1 .Tính cấp thiết của đề tài
5. Cấu trúc luận văn
2.1. Huyền ảo hóa những câu chuyện đời thƣờng
2.1.2. Chuyện về những chuyến đi kì thú
Điều tạo nên sự lạ thƣờng, huyền ảo trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần là chuyện về những chuyến đi kì thú trong kí ức của mỗi nhân vật. Những cuộc ra đi kì thú đó là những trải nghiệm mà con ngƣời phải đối mặt trong cuộc đời.
Nhân vật cậu bé Dũng trong truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã có một ngày phiêu lƣu cùng đám bạn trong rừng thật kì thú, chúng cứ đi sâu vào rừng và không biết đƣờng về. Đó là một ngày kinh hoàng của bọn trẻ, cậu bé Dũng và cu Tí đã dẫn đƣờng. Đám trẻ vào đến rừng trong lòng rất đỗi vui sƣớng, đƣợc trải nghiệm cuộc sống hoang dã, tự do. Chính vì mải chơi, mạnh ai ngƣời ấy đi một nẻo mà bé Lan đã bị lạc. Chúng đi tìm nhƣng càng đi càng xa trong một không gian rừng núi hoang vu, rậm rạp khiến cả đám trẻ hoảng hốt, hoang mang khi thấy con đƣờng đã biến mất, những lùm cây ngày càng hẹp dần. “Chúng ép sát vào nhau cho đến hồi không còn lối đi” [53;68]. Cả khu rừng mang âm vang vọng lại những âm thanh ma quái. Không những vậy trời mƣa, thằng Tí nhớ đến bài học chú Hùng dạy, nó đã hƣớng dẫn đám trẻ bẻ những nhánh cây kết làm mái che. Con Dung vì sức yếu nên đã ngất xỉu, trƣớc tình thế đó thằng Toàn đã bế xốc nó dậy, thằng Tí cởi phăng chiếc áo
nhúng xuống nƣớc rồi chạy vào xoa lên khắp ngƣời Dung. Đó là sự tỉnh táo của những đứa trẻ khi chúng rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thử thách. Kĩ năng sống đã giúp các em trải qua những thử thách ngặt nghèo Chúng ôm chặt lấy nhau trong sự lạnh giá. “Hơi ấm của đứa này cứ phả sang đứa kia và cùng khóc” [53;71]. Mƣa lớn khủng khiếp, cậu bé Dũng đã khóc và nhớ đến con Lan , không biết ra sao, em nhớ đến bố mẹ đang lo lắng cho mình, nhớ đến cô giáo Hà. Quả là một cậu bé luôn biết quan tâm, suy nghĩ cho ngƣời khác và có tấm lòng nhân hậu. Bọn trẻ cứ thế chạy tức tốc trong khu rừng mỗi lúc một tối tăm và cuối cùng cậu bé Dũng đã tìm đƣợc hƣớng ra ngoài bìa rừng từ hƣơng hoa lài thoang thoảng quen thuộc, đó là làn hƣơng trong nỗi nhớ khu vƣờn của em, là nơi thân quen, gắn bó với em. Chúng đã tìm thấy đốm sáng từ những ngôi nhà, Dũng cảm nhận những đốm sáng từ những ngôi nhà nhƣ những vì sao đẹp nhất, lung linh chiếu sáng cho các em. Con Lan cũng đƣợc tìm trong đống lá vụn. Cậu bé cảm nhận đây là cuộc phiêu lƣu kì thú đáng nhớ nhất trong cuộc đời cậu bé và chính cuộc phiêu lƣu này đã đem lại cho những đứa trẻ tình cảm gắn kết, sự trải nghiệm thực tế. Trong cuộc đời, con ngƣời muốn có đƣợc sự thành công, hạnh phúc thì họ phải trải qua những gian truân, thử thách. Con ngƣời phải vƣợt lên chính mình, phải làm chủ hoàn cảnh nhƣ vậy mới có thể hình thành đƣợc bản lĩnh sống. Hơn nữa câu chuyện những chuyến đi kì thú đã giúp bọn trẻ nhận ra bài học về tình yêu thƣơng, sự quan tâm nhƣ lời bố cậu bé Dũng nói “chỉ có hoạn nạn con ngƣời mới có thể học đƣợc một bài học về sự yêu thƣơng” [53;78].
Chàng thi sĩ trong Một thiên nằm mộng đã có một cuộc phiêu lƣu khá kì lạ và thú vị khiến cậu nhớ mãi. Đó là lần anh Toàn dẫn cậu bé sang nhà thằng Tí. Với sự tò mò về hình thú kì lạ của hai anh em sinh đôi dính liền với nhau, cậu bé dù rất sợ nhƣng tò mò nên quyết định sang xem. Khi đến bậc cửa nghe giọng anh Toàn và anh em nhà thằng Tí, cậu bé sợ hãi chạy nhanh nhƣ
tên bắn ra khỏi hàng rào râm bụt. Cậu bé phiêu lƣu ra cánh đồng, vùi vào biển lúa màu xanh, ở đó chỉ có một mình cậu trong nỗi sợ hãi. Cậu sợ gặp bà cả Sề, cậu nghĩ bà sẽ nấp trong lúa. Trong tâm trí của cậu những bƣớc chân phiêu lƣu trên cánh đồng thật lạ lùng . Cậu bé thấy mình nhƣ chạy mãi trên màu xanh của cánh đồng có sóng lúa nhấp nhô. Thỉnh thoảng cậu thấy mình ngồi trên màu vàng và sau đó cậu không còn cảm giác sợ hãi. “Màu xanh không làm em sợ” [53;47]. Vì đối với cậu màu xanh mang những giấc mơ hiền vì cả đời cậu bé luôn nằm mộng. Dù phiêu lƣu trên một không gian rộng lớn nhƣng cậu vẫn tìm đƣợc sự thân quen, tìm thấy giấc mơ màu xanh thật đẹp. Nguyễn Ngọc Thuần đã kể chuyện theo phƣơng thức nửa hƣ nửa thực, đôi khi hiện thực đan lồng với huyền ảo khó phân biệt. Chuyện phiêu lƣu kì thú của cậu bé luôn nhận mình là tuyệt cú mèo hoang và dã thú thật thú vị. Ngƣời đọc nhƣ đƣợc chìm vào thế giới trẻ thơ với tâm hồn ngây thơ, những suy nghĩ trẻ con thật hồn nhiên, chân thật. Khi sợ hãi nhất cậu nghĩ đến mẹ vì đó là ngƣời cậu gần gũi, yêu quí nhất, bàn tay mềm mại của mẹ sẽ xoa dịu mọi nỗi sợ hãi trong lòng em. Qua ngòi bút tinh tế của Nguyễn Ngọc Thuần, thế giới của chúng ta hiện lên thật mới lạ, thuần phác nhƣ thời kì nguyên sơ của loài ngƣời. Cuộc phiêu lƣu của cậu bé lạc vào cánh đồng xanh giống nhƣ cuộc tìm kiếm của con ngƣời về một thế giới thanh tịnh, thơ mộng.
Ngƣời vợ trong truyện Sinh ra là thế cũng đã có một chuyến đi thật kì lạ. Chị là ngƣời mộ kinh phật, thuộc nhiều đĩa kinh. Chị đã đƣợc ngƣời ta rủ lên đồi, nơi mà con ngƣời tĩnh tâm để đọc hết cuốn kinh này sang cuốn khác, từ ngày này sang ngày khác. Ông sƣ thầy đã không cho chị về nữa vì ông thấy ở con ngƣời chị dƣờng nhƣ thuộc về nơi này. Và chính bản thân chị cũng muốn gắn bó với nơi đây: “Nhƣng thật ra em cũng đã quên những gì trƣớc đó. Em không còn thiết trở về” [48;156]. Quả là một chuyến đi kì lạ, nó giúp con ngƣời trở về với chính bản thể của mình. Chị đã ở đó hơn một năm, đã quên
đi cuộc sống hiện tại trƣớc đó. Câu chuyện kì lạ, hoang đƣờng nhƣng lại chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc. Đó là đôi khi con ngƣời phải biết tìm cách giải thoát cho chính mình khỏi những mớ bòng bong, bề bộn và tìm lại chính con ngƣời mình. Trƣớc cảnh trời dịu mát, khi hai vợ chồng ngồi rất lâu ngắm cảnh, ngƣời vợ nhƣ cảm nhận đƣợc tâm hồn anh chồng đã biến đổi lúc nào. Một cuộc ra đi bất ngờ của ngƣời vợ, một sự bình tĩnh kì lạ của ngƣời chồng khi vợ biến mất, đó là những tình tiết khác thƣờng nhƣng lại thể hiện những điều nhà văn muốn gửi gắm. Đó là khi con ngƣời đã ngộ đạo, con ngƣời thoát khỏi tham, sân, si thì con ngƣời sẽ tìm thấy tâm hồn bình yên, thấy đƣợc ý nghĩa cuộc sống đích thực của mình. Câu chuyện vốn chứa đựng yếu tố huyền ảo, khó tin nhƣng ngẫm kĩ con ngƣời sẽ thấy mình trong đó. Ngƣời ta tìm lên đồi để cho tâm hồn thanh thản, vì không khí ở đó trong lành, rời xa thành phố ô nhiễm “Cứ thế, tâm hồn chúng tôi huyên náo rồi lại thanh tịnh, thanh tịnh rồi lại huyên náo. Nếu không có vợ anh trên đó, thì cũng là một dịp cho tâm hồn anh bớt huyên náo” [48;145].
Những chuyến đi kì thú giúp con ngƣời có những trải nghiệm về bản thân từ đó rút ra cho mình những bài học đáng quí. Những trải nhiệm từ những chuyến đi nhƣ vậy sẽ là hành trang giúp con ngƣời sống bản lĩnh, tìm thấy niềm vui, ý nghĩa mới mẻ để tô điểm cho cuộc sống của mình. Bởi vì dƣờng nhƣ trong xã hội hiện đại con ngƣời dần tự biến mình thành những cỗ máy vô hồn, vô cảm dần mất đi ý niệm về không gian, thời gian. Đó chính là lời cảnh báo đối với con ngƣời cũng nhƣ những thông điệp về cuộc sống của Nguyễn Ngọc Thuần dành cho ngƣời đọc.
2.1.3. Chuyện con người khiếm khuyết kì lạ
Các nhân vật khiếm khuyết trong văn học dân gian cũng thƣờng ra đời do sự thụ phép của thần linh hay sự giao hòa của cha và mẹ. Những câu chuyện kì ảo về ngƣời khuyết tật kì lạ xuất hiện nhiều trong truyện cổ tích
thần kì. Với vẻ bề ngoài xấu hình dị dạng: “cục thịt có mắt, mũi, mồm nhƣng không có chân tay” (Sọ Dừa – Dân tộc Việt); “cục thịt tròn nhƣ quả bầu”
(Chàng bầu – Dân tộc Mƣờng); “có đủ chân tay mặt mũi nhƣng toàn thân
mọc đầy lông lá, nó không phải là ngƣời mà là khỉ” (Chàng rể khỉ – Dân tộc Ê đê)… ban đầu ngoại hình khiếm khuyết này sẽ khiến họ khó có thể có đƣợc hạnh phúc. Nhân vật phải trải qua những thử thách, khó khăn để có đƣợc hạnh phúc. Tuy nhiên với khả năng đặc biệt nhờ thụ phép thần linh hoặc bằng tài năng, phẩm chất tốt đẹp sẵn có họ dễ dàng vƣợt qua thử thách đi đến kết cục tốt đẹp là kết hôn với ngƣời con gái đẹp và quan trọng hơn cả, họ đƣợc trút bỏ cái lốt xấu xí để trở thành ngƣời đẹp. Tính chất thần kỳ nằm ở phƣơng diện “cái lốt” xấu xí và sự “biến hình” đẹp đẽ của nhân vật. Những nhân vật dị dạng, khiếm khuyết ấy là những con ngƣời tài năng, đức độ và cuối cùng có đƣợc hạnh phúc viên mãn. Kết thúc này thể hiện niềm mong ƣớc của nhân dân về sự hoàn thiện nhân cách, về cách nhìn nhận đánh giá con ngƣời.
Trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần, những câu chuyện về những con ngƣời dị biệt, bất hạnh đƣợc nhà văn miêu tả có phần kì lạ. Đó là những nhân vật không bình thƣờng, khuyết tật về thân thể hay hạn chế về trí tuệ. Thói đời từ xƣa ngƣời đời vẫn nhìn họ bằng cặp mắt thƣơng hại hoặc coi thƣờng. Nhƣng đến Nguyễn Ngọc Thuần lại khác. Ông dành cho những con ngƣời ấy một niềm cảm thông vô hạn xuất phát từ tấm lòng chân thành. Ngƣời lớn khi nhìn thấy những ngƣời khuyết tật thì họ cảm thấy bình thƣờng nhƣng đối với trẻ con thì chúng cảm thấy lạ lẫm, tò mò muốn khám phá sự khác ngƣời ở họ. Trong tác phẩm Một thiên nằm mộng, em luôn muốn tìm hiểu về một đôi giàu có qua lời kể của anh Toàn. Đó là anh em thằng Tí khi sinh ra chúng nó đã dính chùm bả vai với nhau, chúng có bốn cái chân đàng hoàng nhƣng lại chỉ có ba cái tay. Nhân vật em thấy sợ hãi, ghê ghê và em cứ thắc mắc trong giấc mơ của chúng có dính chùm nhau không hay mỗi thằng
một nơi. Dù dính chùm với nhau nhƣng sở thích, tính cách của hai anh em chúng thì trái ngƣợc nhau. Sở thích của mỗi đứa cũng khác nhau, đứa đòi ăn cá, đứa đòi ăn thịt, đứa em thích mơ giấc mơ nằm nghiêng. “Thằng em thấy đứa nào ngủ nằm nghiêng thì quý lắm, điều tra ngọn ngành” [47;27].Vì theo chúng khi nằm nghiêng giấc mơ nghiêng sẽ rất thần kì, chứa nhiều bí ẩn. Còn
em cho rằng điều đó ngộ thật vì cậu nằm nghiêng mà giấc mơ vẫn thẳng tắp. Cậu cho rằng chúng không thể nằm nghiêng đƣợc mà chỉ có thể nằm ngửa nhìn lên trần nhà hoặc nằm sấp úp mặt xuống gối. Nhân vật em cảm thấy thú vị khi nghe chuyện về anh em thằng Tí, anh Toàn chơi thân với nó nên có thể kể nhiều về chúng “Thằng anh thích trèo cây, thật không tƣởng tƣợng đƣợc. Thằng em bực bội, trèo cây làm gì cơ chứ, em ghét trèo cây” [47;28]. Chuyện li kì nữa mà anh toàn kể cho em nghe đó là thằng Tí em luôn thích mơ, nó tuyên bố “ngƣời không mơ là ngƣời nên chết đi, sống làm gì” [47;29]. Thằng Tí anh thì không thích mơ, cho rằng mơ là chuyện vô duyên nhất. Tuy anh em thằng Tí trái tính trái nết nhƣng chúng vẫn yêu thƣơng, đùm bọc nhau, chúng luôn tự tin cho rằng chúng là một đôi giàu có. Lần đầu em gặp chúng em sợ hãi chạy nhƣ ma đuổi. Lần thứ hai em gặp anh em chúng khi em cho bà cả Sề trái ổi, lúc đó anh em chúng ở sau lƣng em, một cái bóng lớn đổ trùm lên em. Cậu bé quá sợ hãi trƣớc hình hài của anh em thằng Tí, khi những bàn tay của chúng chạm vào ngƣời em. “Chúng rên hừ hừ trên cổ áo, sau đó chúng còn rờ vào cái bụng mềm xèo của em, cƣời húc hắc” [47;111]. Không thể bỏ chạy nhƣ lần trƣớc em ngồi thụp xuống nhắm chặt mắt lại và chúng không thể banh mắt em ra. Nỗi sợ hãi lên tới đỉnh điểm của em do hàng ngày anh Toàn luôn kể những điều kì lạ về anh em thằng Tí, em đã tƣởng tƣợng ra hình hài đáng sợ của họ. Nhƣng khi đã vƣợt qua nỗi sợ hãi đó, em cảm thấy anh em thằng Tí cũng rất dễ thƣơng, đáng ngƣỡng mộ. Khi em sang thăm anh em nhà nó khi Tí em bị bệnh, em đã đƣợc Tí anh nói chuyện và em quên hết nỗi sợ chất chứa
trong lòng từ trƣớc tới nay. Em cảm nhận anh em thằng Tí giống nhƣ những con ngƣời bình thƣờng dù chúng có dính chùm vào nhau, em cảm thấy chúng thật tội nghiệp. Tí anh kể chuyện để làm cho em mình khuây khỏa, nó luôn tự tin rằng: “Mày còn muốn nhìn ba cái tay của tụi tao không? Tụi tao chỉ có ba cái. Nhƣng tụi tao có thể làm mọi việc. Làm rất nhanh” [47;136]. Những lời nói dịu dàng của Tí anh làm vơi nỗi sợ trong lòng em, tạo nên niềm vui cho cậu Tí em đang bệnh nặng.“Thằng anh cƣời. Em cũng cƣời theo. Rồi nó giơ cao cánh tay lên. Quá sức kì lạ. Chúng cũng mọc ra từ cái nách” [47;136]. Sự kì lạ từ những cánh tay đó làm nên tình thƣơng yêu, gắn bó của những cơ thể không tròn trịa, cũng nhƣ tinh thần lạc quan của những cậu bé khi ý thức đƣợc hoàn sự thiệt thòi, khiếm khuyết của mình “Mày hãy nhìn xem. Bàn tay nó quay về phía bên kia. Thấy không. Đâu ai có thể có một lúc hai cánh tay phải. Nhƣng mà anh em tao xài chung. Chia đều. Chẳng sao cả.” [47;137]. Nhân vật em cảm thấy ngƣỡng mộ tình cảm của anh em thằng Tí. Dù chúng khác ngƣời nhƣng chúng luôn biết nhƣờng nhịn, yêu thƣơng nhau hết mực và chúng thực sự là một đôi giàu có.
Có những con ngƣời khi mới sinh ra thân thể không đƣợc lành lặn, bình thƣờng cũng có những con ngƣời do hoàn cảnh khách quan khiến họ mất đi phần thân thể của mình. Chuyện ông Tƣ trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là câu chuyện về một con ngƣời khiếm khuyết do bom đạn của chiến tranh. Cậu bé Dũng cảm thấy mình may mắn vì thân thể mình lành lặn “lần đầu tiên tôi thấy một niềm vui từ thân thể mình và tôi hiểu nỗi buồn của những ngƣời không còn đủ thân thể”[53;26]. Câu chuyện về ông Tƣ đã khiến cậu bé Dũng nhận ra nhiều điều thật ý nghĩa. Cậu thấy quí trọng thân thể mà cha mẹ cho mình, cảm thƣơng với những ngƣời khiếm khuyết nhƣ chú Hùng chỉ còn chín ngón tay, ông Tƣ ngƣời chỉ còn một khúc. Ông Tƣ đã hi sinh bản thân mình vì ngƣời khác. Những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt, ông làm bảo vệ lớp
học, khi nghe tiếng máy bay ông đã dẫn cả lớp xuống hầm trú ngụ nhƣng một thằng bé vì sợ quá nên chui xuống gầm bàn. Khi đếm thiếu một học sinh nên ông đã lên hầm tìm đứa bé. Ông đã không cứu đƣợc đứa bé và một phần thân thể của ông đã chôn ở ngôi trƣờng này. Ngƣời ta đã chôn bàn tay và bàn chân của ông dƣới một hố bom trồng lên trên một cây dừa. Đã nhiều năm trôi qua nhƣng ông Tƣ vẫn luôn day dứt, ân hận vì không cứu sống đƣợc đứa bé. Dù mang trên mình thƣơng tật, không thể đi đâu nhƣng không bao giờ ông nhắc lại chuyện cũ. Bởi vì ông sợ cô Hồng, con gái ông sẽ buồn. Ông là một ngƣời