Nông thôn với những hủ tục lạc hậu

Một phần của tài liệu Tự sự về nông thôn trong mảnh đất lắm người ma của nguyễn khắc trường và “đinh trang mộng” của diêm liên khoa (Trang 77 - 87)

CHƢƠNG 2 : BỨC TRANH NÔNG THÔN TRONG

2.4. Nông thôn với những hủ tục lạc hậu

2.4.1. Hủ tục lạc hậu trong Mảnh đất lắm người nhiều ma

Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng, ngƣời đọc ấn tƣợng sâu sắc về những tín ngƣỡng dân gian đặc sắc. Tác phẩm có nhiều chi tiết thể hiện văn hóa tín ngƣỡng địa phƣơng rất rõ rệt nhƣng đặc sắc nhất là những thủ tục lạc hậu về đám tang và quật mộ. Trong đám tang của ông Đại, ngoài những hỗn tạp âm thanh của tiếng trống kèn, tiếng khóc thì lời thống thiết kêu van của trƣởng phƣờng phát âm cứ vang mãi không dứt:

“Ới ơi!…hôm nay ông đã đi rồi Ông đà khuất núi về nơi suối vàng Đất dày cách biệt dương gian Mấy lời nhắn nhủ ông về ngàn thu; Ới ơi! Nơi ấy mịt mù

Gặp người chớ hỏi trước Gặp sông hãy ội sau

Thấy thuyền xanh không xuống Chờ thuyền đỏ qua mau…” [42; 31].

Ông Hàm muốn “đục thẳng vào cây nóc nhà nó!” … “yểm cho cả họ nhà nó không ngóc lên đƣợc! Đào lên, lấy ván, lật sấp bố nó xuống! Còn cỗ dổi tôi sẽ đóng một sa-lông thật mốt, rồi tìm cách bán cho chính anh em họ hàng nhà nó!” [42; 67]. Hành động đó không những trả nợ món thù đã gieo mà còn gởi gắm một lòng tin vào một tôn giáo nào đó. Hàm tin tƣởng vào thuật âm trị dƣơng này và đây là dấu vết tín tƣởng dân gian mà Hàm đã tiếp thu đƣợc. Từ đức tin nhƣ thế, Hàm sẵn sàng đánh đổi và làm tất cả. Qua những kế hoạch đã đƣợc định sẵn và cả việc lựa chọn ngƣời thực hiện, với Hàm đó là một việc hệ trọng “Lạy thần Thành Hoàng, giờ con xin đƣợc cải

73

mả, lật sấp thi thể họ Vũ Đình xuống, để đƣa quả báo này tới chốn dƣơng gian, bắt họ Vũ phải chịu” [42; 95].

Nguyễn Khắc Trƣờng viết “Xóm Giếng Chùa, xóm đứng đầu về cái sang, cái giàu toàn xã” nhƣng để đƣợc cái đó thì ông lí giải “Thành thử đƣờng làng đƣợc lát bằng những niềm vui, niềm hạnh phúc, sự kiêu hãnh về những chức danh, và đƣợc lát bằng cả những nỗi khổ đau ê chề của cả những mảnh đời” [42; 5]. Tâm lí thần linh trên núi ông Bụt, những con ma trêu ngƣời trên những phiên chợ, câu chuyện kể về lão Quềnh khi xƣa đã trở thành nỗi ám ảnh trong tâm trí con ngƣời, họ nhìn cuộc đời xa rời thực tế, bởi vậy vợ Phúc mới tƣởng con ma mà mình bắt gặp có thật chứ không nghi ngờ là ngƣời trêu…. Hay chi tiết Thó sau khi cùng lão Ích, Quàng chôn xong lão Quềnh về lại hốt hoảng tƣởng lầm ngƣời phụ nữ sống nhờ túp lều lão là ma “Thó bƣớc giật lùi. Đƣợc mấy bƣớc Thó quay cổ vùng chạy. Đúng là nhƣ ma đuổi, lao cả vào những bụi gai xấu hổ, ngã lăn chiêng lại vùng dậy chạy. Vừa chạy miệng vừa a..a nhƣ ngƣời câm hoảng loạn” [42; 52]. Không chỉ có Thó, ngay cả bà Đồ Ngật, đã sống hơn nửa cuộc đời mà vẫn bị cái tâm lí ấy chi phối, ám ảnh, bởi vậy khi trông thấy chị Bé “bà Đồ Ngật chạy te tái đến thở ra đằng tai” [42; 53]. Những phong tục hủ lậu đã qua giờ đây vẫn còn sức mạnh chi phối tới đời sống tâm linh, ý thức của con ngƣời biến họ dần trở nên ù lì, mệt mỏi, mất sự sống. Cái bóng ma có trong câu chuyện kể, con ma trong suy nghĩ của con ngƣời, con ma trong bản thân mỗi ngƣời vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của ngƣời dân. Chi tiết bà Son về “nhập xác” chị Bé và trăng trối bằng những lời “trấn an” bà Cả và ông Hàm làm cho mọi ngƣời dƣờng nhƣ chết lặng đã gợi cho ngƣời đọc một suy nghĩ nhất định. Phải chăng, khi con ngƣời đã mất đi thì ngƣời sống có thể “giả ma giả qủy” để lừa lọc và chiếm lòng tin của ngƣời sống? Chị Bé đã lợi dụng mê tín dị đoan để nhập hồn lên xác đánh lừa mọi ngƣời và ngay cả Thủ là một con ngƣời đa mƣu túc trí cũng bị bị lừa nốt.

74

Nhờ thế mà chị Bé có cơ hội đổi ngôi, đổi đời. Những chi tiết kì ảo trong tác phẩm xuất hiện không sao kể xiết nhƣng khi gấp lại từng trang sách thì vấn đề mà ngƣời đọc bùi ngùi đặt ra cho cuộc đời vẫn là cuộc sống. Nếu đời sống tƣ tƣởng không đƣợc cải tạo thì con ngƣời sẽ mãi mãi lún sâu vào những thủ tục lạc hậu vì những quyền lợi cá nhân cho những ngƣời tai to mặt lớn mà thôi.

Bức tranh làng quê với phong hóa tang ma cũng là một trong những nét hủ tục lạc hậu đƣợc Nguyễn Khắc Trƣờng dồn nhiều tâm sức. Đọc tiểu thuyết, ta thấy dƣờng nhƣ đằng sau mỗi đám tang của ngƣời chết là những sự tính toán, lợi dụng. Lời phát biểu chuẩn bị tang lễ của ông Phúc: “Họ nhà ta là họ lớn trong làng, nên phải làm tang cho cụ Cố thật đàng hoàng, không nề hà tốn kém. Áo quan sẽ xuất gổ dổi vẫn trữ sẵn chứ không thể dùng gỗ tạp. Rồi nhà ông sẽ ngả một con lợn hơi một tạ, còn anh em con cháu có thế nào đóng góp tùy ý. Ông sẽ mời đội kèn, mà phải là phƣờng bát âm lớn theo đúng nghi thức cổ truyền. Đội kèn sẽ chia làm hai nhóm. Một nhóm ngồi trong nhà, gần linh cữu. Còn một nhóm ở bên ngoài với nhiệm vụ khi các đoàn thể của làng, của xã đến viếng thì nhóm này ra tận cổng nổi kèn nổi trống đƣa đoàn vào để tăng thêm phần trọng thể, phải có ngƣời nhà trực bên ngoài để hƣớng dẫn từng đoàn vào thứ tự. Phải có ngƣời ngồi ghi chép những ai mang đồ phúng viếng đến, để sau này ngƣời ta có đám, mình còn nhớ phúc đáp lại. Rồi thì phải dựng sạp, kê bàn ghế, mƣợn thêm mâm bát…” [42; 27]. Những tiếng khóc thì dƣờng nhƣ luôn phụ họa không dứt cho đám tang “ngƣời kêu bố, ngƣời gọi ông, kẻ réo bác, réo chú, cứ ời ời!” nhƣng khi nghe lệnh ông Phúc bảo im lặng là “ngƣng bặt nhƣ những chiếc loa bị ngắt điện”. Nhƣng tất cả sự “long trọng” đó chỉ là nơi để những ngƣời đói lợi dụng đến kiếm thức ăn. Và đáng mỉa mai nhất là tục lệ cầu hồn trong đêm “một chiếc thuyền bằng chiếc diều sáo của trẻ con” để “đƣa linh hồn ngƣời khuất về nơi chín suối”. Tác giả đã miêu tả khá chua cay: “Trƣởng phƣờng bát âm càng nhiều bài cầu lâm ly,

75

thì tiền của con cháu tang chủ bỏ vào thuyền càng nhiều. Một đêm cầu hồn có đội kèn đã vớ hàng bị tiền, tƣơm bằng mấy cha con ông lái đò chèo thuyền thật ở ngoài bến sông kia!” [42; 31, 32]. Nếu nhƣ sự ra đi vĩnh viễn của cụ cố đƣợc chuẩn bị chu đáo, đàng hoàng thì cái chết của lão Quềnh lại cô đơn, thô thiệt. “Lão Quềnh bị vỡ dạ dày vì ăn quá no rồi làm việc nặng ngay”. Và nếu chiếc quan tài của Vũ Đình Đại là một chiếc quan tài đắt giá “để mộc không sơn, chỉ bào nhẵn, màu gỗ dổi vàng ƣơm trông còn nổi hơn cả sơn” và dày đến nỗi khi đem chôn, “tám thanh niên trai tráng phải bậm môi khi khiêng” còn Quềnh lại chỉ là “lấy đòn đập bàm bạp vào hai bên sƣờn mộ”. Trong quan niệm truyền thống “chôn xuống rồi lại moi lên là điều cấm kỵ” nhƣng lão Quềnh lại không đƣợc nằm yên trong nấm mồ nhỏ bé của mình “Để đƣợc nằm trong bộ áo quan, nghĩa là đƣợc chết bình đẳng nhƣ những ngƣời chết khác, lão phải vui lòng nhận thêm một sự vất vả khi đã nhắm mắt xuôi tay. Nghĩa là lão phải hy sinh một lần nữa để cứu danh dự cho những ngƣời khác đấy”. Do hủ tục “ngƣời chết bất đắc kỳ tử ở ngoài nhà thì không đƣợc đƣa vào khỏi giọt gianh để tránh trùng họa”. “Thành ra đám tang ngƣời đàn bà vẫn đƣợc tiếng là xinh đẹp và sung sƣớng nhất làng, lại thật đơn giản, chóng vách, đúng là chết theo đời sống mới, nhanh!” [42; 283]. Thể hiện rõ nhất của những hủ tục lạc hậu trong tác phẩm phải kể đến Cái chết của cô Thống Biệu. Phải chăng hình ảnh cô Thống Biệu, quan niệm về ma nhập, trọng nam khinh nữ trong tác phẩm chính là thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến ngƣời đọc? Chỉ với một vùng đất nhỏ bé mà có biết bao hồn ma, những kiếp ngƣời đoạ đày, thật - giả, âm - dƣơng lẫn lộn, ma trong truyện kể, ma trong nỗi hoảng loạn, sợ hãi, con ma trong mỗi con ngƣời, đâu là phần ngƣời, đâu là ác quỷ, thật không dễ dàng nhận biết đƣợc. Tạo thêm đƣợc một không gian ma, tác giả cho thấy chiều sâu văn hóa phong tục trong văn chƣơng của ông. Bởi, trong kho tàng tri thức ít thành văn, các câu chuyện về ma, về thần Hổ, về cú

76

kêu đêm, cú nhòm nhà bệnh, về việc mèo nhảy qua xác chết, việc dựng mồ đứng dậy… Nó đi vào lòng ngƣời chủ yếu qua truyền khẩu của ông, bà, cha, mẹ, qua những bài văn tế lễ của những thầy cúng vô danh, và nó có sức ám ảnh thật lạ lùng. Trong văn học thành văn của ngƣời Việt ta, từ xƣa xa đã có những tác gia lỗi lạc viết rất đậm về yếu tố truyền kỳ nhƣ Lý Tế Xuyên (thời Trần), Lê Thánh Tông (thế kỷ XV), Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI), Vũ Trinh (cuối thế kỷ XVIII)… Giai đoạn đầu của nền văn chƣơng Việt Nam hiện đại cũng có một số nhà văn viết về chuyện ma mị, chuyện mồ mả, in thành sách. Trong

Mảnh đất ắm người nhiều ma, nhà văn đã sử dụng yếu tố ma mị, mồ mả với

hiệu quả rất thuyết phục. Để làm đƣợc điều đó, tác giả đã ảnh hƣởng từ kho tàng văn học truyền kỳ, vả cả qua chuyện kể ít thành văn, dù đậm nét hay nhạt nhòa, nó vẫn luôn ám ảnh con ngƣời, vẫn bám riết lấy đời sống con ngƣời từ thế hệ này tới thế hệ khác.

2.4.2. Hủ tục lạc hậu trong Đinh Trang mộng

Ma chay là một nghi lễ quen thuộc, mỗi nơi có những cách tiến hành nghi lễ khác nhau. Ở Trung Quốc, họ quan niệm cái chết cũng quan trọng nhƣ khi còn sống: Với vị trí địa lý tự nhiên ở lƣu vực sông Hoàng Hà và chủ thể văn hóa là ngƣời Hoa – Hạ, đã hình thành nên loại hình văn hóa nông nghiệp đặc trƣng của Trung Quốc quốc cổ đại. Trong tƣ duy của ngƣời Trung Quốc cổ đại thì Hành thổ (tức Đất) đƣợc xem là trung tâm của trời đất, là cái nôi sinh ra vạn vật và sự tồn tại của loài ngƣời, cho nên khi sống con ngƣời dựa vào đất để khai hoang lập nghiệp để tồn tại, phát triển và khi chết con ngƣời lại trở về đất nhƣ là một sự tuần hoàn. Bởi vậy, thổ táng đã đƣợc ngƣời Trung Quốc sử dụng từ xƣa cho đến nay nhƣ là một nghi thức không thể thiếu của vòng đời ngƣời. Trong Đinh Trang mộng ma chay cũng thể hiện danh dự của gia đình, dù có thiếu thốn khi sống đến thế nào thì “nghĩa tử là nghĩa tận”, việc an táng cho ngƣời chết và chiếc áo quan rất quan trọng. Đối với những

77

ngƣời sắp lìa đời, đó có lẽ là thứ tài sản quý giá nhất, khiến con ngƣời bất chấp để có đƣợc một chiếc quan tài nhƣ ý sau khi chết. Từ đó cũng tạo đƣợc một “món kinh doanh” hời cho Đinh Huy để ép ngƣời nghèo mua quan tài, tiếp tục “bóc lột” họ ngay cả khi sắp chết. Ngƣời dân xót ruột, lo lắng tìm mọi cách để có đƣợc quan tài, thần tƣợng Chính Phủ khi đƣợc nhận quan tài, nô nức chuyển quan tài về nhà “khắp đƣờng làng ngõ xóm đều là ngƣời vác quan tài, kéo quan tài, đâu đâu cũng là những lời ngợi ca Chính phủ” [32; 184]. Có ngƣời cƣời vì vui sƣớng, có ngƣời khóc lên vì vui sƣớng. Ngoài đƣờng, trƣớc cổng, trong sân, “đâu đâu cũng là quan tài”. Thôn Minh Vƣơng “trở thành thôn quan tài”. Ở thôn Cổ Hà, bí thƣ đƣợc Đinh Huy bán cho một cỗ quan tài giá rẻ, “mắt ngấn lệ cảm kích”. Ngƣời dân Cổ Hà mua hết ba xe chở quan tài, khắp nơi, “chỗ nào cũng bày quan tài”. Quan tài quý báu đến mức trở thành giá trị quy đổi. Cán bộ quản lý làm việc tốt, “thƣởng cho một cỗ quan tài tốt”. Một bát canh ở nhà hàng trị giá hai trăm đồng, “tƣơng đƣơng với tiền một cỗ quan tài”. Mời ngƣời khác hút loại thuốc hảo hạng: “tiền một bao thuốc có thể mua nửa cỗ quan tài”. Khi ngƣời ta cần quan tài hơn cơm gạo áo tiền, quan tài đƣợc xem là thứ quý báu nhất để so sánh, mặc cả, ban phát hoặc mua chuộc nhau. Tống Đình Đình đƣa ra điều kiện ly hôn cho Đinh Lƣợng: “hai cỗ quan tài tốt. Nhất định phải là quan tài tốt nhất…” [32; 229]. Đến uỷ ban làm thủ tục ly hôn vợ cũ và kết hôn vợ mới, Đinh Lƣợng còn phải mất “một cỗ quan tài đặc biệt” cho ngƣời thụ lý. Nếu mƣời năm trƣớc, thẻ bán máu là điều kiện để đƣợc kết hôn thì mƣời năm sau, quan tài là điều kiện để đƣợc ly hôn. Hiện thực bi thảm này đã phần nào phản ánh đƣợc sự khốn cùng của nông dân và nông thôn Trung Quốc.

Tục kết minh hôn hay còn gọi đám cƣới ma cũng là một tục lệ đặc trƣng của ngƣời Trung Quốc. Nếu kết hôn là cây cầu gắn kết ngƣời sống với nhau, để phát triển giống nòi thì minh hôn là cây cầu gắn kết những ngƣời đã chết

78

với nhau, hoặc ngƣời sống với ngƣời chết để ngƣời chết đƣợc hạnh phúc, ngƣời sống luôn đƣợc bình an. Ngƣời chết ngày càng nhiều, lợi dụng sự mê tín của ngƣời dân, Đinh Huy đầu tƣ vào một hình thức kinh doanh kỳ quái khác, đó là môi giới âm hôn. Âm hôn, còn gọi là minh hôn (đám cƣới ma) là một tập tục của ngƣời Trung Quốc. Đám cƣới này là sự kết duyên giữa hai ngƣời đã mất hoặc một ngƣời đã mất và một ngƣời còn sống. Theo lời Đinh Dƣợc Tiến, Đinh Huy “ngoài quản việc phát quan tài, còn quản việc phối âm hôn của những ngƣời chết vì bệnh nhiệt trong toàn huyện. Một đôi phối thành công anh ấy thu hai trăm đồng phí minh hôn” (…) “Toàn huyện có bao nhiêu trai trẻ chết vì bệnh nhiệt chƣa có vợ, khuê nữ chƣa có chồng? Phối một đôi hai trăm đồng, cả đời này anh ấy có thể kiếm bao nhiêu tiền?” [32; 292]. Tổ chức mua bán máu, Đinh Huy đã làm đảo lộn sự sống của ngƣời dân vốn khoẻ mạnh của Đinh Trang; môi giới âm hôn, Đinh Huy lại làm náo loạn cuộc sống của những ngƣời sắp chết và những ngƣời đã chết. Giả Căn Trụ tức giận nói với thầy giáo Đinh Thuỷ Dƣơng: “nửa tháng nay, Đinh Trang có mấy khuê nữ chết vì bệnh nhiệt, đều bị con trai chết ở thôn ngoài lấy đi rồi. Mộ vừa dỡ đã đem xƣơng cốt đi phối rồi, đem xác con gái Đinh Trang khiêng đi rồi. Em họ Hồng Lễ của cháu và cháu gái Thuý Tử của Triệu Tú Cần đã kết duyên âm, nhƣng ngày hôm qua, ngƣời ta lại hứa đem Thuý Tử cho một tay họ Mã bên thôn Liễu. Nói đây là cầu âm hôn mà Đinh Huy bắc. Nói anh ta thu của hai nhà mỗi bên một trăm đồng phí âm hôn” [32; 296, 297]. Trong ngày chuyển quan tài của con trai mình về chôn bên cạnh lƣu vực sông Hoàng Hà, Đinh Huy đã tổ chức kết minh hôn cho con trai mình với con gái của một ngƣời có chức quyền trên thành phố. Tiểu Cƣờng đƣợc chuyển sang một chiếc quan tài “vàng thƣợng hạng gỗ hạnh khắc hoa”, điêu khắc trên đó toàn những “thắng cảnh mà ngƣời ta nói là phồn hoa nhất trong các thành phố Bắc Kinh, Thƣợng Hải, Quảng Châu, còn có thắng cảnh ở thành phố lớn nƣớc

79

ngoài mà không ai gọi tên đƣợc nó ở đâu” [32; 323]. Đám cƣới ấy to đến nỗi “Đinh Trang đã mấy năm không có một lễ mừng nhƣ thế, không có sự nào nhiệt phồn hoa nhƣ thế, cùng một thời gian, tiếng pháo dây, pháo hoa nổ không dứt, nổ đùng đoàng, ánh lửa trên không trung còn sáng hơn cả mặt

Một phần của tài liệu Tự sự về nông thôn trong mảnh đất lắm người ma của nguyễn khắc trường và “đinh trang mộng” của diêm liên khoa (Trang 77 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)