Nông thôn với vấn đề môi trƣờng sinh thái

Một phần của tài liệu Tự sự về nông thôn trong mảnh đất lắm người ma của nguyễn khắc trường và “đinh trang mộng” của diêm liên khoa (Trang 69 - 77)

CHƢƠNG 2 : BỨC TRANH NÔNG THÔN TRONG

2.3. Nông thôn với vấn đề môi trƣờng sinh thái

2.3.1. Vấn đề môi trƣờng sinh thái trong Mảnh đất lắm người nhiều ma Nông thôn với vấn đề môi trƣờng sinh thái tuy không phải là vấn đề đƣợc đặt ra rõ nét trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, nhƣng đến với tác

phẩm, ấn tƣợng của ngƣời đọc là bức tranh thiên nhiên nông thôn tuyệt đẹp “trông rêu phong và cổ kính”. Ngay ở những trang văn đầu tiên của tiểu thuyết là bức tranh thiên nhiên xóm Giếng Chùa, “xóm vẫn quen đứng đầu về cái sang cái giàu toàn xã. Nơi đây nếu tính từ phía bắc xuống, là địa danh cuối cùng của đất trung du”. Ở đó, nét đẹp của môi trƣờng sinh thái dần hiện ra với “đủ sông ngòi đồi sim, ruộng lúa. Làng vẫn còn khung cổng tiên cổng hậu nhƣ hai ụ súng ở đầu bắc và đầu nam. Những phiến đất nung màu gan gà vừa to vừa dày ốp khít vào nhau, chắc đến đập không vỡ. Con đƣờng chính giữa làng dài một cây số đƣợc lát bằng gạch vồ mua từ dƣới Hƣơng Canh - Vĩnh Phúc, mà lát nghiêng, nên bây giờ vẫn chắc khừ” … và đó là lí do vì sao ngƣời dân xóm Chùa lại nói “Nếu ví cả xã là cái bánh, là bông hoa, thì Giếng Chùa là cái nhân đƣờng cái nhị mật”… [42; 5]. Những hình ảnh thiên nhiên xuất hiện trong trang văn của Nguyễn Khắc Trƣờng khiến ngƣời đọc phải ngỡ ngàng. Nào là “Chêch chếch trên trời khuya, mảnh trăng khuyết hao gầy vàng úa bơi trong sƣơng mù” [42; 41], hay “Mặt ao làng tím thẫm những hoa bèo”

65

[42; 71]. Cách miêu tả có phần bay bổng ngọt ngào làm say đắm lòng ngƣời nhƣ thể lời văn của một đại diện của phong trào lãng mạn. “Núi Ông Bụt ngày xƣa rậm um tùm, những cây cột đình chật một vòng tay ôm”… “Trong núi có hổ, báo, vƣợn trắng, trăn gió, rắn đầu vuông có mào đỏ chon chót nhƣ mào gà,…” [42; 9]. Sự hoài niệm của nhân vật Hàm về vùng đất núi Ông Bụt - một khu rừng già đầy bí hiểm. Khám phá sự hùng vĩ của vùng đất này, nhà văn đã đƣa ngƣời đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác rất thú vị. “Chƣa nói chuyện ma hiện hình”, vì “có ngƣời thấy ngƣời không”, nhƣng “riêng thú dữ thời ấy thì ai cũng gặp”. “Hổ báo, hƣơu nai, vƣợn trắng ngồi bế con trên cành cây trông khéo nhƣ ngƣời. Trăn gió quăng mình từ cây nọ sang cây kia ầm ầm nhƣ một cơn lốc… Ban đêm tiếng hƣơu tác ầm ĩ, hổ đuổi, hƣơu lao cả vào nhà ngƣời đang ở là chuyện thƣờng” [42; 75]. Ông Hàm nhớ lại hình ảnh con suối dƣới chân ông Bụt – nguồn sống của cả gia đình ông với niềm tự hào sâu sắc “thuở ấy rộng nhƣ một nhánh sông, quanh năm đầy nƣớc, tôm cá đánh dễ nhƣ ao nhà” … “Chỉ với cái đó đón ở chỗ nƣớc xiết, vậy mà sáng nào bà vợ cũng có cá bán” [42; 75]. Hình ảnh thiên nhiên trong Mảnh đất ắm người nhiều ma có khi còn gắn với tình yêu lứa đôi, là nơi hò hẹn, “ngƣời làm đồng

ngồi trú mát khi nắng”. Đó là “những cây xoan, cây nhãn, bạch đàn trồng đã cao quá đầu ngƣời”, là gốc nhãn “rùm ròa nhƣ một cái dù xanh trên con đƣờng xép nối giữa xóm Giếng Chùa với xóm Mới” (…) “rùm ròa nhƣ một ngƣời đứng xõa tóc trong đêm” [42; 82, 88]. Con đƣờng tình yêu của Đào và Tùng cũng gắn với hình ảnh thiên nhiên rất chân thực “lúa hai bên ruộng ngả sang lề đƣờng, quét rào rào vào ống quần. Châu chấu phóng càng bay tanh tách, đạp cả những bộ chân ráp nhƣ chấu vào má vào cổ Đào” [42; 88]. Khi vào vụ Chiêm hình ảnh “lúa vàng nhƣ duối chín” hay “lúa chín vàng ƣng ửng” nhƣ mời gọi, nhƣ vẫy chào báo hiệu một mùa thu hoạch bội thu.

66

Miêu tả cánh Đồng Chùa, Nguyễn Khắc Trƣờng đã không ngớt lời ngợi ca “Đồng Chùa nằm ở cửa ngõ phía nam của làng. Đó là tiền sảnh là bộ mặt kiêu hãnh của làng. Đồng Chùa là một cánh đồng phẳng phiu chỉ rộng hơm 20 mẫu Bắc Bộ với những thửa, những ô ruộng có từ thời xơ khai của vùng này. Đây là nơi thƣợng đẳng điền duy nhất, là Cơm giữa nồi, gái giữa àng, là nơi ngày xƣa các bậc kỳ hào tranh nhau đến chết để đƣợc là chủ điền có ruộng ở Đồng Chùa. Ngoài sự màu mỡ của đất đai, cày cấy đƣợc hai vụ, cái chính là đồng Chùa là niềm tự hào, là tiếng tăm của chủ nhân, là đầu gà má lợn của ngôi thứ.” … “Phải nhƣợng lại đồng ở Đồng Chùa, dù có đƣợc giá gấp năm gấp mƣời nơi khác, nhƣng nhƣ thế là có nghĩa đã phải bán cả máu của mình để ăn!” [42; 342]. Mƣợn lời của nhân vật Hàm, nhà văn khẳng định “Thửa ruộng này là cái túi cái bao của cả Đồng Chùa. Lộc cả đồng tụ hết vào đây.” … “Với nhà nông đất là ngọc điền. Đất phải thuận, phải vƣợng thì cái lộc, cái thọ mới bền” [42; 349]. Trong ánh mắt của trung tá Chỉnh thì “Đồng Chùa trải dài hun hút xuống tận Soi Dâu giáp Sông Công. Nắng nhạt nhòa đã pha sƣơng chiều, đuối dần rồi tắt lịm dƣới những chân rạ. Đúng là Đồng Chùa đẹp thật, phẳng phiu vuông vức nhƣ một cơ thể sức dài vai rộng” [42; 350]. Điều đó cho thấy, với ngƣời dân xóm Chùa khi ý thức đƣợc mỗi “tấc đất” chính là “tấc vàng” thì việc tranh đấu để giữ đất bằng cả mạng sống của mình cũng là điều dễ hiểu. Ngƣời đọc không thể tin rằng đã có lúc cái đói giáp hạt lại giám cả gan “nhảy xổ” vào “cái xóm Giếng Chùa” và “đẩy ngƣời nông dân vào chỗ đói vàng mắt”. Có thể nói, Nguyễn Khắc Trƣờng ƣu ái miêu tả sức sống, vẻ đẹp của thiên nhiên. Thiên nhiên ấy đã gắn bó, hoà quyện mật thiết với cuộc sống con ngƣời Giếng Chùa cả trong lao động sinh hoạt thƣờng nhật và trong tình yêu đôi lứa.

67

Khác với Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng, ở

Đinh Trang mộng, Diêm Liên Khoa lại hƣớng đến vấn đề nông thôn với môi

trƣờng sinh thái đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Làng quê tràn ngập sắc đỏ của máu. Tất cả mọi sinh vật dần trở nên dị thƣờng theo mức độ tăng trƣởng của trạm máu, chỉ trong một đêm, từ một trạm máu chẳng ai lui tới bây giờ đã “mọc lên mƣời mấy cái trạm máu”. “Từ trạm máu Bệnh viện huyện, trạm máu bệnh viện xã, trạm máu Uỷ ban xã, … rồi trạm máu Hội chữ thập đỏ đến trạm máu Trạm phối giống” … “Trong thôn chỗ nào cũng đầy mùi máu tanh tƣởi tƣơi mới, chỗ nào cũng treo ống nhựa truyền máu nhƣ dây leo, và bình máu nhƣ trái nho đỏ”…“Trên đất chỗ nào cũng có máu nhỏ giọt và máu bắn ra tung toé, không khí cả ngày toả ra mùi máu tanh đỏ thẫm”…“Trên đƣờng thôn, chỗ nào cũng là bông sát trùng và đầu kim tiêm bỏ, chỗ nào cũng là ống tiêm thủy tinh và bình thủy tinh bị vỡ” [32; 47, 48]. Chó trong thôn, mỗi ngày đều ngửi mùi máu, ăn những miếng bông thấm máu. Lá cây mỗi ngày đều hít thở mùi và vị của máu nên có màu đỏ. Hoa màu, đất cát cũng đỏ đầm đìa nhƣ máu. “Không khí cũng có màu đỏ sẫm”. Mặt trời lên tròn “nhƣ cục máu, đỏ khắp đất trời”; mặt trời lặn, “máu đỏ cả một vùng, giống nhƣ cả bình nguyên này là một hồ máu” [32; 47, 48]. Cảnh tƣợng kinh dị và ám ảnh ngập tràn và rợn ngợp nhất chính là cảnh ao máu với những miêu tả đầy kinh dị và ám ảnh. Lòng tham của con ngƣời đã nhuộm đen cả một ao máu - con đƣờng dẫn họ đến địa ngục “Sau nửa đêm, máu đã lấy xong, bia đã thêm vào, việc chia túi đóng gói cũng hoàn thành, thì đem những túi máu đã dùng bỏ vào làn và rổ đến ao nƣớc đầu tiên rửa túi… Cái ao nƣớc xanh cũng biến thành ao máu, nƣớc trong biến mất trở thành nƣớc máu đen ứ đọng. Dần dần ngày qua ngày, cái bụng trắng của con ếch trong ao trở thành màu đỏ thẫm... Có một mùi tanh tƣởi nồng nặc từ ao nƣớc đó lan rộng ra ngoài, mƣợn ánh trăng có thể nhìn thấy mùi tanh tƣởi màu đỏ đó nhƣ đám mây trƣớc cơn mƣa, cuồn cuộn trên

68

mặt nƣớc” [32; 57, 61]. Nhƣ vậy, chiếc ao trong xanh vì trở thành nơi giặt túi đựng máu mà trở thành ao máu. Tiếng ếch ở đây vốn cũng giống nhƣ tiếng ếch ở chỗ khác, kêu có thơ có ca, kêu nhƣ đàn nhƣ sáo thì giờ đây tiếng kêu của chúng chát chúa nhƣ tiếng đập của kim loại, cái bụng trắng của con ếch biến thành màu đỏ thẫm, to gấp rƣỡi bụng con ếch bình thƣờng, và ngay cả muỗi bên ao cũng to hơn, tiếng muỗi bay nhƣ tiếng bƣớm bay. Một mùi tanh tƣởi nồng nặc từ ao nƣớc đó lan rộng ra ngoài nhƣ một đám mây bay phủ lên thôn xóm và đồng ruộng. Khi viết về cái dị thƣờng của máu và những biến thể của máu, nhà văn Diêm Liên Khoa thƣờng dùng thủ pháp so sánh. Tất cả đều đỏ nhƣ “máu”, màu đỏ của khô hạn, cạn kiệt, đau đớn, chết chóc, huỷ diệt đầy dữ dội và ám ảnh. Môi trƣờng sinh thái hoàn toàn bị biến đổi, trở nên trì đọng, chết chóc trƣớc những hành động tàn hại của con ngƣời. Việc bán máu tiến hành một cách thô lậu đã làm biến đổi môi sinh, khiến tất cả trở nên đột biến, quái dị, ghê rợn và ám ảnh.

Môi trƣờng thực sự đã bị hủy hoại khi ngƣời dân trong thôn đua nhau chặt cây làm quan tài. Đinh Thủy Dƣơng mộng thấy cảnh tƣợng ngƣời ngƣời, nhà nhà chặt cây. Giấc mộng trùng khít với thực tại bởi sau giấc mộng, Đinh Trang quả thật không còn cây nữa “Ông liền từ trƣờng học về thôn, ngập ngừng mãi, cuối cùng vẫn đi về phía thôn. Đêm đen phủ khắp bình nguyên nhƣ một mặt hồ đen phủ ngập đất trời… Cứ bay qua bay lại nhƣ vậy còn có tiếng cƣa cây kẽo kẹt, tiếng chặt cây cứ chan chát và tiếng ngƣời nói chuyện, giống nhƣ năm nào già trẻ lớn bé trong thôn luyện gang thép thâu đêm, những năm ngày đêm phấn khởi làm thủy lợi...” [32; 198]. Để có gỗ đóng quan tài chôn ngƣời chết, ngƣời thôn Trang đã không chừa một cây nào. Sau khi đƣợc dán, đóng dấu cho phép chặt cây, lần lƣợt các cây ở thôn Đinh Trang đều bị đốn gục nhƣ cƣớp đi sinh mạng, sự sống của con ngƣời. Gia súc không còn, con ngƣời vắng bóng, thôn Trang thật ảm đạm. Từ góc độ sinh thái, có thể

69

thấy con ngƣời đã tự cho mình quyền huỷ diệt môi sinh, bắt cây cối phải phục tùng cho nhu cầu của bản thân. Những âm thanh chặt cây trở đi trở lại nhƣ điểm nhấn tàn khốc trong giấc mộng, chỉ sau một đêm, Đinh Trang không còn cây nữa. “Mặt trời mùa xuân vẫn chiếu lên Đinh Trang nhƣ thƣờng lệ, nhƣng không còn cảm thấy ấm áp nữa, mà khô nóng” [32; 203]. Đó là dấu hiệu lập tức cảm nhận đƣợc, là sự báo hiệu cho trận đại hạn huỷ diệt không xa. Hành động tàn nhẫn này đồng nghĩa với việc ngƣời thôn Đinh đang tự bóp chết “lá phổi xanh” của chính mình. Hậu quả thê thảm nạn chặt phá cây xanh để lại chính là nạn hạn hán. Chỉ sau một đêm, tiểu mạch trong ruộng từ màu xanh chuyển sang khô trắng mênh mông, vàng úa tàn tạ. Việc chặt cây cũng đồng nghĩa với việc hủy hoại môi trƣờng, hủy hoại tƣơng lai của Đinh Trang, là nguồn cơn của sự hủy diệt, chết chóc “nếu không chết trong mùa đông bắng giá, thì cũng lìa đời trong mùa hạ nóng nực”, bởi “thông thƣờng những ngày nóng nhất của mùa hè và những ngày lạnh nhất của mùa đông, vốn là thời điểm ngƣời bệnh, ngƣời già dễ qua đời nhất” [32; 287]. Trong mơ thấy giấc mơ thứ mƣời hai, Đinh Thủy Dƣơng “nhìn thấy trên đầu có một đám mặt trời đỏ, năm, sáu, bảy, tám, chín cái, ánh nắng chói chang chiếu xuống khắp nơi khiến đất đai nứt toác, trên bình nguyên, trên thế giới, đồng ruộng khắp nơi đều chết khô, tất cả các dòng sông đều khô cạn. Giếng đều khô cạn… Mặt trời thì chạy trên trời, trai tráng thì giơ vũ khí đuổi dƣới đất, chỗ nào đám ngƣời đi đến, bụi bay mù mịt, sát khí ngút trời, cây cỏ, thảo mộc, đất đai, nhà cửa bị đám mặt trời đó đốt khô, chỗ nào cũng bốc khói, cũng tóe lửa và tro bụi” [32; 280]. “Thôn trang không còn màu xanh nhƣ trƣớc nữa, trơ trụi hết cả rồi… Ruộng đồng đều đã chết, khô trắng mênh mông. Cỏ cũng chết, khô trắng mênh mông” [32; 286]. “Sáu tháng, một trăm tám mƣơi ngày, cuối cùng vẫn không có một trận mƣa, Bình Nguyên bị một trận hạn trăm năm không gặp. Vì hạn hán, hoa màu và cỏ cây đều chết hết” … “Cây to thì bị chặt rồi, cây

70

nhỏ không chịu đƣợc hạn hán, chúng đều chết hết. Ao đã khô. Sông đã cạn. Giếng, ao, nƣớc sông đều cạn… Cây chết rồi, ve sầu không đợi đến mùa chết đã sớm lột xác, chết trên thân, trên cành, trên nhánh cây khô”[32; 337]. Nhƣ vậy, con ngƣời trong Đinh Trang mộng không chỉ dùng mạng sống để đổi lấy tiền tài, vật chất mà họ còn dùng cả cái chết của mình để làm lý do hủy hoại giáo dục và tự nhiên - những điều vô cùng quan trọng và ảnh hƣởng trực tiếp đến thế hệ tƣơng lai. Vì để có chỗ ở cho ngƣời bệnh nhiệt trong thôn mà trƣờng học phải đóng cửa, học sinh phải nghỉ học, toàn bộ bàn ghế, bảng đen đều bị lôi đi để làm quan tài. Không chỉ bàn ghế mà toàn bộ cây trong thôn Đinh Trang đều bị đốn gục để làm quan tài cho ngƣời chết “nhà nhà trong thôn đều cƣa cây đồng, chặt cây dƣơng theo nhà tôi” [32; 197]. Thậm chí “không làm quan tài cũng chặt cây, trong thôn đều đang chặt cây, sợ trời sáng sẽ chặt hết cây lớn, cây nhỏ trong thôn” [32; 197]. Và hệ quả của việc chặt cây làm quan tài chính là “trong một đêm, Đinh Trang quả thật không còn cây nữa” [32; 203]. Thầy giáo Đinh Thuỷ Dƣơng giết con trai Đinh Huy, bị đi tù ba tháng. Ngày ông trở về, Đinh Trang không còn là Đinh Trang ngày trƣớc nữa. Con đƣờng trong thôn đã lâu không có ngƣời đi, đất trên đƣờng dày lên một tấc, có thể trồng hoa màu trên đó. Không một bóng ngƣời, ông giáo già đi qua từng nhà, gọi tên từng ngƣời. “Không có ai trả lời… Vẫn không có ai trả lời… Lại đến nhà kế tiếp, vẫn không có ngƣời. Lại một nhà nữa, vẫn không có ngƣời. Đinh Trang đã không có ngƣời rồi. Đinh Trang đã không còn một bóng ngƣời… Những ngƣời phải chết đều đã chết rồi. Ngƣời còn sống thì chuyển đi nơi khác. Tất cả đã rời đi … Ông đi từng nhà, từng nhà một, gọi từng hộ, từng hộ một, đến khi khản cổ, chỉ gọi đƣợc vài con chó, vẫy vẫy đuôi đi phía sau ông” [32; 339,340]. Nhà nhà vẫn còn, trƣờng học vẫn còn, nhƣng cổng, cửa ra vào, cửa sổ, bàn ghế, tủ kệ, bảng đen đều không còn cái nào. Tất cả đều bị dỡ làm quan tài hết rồi. Cây cối không còn nữa. Đã bị chặt làm quan

71

tài hết rồi. Thầy giáo Đinh Thuỷ Dƣơng đi sang “thôn Liễu, Hoàng Thuỷ, thôn Lý Nhị ở quanh Đinh Trang, bến Cổ Hà, bến Nhị Hà,… nhìn thấy hàng trăm thôn làng và thị trấn, … giống hệt nhƣ Đinh Trang”[32; 341]. Tất cả nhƣ một điềm triệu về kết cục của thôn Đinh Trang sẽ phải chịu sự cuồng nộ của thiên nhiên và con ngƣời, là hệ quả tất yếu do nạn chặt phá cây cũng nhƣ hành vi trộm mộ của ngƣời đã khuất. Sau đó, Đinh Trang rơi vào đại hạn và bệnh nhiệt bùng phát, suy kiệt cả sinh linh, cỏ cây và con ngƣời. Diêm Liên Khoa đã đề cập đến sự tàn phá, thậm chí là huỷ diệt. Chính bởi “gieo nhân” tội lỗi ấy, con ngƣời đã phải chịu hậu quả là sự trừng phạt nghiêm khắc của

Một phần của tài liệu Tự sự về nông thôn trong mảnh đất lắm người ma của nguyễn khắc trường và “đinh trang mộng” của diêm liên khoa (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)