Sự đánh mất ký ức qua hình tượng nhân vật Guy Roland

Một phần của tài liệu Tự sự mảnh vỡ trong tiều thuyết patrick modiano (Trang 40 - 46)

Chương 2 NHÂN VẬT MẢNH VỠ

2.1. Bảnthể nhân vật: những mảnh vỡ ký ức

2.1.1. Sự đánh mất ký ức qua hình tượng nhân vật Guy Roland

Nếu như trong văn học truyền thống hình tượng nhân vật trong tác phẩm là những con người được khắc họa đầy đủ về diện mạo, hình dáng, tính cách ngơn ngữ, hành động, …Thậm chí cả lai lịch, nguồn gốc xuất thân hay những biến cố diễn ra trong cuộc đời nhân vật cũng được nhà văn lựa chọn và miêu tả chi tiết. Khi xây dựng nhân vật các nhà văn truyền thống thường chú ý tới các yếu tố của nhân vật như: tên tuổi, nghề nghiệp, gia đình, quê hương, thời đại (Thúy Kiều, Từ Hải, Mã Giám Sinh, Chị Dậu, Chí Phèo…). Trong các tác phẩm của Balzac, để xác định nhân thân cho nhân vật của mình, nhà văn quan tâm tới tất cả các yếu tố từ nguồn gốc cái tên, dịng họ, đặc trưng nghề nghiệp đến vùng đất xuất thân và nguồn cội gia đình. Các

nhân vật thường được xây dựng theo trật tự tuyến tính từ khi sinh ra, lớn lên, trưởng thành rồi những sự kiện, biến cố trong cuộc đời ra sao… nhà văn khơng bao giờ đưa tất cả các đặc điểm, chi tiết, sự kiện trong cuộc sống của một con người vào trong tác phẩm, mà họ chỉ lựa chọn những gì tiêu biểu, để thể hiện tư tưởng sáng tác nghệ thuật. Tuy nhiên, trong nhân vật truyền thống, tất cả các chi tiết được miêu tả, dù chỉ là chấm phá, chọn lọc nhưng đều hướng tới một mục đích cuối cùng: cái tồn vẹn, thống nhất trong một chỉnh thể. Họ làm cho độc giả hình dung được một nhân vật trọn vẹn, hồn chỉnh cả về hình dáng, tính cách, phẩm chất tâm lí, diễn biến cuộc đời; nhân vật gần giống như con người trong cuộc đời thật.

Ở văn học hậu hiện đại, chúng ta thấy kiểu nhân vật phản nhân vật, tức là con người được miêu tả khác với các nhân vật truyền thống, bị xĩa bỏ nhiều yếu tố, chi tiết vốn được coi là khuơn mẫu, chẳng hạn như tên tuổi, diện mạo, lai lịch. Họ khơng cĩ quê hương bản quán, mất sự liên kết với lịch sử và truyền thống văn hĩa. Những mối liên kết rường cột, thân thiết nhất như cha con, vợ chồng, mẹ con, chị em bị phá hủy. Nhân vật bị tẩy trắng về bản sắc, về cái tơi bản thể, trở thành những kí hiệu rỗng, những mảnh vụn lạc lõng, chơi vơi, vơ định. Họ khơng cĩ mối liên kết trong bản thân cái tơi, khơng bản ngã, khơng giá trị, bất khả định vị. Nghĩa là sự miêu tả kiểu nhân vật mảnh vỡ khiến chúng ta khơng thể hình dung được điểm bắt đầu và kết thúc trong cuộc đời của một nhân vật, chỉ cĩ hiện tại nhân vật hiện lên dưới hình ảnh của những mảnh vỡ. Quá khứ bị tẩy trắng để rồi họ phải lặn lội đi tìm chính mình. Tác phẩm Phố của những cửa hiệu u tối, nhà văn Patrcik Modiano đã dựng lên hình tượng nhân vật Guy Roland với cuộc hành trình ngược dịng thời gian để đi tìm lại mình. Guy Roland vốn là một thám tử mất trí nhớ, một kẻ đánh mất kí ức, anh khơng nhớ nổi bất cứ điều gì về anh và cả những người thân hay bạn bè của anh trong quá khứ, ngay cả cái tên anh cũng khơng biết mình là ai. “Guy Roland” vốn chỉ là một cái tên được ghi trên thẻ căn

cước, một cái tên đi mượn mà Hutte – ơng chủ văn phịng thám tử tư, trao cho anh “Này, bữa ấy ơng vừa bảo tơi vừa mở một chiếc phong bì đựng một thẻ căn cước và một tấm hộ chiếu. Bây giờ tên cậu là “Guy Roland”. [23,18]. Lúc từ biệt người bạn già thám tử, Guy Roland nhận thấy rõ một cảm giác trống rỗng, anh biết rằng kể từ giờ phút này một kẻ mất trí nhớ như anh sẽ phải bắt đầu lại từ “con số 0” trịn trĩnh. Hutte đã cứu rỗi cuộc đời của Guy Roland, và nếu khơng cĩ sự giúp đỡ của Hutte cuộc đời của Guy Roland “sẽ ra sao hồi mười năm trước đây, khi mà đùng một cái anh bị mất trí nhớ, đâm ra mị mẫm trong sương mù”[23,18]. Nhưng chính cái người cứu rỗi cuộc đời của anh cũng “ đã mất dấu tích lai lịch bản thân và rằng cả một phần đời của ơng, đùng một cái, đã chìm lịm khơng sĩt lại lấy một đầu mối liên hệ nào khả dĩ kết nối được ơng với quá khứ”. [23,18-19]. Và chính ơng cũng đã khuyên nhủ anh từ nay trở đi, đừng ngoảnh nhìn lại đằng sau nữa, hãy nghĩ đến hiện tại và tương lai. Song niềm khao khát tìm lại kí ức của mình trong Guy Roland vẫn luơn đau đáu thường trực. Anh lê bước khắp các nẻo đường Paris từ những căn gác, hẻm trọ, quảng trường, khách sạn, bờ biển… Guy Roland đã đi hỏi từng người, gặp người Nga di trú cĩ cái tên cực kỳ xa lạ trong bức ảnh, truy tìm cơ gái lạ sau vài lời hướng dẫn, đi đến ngơi biệt thự đã bị niêm phong, nghe người quản gia già kể về “cậu Freddie” và cơ gái chơi bi-a rất giỏi nào đĩ.

Ký ức của Guy Roland là những mảnh vụn vỡ nát mà chia cho mỗi người giữ một phần. Anh từng chút từng chút lần theo dấu vết lượm lặt bằng được cho ra chính mình. Anh dựa vào những bức ảnh cĩ mình của quá khứ với những gương mặt lạ lùng cĩ thể đã từng là bạn bè. Từ bức ảnh cũ kĩ đã ngả màu ấy, anh tìm tới tất cả những người trong bức ảnh với hi vọng cĩ thể họ sẽ cho anh biết anh là ai. Trên hành trình của cuộc tìm kiếm cơ gái cĩ tên Gay Orlow - một cơ gái quốc tịch khơng xác định, “cha mẹ cơ và bản thân cơ với tư cách là người Nga tị nạn, khơng được chính phủ Liên bang Xơ viết

cơng nhận là kiều dân của họ” [23,57], cuộc tìm kiếm cũng khơng cĩ nhiều manh mối vì Gay Orlow đã tìm đến cái chết bằng cách uống thuốc quá liều khi cơ ấy luơn sợ những nếp nhăn của tuổi già ập đến. Cái manh mối duy nhất lúc này là nhờ vào người chồng cũ của Gay Orlow, anh ta là một nghệ sĩ dương cầm, qua tấm hình mà Waldo Blunt đưa cho anh, Guy Roland đã ngỡ mình là Howard de Luz – một gã cơng tử của một một gia đình quý tộc. “Howard de Luz, phải, những âm tiết này đánh thức dậy cái gì đĩ trong tơi, một cái gì thoảng qua như ánh trăng chiếu lên một đồ vật” [23,69]. Và rồi anh lại tiếp tục cuộc truy tìm chính mình dưới cái tên Freddie Howard de Luz – người thân cận với diễn viên John Gilbert. Vậy là một manh mối mới lại được mở ra, anh nỗ lực tìm kiếm quá khứ của mình dựa trên những thơng tin ít ỏi mà anh tra cứu được từ những cuốn Bottin cũ và cả những cuốn mới hơn. Cuối cùng Robert - một người trơng nom vườn tược và lái xe cho bà nội của Freddie, khi xem tấm ảnh mà Guy đưa cho y đã cho hay đĩ là một gã người Nam Mỹ. Vậy là đã rõ Guy Roland khơng phải là Freddie Howard de Luz.

Những thơng tin về gã Nam Mỹ ấy cũng “chẳng cĩ gì nhiều nhặn trong hộp bích quy. Một chú lính chì sứt sẹo với một cái trống. Một nhánh cỏ bốn lá dán ở giữa một chiếc phong bì trắng. Những tấm ảnh” [23,103]. Kí ức của Guy Roland cĩ thể sẽ được tìm trong cái hộp bích quy ấy chăng, anh lại lần theo những dấu vết mờ nhạt vỡ vụn cịn xĩt lại, cĩ những lúc anh ta thấy mình chếnh chống, hoang mang và luơn hỏi “tơi là ai” trên cái hành trình ngược dịng thời gian tìm kí ức của mình. Một gã Nam Mỹ, người đã cĩ một thời làm việc tại đại sứ quán Dominicana, thơng tin mà Guy Roland cĩ được cùng với số điện thoại “ẠNjou 15-28” mà anh thấy sau tấm bưu thiếp gửi từ Mỹ cũng chỉ là số điện thoại mà khơng được ghi gì trong cuốn Bottin sắp theo tên đường phố của năm ấy. Anh cũng đã hi vọng vào cái manh mối cĩ thể chứng minh anh là một gã Nam Mỹ. Anh khơng ngừng tự hỏi để tìm kiếm bản thân “Cái số điện thoại đã từng là số máy của tơi cịn xuất hiện trong bao nhiêu

cuốn danh bạ nữa? Phải chăng đĩ chỉ là số dây nĩi của một văn phịng, nơi người ta chỉ cĩ thể gọi tơi vào một buổi chiều?… Liệu cĩ cịn dấu vết gì của tơi trong cái căn hộ hoang vắng đĩ, căn phịng từ lâu khơng người ở, nơi chiều nay chuơng điện thoại réo hồi vơ vọng?” [23,107].

Anh khơng nhớ được bất cứ điều gì về mình, anh lại cĩ một cái tên mới Pedro McEvoy, cái tên ấy ngay chính bản thân anh cũng cho rằng “Tơi mang một cái tên thật kì. Bà khơng thấy ư? Cĩ những lúc tơi vẫn chưa quen với nĩ”. Anh cố tìm lại thơng tin về Denise Coudreuse–người tình, người yêu cũ của anh thuở trước đã biến mất. Bao nhiêu câu hỏi anh đặt ra cho mình về Denise: “Denise là ai nhỉ? Nàng cĩ đĩng vai trị gì quan trọng trong đời tơi khơng?”, “ Một cơ thợ khâu ư”, “Những buổi tối xưa kia của chúng tơi trong căn phịng này thường như thế nào nhỉ? Làm sao mà biết được?” [23,116, 118]. Những câu hỏi liên tiếp truy vấn bản thân khao khát tìm được câu trả lời. Anh cố liên kết mọi thứ liên quan tới anh và Denise, một căn phịng khách sạn nơi hai người đã từng chung sống, bức tường dán giấy vẽ những họa tiết màu xanh nhạt hay cái giát lị xo. Song, mọi thứ đều ko nghĩa lí gì với anh, “mọi cái đĩ chẳng gợi cho tơi kỉ niệm gì…Tơi tìm trên trần, trên các bức tường và mặt cánh cửa, một vết tích bất kì, mà khơng biết nĩ là cái gì. Nhưng chẳng cĩ gì níu mắt tơi lại”[23,127].

Kí ức của con người là một phần của đời sống tinh thần vơ cùng quan trọng, nĩ làm nên cái hiện tại mà ta đang sống và là nền tảng bước đệm để ta hướng tới tương lai. Sẽ như thế nào nếu kí ức của chúng ta sẽ bị tẩy trắng, khơng tên tuổi, năm sinh, quê hương, bạn bè, người thân, ta sẽ là ai. Guy Roland thật sự đáng thương khi anh cố gắng tìm kiếm lại mình thì mọi thứ chỉ “như những mảnh mộng vụt hiện vụt tan mà khi thức dậy ta cố nắm bắt để dựng lại tồn bộ giấc chiêm bao” [23,129]. Guy Roland cĩ lẽ từng là Pedro McEvoy, Pedro McEvoy cĩ lẽ đã trở thành Guy Roland, nhưng liệu họ cĩ phải là một? Nếu họ là một thì đâu là điểm chung gắn kết hai con người này?

Cuộc sống của Pedro McEvoy chắc chắn khơng phải là cuộc sống của vị thám tử Guy Roland và ngược lại. Cĩ thể họ là một mà cũng chẳng phải là một. Họ là hai nửa đã lạc nhau vĩnh viễn. Guy Roland tự vấn “Thực ra, cĩ thể chưa bao giờ tơi là cái gã Pedro McEvoy đĩ, tơi chẳng là cái gì cả, nhưng những làn sĩng xuyên qua tơi, khi xa xăm, khi mạnh hơn và tất cả những dư vang tản mát bồng bềnh trong khơng trung ấy kết tinh lại và đấy là tơi” [23,130]. Anh đi khắp nơi và hỏi rất nhiều người, những kẻ gần gũi duy nhất với anh của quá khứ, nhưng tên tuổi và cơ thể họ cũng đã mờ dần, thậm chí đã tiến gần đến hư vơ. Những mảnh vỡ vụn của kí ức qua nỗ lực đào xới dần dần được tìm thấy, song chúng như một cuộn chỉ rối, chồng lên nhau, đan xen vào nhau hỗn độn, lụn vụn, mờ mịt. Nhưng đời người là thế. Đời người là mảnh ghép to, hợp lại từ triệu mảnh nhỏ. Khuyết đi một mảnh, đời người cịn lại gì? Liệu cịn là chỉnh thể hay chỉ là đống vụn tàn.

Cái khao khát tìm kiếm chính mình của Guy Roland lớn dần lên theo những bức ảnh cũ của những người Nga di trú nghèo khổ, dấy lên trong anh những cơn rúng động bất an về cái thời điểm năm 1942-1943 kỳ lạ, khi nước Pháp (cũng như anh) đang triền miên trong cuộc thống khổ của Thế Chiến II. Phải chăng cái lịch sử ấy đã bĩc gỡ người ta khỏi mái nhà mình, quăng quật họ vào nhau cho tan tành ra, rồi tái cấu trúc họ thành một định mệnh mới. Nếu khơng cĩ thế chiến, sẽ chẳng cĩ cuộc kết hơn bẽ bàng nào được thốt ra vì nàng muốn cĩ hộ chiếu Mỹ. Nếu khơng cĩ ao ước trốn khỏi biên giới Pháp qua vùng trời khác, sẽ chẳng cĩ một Guy Roland mất trí và cơ gái Denise khơng cịn hiện hữu trên đời. Nước Pháp xinh đẹp cho những tình yêu miên man đã bể nát dưới bĩng dáng của những sĩ quan người Đức.

Mình cĩ thể nĩi bao nhiêu câu “nếu khơng cĩ” cho những cuộc đời đã vụn ra rồi trộn vào nhau. Bằng cách nào đĩ, cái quá khứ kia, dù vơ nghĩa đến mức là chẳng cịn người yêu nào đợi mình về nữa (như Guy Roland đã kịp nhớ ra Denis cũng đã bị vứt lại đâu đĩ trên núi ngày tuyết rơi) thì anh vẫn

phải đi tìm, mải miết từng cuộc gọi, đắn đo gõ cửa từng nhà, gặp từng người. Thứ anh đi tìm, cũng giống như thứ mà bất cứ bản năng con người nào cũng đi tìm, là được thấy rõ chính mình trong quá khứ. Cái quá khứ ấy đã tạo sinh họ, đã cấu thành hiện tại này. Guy Roland dù mất tích, song cĩ khi chỉ mình anh là cĩ ý định tìm lại người đã từng là mình, chứ chẳng cịn ai khác. Hành trình tìm lại bản thân của Guy Roland cho đến cuối cùng của câu chuyện vẫn chưa cĩ hồi kết. Cĩ lẽ nĩ chỉ thực sự bắt đầu khi Guy Roland quyết định “đến cái địa chỉ cũ của tơi ở Roma, Phố Những Cửa Hiệu U Tối, số nhà 2”. Dù vậy địa chỉ ấy cũng chỉ là một màn sương khác, như chính cái tên nĩ gợi ra tối tăm, mờ mịt và mênh mơng. Cĩ lẽ Patrick Modinao muốn nhắn nhủ: Ta phải tìm được ta. Cho dù mình là ai cũng phải tìm lại được chính mình, dẫu cĩ phải gào thét trong những câu hỏi, phải khĩc rịng với những vụn vặt, phải lạc lõng giữa trời vơ định thì ta phải tìm được cho ra.

Một phần của tài liệu Tự sự mảnh vỡ trong tiều thuyết patrick modiano (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)