CHƢƠNG 2 : BỨC TRANH NÔNG THÔN TRONG
2.2. Nông thôn với vấn đề tha hoá đạo đức
2.2.1. Vấn đề tha hoá đạo đức trong Mảnh đất lắm người nhiều ma
Sự tha hoá đạo đức, lối sống ở nông thôn đƣợc phản ánh rất rõ nét trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng. Dù ở dƣới
góc độ nào đi chăng nữa thì hoàn cảnh luôn chi phối mạnh mẽ tới tình cảm, lối sống, tính cách con ngƣời, môi trƣờng xã hội quy định tới chiều hƣớng con đƣờng đời của nhân vật. Môi trƣờng tốt đẹp thì con ngƣời trở nên lƣơng thiện hơn, môi trƣờng còn tồn tại những cái ác, cái xấu dễ làm con ngƣời đánh mất đi chính mình. Mối quan hệ tốt đẹp giữa anh em trong gia đình, tình nghĩa sâu nặng giữa hàng xóm láng giềng giờ đây bị đẩy lùi ra xa, nhƣờng chỗ cho những ham muốn vật chất tầm thƣờng, họ ích kỉ, mất tính ngƣời. Quàng mặc dù là ngƣời em trai ruột của Quềnh nhƣng lợi dụng ngƣời anh trai ngờ nghệch đã “chiếm hết cả ao cả vƣờn, chỉ xí cho Quềnh một góc ớm nắng ven vẻn chừng dăm cái nong, cắt đứt tình nghĩa với ngƣời anh không chút thƣơng xót. Quàng trở nên táng tận lƣơng tâm khi nghe tin Quềnh bội thực mà chết (…) Quàng quyết định chôn cất anh mình thật nhanh, con ma keo kiệt trong nguời Quàng đã xui Quàng làm một việc táng tận, hắn chôn ông anh khốn khổ bằng một bó chiếu” [42; 51].
Cuộc sống túng thiếu, nghèo khó đã làm con ngƣời tự đánh mất đi nhân hình, nhân tính của chính mình. Thó chỉ vì miếng ăn mà sẵn sàng làm những việc bất lƣơng hay ăn trộm ăn cắp “Thó vớ lấy cái chậu nhôm đang dựa cạnh đống bát đũa, đƣa lên che lấy mặt, chân đứng lom khom ở tƣ thế vùng chạy. Bà Phúc đang xăm xăm, tí nữa đâm sầm vào con ma đang đứng sừng sững trƣớc mặt” [42; 35]. Cuộc sống mƣu sinh xô đẩy Thó trở thành tay sai đắc lực cho những kẻ có quyền, có tiền. Sẵn sàng làm những việc táng tận lƣơng tâm. Đó là tấn bi kịch của con ngƣời khi đã mất đi bản chất lƣơng thiện. Cái đói nghèo khiến con ngƣời ta dễ dàng đánh đổi tất cả chỉ mong
49
mình tồn tại nhƣ một con ngƣời. Đó là hình ảnh của ngƣời phụ nữ tha phƣơng cầu thực với cái tên chị Bé “Đó là một ngƣời đàn bà tuổi dòng dòng. Cao và gầy. Hốc hác và lôi thôi. Nhƣng chân tay lại rất nhanh”. Chị “đến từ cái nơi mà đã có nhà bỏ thuốc độc vào nồi cháo để ăn rồi cùng chết cho rảnh nợ” [42; 40]. Vì căm phẫn, chị có ý định trả thù nhà chủ cùng với nỗi uất hận nhƣng không thành, cuối cùng chị bế đứa con bỏ đi và đứa bé chẳng may ốm và chết. Ngƣời đàn bằng mọi giá “phải giành sự sống đang chơi vơi lơ lửng nhƣ cánh diều trƣớc gió chỉ trực bay tuột mất khỏi đôi tay khoẻ mạnh của chị”. Nhƣ vậy, thông qua hàng loạt những nhân vật: bà Đồ Ngật, ông Quản Ngƣ, thằng Thó, chị Bé… có thể nói rằng môi trƣờng sống đã chi phối rất lớn tới cuộc sống, tính cách và tình cảm của con ngƣời. Chỉ cần một nạn đói những năm Giáp hạt thôi, ngƣời ta sẵn sàng từ bỏ những tình cảm tốt đẹp, thiêng liêng để mƣu cầu lợi ích cá nhân, đánh mất tình thƣơng và trách nhiệm bản thân mình.
Một nguyên nhân nữa đẩy con ngƣời vào tình trạng tha hóa đó chính là sự ích kỉ, vụ lợi, tự đánh mất đi bản thân mình và những mối quan hệ tốt đẹp xung quanh - con ngƣời tự tha hóa. Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, cuộc sống nông thôn ta cũng cựa quậy vận động theo chiều hƣớng tích cực. Song bên cạnh đó là cuộc đấu tranh dai dẳng, ngấm ngầm mà vô cùng quyết liệt nhằm tranh chấp quyền lực, đất đai giữa các bè đảng, phe cánh trong làng ngoài xã. Họ không trừ một thủ đoạn nào (kể cả dồn ngƣời thân vào chỗ chết), lợi dụng nhân danh các tổ chức Đoàn, Đảng, chi Bộ, lợi dụng tình tài để đấu đá nhau, chỉ chăm chắm cho nhau ăn bùn. Mảnh đất lắm người
nhiều ma xoay quanh vấn đề “hôn nhân vạn cố chi thù”. Họ đấu đá, tranh
giành ruộng đất, chức tƣớc bằng đủ mọi thủ đoạn, tiêu biểu là Trịnh Bá Thủ, Trịnh Bá Hàm, Vũ Đình Phúc… Ông Vũ Đình Đại sau hơn ba mƣơi năm từ mặt ông Phúc vì đã đấu tố cha mình thì nay mối hận thù ấy đƣợc hoá giải vì
50
đối với ông, cha con nhà Trịnh Bá mới là kẻ thù lớn nhất. Ông ôm hận đến khi chết, ông yên tâm ra đi giao trọng trách đó cho Vũ Đình Phúc. Còn ông Trịnh Bá Hoành, trƣớc khi chết còn trăng trối với ông Hàm “ở đời hòn đất ném đi, hòn chì ném lại (…) có vay phải có trả. Nó đã dám bạo nghịch dẫm lên cả gia bảo nhà ta, thầy ân hận là chƣa đòi đƣợc món nợ ấy vì chƣa có dịp. Đến đời anh, anh phải nhớ” [42; 63]. Để đòi món nợ cho cha, Trịnh Bá Hàm đã quyết định làm một việc táo tợn, mất hết nhân tính “Đây là việc tốt để lấy âm trị dƣơng, phen này tôi sẽ yểm cho cả họ nhà nó không ngóc lên đƣợc. Đào lên, lấy ván, lật sấp bố nó xuống. Còn cỗ dổi, tôi sẽ đóng một bộ salông thật mốt, rồi tìm cách bán cho chính anh em, họ hàng nhà nó”. Sự hận thù đƣợc thể hiện ngay trong lời khấn cay độc “Ba đời tuyệt tự. Hữu nữ vô nam. Hữu sinh vô dƣỡng”. Nỗi ám ảnh của sự hận thù đồn đầy vào ngƣời đàn bà tội nghiệp “đêm động phòng có mùi vị địa ngục”. Để bảo vệ cho danh dự dòng họ, để cứu vớt thể diện của chính mình, ông xô đẩy bà Son vào con đƣờng tội lỗi, thậm chí là cái chết.
Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trƣờng xây dựng thành công nhân vật Thủ “là ngƣời có mã, cao ráo, trắng trẻo”. Thủ có chức, có quyền hết lòng hết sức vì dân vì nƣớc nhƣng thực chất lại là con ngƣời thâm độc, mƣu mô, xảo quyệt. Khi Hàm đến bàn mƣu với Thủ, Thủ vẫn ngồi nghe anh nói nhƣng lại suy tính trong bụng “Thủ cũng muốn trừng phạt Phúc, cũng muốn cho Phúc xiêu điêu, liểng xiểng nhƣng ngƣời ra tay là ai chứ không phải là mình. Mình chỉ đóng vai toạ sơn quan hổ đấu mới sƣớng. Bây giờ ông Hàm xin lãnh trách nhiệm, thực ra cũng chƣa phải là hay, giá là ngƣời không dây mơ rễ má với mình thì tốt. Thôi có gì Thủ vẫn đủ lí là ngƣời tay trắng” [42; 69]. Để giữ vững chức vụ Bí thƣ Đảng uỷ của mình, Thủ sẵn sàng đánh đổi tình thân, táng tận lƣơng tâm lừa chị dâu là bà Son ra mặt với ngƣời tình xƣa “bây giờ ta phải điều đình với ông Phúc. Mà gặp ông Phúc để nói
51
chuyện này thì bá là tiện nhất”. Những suy nghĩ nung nấu trong con ngƣời tàn độc đƣợc đẩy lên cao trào khi Thủ và Cao lừa bắt bà Son nhằm vu oan cho Phúc “Cao vác bà Son lao xuống cánh đồng trũng, rồi Cao nói giọng mũi đúng nhƣ lời Thủ dặn. Rồi vật lộn, xé áo nhƣ sắp cƣỡng thật. Rồi Thủ bịt tay vào miệng mình hét nhƣ ngƣời vô tình bắt gặp. Rồi là cả hai cùng tháo thân” [42; 271].
2.2.2. Vấn đề tha hoá đạo đức trong Đinh Trang mộng
Giống với Mảnh đất ắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng, sự tha hoá đạo đức, lối sống ở nông thôn trong Đinh Trang mộng cũng là sự
tha hoá trƣớc miếng ăn, cái đói, và quyền lực. Nhƣng ở Đinh Trang mộng,
nhà văn nhấn mạnh hơn vào sự tha hoá trƣớc tiền tài. Trong hầu hết các tác phẩm của Diêm Liên Khoa, đồng tiền và quyền lực luôn là một thế lực tối cao mà con ngƣời luôn sợ hãi nhƣng luôn hƣớng tới và bất chấp để có đƣợc. Thực chất nó vừa là phép thử đối với nhân tính, lại vừa là ẩn dụ cho dục vọng của con ngƣời nói chung. Đồng tiền và quyền lực vừa đẩy khoảng cách giàu nghèo xa hơn, lại đẩy mối quan hệ thân sơ giữa những con ngƣời có cùng huyết thống, họ hàng vào vòng xoáy tranh quyền đoạt lợi. Xét theo nguyên lý “tảng băng trôi” của văn hào E. Hemingway, sự tuyệt mạng của con ngƣời trong Đinh Trang mộng chỉ là phần nổi của tảng băng, phần chìm khuất chiếm đến bảy phần mƣời chính là một hiện thực khác ghê rợn hơn: hiện thực về vực thẳm của nhân tính Trung Hoa.
Biểu hiện đầu tiên của vực thẳm nhân tính là hoạt động buôn máu của các nậu máu, mà tiêu biểu nhất là Đinh Huy, con trai của thầy giáo Đinh Thuỷ Dƣơng. Đinh Huy từ một ngƣời nông dân bình thƣờng, đã nuôi giấc mộng làm giàu và quyền lực bằng mọi giá. Từng nấc thang giàu có của anh ta leo lên bằng tính mạng của ngƣời dân Đinh Trang, bằng sự oán hận của ngƣời dân trút lên hạ độc đứa con trai Tiểu Cƣờng, bằng bất chấp tình cha con, tình
52
bằng hữu, xóm giềng và tận cùng là đánh đổi đứa con đã chết của mình lấy danh vọng “Ghen tức vì thấy Đinh Huy này có tiền không có bệnh đúng không? Đố kị phải không? Đinh Huy tao chửi tổ tiên tám đời nhà mày, chúng mày đầu độc gà nhà tao, đầu độc lợn nhà tao, còn dám đầu độc con tao!” [32; 15]. Sự giàu có và quyền lực tỉ lệ thuận với tội lỗi và điều ác “Nói về giấc mộng của bố tôi, về gia đình của tôi của ông tôi nhé. Một giấc mộng dài đến chục dặm, hai chục dặm… Bố tôi là ngƣời sinh ra để làm việc lớn. Vì làm việc lớn nên mới đến thế gian này… Ban đầu bố chỉ quản máu ngƣời và mạng ngƣời Đinh Trang và mấy chục dặm quanh thôn. Thế rồi bố còn quản cả việc quan tài và mồ mả của những ngƣời này sau khi chết. Bố không hề nghĩ đến với cuộc sống này là quản bao nhiêu việc, ông chỉ muốn thử một chút. Đến ủy ban huyện Vy thử một chút, không ngờ lần thử này lại thành công, giống nhƣ vừa thuận tay mở cửa, nắng liền chiếu vào phòng.” [32; 122,123]. Đinh Huy lập trạm thu mua máu tƣ nhân, giá thu mua cao hơn nên thu hút đƣợc nhiều ngƣời bán máu. Anh ta giàu lên nhanh chóng, trở thành đầu nậu máu, trùm máu, vua máu cả một vùng. Vì lợi nhuận, Đinh Huy bòn rút máu của ngƣời Đinh Trang, vi phạm tất cả các nguyên tắc y tế và nhân đạo. “Một cục bông có thể lau chín lần trên tay của ba ngƣời”, “bao nhiêu ngƣời cũng chỉ một cái kim tiêm đó”, “lấy của ngƣời ta một bình máu nhƣng thực ra đều là một bình rƣỡi”, đêm đến sẽ “đem những túi máu đã dùng bỏ vào làn và rổ đến ao nƣớc đầu thôn rửa túi”, rửa xong lại đem phơi, ngày mai lấy ra dùng. Hết ngày này qua ngày khác, vòng tuần hoàn ấ yđã khiến cho bệnh AIDS lan tràn rộng khắp. Nếu trạm máu của chính phủ luôn kiểm tra thẻ của ngƣời bán thì trạm máu của Đinh Huy không ai ngó ngàng; nếu trạm máu của chính phủ lấy máu có hạn định thì Đinh Huy lấy máu vô hạn định. Ngƣời ta muốn bán bao nhiêu thì Đinh Huy mua bấy nhiêu và còn kích động họ bán thật nhiều. Lợi nhuận đến tay giống nhƣ cục vàng từ trên trời rơi xuống, anh ta không thể
53
không đón lấy, không thể không khai thác. Đinh Huy bằng mánh khóe và sự khôn khéo đã trở thành đầu nậu máu lớn nhất thôn. Lợi nhuận của việc bán máu đều ở những thủ đoạn dã tâm với chính thân bằng cố hữu của mình. Anh ta dùng những thủ đoạn gian thƣơng để có thể thu mua đƣợc càng nhiều máu càng tốt “Túi máu đó bên ngoài là 500cc một cân, trên thực tế đựng đầy sẽ là 600cc nặng một cân hai lạng. Nếu nhƣ vừa hút vừa vỗ vào cái túi đó, thì có thể đựng 700cc một cân 4 lạng” [32; 100]; hay việc anh ta đem rửa bao máu đầy rùng rợn ở ao máu nhằm “tiết kiệm” để kiếm lợi: “một túi máu là hai xu, một trăm cái là hai mƣơi đồng. Một ngày hai mƣơi đồng, một tháng là sáu trăm đồng...” [32; 61]. Nhƣng cái anh ta “tiết kiệm” thực chất chính là đạo đức và tình ngƣời mà thôi. Thậm chí anh ta quên cả cái chết thƣơng tâm của đứa con trai là báo ứng của việc bán máu hại ngƣời và lời thề không bán máu: “bà nội tôi mất đƣợc ba tháng. Ba tháng trƣớc, bà vô tình dẫm lên một chậu máu trong nhà tôi, máu loại A chảy trên ngƣời bà. Nhìn thấy đất toàn là máu, bà sợ hãi ngã xuống, từ đó bị chứng tim đập mạnh. Sau đó bị đập mạnh quá mà qua đời, tim mãi mãi không bao giờ đập nữa. Bà mất rồi, bố và chú cùng khóc nói, sau này sẽ không lấy máu, bán máu, không lấy không bán nữa. Nhƣng sau ba tháng, bố lại dẫn chú đi lấy máu, bán máu” [32; 97].
Thực chất Đinh Huy bị lòng tham và thù hận che lấp và hủy hoại gần nhƣ toàn bộ căn tính thiện. Anh ta luôn nghĩ, sau khi Đinh Lƣợng nhiễm bệnh nhiệt và chết thì chỉ cần mai táng cho Đinh Lƣợng thật hoành tráng, long trọng là có thể phủi hết trách nhiệm “Bố nhất thiết phải nhớ rõ, có ai đó nói việc mua máu, bán máu năm đó, bố phải nói với ngƣời ta rằng, đó là việc mà em trai Đinh Lƣợng làm, căn bản không can hệ gì đến Đinh Huy. Phải nói cả đời Đinh Huy chƣa bao giờ làm đầu nậu máu” [32; 278]. Đinh Huy cho đến khi bị giết chết vẫn không hề mảy may hối hận. Những giấc mộng quyền lực, danh vọng và tiền bạc thực chất chỉ là sự tự huyễn tƣởng của nhân vật, tự
54
đánh mất bản thân và thiên lƣơng của mình mà thôi. Giấc mộng ấy cũng sẽ tan biến vì vốn dĩ nó đƣợc xây bằng sự bức hại ngƣời khác, tội lỗi và ích kỉ không bền lâu đƣợc. Khoảng thời gian đầu khi Đinh Huy bắt đầu mua máu ở thôn Đinh Trang, nhiều ngƣời dân đều cho rằng hắn là một ngƣời sẽ đem đến phƣớc lành và sự giàu có cho họ khi mua máu với giá cao hơn bình thƣờng “Ai muốn bán máu thì đến tìm Đinh Huy tôi - bọn họ trả 80 đồng một bình, Đinh Huy tôi trả 85 đồng một bình” [32; 50]. Họ lầm tƣởng rằng Đinh Huy đang đem lại sự giàu có về vật chất nhƣng lại không biết rằng anh ta đang kiếm lời từ trên sinh mạng của chính họ.
Bệnh nhiệt lan tràn, ngƣời chết nhƣ ngả rạ, những tƣởng Đinh Huy không còn cơ hội kiếm tiền nữa. Nhƣng không, anh ta cơ biến quyền mƣu, chuỗi khánh tận của ngƣời dân Đinh Trang càng lớn thì chuỗi phát đạt của Đinh Huy cũng lớn theo. Chính phủ cấp cho mỗi ngƣời dân mắc bệnh AIDS một cỗ quan tài, đó là cơ hội mới cho Đinh Huy. Anh ta mở xƣởng sản xuất quan tài để thu lợi. Hàng trăm, hàng nghìn cỗ quan tài xuất xƣởng cũng không đủ cho số ngƣời chết. Khi thấy cung không đủ cầu, thay vì phát cho ngƣời dân nhƣ chỉ thị của chính phủ, Đinh Huy đã bán cho họ với giá cao. Ngƣời ta tranh nhau mua, bởi vì sợ không thể mua đƣợc. Ngƣời mua quan tài còn cảm ơn Đinh Huy “cứu ngƣời hoạn nạn, trời tuyết đƣa than” vì đã giúp họ tránh khỏi cảnh chết không có quan tài. Tất cả khẩu phần quan tài miễn phí của ngƣời dân thôn Đinh Trang đều bị Đinh Huy đem bán cho thôn khác, đổi lại, anh ta phát cho mỗi ngƣời một thùng dầu và một dây pháo để ăn tết. Đinh Huy đã khiến cho ngƣời Đinh Trang thêm một lần nữa hoảng loạn. Lo sợ không có quan tài, họ đốn sạch cây cối trong thôn, lấy hết bàn ghế tủ kệ, cửa nẻo, bảng đen của trƣờng học và của mọi nhà, gây nên cảnh tƣợng xơ xác, toang hoác đáng sợ của làng quê. Nhƣ vậy, làm đầu nậu máu chƣa đủ cho lòng tham của Đinh Huy, khi dịch bệnh bùng nổ khắp nơi, ngƣời chết nhiều