1 .Tính cấp thiết của đề tài
5. Cấu trúc luận văn
2.2. Chuyện kì lạ trong tâm thức con ngƣời
2.2.1. Chuyện con ma
Con ngƣời Việt Nam luôn có niềm tin vào tín ngƣỡng bởi vậy những chuyện kì dị, quái dị vẫn đƣợc ghi chép, miêu tả trong văn chƣơng nghệ thuật. Cũng nhƣ các nền văn học, văn hóa khác trên thế giới hiện tƣợng ma quỉ xuất hiện khá phổ biến từ văn học trung đại đến văn học hiện đại. Bằng yếu tố huyền ảo, Nguyễn Ngọc Thuần đã kể về những câu chuyện ma đem lại nhiều ý nghĩa nhân sinh. Nguyễn Đăng Duy đã nhận định “có phần thiêng liêng trong ý thức con ngƣời và niềm tin tâm thức cũng là niềm tin thiêng liêng [22;22]. Những điều thiêng liêng thuộc về tâm linh đều mang giá trị thẩm mĩ và giá trị cao cả. Hình ảnh những linh hồn xuất hiện trong thế giới hiện thực lại đƣợc nhà văn kể một cách bình thƣờng, tự nhiên. Trong truyện của Nguyễn Ngọc Thuần nhiều lần tác giả kể chuyện về con ma nhƣng hình ảnh con ma trong tâm thức của trẻ thơ vừa lạ lẫm vừa gây sợ hãi với chúng.
Chƣơng thứ nhất của Một thiên nằm mộng đƣợc khởi đầu với tên gọi khá đặc biệt: ha ha con ma. Một cái tên hài hƣớc, dí dỏm nhƣ một nụ cƣời hồn nhiên của trẻ nhỏ. Những câu chuyện ma thƣờng gắn với nghĩa địa vào những đêm khuya khi bóng tối bao phủ cả không gian và câu chuyện bắt đầu kể giản dị và hồn nhiên nhƣ thế. Nhân vật em rất tò mò về những ngôi mộ sau nhà đặc biệt là mộ của ông cả Bảy. Em đã nghe anh Toàn nói về phép nhiệm
màu để con ngƣời đƣợc hóa thành tiên, phải hứng chín giọt sƣơng trên nhánh cỏ chân gà mọc trên ngôi mộ phía bên phải vào lúc mƣời hai giờ đêm. Rồi sau đó chôn dƣới đất chín mƣơi ngày đêm và phơi sƣơng chín mƣơi ngày nữa. Nhƣ vậy con ngƣời sẽ thành tiên, em luôn chờ đợi, luôn tin vào phép màu hiệu nghiệm đó. Một niềm tin thơ ngây, một khát vọng vƣơn tới một thế giới trong trẻo, thuần khiết của một cậu bé. Có thể niềm tin đó sẽ nâng đỡ con ngƣời trên đôi cánh diệu kì về những điều kì lạ sẽ trở thành hiện thực, đƣa con ngƣời tới những vùng đất mới để khám phá những nét vẽ đa màu của cuộc sống. Cậu bé luôn ƣớc ao mình lớn lên, cậu chờ đợi mòn mỏi để đƣợc thực hiện những điều kì bí trong câu chuyện kể của anh Toàn. Em không dám ra mộ lúc nửa đêm vì ở đó có mộ ông cả Bảy, một con ngƣời kì lạ đã chết vì một đêm ngắm sao. Trong câu chuyện, em đƣợc nghe những điều kì lạ, huyền ảo, chuyện ngày xƣa thật lắm chuyện lạ lùng. Em tin rằng có một ngƣời thành tiên nhờ cứu một cánh hoa, một con chuồn chuồn, “có khi nhờ cõng môt bà già qua một cánh rừng nào đó để thành tiên” [47; 16]. Câu chuyện kì lạ về ông tiên trong tâm thức đứa trẻ bao giờ cũng thật đẹp và chúng luôn mong muốn sẽ đƣợc gặp ông tiên, ông Bụt nhƣ trong truyện cổ tích. Ông cả Bảy là niềm ngƣỡng mộ, là sự li kì đối với cậu bé tuy nhiên cậu sợ khi ra mộ của ông. Một niềm tin thành kính và một nỗi sợ hãi là tâm lí chung của những đứa trẻ khi nghe về những câu chuyện ma, chuyện những ngƣời kì lạ. Câu chuyện về ông tiên đã kích thích trí tò mò để em tƣởng tƣợng những điều đặc biệt về hình hài, vóc dáng của ông tiên. Em cho rằng những ông tiên thƣờng khác ngƣời, có những thứ mà ngƣời thƣờng phải ngƣỡng mộ. Dù sợ hãi nhƣng em
vẫn ao ƣớc đƣợc ngắm nhìn, gặp gỡ ông cả Bảy, em không tin một ngƣời ngắm sao mà lại chết vì theo em ngắm sao là một hành động đẹp của con ngƣời đáng đƣợc trân trọng và em cũng tin hằng đêm em ngắm sao vẫn có ông cả Bảy nằm ngắm sao cùng em. Tất cả những lời kể của anh Toàn về
những câu chuyện lạ lẫm, li kì em đều tin. Đó là khi anh Toàn nói chạm chân lên cỏ lạnh vào đêm tháng giêng lúc trăng lu, lại có con gà gáy buồn thì cảnh vật sẽ nhòe đi và “chúng ta la đà bay nhƣ say rƣợu vào thế giới kì lạ” [47;17]. Trong ý nghĩ của em ông cả Bảy đẹp lắm, hiền lắm “mà để thành tiên thông thƣờng ngƣời ta phải hiền lắm, phải đẹp lắm, và đặc biệt phải có râu để vuốt” [47;18]. Em đã hình dung ông cao hai mét rƣỡi, râu rất dài và khi ngắm sao thì nằm co. Đối với trẻ thơ hình ảnh ông tiên hiện lên trong tâm trí của chúng là râu tóc bạc phơ, hiền hậu, nhân từ đặc biệt đó là những con ngƣời cao lớn phi thƣờng, có sức mạnh vạn năng thƣờng cứu giúp ngƣời nghèo khổ, bất hạnh. Trong con mắt của các em các ông tiên, ông Bụt là những con ngƣời vừa kì bí vừa gần gũi. Chính từ sự trải nghiệm kì lạ, những câu chuyện huyền bí đã giúp các em có trí tƣởng tƣợng bay bổng, nuôi dƣỡng tâm hồn các em phong phú, giàu cảm xúc. Có thể đó là những dấu ấn tuổi thơ đọng sâu trong kí ức của mỗi đứa trẻ. Thế giới tuổi thơ của con ngƣời trải qua những điều thú vị, thơ mộng, huyền ảo sẽ là kỉ niệm đẹp đem theo suốt cuộc đời của mỗi con ngƣời.
Cũng viết về hiện tƣợng tâm linh nhƣng trong văn học trung đại các tác giả lại hƣớng đến một cách nhìn nhận khác mang tính chức năng. Những chuyện ma quỉ, thần linh thƣờng nằm ở thể loại truyền kì, kí sự. Yếu tố huyền ảo đƣợc sử dụng nhƣ một chất liệu nghệ thuật mang tính đặc trƣng thể loại và không nằm ngoài mục đích giáo huấn. Tuy nhiên sử dụng yếu tố huyền ảo, văn học hƣớng về phản ánh hiện thực cuộc sống. Do sự giao lƣu ảnh hƣởng của các nền văn hóa phƣơng Đông nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc cộng với những tín ngƣỡng dân gian đã ăn sâu trong tiềm thức của dân tộc đã làm cho quan niệm về ma quỉ cũng khá phong phú. Trong văn học trung đại, lực lƣợng siêu nhiên luôn có sức mạnh kì diệu, chi phối đời sống con ngƣời. Và con ngƣời luôn có niềm tin mãnh liệt vào sự tồn tại của các đấng siêu nhiên. Bằng yếu tố
huyền ảo truyện và kí thế kỉ XVIII- XIX viết về truyện ma quỉ mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Hiện tƣợng ma quỉ xuất hiện nhiều trong văn học là do đời sống hiện thực của con ngƣời quá lầm than, cơ cực. Con ngƣời chết vì dịch bệnh, đói kém, mất mùa, đi lính, phục dịch. Ngƣời chết nhƣ ngả rạ nên họ tin rằng linh hồn ngƣời chết không siêu thoát, còn nặng với trần gian. Hình tƣợng ma hiện lên với những hành động, việc làm xuất phát từ thế giới hiện thực nhƣng lại rất kì la, quái dị. truyện Ma trơi trong tập Lan Trì kiến văn lục
tác giả kể “Đến canh năm lại bùng lên từ chỗ mất, theo đƣờng cũ bay về chỗ bùng lên ban đầu rồi mất” [62;101]. Ngƣời xƣa nhận thức ma là những linh hồn không siêu thoát còn vơ vẩn giữa trần gian, là linh hồn chết oan phản ánh hiện thực xã hội đƣơng thời đầy rẫy những bất công, ngang trái. Những câu chuyện ma quỉ thể hiện vấn đề tâm linh đã ăn sâu trong tƣ duy của con ngƣời thời trung đại, là phƣơng diện để phản ánh hiện thực xã hội đƣơng thời.
Còn đối với Nguyễn Ngọc Thuần, tác giả cũng đã xây dựng những yếu tố huyền ảo qua những câu chuyện con ma nhƣng cách phản ánh hiện thực, sự nhìn nhận cuộc sống của nhà văn theo hƣớng hoàn toàn mới mẻ. Ở truyện Sinh ra là thế hình ảnh con ma xuất hiện đột ngột đó là bà già tóc trắng hiện lên trong máy giặt vào lúc nửa đêm. Điều đó làm đảo lộn cuộc sống của gia đình họ. Hội những ngƣời tiêu dùng đã cảnh báo chiếc máy giặt Z phát ra tiếng kêu vào lúc nửa đêm, họ cho rằng “hình nhƣ có thứ gì đó pha tạp vảo máy giặt. Giống nhƣ món ăn ngày nay có tỉ tỉ chất phụ gia gây ung thƣ” [48; 12,13]. Nhƣ vậy hình ảnh bà già tóc trắng hiện lên trong gia đình họ giống nhƣ chất pha tạp làm cho mối quan hệ tình cảm của những ngƣời thân trong gia đình rạn nứt. Vợ chồng họ quyết định tìm mọi cách để tống khứ bà ra khỏi nhà nhƣ tống khứ những điều hỗn tạp làm ảnh hƣởng đến hạnh phúc gia đình. Cuộc sống con ngƣời thời hiện đại vốn phức tạp, đầy rẫy những sự pha tạp bên ngoài làm mất đi phần trong sáng, thánh thiện trong bản chất con ngƣời.
Vì vậy con ngƣời phải tìm cách loại bỏ để cân bằng sự sống, tìm lại sự thuần khiết vốn có, đúng nhƣ Khổng Tử từng nói “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Sự xuất hiện con ma trong máy giặt làm cho mạch truyện trở nên hấp dẫn, tác giả dẫn lối câu chuyện bằng yếu tố huyền ảo. Sự li kì bắt đầu từ âm thanh chuyển động đều đều của những vòng quay máy giặt “một bà già tóc trắng đang ngồi chồm hổm trên máy giặt. Ngón tay bà dài thòn, bấm liên tục vào các nút điện tử. Ngƣời bà lắc lơ, toát lên vẻ sạch sẽ nhƣ từ trong máy giặt chui ra” [48;14,15]. Bà già tóc trắng là con ma xuất hiện đột ngột, lạ lùng và gây phiền toái cho gia đình họ. Những đứa trẻ tò mò, dành những tình cảm đặc biệt cho bà, chúng trìu mến nhìn bà, hỏi han, quan tâm tới bà. “Vào lúc 4 giờ sáng tôi đã chết đứng khi nhìn cảnh tƣợng hai đứa trẻ âu yếm mụ già” [48;33]. Điều mà ngƣời vợ lo lắng là mụ già tóc trắng sẽ là cạm bẫy với chúng, sợ chúng sẽ dành nhiều tình cảm cho bà ta hơn những ngƣời thân trong gia đình, sợ những điều pha tạp của cái bên ngoài sẽ xâm nhập vào bên trong cuộc sống gia đình đang êm ấm của họ. Khi vợ chồng anh ta tống khứ bà già tóc trắng ra khỏi nhà bằng cách trả lại cho siêu thị cái máy giặt bị lỗi thì những đứa trẻ hét lên cho rằng cha mẹ chúng ác, ngăn cản tình cảm của chúng đối với bà cụ. Chuyện con ma đối với lũ trẻ hoàn toàn bình thƣờng, chúng coi nhƣ một ngƣời thân, một ngƣời bạn để dành tình yêu mến chứ chúng không có cảm giác sợ hãi. Đó là điều lạ mà tác giả kể rất tự nhiên. Chuyện con ma trong máy giặt với sự xuất hiện rồi biến mất đều ẩn chứa những ẩn ý sâu xa mà Nguyễn Ngọc Thuần muốn thể hiện đó là cuộc sống của chúng ta không phải vô trùng mà hàng ngày chúng ta vẫn bị những cái pha tạp làm xáo trộn mọi hoạt động, suy nghĩ của chúng ta. “Điều tôi muốn nói ở đay là, cuộc sống của anh không phải lúc nào cũng đƣợc bảo vệ, đƣợc vô trùng, đƣợc sấy khô. Anh không phải là rau sạch, hàng đống thứ ma quỉ đã xâm nhập vào anh mà anh không biết” [48;31]. Con ma trong máy giặt với những động tác oái oăm khi
giặt đi giặt lại quần áo phải chăng là thứ kì quái mà con ngƣời phải đối mặt. Trong đời sống thời hiện đại, con ngƣời không thể phát hiện và nhận ra đƣợc những thứ pha tạp này bởi vì nhịp sống của họ quá hối hả, gấp gáp nên chính bản thể của họ cũng dần bị dịch chuyển. Điều Nguyễn Ngọc Thuần băn khoăn từ câu chuyện con ma trong máy giặt đó là hiện tƣợng con ngƣời sống vô cảm giống nhƣ Nooc-man Kusin từng nhận định “ điều mất mát lớn nhất của con ngƣời là để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”. Gia đình đó đã tìm mọi cách tống khứ bà già tóc trắng ra khỏi nhà cũng một phần là do lòng ích kỉ, sự vô cảm. Họ sợ rằng con cái chúng sẽ yêu mến bà cụ hơn họ, sợ con ma trong máy giặt đó làm ảnh hƣởng đến đời sống tình cảm của gia đình mình. Họ chỉ nghĩ cho mình mà không để ý cảm nhận của những ngƣời xung quanh đặc biệt là hai cô con gái. Chính nhà văn khẳng định “Không phải hiện tại chúng ta ít nƣớc mắt, thậm chí nƣớc mắt ngày nay còn nhiều hơn nƣớc mắt ngày trƣớc, nhƣng sao chúng ta không thấy xúc động. Vì tâm hồn chúng ta bị dịch chuyển rồi” [48 ;35]. Sự dịch chuyển về mặt tâm hồn chính là con ngƣời ngày càng vô cảm, tự đánh mất mình.
Nhân vật Dũng trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã tƣởng tƣợng ra ma đó là ma- xơ Hiền. Trong ý nghĩ của trẻ con, những ngƣời chết đều thành ma cả. Cậu bé luôn dành tình cảm yêu quí cho ma xơ Hiền nên khi bà qua đời cậu thể hiện nỗi buồn và sự thƣơng tiếc, cậu cảm thấy ma- xơ vẫn còn ngồi đó, vẫn đang dõi theo cậu. Sự ra đi của ma- xơ Hiền để lại trong lòng cậu bé một khoảng trống không thể lấp đầy. Khi cậu ngủ giấc mơ về bà với chiếc đàn piano luôn chập chờn hiện ra, cậu mơ giấc mơ toàn âm thanh. Dù rất quí mến ma- xơ nhƣng tâm lí chung của những đứa trẻ là sợ ma, cậu nghe tụi thằng Toàn nói ma- xơ Hiền đã thành ma rồi nên buổi tối cậu trùm kín chăn rồi thò cái tay ra ngoài, hƣơ xung quanh xem có gì không rồi rụt lại. Cậu mơ gặp ma- xơ Hiền khi chạm tay vào đôi bàn tay quen thuộc, ấm áp của mẹ em,“những
ngón tay tròn nhỏ, mát dịu” [53;141]. Cậu bé cảm nhận đƣợc sự dịu dàng của mẹ và của ma- xơ Hiền từ đôi bàn tay ấy. Chuyện ma trong ý nghĩ cậu bé thật trong trẻo, đó là ngƣời đã từng gắn bó, yêu thƣơng cậu vì vậy dù biến là ma thì ma- xơ Hiền vẫn luôn bên cạnh cậu, dịu dàng nhƣ mẹ cậu. Có thể những thứ ta mất đi nhƣng thực ra chúng không hề mất đi vĩnh viễn mà vẫn đang bên cạnh ta, hãy sống cho đi nhiều hơn, yêu thƣơng nhiều hơn thì ta sẽ đƣợc nhận lại nhiều hơn.
Chuyện con ma trong tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Thuần mang sắc màu huyền ảo nhƣng không hề gắn với những gì kinh dị,ác độc nhƣ chuyện ma quỉ trong tâm thức dân gian. Những con ma đó đều hiện lên thật đẹp trong ý nghĩ của trẻ thơ. Chúng luôn dành những tình cảm trân trọng, trìu mến, yêu thƣơng với những con ma này.Tâm hồn chúng trở nên giàu tình cảm, biết quan tâm, chia sẻ, yêu thƣơng với những ngƣời xung quanh. Những câu chuyện về con ma thật lí thú, khơi gợi trí tò mò, phản ánh những trăn trở, lo âu cũng nhƣ chuyên chở những ƣớc mơ về con ngƣời và cuộc sống.