Điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu Tự sự về nông thôn trong mảnh đất lắm người ma của nguyễn khắc trường và “đinh trang mộng” của diêm liên khoa (Trang 87 - 92)

CHƢƠNG 2 : BỨC TRANH NÔNG THÔN TRONG

3.1. Điểm nhìn trần thuật

Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” thì điểm nhìn nghệ thuật là“vị trí từ

đó người trần thật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm. Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn. Bởi nó thể hiện sự chú ý, quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật. Giá trị của sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ à do đem ại cho người thưởng thức một cái nhìn mới đối với cuộc sống, bắt đầu từ đổi thay điểm nhìn” [19; 113]. Trong mối quan hệ “tác giả - câu chuyện - ngƣời kể chuyện hay ngƣời trần thuật và độc giả” hay còn gọi là “mối quan hệ đồng sáng tạo” thì điểm nhìn trần thuật quyết định đến thành công hay thất bại của một tác phẩm tự sự “Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn”.

3.1.1. Điểm nhìn trần thuật trong Mảnh đất lắm người nhiều ma

Trong các kiểu loại điểm nhìn nhƣ điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong và điểm nhìn phối kết, đa dạng thì Nguyễn Khắc Trƣờng trong Mảnh đất ắm người nhiều ma, nhà văn thiên về điểm nhìn trần thuật từ bên ngoài ở

ngôi thứ ba. Đây là phƣơng thức trần thuật khách quan giúp nhân vật thể hiện, bộc lộ cảm xúc ở mức tốt nhất. Ngƣời kể chuyện với vị trí “kẻ biết tuốt” ở đây có điều kiện thuận lợi để tạo nên độ tin cậy cho độc giả về tính khách quan của câu chuyện xoay quanh cuộc sống của những nhân vật. Trong tác phẩm, câu chuyện Giếng Chùa vì đƣợc kể từ điểm nhìn của ngƣời kể chuyện. Dƣới con mắt ngƣời kể chuyện - điểm nhìn bên ngoài, nội dung câu chuyện hiện lên rõ nét. Cũng nhờ điểm nhìn ngƣời kể chuyện, cuộc đời của mỗi nhân vật đƣợc soi chiếu đa diện, nhiều chiều. Đơn cử nhƣ cuộc đời nhân vật lão Quềnh. Khi còn là thanh niên, lão Quềnh đã sống trong giai thoại bị ma ám, ma làm đến “ngơ ngơ ngẩn ngẩn”, mà chính lão cũng không biết có thật hay

83

không nữa, lão “làm nhƣ trâu nhƣng chẳng biết mà cả vòi vĩnh, vì thế ai có việc cũng muốn mƣớn cậu, và ai cũng có quyền đùa bỡn cậu. Ngay cái tên Quỳnh đẹp đẽ của cậu, ngƣời ta cũng biến báo đi thành Quềnh” [42; 13]. Sống với hai cái tên và chết đến những hai lần nhƣ một điềm báo cho số phận đầy bất hạnh của lão. Ngoài lão Quềnh thì Thó cũng là một nhân vật đáng để chú ý. “Tên hắn là Thọ nhƣng cái tính tắt mắt, thấy ai để hở cái gì mà hắn không thuổng, không ngó thì ngứa ngáy không chịu đƣợc” [42;33]. Thó là ngƣời khốn khổ, bần cùng trong xã hội. Khi mọi ngƣời đang tập trung “cảm xúc” trong đám tang ông Đại thì anh Thó lẻn vào nhà sau trộm rƣợu. Trong tác phẩm, màu đen của bóng tối luôn bao phủ con ngƣời này. Vì cuộc sống quá vất vả nên Thó trở thành tên trộm; vì đói nghèo nên Thó bán rẻ lƣơng tâm. Thó cố dẹp bỏ những nỗi sợ hãi để theo Hàm. Nghèo, đói, và hơn thế ngƣời đọc cảm thấy thƣơng nhiều hơn là khinh bỉ. Bên cạnh Quềnh, Thó thì Tám lé đƣợc miêu tả là “anh chàng thợ húi đầu có cặp mắt hiếng hiếng nhƣ bánh xe sang vành, chủ chiếc lều ở ngã ba trƣớc cổng ủy ban, vì nợ hợp tác xã nhƣ chúa chổm, phải lên vùng kinh tế mới của huyện để đƣợc xí xóa hơn tấn thóc vay lãi lai rai hơn hai năm”… “Sau hơn năm tháng đi tha hƣơng, anh chàng khố rách áo ôm bây giờ bỗng trở nên giàu sụ” [42; 292]. Tƣởng rằng con ngƣời nhỏ bé ấy đã thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ, đã giải phóng đƣợc đời mình nhƣng rút cuộc Tám lé cũng chịu chung số phận nhƣ Quềnh, Thó vẫn là kẻ không dám đấu tranh, vƣơn dậy. Khao khát thay đổi số phận của Tám lé đã bị đánh phủ đầu “phải nhớ là dù có vàng dát đầy ngƣời, ở cái làng này mày cũng chỉ là đồ cóc nhái! Câm mồm đi thì chúng ông cho sống!” [42; 296]. Trƣớc sự vùi dập ấy, Tám lé rồi cũng không thể vƣợt lên đƣợc mà vẫn cam tâm sống cuộc đời bị chà đạp. Có thể khẳng định “Mảnh đất lắm ngƣời nhiều ma” là một tác phẩm đặc sắc với biết bao thân phận, biết bao kiếp ngƣời lầm than. Nhờ lợi thế của ngƣời kể chuyện ngôi thứ ba mà cuộc đời, số

84

phận của các nhân vật có đƣợc điểm nhìn rộng, bao quát, khách quan hơn. Sử dụng điểm nhìn bên ngoài, nhà văn chỉ rõ sau lũy tre làng ngƣời nông dân, đặc biệt hơn là những ngƣời phụ nữ với bao nỗi gian truân, họ vẫn cam chịu nhƣng ẩn sâu trong họ là khát vọng vƣơn lên. Viết về số phận ngƣời phụ nữ, nhà văn đã không né tránh hiện thực nghiệt ngã của cuộc sống dành cho họ, đó chính là điểm mạnh của điểm nhìn bên ngoài. Bà Son là minh chứng cho số kiếp “hồng nhan bạc phận”. Từ ngƣời phụ nữ trẻ đẹp; bà yêu say đắm và hiến dâng tuổi thanh xuân cho một ngƣời đã có vợ nhƣng sức sống tiềm tàng mãnh liệt đã không chiến thắng đƣợc định kiến khe khắt của xã hội và sự đè nén của gia đình. Bà cắn răng chấp thuận lấy một ngƣời đàn ông mà mình không yêu, nếm trải đầy đủ những tủi cực của một đêm tân hôn có “mùi vị địa ngục” và một cuộc đời dài dằng dặc những khổ đau. Bà Son sống câm nín trong chính ngôi nhà của mình dẫu đầy đủ vật chất. Rồi chính mối thù hằn của hai gia đình, những mƣu mô, tính toan ích kỷ của những cuộc đấu đá, tranh giành đã bức bà đằm mình xuống sông tự tử. Cái chết của bà là sự kết thúc của kiếp ngƣời đau đớn sống mà không thể làm chủ cuộc đời mình, cũng là kết thúc kiếp nô lệ, kết thúc cảnh cam chịu. Nếu không sử dụng điểm nhìn là ngƣời kể chuyện, liệu nhà văn có thể khái quát đƣợc một cách toàn diện về cuộc đời, số phận đầy bất hạnh của bà Son? Bên cạnh bà Son, thì Đào “một cô gái hai mƣơi tuổi, đƣợc tiếng là xinh đẹp nhất nhì xóm Giếng Chùa” lại là cháu bí thƣ Đảng ủy, con của một gia đình “giàu có tiếng”. Ngỡ tƣởng cô sẽ đƣợc hƣởng cuộc sống hạnh phúc nhƣng thật không ngờ cô cũng là nạn nhân đau khổ của những thù hằn, toan tính. Trẻ trung, xinh đẹp, sống có ƣớc mơ, có tình yêu mãnh liệt, nhƣng Đào cũng không thể ngờ tình yêu với Tùng lại bị ràng buộc bởi mối thù dòng họ. Liệu Đào có đủ sức mạnh để chiến thắng hiện thực oái oăm đó, thậm chí là tình thân khi mà vì Tùng mà cha của cô đã bị bắt giam, bị đày đọa? Ngƣời đọc có thể nhìn thấu đƣợc một cách toàn diện nhân

85

vật Đào là nhờ thành công của việc sử dụng ngôi kể thứ ba, điểm nhìn bên ngoài một lần nữa phát huy đƣợc thế mạnh. Một nhân vật phụ nữ không thể không nhắc đến là chị Bé. Ngƣời có thân hình chắc khỏe đẫy đà, một ngƣời dân ngụ cƣ tuy bên ngoài sống âm thầm luôn cúi mặt xuống chăm chú vào công việc của mình nhƣng đời sống nội tâm thì vô cùng mạnh mẽ và rực cháy khao khát thay đổi số phận. Tác giả từ điểm nhìn bên ngoài miêu tả cuộc sống của chị Bé, nhìn ra trong con ngƣời tƣởng nhƣ nhỏ bé này là một sức sống quật khởi, mãnh liệt. Để đƣợc sống một cuộc sống thực sự, chị Bé đã tìm mọi cách dẫu cho phải hi sinh cả bản thân mình. Ngay sau khi bà Son qua đời, chị đã lợi dụng những hủ tục lạc hậu là nhập vào xác bà Son với ý đồ đƣợc ở lại nhà ông Hàm. Không dừng lại ở đó, chị còn lấy đƣợc lòng tin của ngƣời có quyền lực là Thủ. Cứ tƣởng sẽ một bƣớc từ nô lệ lên làm chủ nhƣng vô hình chung chị đã trở thành nô lệ của ông Hàm, làm tay sai cho Thủ “Nhìn ông Hàm với ánh mắt trung thành tuyệt đối, nhƣ sẵn sàng xông vào những cuộc giành giật nếu ông sai bảo” [42; 275]. Nhƣ vậy, từ điểm nhìn bên ngoài là ngƣời kể chuyện các nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Khắc Trƣờng hiện lên rõ nét, chứa đựng nhiều thông điệp ý nghĩa.

3.1.2. Điểm nhìn trần thuật trong Đinh Trang mộng

Điểm nhìn trong sáng tác của Diêm Liên Khoa cũng vô cùng đa dạng, phong phú. Các dạng điểm nhìn cơ bản trong tác phẩm của nhà văn đƣợc khảo sát chủ yếu là điểm nhìn ngôi thứ nhất. Điểm nhìn trần thuật ngôi thứ nhất xƣng “tôi” nhƣng nhà văn đã mở rộng và di chuyển điểm nhìn vào bên trong nhân vật. Mọi sự quan sát, cảm nhận, đánh giá của nhân vật khác đều tập trung ở việc nhân vật tự cảm nhận nên sự phát triển của xung đột, tình tiết trở nên ngẫu nhiên và có mục đích mang lại tính xác thực cho câu chuyện.

So với tự sự truyền thống, Diêm Liên Khoa đã tạo nên một loại điểm nhìn mới lạ: điểm nhìn “tự sự phi lý” hay còn gọi là “tự sự của ngƣời chết”.

86

Trong Đinh Trang mộng điểm nhìn đƣợc triển khai từ nhân vật Tiểu Cƣờng một đứa trẻ bị hạ độc chết kể lại những bi kịch của thôn Đinh Trang đầy tang thƣơng. Trong quan niệm văn hóa Trung Quốc, đây là một linh hồn chết oan không đƣợc giải thoát nên vẫn còn vất vƣởng cạnh nơi mình sinh ra. Việc sử dụng nhân vật linh hồn nhìn thấu cõi âm dƣơng, nhìn rõ đƣợc tất cả những thủ đoạn bán máu tàn độc của Đinh Huy, hay xâm nhập vào cõi mộng của Đinh Thủy Dƣơng để thấy Đinh Huy bán quan tài cũng nhƣ điềm triệu cho Đinh Thủy Dƣơng để cầu cứu… Điểm nhìn này mang lại tính xác tín cho câu chuyện nhƣng đồng thời cũng tạo ra một dạng chân thực không tồn tại, hiện thực không nhìn thấy và hiện thực bị hiện thực khác che lấp. Là nhân chứng vắng mặt tại hiện trƣờng, nhƣng dƣờng nhƣ tất cả sự kiện lớn đến nhỏ, từ chuyện trong gia đình đến ngoài thôn đều đƣợc nhân vật xƣng “tôi” kể lại một cách tỉ mỉ, chi tiết. Chứng kiến cảnh ngƣời cha “cƣới âm” cho ngƣời chết, làm lễ “âm hôn” cho chính nhân vật “tôi”, cảnh bệnh tật lây lan, cái chết của ngƣời thân, ngƣời dân trong thôn, cảnh sinh hoạt của ngƣời bệnh ở trƣờng tiểu học, việc ăn cắp con dấu, ăn cắp áo bông đỏ, tranh giành quyền lực, … tất cả đều đƣợc nhân vật xƣng “tôi” mô tả tƣờng tận. Nhìn từ góc độ này, ngƣời đọc nhận thấy tác giả đã có sự linh hoạt trong việc sử dụng điểm nhìn, từ điểm nhìn bên trong ngôi thứ nhất (linh hồn ngƣời chết) đã dịch chuyển sang điểm nhìn bên ngoài (ngƣời kể chuyện) nhƣng thực chất là ngôi thứ ba vì linh hồn có khả năng nhìn thấu tất cả. Thậm chí, nhà văn không thuần túy sử dụng điểm nhìn và giọng điệu của một đứa trẻ mà chính là giọng điệu tác giả hàm ẩn: Sau hai năm, căn bệnh truyền nhiễm có thể đã lây lan khắp vùng đồng bằng,… Lúc đó ngƣời thôn Đinh cũng đã chết gần hết. Thôn Đinh từ đó đã biến mất trên thế giới này,… Sau một trận gió, lá cây cũng nhƣ thôn Đinh không biết đã về đâu,... Nhà văn giao vai kể cho hồn ma cho Tiểu Cƣờng để vừa dễ dàng kể lại những giấc mơ đầy máu và nƣớc mắt của Đinh Thủy

87

Dƣơng vừa thuận lợi cho việc thâm nhập vào những ngõ ngách sâu kín nhất trong mộng mị, cũng nhƣ tâm hồn con ngƣời. Điểm nhìn ngôi thứ nhất đã mất bắt nguồn từ những ẩn ức của chính tác giả về cái chết và bệnh tật. Đó là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa văn hóa coi trọng âm dƣơng hòa hợp của Trung Hoa và chủ nghĩa hiện đại. Nhƣ vậy, Diêm Liên Khoa và Nguyễn Khắc Trƣờng đã tạo đƣợc nét độc đáo riêng trong phong cách sáng tác của mình. Sự khác biệt cơ bản trong việc sử dụng điểm nhìn đã góp phần làm nên sự phong phú trong nền văn học.

Một phần của tài liệu Tự sự về nông thôn trong mảnh đất lắm người ma của nguyễn khắc trường và “đinh trang mộng” của diêm liên khoa (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)