm lên đồi một lần. Bởi “trên đồi là nơi tụi nó có thể rửa sạch bầu

phổi” [48;147]. Đó là nơi con ngƣời cảm nhận đƣợc cơ hội sống của mình khi hàng ngày phải sống trong bầu khí quyển ô nhiễm nặng nề, ngột ngạt ở thành phố. Khu đồi là nơi thanh tịnh, trong sach và thiêng liêng. Đôi trai gái trốn ra sau đồi làm tình “lúc đang ngây ngất đê mê thì bất ngờ cô gái chỉ lên trời. Ngƣời tình nhìn lên rụng rời tay chân. Thì ra họ đã làm tình trƣớc một pho tƣợng linh”[48; 156]. Cô gái sợ quá bỏ chạy, cảm thấy mình ô uế, có vết bẩn nào đó loang ra trong cô. Họ cảm thấy tội lỗi, thấy hổ thẹn trƣớc không gian thanh tịnh, linh thiêng. Vì vậy cô gái thề sẽ sống trên đồi để chuộc lỗi lầm. Khu đồi mang một điều gì đó rất thiêng liêng, là không gian con ngƣời thanh lọc, gột rửa tâm hồn mình. Ở truyện Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ, không gian những ngọn đồi vàng đẹp nhƣ thiên thần ập vào mắt những đứa trẻ, chúng cảm nhận nhƣ đi từ giấc mơ. Khung cảnh thiên nhiên kì thú, ánh mặt trời rộm vàng bao trùm lên khắp không gian, cỏ cây hoa lá đƣợc nhuộm một màu vàng lung linh, huyền ảo. “Lúc ấy ba giờ chiều, giờ phô diễn của những sắc thu lung linh nhất. Một cơn gió thổi tới,những chiếc lá bắt đầu rơi tứ tung, nhƣ thể chủ tâm nhuộm vàng tất cả” [49;106]. Đó là mùa thu nguyên sơ, là mùa đẹp nhất với sắc vàng lung linh. Lần đầu tiên chúng cảm nhận đƣợc một vẻ đẹp trong sáng, diệu kì, một mùa thu mang sắc màu huyền thoại. Khu vƣờn thần tiên, mơ mộng ấy nhƣ vẽ lên những sắc màu tƣơi đẹp của cuộc sống mà những đứa trẻ cảm nhận. Ở đây ta nhƣ thấy bóng dáng nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần đang mải miết thả hồn trên những triền đồi tuổi thơ, thả hồn theo nắng gió, theo sắc thu vàng lung linh của miền quê Bình Thuận. Không gian khu đồi đƣợc nhắc lại nhiều lần trong nhiều tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần nhƣ một không gian trong trẻo, thuần khiết là nơi con ngƣời tìm về kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ để quên đi những muộn phiền của cuộc sống hiện tại, tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn.

xanh mênh mông của lúa trần ngập khiến con ngƣời có cảm giác lâng lâng. Cậu bé nhân vật chính trong Một thiên nằm mộng bộc lộ cảm xúc dâng trào khi đứng trƣớc cánh đồng xanh bát ngát “Không có lí do gì em phải nằm im trƣớc một cánh đồng. Và khi nó xanh đến thế em lại càng muốn nói. Mẹ đã từng nói: đứng trƣớc một cánh đồng thì con có quyền làm thơ” [47;38]. Cậu bé đã làm thơ trƣớc cánh đồng xanh bạt ngàn những lúa đang thì con gái, nó hiện lên nhƣ một bãi xanh. Cậu bé thấy mình nhỏ bé, bị choáng ngợp trƣớc cánh đồng mênh mông, tƣởng mình đang chui vào cánh đồng nhƣ thiên thần chui vào bóng râm. Không gian cánh đồng là nơi con ngƣời trải nghiệm, là nơi con ngƣời hòa mình vào thiên nhiên trong trẻo, thanh bình

Mô tip không gian núi rừng, đồi cao, khu vƣờn là không gian thực mà con ngƣời đang sống nhƣng cũng là không gian huyền ảo trong sự tƣởng tƣợng của nhân vật. Không gian nhuốm màu cổ tích mang vẻ đẹp thần tiên, thanh tịnh, thành kính ấy nhƣ giúp con ngƣời đƣợc trở về cuộc sống yên bình, êm ả, tâm hồn họ trở nên trong vắt, trong veo. Đƣợc sống trong không gian vô trùng ấy, tâm hồn con ngƣời trở nên thánh thiện, nhân ái hơn. Mô tip không gian khu vƣờn, đồi cao và khu rừng dƣờng nhƣ đã đem đến cho tác phẩm Nguyễn Ngọc Thuần lấp lánh sắc màu huyền thoại, thần tiên tạo nên sức cuốn hút cho ngƣời đọc.

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Thuần (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)