CHƢƠNG 2 : BỨC TRANH NÔNG THÔN TRONG
3.2. Không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật văn hóa nông thôn là môi trƣờng nông thôn/làng quê tái diễn những hiện tƣợng văn hóa vừa mang tính cố định, vừa sinh động biến đổi, gắn với quy cách ứng xử và lối sống của con ngƣời. Không gian văn hóa nông thôn mang đậm bản sắc văn hóa Việt, bởi khởi nguyên sự hình thành văn minh/văn hóa nƣớc ta là nền nông nghiệp lúa nƣớc. Trong những dịch chuyển thì cấu trúc không gian nông thôn xuất hiện với hai động hƣớng: hoặc là, không gian biểu tƣợng của cái đẹp truyền thống bền vững có sức xoa dịu, vỗ về con ngƣời sau bao đổ vỡ, gây nên trạng thái hoài nhớ, mong mỏi thiết tha hành trình “tìm nguồn”, “trở về” (phƣơng diện này, nông thôn đƣợc nhìn nhận trong tƣơng quan xung đột với đô thị). Hoặc là, không gian lộn xộn, nhỏ hẹp và chật chội gắn với tính bảo thủ, cố chấp của con ngƣời (phƣơng diện này, nông thôn đƣợc tiếp cận ở những mặt trái vốn có, trở nên cấp thiết trong điều kiện phát triển mới của thời đại).
Không gian văn hóa nông thôn trở thành một dạng kí hiệu khi đƣợc mã hóa vào tác phẩm nghệ thuật. Không gian ấy trƣớc hết biểu hiện qua các hình ảnh có tính mô phỏng, hoặc là đình làng, cổng làng, cây đa, phiên chợ, con đƣờng, ... Tuy nhiên, việc cắt nghĩa các hình ảnh này không phải là nhận thức sao chép, phản ánh nguyên đúc bằng thị giác, mà phải huy động các yếu tố
88
trực giác lẫn liên tƣởng, tƣởng tƣợng. Không gian văn hóa đƣợc diễn giải trên một trục ngữ đoạn nhất định, chịu hệ quy chiếu tƣ tƣởng nhất định, cho nên đó là những “không gian mang thông điệp”, những không gian có chiều sâu. Tìm hiểu không gian văn hóa nông thôn, không gì khác, chính là giải mã các biểu tƣợng văn hóa đã trầm tích trong đó những nếp nghĩ muôn thuở, ngàn đời, những ứng xử văn hóa có tính “di truyền” qua các thế hệ. Mặt khác, không gian văn hóa nông thôn luôn đƣợc đặt trong sự vận động của hình tƣợng nhân vật, sự biến đổi của cấu trúc cốt truyện, sự song chiếu, đối chiếu các điểm nhìn. Để làm nổi bật loại hình văn hóa, văn học về nông thôn trong bối cảnh Đổi mới, các tác giả tiểu thuyết đã thực hành dịch chuyển các mảng không gian và chủ thể, đồng thời kiến tạo mô hình không gian đặc trƣng nhằm phản ánh đƣợc những xung đột, mâu thuẫn, làm lộ ra những mặt trái cần đƣợc đối thoại lại một cách nghiêm túc.
3.2.1. Không gian nghệ thuật trong Mảnh đất lắm người nhiều ma
Không gian nghệ thuật trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng là địa bàn nông thôn ven sông Công (Thái Nguyên). Bối cảnh câu chuyện xảy ra ở làng Giếng Chùa. Nơi đây có hai dòng họ đấu đá nhau để tranh giành đất đai, quyền lực, đại diện là họ Vũ Đình và họ Trịnh Bá. Thuở xƣa, trƣởng họ Vũ là ông Đại đã thắng trƣởng họ Trịnh là ông Hoành, làm nhà ông Hoành sạt nghiệp. Họ Trịnh còn nghi ngờ rằng họ Vũ đã bôi đen, rạch nát mặt hổ thờ của họ, nên vô cùng căm tức và mối thù càng dai dẳng đến các đời sau. Và mối hiềm khích ngày một tăng lên khi đến đời ông Vũ Đình Phúc (trƣởng họ Vũ Đình) với ông Trịnh Bá Hàm (trƣởng họ Trịnh Bá). Bởi vì bà Son (vợ ông Hàm) trƣớc khi về làm dâu nhà họ Trịnh Bá thì đã có quan hệ với ông Phúc. Cô Son lúc ấy đã dâng hiến trọn vẹn tình yêu và đời con gái cho Phúc dù vẫn biết Phúc đã có vợ là bà Dần. Vì Phúc nhát gan không dám thừa nhận nên bà Son bị bố mẹ ép gả cho Hàm (có
89
biệt danh Hàm thọt). Đây cũng chính là nguyên nhân chính khiến Hàm rất thù Phúc. Ngoài ra còn mâu thuẫn quyền lực khi ông Thủ là em ông Hàm làm bí thƣ xã, còn cánh nhà ông Phúc thì mất quyền. Thế nhƣng, trớ trêu thay giữa hai dòng họ đã phát sinh một mối tình của Tùng (con trai bà Sang – họ Vũ Đình) và Đào (con gái ông Hàm). Mối tình của họ thấm thiết nhƣng cả hai vẫn giấu kín vì sợ hai bên gia đình không cho phép. Khi ông Đại chết, ông Hàm theo lời bố dặn đã đi quật mả ông Đại để yếm bùa dòng họ Vũ Đình. Nhƣng do Tùng đang tình tự với Đào đã bắt gặp, nên Tùng đã chạy về báo cho cả họ biết. Ông Hàm bị bắt quả tang, giam ở xã về tội xúc phạm vong linh ngƣời đã khuất. Lúc này Đào phát hiện Tùng đã báo với dòng họ bắt bố mình, cô quyết định chấm dứt tình cảm với Tùng mặc dù anh còn đang yêu Đào tha thiết. Thủ sợ phen này cả họ Trịnh đi xuống, cả sự nghiệp của ông cũng mất theo, nên bày kế cho bà Son dụ ông Phúc vào bụi rậm nói chuyện trong đêm tối, sau đó Thủ và Cao xuất hiện vu cho ông Phúc quan hệ bất chính với bà Son. Bị uy hiếp ông Phúc phải thôi kiện, ông Hàm đƣợc thả. Không dừng lại ở đó, Thủ và Cao còn ép bà Son viết đơn tố cáo ông Phúc có ý đồ xấu với mình. Chú cháu Thủ, Cao còn lơi dụng mƣợn tên ông Phúc đã sờ soạng bà Son lúc tối để bà Son lu loa là nhà họ Vũ làm nhục. Thế nhƣng bà Son quá uất ức, không lu loa mà ra sông tự tử. Ngƣời vớt đƣợc bà Son lại là ông Phúc. Chuyện tiếp theo là việc chia đất ruộng ở xã, các phe đấu đá nhau chí tử để tranh đất tốt, do vậy mới có Mảnh đất lắm người nhiều ma nhƣ cô Thống
Biệu đã nói: Đừng tƣởng đất này đã hết ma. Ma còn đang đẻ sinh đôi sinh ba nữa cơ đấy! Các vị có nhớ hôm trƣớc hợp tác họp để đòi chia ruộng khoán không? Cứ nhƣ cuộc chọi gà, chọi trâu ngày xƣa! Chả ai chịu nhả miếng nào. Cả làng có mỗi xứ Đông Chùa là xứ thƣợng đẳng điền, thì từ ông cán bộ đến bà xã viên, ai cũng muốn vơ giật về mình. Có đời thuở nào anh em ruột cũng cãi nhau, tranh nhau đất hƣơng hỏa ngay ở đấy. Vợ chồng ông Tý
90
Hỏi bỏ nhau mỗi ngƣời một niêu, hợp tác giao ruộng, ai cũng tranh thửa tốt. Vợ chồng thách nhau giữa làng: Mày mà làm ông phá. Mấy bà đòi ruộng cũ không đƣợc thì bù lu bù loa lên, cứ nhao nhao nhƣ chào mào ăn dom! Xƣa nay ngƣời ta chỉ sợ ngƣời chết chứ ai sợ ngƣời sống, có đúng không hở? Chỉ sợ ma chứ ai sợ ngƣời, có phải không hở? Thế mà hôm ấy tôi đi nhận ruộng hộ con cháu, thấy hốt quá. Nhìn chả thấy ngƣời đâu, toàn ma. Những ngƣời thân ngồi đấy mà cấm còn nhận ra ai nữa. Tác phẩm kết thúc dang dở khi những mâu thuẫn bắt đầu đƣợc hạ nhiệt. Tuy nhiên những bóng đen hắc ám bắt đầu lộ ra mặt và đã dạy cho Tùng một “bài học” với những cú đấm đá túi bụi vì tội dám đấu tranh sửa chữa sai lầm trong nội bộ Đảng viên. Nhƣ vậy, không gian nghệ thuật trong tác phẩm tuy chỉ vòng quanh xóm Giếng Chùa nhƣng đã gợi ra một không gian rộng lớn hơn. Không gian đó không còn ở xóm Giếng Chùa nữa mà nó là bất cứ làng, xã nào. Không gian đó nhƣ một cái xã hội thu nhỏ với biết bao cái tốt, xấu lẫn lộn.
3.2.2. Không gian nghệ thuật trong Đinh Trang mộng
Không gian nghệ thuật trong Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa là một không gian đậm chất hiện thực. Nhà văn đã lấy không gian nghệ thuật làm bối cảnh để gửi tới độc giả những thông điệp về con ngƣời và cuộc sống. Đây cũng là phƣơng tiện để ngƣời đọc có cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn về đề tài cũng nhƣ chiều sâu tƣ tƣởng và phong cách sáng tác của nhà văn. Diêm Liên Khoa trong tác phẩm của mình đã chọn không gian nghệ thuật là một vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh. Từ một nơi nghèo đói, khốn khổ, ngƣời nông dân đã nhanh chóng giàu lên nhờ vào việc bán máu phi pháp. Hậu quả khủng khiếp đã xảy ra đối với ngƣời dân nơi đây chính là bệnh Nhiệt hay còn gọi là bệnh AIDS lan tràn. Cuộc sống của ngƣời nông dân đã bị đảo lộn, thậm chí là rơi vào bi kịch. Cuộc sống giàu sang phú quý tan biến nhƣ một giấc mơ và thay vào đó là thảm kịch diệt vong. Lấy không gian nghệ thuật là bối cảnh
91
vùng nông thôn, nhà văn đã thể hiện sự trăn trở, day dứt về vấn đề đạo đức và giáo dục, tƣ tƣởng và lối sống. Bằng bút pháp hiện thực, thủ pháp nghệ thuật phê phán, tác phẩm Đinh Trang mộng đã đi sâu miêu tả tỉ mỉ từng chi tiết, phản ánh trung thực những mƣu mô, toan tính; những ham muốn bản năng hay những mâu thuẫn xung đột trong đời sông nông thôn. Có thể nói không gian nghệ thuật trong Đinh Trang mộng cũng gắn với mỗi mùa trong năm,
nếu nhƣ mùa xuân về thiên nhiên sáng sủa nhƣ thể an ủi con ngƣời nơi đây đôi chút, vơi bớt vẻ điêu tàn, héo hon thì khi hè tới, đông về thiên nhiên cũng chết dần chết mòn bởi bệnh Nhiệt. Không phải ngẫu nhiên khi viết về không gian nghệ thuật ở trƣờng tiểu học, Diêm Liên Khoa lại chủ yếu miêu tả không gian mùa đông. Bởi khi lòng ngƣời đã quá mệt mỏi, khi mà “bóng ma” của bệnh dịch bao trùm thì không khí trong những căn phòng tại trƣờng tiểu học vào mùa đông chính là “không gian chết”, màn đêm buông xuống càng thấy ớn lạnh “Bóng tối trong căn phòng trở nên nặng nề đặc quánh, không khí chảy trong căn phòng đặc quánh nhƣ keo. Đêm đã rất sâu rồi, sâu nhƣ cái giếng khô… ” [32; 27]. Thậm chí “cái âm u trữu nặng nhƣ sự ẩm ƣớt tối tăm trong ngôi mộ vừa khai quật. Sự tĩnh lặng trong trƣờng, sự tĩnh lặng nhƣ giếng sâu, tĩnh đến mức ngay cả tiếng chuyển động của mây trong không trung cũng có thể nghe thấy đƣợc” [32; 195].
Khoảng sáng không gian nghệ thuật đẹp đẽ đƣợc Diêm Liên Khoa đề cập đến trong tác phẩm Đinh Trang mộng chính là không gian thôn Đinh vào mùa xuân. Đinh Trang vốn nằm ở phần cuối con đƣờng cái từ Đông Kinh đến huyện Vy. Đinh Trang ngày càng thay da đổi thịt, từ hình dáng chữ thập (+) mọc thêm con phố mới khiến cho thôn Trang mang hình dáng chữ thổ. Trong tác phẩm, không ít lần tác giả tái hiện khung cảnh bình yên, đầy ánh sáng, đầy sức sống của hoa cỏ đồng nội, đặc biệt khi xuân về nhƣ là biểu tƣợng cho sự hồi sinh, cho sự sống. Nhƣ cảnh đêm qua là đông tàn với bệnh tật tang thƣơng
92
u ám thì sáng ra là mùa xuân của suối nguồn ánh sáng, sắc màu, là hi vọng vơi đi nỗi đau bệnh tật. Xuân về trên thôn Đinh Trang với “màu xanh phủ khắp bình nguyên của tiểu mạch trên ruộng, cỏ hoang mọc nhƣ điên nhƣ dại. Hoa đỏ, hoa trắng, hoa tím, hoa vàng bay bay trong từng đám, từng đám cỏ xanh nhƣ một mảnh vải hoa in lỗi, sắc màu loạn xạ. Cây đứng trên bình nguyên trông cũng không còn cô độc, lá xanh rung rinh trong không trung. Rung rinh nhƣ vừa mọc vừa ca hát” [32; 176]. Màu xanh nhƣ chứa đựng mọi khát khao hi vọng của thôn Trang?
“Khắp đất khắp trời đều à màu xanh. Cây cối một màu xanh.
Thôn xóm một màu xanh.
Trời đất cũng một màu xanh.” [32; 181].
Ngƣời đọc bắt gặp một thế giới xanh ngay trên chính mảnh đất chết. Sức sống nhƣ đang trỗi dậy len lỏi vào từng ngõ ngách của cuộc sống. Ngự trị khắp nơi là màu xanh của sắc xuân, vạn vật thiên nhiên nhƣ đang hân hoan khoe sắc. Cũng giống nhƣ niềm hạnh phúc, sung sƣớng của những con ngƣời đƣợc trở về nhà sau nhiều ngày phải chống trọi với bệnh tật và cái chết. Niềm vui sƣớng từ lòng ngƣời đã lan tỏa vào cảnh vật khiến không gian trở nên thơ mộng, trữ tình. Không gian trong trẻo, bình yên chính là những gam màu sáng, phải chăng là biểu tƣợng cho niềm hi vọng hƣớng đến ánh sáng với nghị lực vƣợt qua bệnh tật, chống chọi với số phận; hƣớng về sự sống, ánh sáng và tƣơng lai?