CHƢƠNG 2 : BỨC TRANH NÔNG THÔN TRONG
3.3. Bút pháp kì ảo
3.3.1. Bút pháp kì ảo trong Mảnh đất lắm người nhiều ma
Ở phƣơng diện nghệ thuật, bút pháp kì ảo đƣợc thể hiện trƣớc hết ở nhân vật. Nhân vật kì ảo là loại nhân vật đƣợc xây dựng bằng bút pháp hƣ ảo, có nhiều đặc điểm lạ kì, dị dạng. Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma,
93
Nguyễn Khắc Trƣờng đã dụng công xây dựng kiểu nhân vật kì ảo. Đó là những con ma nữ trong mối tình với lão Quềnh thời niên thiếu, nhân vật chị Bé trong mối tình vƣợt ngƣỡng kì lạ với ông Hàm, hình ảnh đứa con chị Bé với cái chết khiếp đảm, hình ảnh những nhân vật ma quái nửa ngƣời nửa ma nhƣ cô Thống Biệu, nhân vật dị dạng khác ngƣời nhƣ ông Hàm, vợ Phúc, thằng Đãi… Kiểu nhân vật này gắn liền với cốt truyện và chủ đề tác phẩm. Nó đóng vai trò là hƣớng dẫn viên đẫn dắt độc giả vào những môi trƣờng khác nhau của đời sống. Nhân vật ma quái xuất hiện trong tiểu thuyết này đƣợc kể lại trong giai thoại về cậu cả Quềnh, đó là một câu chuyện li kì nhƣng bi đát mà những ngƣời còn sống ở đất Giếng Chùa còn nhớ rõ. Giữa độ tuổi thanh niên lớn phổng phao “mặt mũi thô vụng, thật thà” không hiểu ma xui, quỷ khiến thế nào mà tối nào cậu cũng giấu cha mẹ ra gốc si hẹn hò với “con ma nữ trắng lôm lốp từ chân tới đầu. Tóc rất dài, buông xoã, khiến khuôn mặt lấp vào trong mờ ảo, không sao nhìn rõ đƣợc. Chân đi nhẹ lƣớt (…) ngƣời con gái kia chỉ là một cái bóng trắng, một hình ngƣời chứ không phải là ngƣời. Cái hình ngƣời ấy đi tựa vào vai con trai ông. Đang chập chờn ở bên trái, chớp mắt một cái lại thấy cái bóng đi bên phải cậu cả và rất nhanh đã hiện rõ lồ lộ là một ngƣời đàn bà đẹp nhƣ tiên sa” (…) “Khi bị ông bố phát hiện và không còn gặp ma nữa, cậu bị ma ám và ốm li bì. Thầy cúng trị tà ba đêm bảy ngày, dùng bùa phép và hình nhân thế mạng, sáng ra đã thấy một bầy đom đóm chết dày quanh gốc si nhƣ một sự tuẫn tiết, con nào con nấy to bằng đầu đũa, cậu cả khỏi ốm nhƣng nhƣ ngƣời mất trí [42; 12]. Nhƣ vậy sự xuất hiện của nhân vật ma nữ trong tác phẩm vừa tạo không khí hƣ - thực, ma quái rùng rợn, đồng thời yếu tố kì ảo này còn là cách thức lí giải số phận cuộc đời éo le của nhân vật chính - cậu cả Quềnh. Nguyễn Khắc Trƣờng qua nhân vật kì ảo là ma nữ để lí giải số phận con ngƣời và xã hội hiện thực.
94
Nhân vật lão Quềnh và cô thống Biệu đều gắn với ma – loại cƣ dân của thế giới bên kia là hai khuân mặt có thể nói là rất đặc trƣng thế giới kỳ ảo. Lão Quềnh “tuổi mƣời bảy, mặt mũi thô tục thật thà” đã biến thành Quềnh bởi một mối tình với ma. Còn cô thống Biệu làm nghề thầy cũng thì “đi đứng ẽo ợt, nói giọng kim, râu ria chả có và cái ăn cái uống cũng giống đàn bà con gái hơn là đấng mày râu”, “bộ mặt nhỏ và nhọn nhƣ mặt chim, nƣớc da mai mái” nhƣng lại là ngƣời thấy đƣợc ma, giao tiếp đƣợc với ma, tới mức hôm đi nhận ruộng, cô thống nhìn “chả thấy ngƣời đâu, toàn ma”. Thế giới kỳ ảo ấy còn đƣợc đan kết bằng các mối quan hệ tình yêu có thể nói là bất thƣờng. Đầu tiên là mối tình của cậu cả Quềnh với con ma dƣới gốc si già, mà mỗi lần họ đến với nhau thì “bầy đom đóm cứ chao lƣợn theo hai bóng ngƣời” tạo nên một bối cảnh kỳ ảo vừa thực vừa hƣ. Đây là tình yêu siêu thƣờng mà yếu tố kỳ ảo là cách thức giải thích số phận cuộc đời éo le này. Tình yêu vƣợt ngƣỡng của ông giáo Phúc và bà Son là minh chứng cho một sự đam mê giữa một ngƣời đàn ông đã có “một vợ một con” theo luật gia đình cha mẹ đặt đâu con ngồi đó “nhƣng vẫn phong tình lắm” với một cô “cô Son đẹp nhất làng” vơi “mặt hoa da phấn, thắt đáy lƣng ong” với “cặp mắt lá răm vừa đen vừa sắc”. Nhƣng rồi mối tình đó cũng không thành vì ông Phúc không đủ dũng cảm để vƣợt qua “thói nhà”, còn cô Son lại phải lấy anh Hàm “ngƣời không đƣợc hào hoa phong nhã nhƣ cậu giáo Phúc” nhƣng “nhiều hoa tay, làm cái gì cũng khéo” với một đám cƣới có thách có cheo “phân miêng tử tế” dẫn tới đám cƣới có đêm động phòng có mùi vị “địa ngục”. Nhân vật nửa ngƣời, nửa ma quái đƣợc khắc hoạ trong Mảnh đất lắm người nhiều ma là con ngƣời có cái tên rất lạ: cô Thống Biệu. “Cô” đã gần 90 tuổi, vẫn giữ cái dáng mảnh mai của mình. Phải chăng nghề nghiệp nào cũng có cái tƣớng mạo riêng của nó? Cô Thống có cái dáng “đồng cô bóng cậu. Đi đứng ẽo ợt, nói giọng kim, râu ria chẳng có và ăn uống cũng nhƣ đàn bà con gái” [42; 13]. Cô “sợ ớt, sợ tỏi,
95
ƣa của chua”, bộ mặt “nhỏ nhƣ mặt chim”, nƣớc da “mai mái”, đi đứng “thõng thà, thõng thƣợt”. Và đặc biệt cô Thống “vừa giỏi việc âm lại vừa tài việc dƣơng” nhân hình cô Thống Biệu không giống với bất kì ai ở cái xóm Giếng Chùa. Thiên tiểu thuyết có cái tên Mảnh đất ắm người nhiều ma, quả là hợp. Nhà văn sáng tạo nên một nhân vật, là đàn ông mà có tên là Cô thống Biệu, làm nghề thầy cúng. Và rồi, Cô thống Biệu phải bỏ nghề vì Cô chỉ trị đƣợc ma âm, đâu có phép trị ma dƣơng. Trên mảnh đất này chỉ có mình “cô” tiên đoán đƣợc sự hỗn loạn sắp diễn ra ở nơi làng quê bé nhỏ này nên sớm thoát tục vì bất lực. Cô Thống xuất hiện còn tạo ra cái phông ma quái - tiếng nói của vô thức và là ngƣời phát ngôn cho chủ đề câu chuyện. Các nhân vật kì ảo đƣợc xây dựng trong tổng thể thế giới nhân vật của tiểu thuyết tạo nên chiều sâu triết lí và sức sống lâu bền cho tác phẩm.
Ngoài phƣơng pháp cấu trúc tiểu thuyết là lấy cuộc xung đột giữa hai thế lực chính trong xóm Giếng Chùa làm trung tâm xoáy lốc cuốn cuộn những sự việc khác, những nhân vật khác ùa theo; thì cái phần ma trong dân quê Giếng Chùa lại là một cấu trúc nữa mà Nguyễn Khắc Trƣờng dùng để tạo dựng tác phẩm và các nhân vật sống quến quện lại với nhau. Ngay mở đầu tiểu thuyết, nhà văn kể về cái đói ngày giáp hạt, đã có hồi ức về Quềnh gặp ma, ăn ở với ma mấy chục năm trƣớc. Tiếp nữa là cảnh đám ma cụ Cố, Quềnh về nhà, lại có chuyện ma ngay trong nhà lão. Ngƣời đàn bà thất cơ lỡ vận cùng xác đứa con bốn tuổi tá túc trong nhà Quềnh, đêm ấy đã phát tác:… “Con mèo xù lông nhảy quăng mình qua đầu chõng”… “Tức thì một cảnh tƣợng kinh hoàng diễn ra. Cái bọc chăn đang nằm im lìm, tức là đứa bé bốn tuổi con ngƣời đàn bà đã chết từ lúc chập tối, bị luồng sóng điện từ mắt con mèo hoang dựng bật dậy!”… “Cả ngƣời đàn bà và lão Quềnh cùng kêu ối
rụng rời khi cái thi hài kia nhỏm hẳn lên, gạt cả cái vỏ chăn rơi xuống đất. Cái xác không hồn dở đứng dở ngồi ở một tƣ thế châng lâng, chới với chới với
96
trong một giây, rồi ngã đánh roàng xuống mặt chõng. Ngƣời đàn bà đổ xuống ngất xỉu. Lão Quềnh thì nằm vật ra không động cựa” [42; 41]. Nguyến Khắc Trƣờng có nhiều trang viết rất nhuần nhuyễn và có sức hấp dẫn lạ lùng về ma đom đóm, về sự tích bùa mê. Ông rất dụng công khi viết về tô tem dòng họ Trịnh Bá, là ông Hổ gác đó thời xƣa xửa của gia tộc họ Trịnh. Còn lúc viết về chuyện con chim cuốc chết, ngọn bút của nhà văn thật tinh, sâu và trữ tình “Họ bảo có những con chim cuốc bị ngƣời ta đáng bẫy mất bạn tình, buồn, nó không ăn uống, tìm một chỗ khuất rồi đứng kêu sà sã cho đến chết”… “Mà thật lạ, bao giờ nó cũng đứng ở một cành nhỏ để những móng chân quắp chặt vào cây. Khi hết hơi, chết, nó lộn đầu trở xuống, treo lủng lẳng. Mới hay giống sinh vật nào dám chết vì tình cũng chọn một tƣ thế hiên ngang đến rùng rợn!” [42; 12]. Chuyện ma mị, mồ mả là một bộ phận đặc biệt trong tổng thể các chuyện ở xóm Giếng Chùa. Nó nhƣ một ký ức kinh hãi và cuốn hút, và buồn, ngƣời Giếng Chùa không dứt ra đƣợc. Nhƣng có lúc, chuyện mồ mả, ma mị là chuyện thực tại. Nhƣ chuyện lão Quềnh chết, phải chôn đến hai lần, khiến ngƣời đọc cảm thƣơng ứa nƣớc mắt. Và nhƣ chuyện thật gớm guốc, Trịnh Bá Hàm dẫn tay chân đi đào mộ cụ Cố họ Vũ. Trong đêm đen, ông ta cầm ba nén hƣơng huơ lên một vòng đỏ, chân đứng hơi khuỳnh nhƣ xuống tấn, rồi đọc bài khấn bằng giọng điệu dân gian, lạy Thành hoàng, lạy tiên chỉ, lạy Quan Âm, lạy Bồ Tát. Văn viết gọn, đanh, mô tả sắc nét cả bọn ngƣời trong bóng đêm. Đặc tả Hàm tung ba nén hƣơng lên mộ, cầm can rót rƣợu vào chén, vẩy liền ba chén xuống mộ, rồi dằn giọng nhƣ dao chém đá: “Đào!” Đó là đỉnh điểm của lòng hận thù, khiến con ngƣời tàn bạo đến mất cả nhân tính. Trong những chuyện ở xóm Giếng Chùa có một số chuyện tình, nổi bật nhất là chuyện tình của bà Son. Thời tơ trẻ, trao hết ái tình cho cậu giáo Phúc, rồi suốt cả phần đời dằng dặc về sau, bà Son sống đầy u ẩn với phận là vợ phó mộc Hàm. Cả câu chuyện tình của bà Son cũng nằm trong cái không gian ma
97
nhà văn tạo dựng, nên có cái kết cục nhƣ ma đƣa lối, quỷ vạch đƣờng. Bà đã trầm mình chết ở chỗ dòng nƣớc cong “vai cày của suối Ông Bụt tiếp giáp với sông Cầu”, nơi bà đã gặp gỡ Vũ Đình Phúc ngày xƣa…
Môtip cái chết đi liền với môtip ma hiện hồn là một trong những yếu tố kì ảo rất đặc trƣng mà tác giả dụng công xây dựng. Khi nói đến bút pháp kì ảo, cần thấy rằng đây là thủ pháp quan trọng của khuynh hƣớng tiểu thuyết hiện đại. Đọc tác phẩm, chúng ta nghe có vẻ gì đó rờn rợn, thảm thƣơng khi chứng kiến đời sống con ngƣời đang vật vờ trƣớc cái nghèo đói. Vẫn là không gian về làng quê Việt Nam, vẫn là đề tài viết về ngƣời nông dân - một đề tài vốn đã rất quen thuộc với ngƣời đọc. Tuy nhiên, trong cái làng Giếng Chùa này không giống nhƣ cái làng Đông Xá trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố hay làng Vũ Đại trong “Chí Phèo” của Nam Cao mà ở đây nó là một không gian rộng đan xen với những yếu tố kì ảo, hấp dẫn qua những chuyện li kì. Không gian là đồi ông Bụt. Đồi ông bụt đầy ma quái này đã ám ảnh toàn bộ dân cƣ ở Giếng Chùa với rừng “rậm um tùm,… có hổ báo, vƣợn trắng, rắn đầu vuông màu đỏ chon chót nhƣ mào gà, và đặc biệt là nhiều ma… thấy một ngƣời đàn ông đi trƣớc mình chỉ mƣơi bƣớc chân, dáng đi lại ve vẩy nhƣ đàn bà, trông chậm mà không tài nào nghe kịp” [42; 10]. Bức tranh đồng quê hiện lên với những nét vẽ ghê gợn đầy tính ma mị, duy tâm. Có một vấn đề mà ngƣời đọc lấy làm tâm đắc khi nhà văn miêu tả đời sống nông thôn Việt Nam luôn có những xung đột mang dự báo tiềm ẩn. Vẫn là không gian của làng, không gian của cánh đồng trải dài bất tận,.. nhƣng ở đấy không yên bình mà dự báo những bi kịch cụ thể. Ban đầu là một vƣờn nhãn, nơi mà Đào và Tùng hò hẹn. Đây là một khoảng không rộng và phủ đầy bóng tối với những tiếng côn trùng rả rích; tiếp đó là không gian trƣớc nhà phơi lúa ở nhà Hàm, Phúc, bà Cả, nơi mang đặc tính làng quê nông thôn là cảnh mọi ngƣời gặt lúa với những câu chuyện tán gẫu với nhau. Chi tiết trong tác phẩm khi bà Son bỏ nhà đi mất cả
98
đêm và mọi ngƣời đổ nhau đi tìm dẫn đến chuyện ẩu đả lời qua tiếng lại giữa cô Cành, con gái bà Cả và bà Dần, vợ ông Phúc. Hay không gian ở Đồng Chùa với những cảnh hỗn loạn huyên náo, tranh giành ruộng đất của hai dòng họ Trịnh Bá và Vũ Đình. Có thể thấy, trong từng không gian nông thôn mà tác giả miêu tả thì đâu cũng toàn là tiếng khóc và sự chết chóc. Vấn đề mà ngƣời đọc đặt là ở một không gian làng quê nhƣ thế đáng ra phải yên bình, vậy mà những bi kịch đời sống lại đổ xô diễn ra. Phải chăng không gian “trần thế” đã không yên ổn đang tạo điều kiện cho không gian “địa ngục,” không gian bóng tối” “vƣợt rào”. Vì vậy, những câu chuyện về đồi ông Bụt vẫn là một dấu chấm cảm bỏ lửng. Với những câu chuyện dân gian và nhiều bi kịch đẫm nƣớc mắt, đồi ông Bụt là một không gian xâm chiếm thế giới tâm linh của ngƣời dân Giếng Chùa, một vùng đất nhỏ “tính từ phía bắc xuống là đại danh cuối cùng của miền đất trung du”. Có thể thấy, khi miêu tả về không gian của đồi ông Bụt, tác giả thƣờng sử dụng thủ pháp của nghệ thuật điện ảnh là miêu tả bóng tối. Một khoảng không rộng ngập tràn bóng tối chứa đầy những tiềm ẩn trắc trở. Chính trong không gian tăm tối đó, đó là anh Quềnh, một con ngƣời kì lạ qua những câu chuyện bi hài mà đôi lúc ngƣời nghe của phải sởn tai gai óc. Ban đầu là một anh chàng trẻ tuổi tên Quỳnh “tuổi mƣời bảy. Mặt mũi thô vụng thật thà” nhƣng sự kiện làm tình nhân với ma nữ ở đồi ông Bụt đã “đăng nhập” cho Quỳnh một tên mới: Lão Quềnh. Ngƣời ta gọi thế xem nhƣ lão đã thay tên để sống với ngƣời trần thế thêm một lần nữa cũng nhƣ một điềm báo cho cái tên Quỳnh đã mất đi. Lão có những hai tên khi sống và đƣợc chôn đến hai lần khi chết chỉ vì danh dự của ngƣời trần thế. Bức tranh ma mị hiên lên khi tác giả miêu tả cái chết của lão Quềnh làm ngƣời đọc phải ngạc nhiên và chở một cảm xúc buồn bã. Cuộc đời của lão thật buồn và khi chết chỉ tạm bó theo một cái chiếu rách. Thảm. Xót. Và ghê gợn khi ngƣời ta đào xác lão lên. Trong cái không gian kì ảo nửa hƣ nửa thật và tăm tối của
99
đồi ông Bụt, ngƣời ta làm một hành động đáng ra không nên làm: Quật mộ. Hình ảnh “toàn thân lão Quềnh trƣơng phình lên, nƣớc thấm ra dấp dính nhƣ cá ƣớp, mặt nhƣ phù thủng, to và phình nhƣ đọng nƣớc” [42; 48]. Thật đáng thƣơng và thật rùng rợn. Không những thế, không gian ma mị còn phảng phất theo một dạng thức gọi hồn nhập xác mà ngƣời đại diện là cô Thống Biệu. Cô thống Biệu làm nghề thầy cúng thì “đi đứng ẽo ợt, nói giọng kim, râu ria chả có và cái ăn cái uống cũng giống đàn bà con gái hơn là đấng mày râu”, “bộ mặt nhỏ và nhọn nhƣ mặt chim, nƣớc da mai mái” nhƣng lại là ngƣời thấy đƣợc ma, giao tiếp đƣợc với ma, tới mức hôm đi nhận ruộng cô thống “nhìn chả thấy ngƣời đâu, toàn ma!”. Ở con ngƣời này đã đem đến đức tin cho ngƣời dân tại Giếng Chùa. Cô là dấu gạch nối giữa cõi trần và cõi âm. Vì vậy, cái mà ngƣời đọc nhìn nhận ở con ngƣời này là lời tiên tri. Số lƣợng câu chữ miêu tả về con ngƣời này hầu nhƣ rất ít ỏi nhƣng nếu liệt kê lại ta có cảm giác nhân vật thoắt ẩn thoắt hiện nhƣ một tay thần thánh. Chi tiết cuối tác phẩm khi cô Thống nhận thấy mình cần phải “trở về” với nơi mà mình sinh ra và đã