CHƢƠNG 2 : BỨC TRANH NÔNG THÔN TRONG
2.1. Nông thôn trong các bi kịch tồn sinh khắc nghiệt
2.1.1. Bi kịch tồn sinh khắc nghiệt trong Mảnh đất lắm người nhiều ma Với khát khao muốn viết tiểu thuyết, viết trung thực, viết hết sức và viết với nghệ thuật đích thực, Nguyễn Khắc Trƣờng đã rất thành công khi sáng tạo đƣợc thiên tiểu thuyết Mảnh đất ắm người nhiều ma. Mở đầu tác phẩm ngót bốn trăm trang in này là câu: “Không dè cái đói giáp hạt này lại đủ móng vuốt nhảy xổ vào cả cái xóm Giếng Chùa, xóm vẫn quen đứng đầu về cái sang cái giàu toàn xã” [42; 5]. Cuối tác phẩm có ghi: “Những ngày giáp hạt năm 1988” [42; 385]. Vậy là, thực hiện cuộc đi thực tế năm 1988, Nguyễn Khắc Trƣờng cũng đã viết xong thiên tiểu thuyết vào những ngày giáp hạt năm đó. Nhà văn đã thành công khi viết về những sự đời chất chứa trong lòng và những ấn tƣợng sâu xa từ thực tế đời sống xã hội dội mạnh vào trực giác, tạo dựng nên một làng quê xứ Bắc nửa sau thế kỷ XX. Có thể mạnh dạn nhận định rằng, xóm Giếng Chùa của Nguyễn Khắc Trƣờng là xã hội Việt Nam thu nhỏ, ở đó có thật nhiều tình yêu, nỗi khổ nhục, biết bao cuộc mƣu sinh cực nhọc và những cái chết… Mảnh đất ắm người nhiều ma tác động mạnh vào tâm can, trí não ngƣời đọc, nhất là ngƣời đọc quan tâm đến đề tài nông thôn và nông dân. Mà ở Việt Nam ta, vào thời điểm những năm tám mƣơi của thế kỷ XX, có đến hơn tám mƣơi phần trăm dân số là nông dân hoặc có gốc gác từ nông thôn.
Mảnh đất ắm người nhiều ma chính là áng văn chƣơng hiện thực đúng
với cái phẩm chất tả thực của nó. Trong tác phẩm, hầu hết các nhân vật chính đã sống với nhau từ hơn bốn mƣơi năm nay. Đó là lão Quềnh, một ngƣời khỏe mạnh “nhƣ một con tê tê dũi đất”, thời kháng chiến chống Pháp đã vào
30
du kích, nay là một ngƣời làm thuê, một tay đào hầm chuyên nghiệp. Nhân vật Vũ Đình Đại, hiện đƣợc dân Giếng Chùa gọi là Cụ Cố, có các con là Sang, Phúc, Lộc, Tài nhƣng cụ hay gọi nhà mình là “đại vô phúc”. Bởi, thời cải cách ruộng đất, Phúc suốt ngày bám đội trƣởng đội cải cách, kiên quyết lật đổ Vũ Đình Đại một tên địa chủ khét tiếng. Trong kháng chiến chống Pháp để chứng tỏ không bị “nhuộm đen” bởi giai cấp địa chủ, Vũ Đình Phúc đã tham gia du kích. Phúc rất biết nắm bắt cơ hội để kiếm danh, lợi. Đến trƣớc ngày trận đói “nhảy xổ” vào xóm Giếng Chùa, Vũ Đình Phúc làm Chủ nhiệm hợp tác xã, có chân trong Đảng ủy. Sau khi Phúc mất chức, Bí thƣ Đảng ủy khóa mới là Trịnh Bá Thủ, con của Trịnh Bá Hoành, em của Trịnh Bá Hàm. Dòng họ Trịnh Bá thờ thần Hổ, bắt nguồn từ câu chuyện ma quái truyền tụng trong dòng họ này. Xƣa kia, để dốc vào cuộc tranh giành cái chức Lý trƣởng với Vũ Đình Đại, Trịnh Bá Hoành đã từng phải bán cả ruộng vƣờn, bị khánh kiệt, mãi mới vƣợng lại đƣợc. Năm 1949, nhân có việc dân xóm chạy đi tránh trận càn của giặc Pháp, du kích Phúc đã chọc thủng hai mắt ông Hổ trên bức tranh thờ giữa từ đƣờng nhà họ Trịnh Bá. Chừng mƣời năm sau, khi hấp hối, ông Trịnh Bá Hoành truyền lại mối thù đối với họ Vũ Đình cho các con là Hàm và Thủ. Thù đánh độc địa vào thủy tổ gia tộc, cộng thêm tình thù của Trịnh Bá Hàm đối với Vũ Đình Phúc nữa, là thù huyết lệ. Bởi, cô Son, ngƣời phụ nữ đẹp nổi tiếng cả vùng, sau khi trao gửi hết cho Phúc mới thành vợ của Hàm. Có thể thấy cuộc đua tranh, thù hận của hai dòng họ Trịnh Bá và Vũ Đình đã kéo dài suốt nửa thế kỷ, theo thời gian ngày càng thâm sâu hơn. Đời nào hai họ này cũng là hai thế lực có vai vế nhất, nhì xóm Giếng Chùa. Đến thời nay, có khi Đảng ủy là của họ Vũ Đình, có lúc Đảng ủy về tay họ Trịnh Bá, nó chi phối đời sống của làng quê này thật ghê gớm. Nó chi phối cả hoạt động trên đồng ruộng, các việc ở trại chăn nuôi, chi phối đƣợc những tính đếm, lo liệu của những con ngƣời trong các mái nhà lụm cụm và đang đói; nó còn chi phối
31
cả bãi tha ma chôn ngƣời chết đến mức ngƣời ta u mê, độc địa đi đào mả nhà nhau lên… Thật không thể ngờ cái xóm Giếng Chùa “đứng đầu toàn xã về cái giàu, cái sang” mà nhƣ vậy. Đàn ông, đàn bà, ngƣời già, ngƣời còn trẻ khỏe, Chi ủy, Chủ tịch, Chủ nhiệm bị cuốn vào cái vòng vô minh, mê muội.
Nông thôn trong các bi kịch tồn sinh khắc nghiệt đƣợc Nguyễn Khắc Trƣờng phản ánh chân thực đến cùng cực trong Mảnh đất lắm người nhiều
ma. Bi kịch tồn sinh khắc nghiệt ấy chính là những khó khăn trong đời sống
vật chất và những khổ sở, tuyệt vọng trong đời sống tinh thần. Ngƣời ta ích kỉ với nhau vì miếng cơm manh áo, những xung đột kéo dài, lúc trực diện, nóng bỏng, lúc lặng lẽ, lúc lại gấp gáp với bao thủ đoạn tinh vi: bịa đặt, vu khống, đào mồ mả, kể cả tận dụng sự sống và thân xác của cha (Vũ Đình Phúc - Vũ Đình Đại) và chị dâu (Trịnh Bá Thủ - bà Son) để lừa gạt, kiếm chác. Họ vừa là thủ phạm, lại vừa là nạn nhân của những bi kịch bởi xã hội mà họ đang sống là của thời đại cũ đã tha hoá, suy tàn, nhƣng vẫn còn sờ sờ ra đó, rất hiện tại, rất hôm nay, đầy rẫy khống chế trong các xóm làng, trong nông thôn, cái nền tảng xã hội - trong các Đảng bộ - một bộ phận không nhỏ. (Trích Nguyên Ngọc - Báo lao động tháng 4/1991).
Viết về cuộc tồn sinh khắc nghiệt, Nguyễn Khắc Trƣờng đã lấy bối cảnh câu chuyện là những ngày Giáp hạt đói khát. Đây là thời điểm mà cuộc sống ngƣời dân thôn quê bị đảo lộn. Cái đói, cái khát gõ cửa từng nhà “Nhiều nhà nấu cháo phải độn thêm rau tập tàng. Nhiều nhà luộc chuối xanh chấm muối. Đến cả bà Đồ Ngật, ngƣời vẫn quen ăn trắng mặt trơn, phiên chợ nào cũng xách cái làn mây đi mua hôm thì chân giò lợn ỉ, hôm thì cá chép cả con còn giãy đành đạch. Giờ cạn vốn, liền sáng chế ra bánh mạt ngô thứ ngô trƣớc đây chỉ dùng chăn gà, để ăn trừ bữa” [42; 6]. Cái đói nhƣ vị thần ác quỷ làm lung lạc ý trí, khiến con ngƣời sống nhỏ nhen tầm thƣờng. Đó là hình ảnh của ông Quản Ngƣ vốn nổi tiếng “trí lớn gan to, nƣớc lã mà vã nên hồ” vậy mà
32
“đóng cửa ăn cháo cám, rồi làm bánh đồ cách thuỷ cho lạ miệng, nhƣng nguyên liệu vẫn là cám” [42; 7], mà hậu quả là cả ông và đứa con gái út gần mƣời tuổi đều bị kiết lị phải khổ sở “lấy que” “đào” mới đi ngoài đƣợc. Anh chàng Quềnh thật thà tốt bụng đã bị cái đói hành hạ không thƣơng tiếc. Để có chút sức lực cùng đám trai làng đi đào huyệt, Quềnh đã phải đào khoai lang ăn cả rễ để chống lại “cái đói đến run cả gối”, ấy vậy mà sau một hồi húp sụt soạt, nuốt chửng cả “nồi canh nhộn nhạo vừa củ vừa lá” cũng chỉ “đánh thức” đƣợc “con tì con vị” của lão, khiến “cái đói càng tăng thêm”, bụng càng “thèm cơm đến cồn cào”. Thế rồi lƣỡi hái tử thần đã xén ngọt lão Quềnh! Nguyên nhân dẫn đến cái chết thê thảm của lão Quềnh mới thật chua xót. Chết vì no! Sau khi cùng Ích đƣa cay xong “Một cút rƣợu tăm với một cân thịt trâu”, lão Quềnh đã “diệt gọn một nồi ba cơm” (…) “Buông đũa, súc miệng xong, là lão lại làm ngay tắp lự” (…) “Lão lại thủ mai thình thịch nhƣ một cái máy khoan. Rồi lão gánh gấp rƣỡi vợ chồng Ích, nhƣ một con lừa thổ. Đến gánh thứ mƣời thì lão kêu đau bụng. Mồ hôi vã ra đầm đìa. Hai mắt lão tối lại” (…) “ngã vật ra” [42; 49]. Cái chết vì bị “vỡ dạ dày do ăn no rồi làm việc nặng ngay” của Lão Quềnh là hậu quả rõ ràng nhất của cái đói. Hay nhƣ mẹ con chị Bé, cũng vì đói khát mà phải tá túc trong lều của lão Quềnh. Mẹ con chị đã phải rời bỏ cái nơi mà “vì đói quá mà đã có nhà bỏ thuốc sâu vào nồi cháo để ăn rồi cùng chết cho rảnh nợ” [42; 40]. Rời bỏ mảnh đất với những con ngƣời đã nhẫn tâm đẩy đứa con gái bé bỏng của chị vào chỗ chết, đẩy chị vào bƣớc đƣờng cùng, không nơi nƣơng tựa. Và rồi để đƣợc tồn tại trong cuộc đời này, chị đã phải chiến đấu, thậm chí đánh mất cả lòng tự trọng. Cái đói những ngày Giáp hạt làm héo hắt cuộc sống con ngƣời, những ngƣời nông dân lƣơng thiện, hồn nhiên giờ đây biến dạng về nhân hình, nhân tính “cái cƣời lúc đói đã không ra tiếng, lại bóp cho héo quắt cả mặt, trông mà nẫu ruột! Keo vật giáp hạt này sẽ vần cho dân làng đến mê tơi đây! Những nhà
33
thƣờng xuyên túng bấn, thì bây giờ đứt bữa hẳn. Nồi niêu lúc nào cũng há cái miệng rỗng, nhẵn nhƣ đầu Bụt! Những mặt ngƣời hao gầy, nhớt nhác, hớt hải cứ tƣởng vội vã đi đâu nhƣng kì thực chẳng có việc gì hết, cứ ra vào quanh quẩn với cái bụng sôi èo èo” [42; 7,8]. Chính trong cái đói, ngƣời ta thấy đƣợc cả sự cùng cực nhƣng cũng thấy đƣợc sức sống mãnh liệt của con ngƣời. Nỗi ám ảnh trên trang viết của Nguyễn Khắc Trƣờng dƣờng nhƣ ta thấy thấp thoáng hình ảnh của những chị Dậu, cái Tí trong Tắt Đèn - Ngô Tất Tố hay Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, tất cả dƣờng nhƣ trở nên méo mó, khổ sở, không những họ tự đánh mất đi nhân hình mà nhân tính đã bị quỷ dữ lấy đi tự lúc nào không hay.
Không chỉ gặp khó khăn khi đối diện với cái đói và những khó khăn trong cuộc sống mà các nhân vật của Nguyễn Khắc Trƣờng còn phải gánh chịu nỗi đau khổ, tuyệt vọng trong đời sống tinh thần. Họ đều là những nhân vật bi kịch. Bi kịch giữa dòng họ Trịnh Bá và Vũ Đình, bi kịch tan vỡ trong hạnh phúc gia đình của ông Hàm - bà Son, gia đình Trung tá Chỉnh, bi kịch tình yêu đôi lứa giữa Tùng và Đào… tất cả đều đau khổ, cuốn theo dòng thác xô đẩy của hoàn cảnh. Bi kịch mà Nguyễn Khắc Trƣờng muốn nói tới ở đây, trƣớc tiên đó là bi kịch của con ngƣời bị xã hội hắt hủi, xua đuổi, ruồng bỏ, bị cự tuyệt quyền sống, thậm chí, khi chết rồi cũng bị đối xử bất kính với tử thi. Đó là cuộc đời của nhân vật có cái tên là Quềnh. Giai thoại về Quềnh là một bi kịch đẫm đầy nƣớc mắt. Từ một con ngƣời trẻ, khoẻ, tuy “mặt mũi thô vụng, thật thà” nhƣng cuộc đời này không dành cho họ sự may mắn. Ngay từ nhỏ, Quềnh là một cậu bé đáng thƣơng, sau khi bị ma nữ trêu, rồi ốm, sốt li bì “cậu cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn lúc nhớ lúc quên” [42; 12] và hậu quả là hỏi đâu cũng không đƣợc vợ. Lớn lên Quềnh đi làm thuê làm mƣớn, lấy sức mình để làm lợi cho kẻ khác vậy mà hắn không có một chốn nƣơng thân, một mái nhà hạnh phúc. Kết thúc cuộc đời, lão không đƣợc hƣởng chút an ủi ở đời “Quềnh
34
bị vỡ dạ dày vì ăn quá no rồi làm việc ngay” nhƣng chết đi lão vẫn chƣa đƣợc giải thoát “Để nằm trong bộ áo quan, nghĩa là đƣợc chết bình đẳng nhƣ những ngƣời chết khác, lão phải vui lòng nhận thêm một sự vất vả khi đã nhắm mắt xuôi tay. Nghĩa là lão phải hi sinh một lần nữa để cứu danh dự cho những ngƣời khác” [42; 57]. Cái chết của Quềnh gây nỗi ám ảnh, day dứt trong lòng ngƣời đọc về những gì đƣợc coi là thành kính thiêng liêng với ngƣời đã khuất “Khi cái bọc chiếu từ từ đƣợc lôi lên, một luồng khí lạnh cùng một thứ mùi khăm khẳm của tử thi mà chỉ cần ngửi thấy một lần cũng đủ kinh sợ hàng năm trời” [42; 58]. Con ngƣời sinh ra đã mang kiếp đoạ đày của tạo hoá. Qua cái chết bi thảm của Quềnh, công cuộc đổi mới đất nƣớc theo kinh tế thị trƣờng liệu rằng có làm biến dạng đi những gì là thiêng liêng, tôn kính của văn hoá truyền thống hay không, con ngƣời phải sống ra sao đây? Đó là những gì mà Nguyễn Khắc Trƣờng muốn gửi gắm vào thế hệ bạn đọc chúng ta ngày hôm nay.
Đó còn là bi kịch của tình yêu - hạnh phúc, bi kịch của gia đình xoay quanh ba nhân vật Phúc - Son - Hàm. “Hồi ấy cô Son đẹp nhất làng. Mặt hoa da phấn, thắt đáy lƣng ong. Đi một bƣớc là có ngƣời theo, ngƣời ghẹo một bƣớc” [42; 78]. Bà Son có một tình yêu đầy bi kịch với ông giáo Phúc - một ngƣời đàn ông đã có gia đình, tuy đẹp đẽ nhƣng không thành. Sau khi cha mẹ đã gả bà cho ông Hàm, bà sống khép mình, phục tùng ông Hàm vì món nợ bà đã hứa sẽ trả cho ông. Bà sẵn sàng hy sinh thân mình vì chồng, vì dòng họ. Nhƣng bà bị chính ngƣời thân yêu nhất lừa dối “Bà cứ chạy, chạy nhƣ mê nhƣ mụ. Cánh đồng mờ mịt hơi sƣơng (…). Đôi chân chạy nhƣ bị xui bị khiến. Có tiếng nƣớc chảy ồ ồ phía trƣớc. Bà Son hổn hển lao tới, nhƣ đấy là nơi giải thoát duy nhất đang chờ đón” [42; 264]. Có thể nói, bà Son là ngƣời phụ nữ điển hình của nông thôn Việt Nam. Cái chết đầy xót thƣơng của bà Son cũng chính là kết quả khổ sở, tuyệt vọng về mặt tinh thần mà bà phải gánh chịu.
35
Trong cuộc tồn sinh khắc nghiệt ở nông thôn, bi kịch của mâu thuẫn dòng họ đƣợc nhà văn đặc biệt quan tâm khai thác. Vũ Đình Phúc là con trai trƣởng dòng họ Vũ Đình, từng làm chủ nhiệm hợp tác xã, đã leo lên hàng ngũ lãnh đạo bằng con đƣờng luồn cúi. Vũ Đình Phúc luôn hằm hè trông chừng uy thế của dòng họ Trịnh Bá, chỉ chờ cơ hội để phanh phui, hạ bệ. Trong trang văn của Nguyễn Khắc Trƣờng, dòng họ Trịnh Bá đƣợc miêu tả là một thế lực mạnh. Trịnh Bá Thủ giữ chức bí thƣ đảng bộ xã, bề ngoài ngọt ngào nhƣng bên trong cơ mƣu, toan tính. Trịnh Bá Hàm gia trƣởng, sĩ diện và thù dai. Sự cấu kết bè phái làm sợi dây họ hàng càng dài ra, dày thêm, trở thành cuộc ẩu đả, truy lùng nhau đầy kịch tính, căng thẳng. Với diễn ngôn của kẻ đứng đầu, lão Tòng, Vũ Đình Phúc hay Trịnh Bá Hàm, Trịnh Bá Thủ nhanh chóng dụ dỗ đám tay chân đi theo mình. Không chỉ dựa vào vai trò của ngƣời đứng đầu chi họ, những kẻ này còn nhân danh quyền lợi, miếng đất miếng cơm để dụ dỗ đám đông. Nghiên cứu về Tâm í học đám đông, Gustave
LeBon nhận định về khả năng dẫn dắt, lôi kéo của ngƣời cầm đầu trong việc tạo ra phe cánh: khi phải lôi kéo đám đông trong một thời khắc, và xui khiến đám đông tiến hành một hành vi nào đó (...) cần phải tác động lên đám đông bằng những gợi ý nhanh, mà sự gợi ý mạnh nhất vẫn là nêu gƣơng, đồng thời, việc nhắc đi nhắc lại một diễn ngôn nào đó sẽ bám chắc vào những miền sâu thẳm của vô thức nơi xây dựng những động cơ cho hành động của chúng ta. Bằng cách liên tục nhắc lại mối thâm thù, liên tục phơi vẽ hiện trạng xung đột, bè phái, những kẻ đứng đầu đã “tiêm nhiễm” vào đầu óc ngƣời khác tính tất yếu, hiển nhiên phải lật đổ đối thủ còn lại. Đó cũng là lí do tại sao họ “cứ sùng sục nhƣ muốn ăn tƣơi nuốt sống ai”. Đặc biệt, khi ông Phúc mất chức chủ nhiệm, bà Lộc thấy “nội tộc nhà mình đang bị vặt lông vặt cánh” [42; 109]. Còn, anh em nhà Trịnh Bá thƣờng xuyên quây tụ họp nhóm để bàn mƣu