Sự phức hợp bảnthể qua nhân vật Louki

Một phần của tài liệu Tự sự mảnh vỡ trong tiều thuyết patrick modiano (Trang 46 - 53)

Chương 2 NHÂN VẬT MẢNH VỠ

2.1. Bảnthể nhân vật: những mảnh vỡ ký ức

2.1.2. Sự phức hợp bảnthể qua nhân vật Louki

Louki một kiểu nhân vật phi truyền thống, một bản thể được ghép nối bởi nhiều mảnh vỡ. Louki là nhân vật chính trong cả bốn điểm nhìn của: chàng sinh viên trường Mỏ, của thám tử, người tình của Louki và chính Louki tự kể về mình. Qua mỗi lời kể chúng ta thấy một mảnh ghép về Louki và cả sự lạc lõng cơ đơn của mỗi người trong chính thế giới của họ. Bắt đầu là câu chuyện của anh sinh viên trường Mỏ, qua câu chuyện của anh ta biết được Louki khơng phải là tên thật của cơ, đĩ là cái biệt danh mà Zacharias, một vị khách của quán cà phê đã đặt cho cơ “Đêm nay, tơi đặt tên cho cơ. Kể từ nay, tên cơ là Louki”. Qua sự chú ý dõi nhìn của anh sinh viên thì Louki “lúc nào cũng chọn cái bàn ở cuối căn phịng nhỏ, nàng ngồi một mình, tận trong gĩc phịng ở nơi chẳng một ai buồn để ý đến nàng” [22,7]. Vị trí ngồi ấy như một gĩc khuất để Louki ẩn mình, như để tìm một chỗ trú thân. Cơ muốn làm bạn với cơ đơn hay muốn chờ đợi một ai đĩ? Louki khơng thu hút mọi ánh nhìn nhưng lại gây chú ý cho anh sinh viên trường Mỏ, anh theo dõi mọi cử chỉ

hành động và cả lịch trình của cơ ấy. Để rồi anh nhận ra rằng Louki tìm đến quán Le Condé như một cuộc chạy trốn cuộc đời của mình vậy “nàng ẩn náu nơi ở đây, tại quán Le Condé này, như thể muốn chạy trốn điều gì đĩ, đào thốt khỏi một mối nguy”[22,9].

Louki gặp gỡ với nhiều người nhất là những người trẻ tuổi, họ ở độ tuổi từ mười chín đến hai mươi lăm. Đĩ là Zacharias, Jean-Michel, Fred, Tarzan, La Houpa…trừ một số người như Babilée, Adamov, Vala đã xấp xỉ tuổi năm mươi. Những con người ấy, họ được gọi với một cái tên “bohème”: Người sống một cuộc đời lưu đãng, khơng phép tắc và cũng khơng đối hồi tới ngày mai. Nhưng Louki cĩ cái gì đĩ khác với những con người ấy. Nàng thường im lìm và e dè chỉ để tâm lắng nghe, nàng ngồi một mình tận trong gĩc phịng như một nhân vật vơ danh tính tan biến vào trong khung cảnh. Tên của nàng cũng khơng rõ, hay đơn giản chỉ là một kí hiệu nào đĩ. Tại quán cà phê này người ta gặp gỡ nhau trong men say nhưng họ lại khơng hề biết gì về nhau cả tên tuổi, lai lịch lẫn đời tư “Ở quán Le Condé, chúng tơi khơng bao giờ hỏi nhau về nguồn gốc xuất thân. Chúng tơi cịn quá trẻ, chúng tơi khơng cĩ quá khứ để hé lộ, chúng tơi sống ở thì hiện tại. Ngay những người khách già hơn, Adamov, Babilée hay bác sĩ Vala cũng khơng bao giờ nĩi gì ám chỉ tới quá khứ của họ” [22,18].

Những thơng tin về Louki cũng thật ít ỏi, kể cả cái tên thật của cơ ấy lẽ ra họ cũng đã cĩ cơ hội để được biết nhưng người ta cũng đã bỏ lỡ để rồi khi tìm lại là bao nỗi tiếc nuối. Louki cũng như những người kia họ đang sống ở thì hiện tại nhưng họ lại thấy đĩ chỉ là một thế giới ảo, lạc lõng, vơ định, và tìm cách trú ẩn, chạy chốn trong men say, tìm đến cái thứ chất độc hại cĩ thể đưa người ta đến thăm “thiên đường nhân tạo”. Ngay cả người đàn ơng mà Louki quen ở quán cà phê, người đàn ơng tĩc nâu vận áo vest da hoẵng, thường đi với Louki cũng khơng cĩ lấy một cái tên, một địa chỉ, thậm chí một tấm hình cũng khơng cĩ. Sự vơ danh của bản thân và của tất cả những người

cơ gặp bủa vây lấy Louki khiến cơ khơng thấy bất cứ một cột mốc nào níu giữ mình với thế giới này.

Anh chàng sinh viên ấy, cĩ thể cũng chính là một mảnh ghép của Louki. Anh cũng tìm đến quán Le Condé để trú ngụ tuổi thanh xuân Với tơi, quán Le Condé là một chốn trú ẩn khỏi những thứ gì mà tơi mường tượng là u ám của cuộc đời. Hẳn rồi sẽ cĩ một phần con người tơi – cái phần tốt đẹp nhất – tới một ngày tơi buộc phải để lại đĩ” [22,28]. Anh lạc lối trong tuổi trẻ của chính mình. Nhiều lần anh băn khoăn về chính sự lựa chọn của mình, anh khơng tìm thấy ý nghĩa trong ngơi trường anh đang học. Anh luơn cảm thấy nhàm chán mọi thứ, sự lựa chọn của anh cũng trở nên vơ nghĩa. Vì thế mà anh luơn che giấu thân phận, khơng cho ai biết mình là sinh viên trường Mỏ. Sự lạc lõng, cơ đơn giữa dịng đời anh như tìm thấy ở Louki, bởi ít ra giữa họ cĩ điểm tương đồng.

Qua lời kể của thám tử Caisley, ta lại thấy một mảnh ghép khác trong cuộc đời của Louki. Cơ ấy cơ đơn trong chính cuộc hơn nhân của mình. Louki đã kết hơn với một người đàn ơng cĩ tên là Jean-Pierre Choureau, một người đàn ơng cĩ “cặp mắt rất sáng dưới hàng lơng mày đen, đơi lưỡng quyền nhơ cao, nhìn nghiêng trơng rất cân đối. Và dáng vĩc cũng như các cử chỉ chứa đựng một sự mạnh mẽ kiểu thể thao được nhấn mạnh thêm bởi mái tĩc ngắn”, “thế nhưng mặc cho ngần ấy vẻ mạnh mẽ và quyến rũ bên ngồi, vợ hắn đã rời bỏ hắn” [22,42]. Trong suốt thời gian chung sống ngắn ngủi bên nhau, Louki khơng tìm thấy hạnh phúc trong cuộc hơn nhân này, họ khơng ngủ cùng giường, họ khơng quan tâm đến cảm xúc của nhau. Cơ ấy thường trách cứ hắn về cuộc sống thường nhật của họ, cái cuộc sống mà Louki gọi là CUỘC SỐNG THỰC, nhưng chồng cơ ta “chẳng hiểu gì ở những lời giải thích của mình”. Cuộc hơn nhân ấy chỉ là sự ghép nối cạnh nhau mà khơng cĩ bất cứ một mối liên lạc nào cả. Chồng của Louki khơng hiểu bất cứ điều gì về cơ ấy từ thân phận, quá khứ, lai lịch đến tâm tư suy nghĩ… và những gì anh ta

cịn giữ lại chỉ cĩ duy nhất một tấm ảnh của cơ chụp khi làm hộ chiếu. Louki lạc lõng chơi vơi trong chính ngơi nhà tưởng chừng sẽ là mái ấm hạnh phúc của nhiều người. Họ trở nên xa lạ trong chính cuộc hơn nhân của họ. Louki đã lấy hắn khơng phải vì tình yêu để rồi cuộc hơn nhân ấy nhanh chĩng đi đến hồi kết tan vỡ. Ta hiểu vì sao Louki khơng muốn quay trở về ngơi nhà trống rỗng ấy nữa. Cơ lại tiếp tục con đường “chạy trốn” của mình. Cịn thám tử Caisley, khi nhận nhiệm vụ điều tra về Louki, ngay từ đầu anh ta đã cĩ cảm giác trống rỗng xâm chiếm, và rồi anh cũng khơng tìm thấy ý nghĩa cơng việc mà mình làm. Anh thấy Louki cũng đang bước đi đâu đĩ trong thành phố này, hay giờ đây cơ ấy cũng đang ngồi một mình bên bàn trong một quán cà phê nào đĩ. Anh muốn bảo vệ cho cuộc chạy trốn của Louki nên anh sẽ “cung cấp cho hắn những điều mơ hồ - tồn là dối trá, dĩ nhiên”. Anh sẽ để cho cơ ta cĩ đủ thời gian để hồn tồn thốt thân.

Đến lời kể của Louki, cơ ấy đã tự thuật về chính cuộc đời của mình qua những trang viết u buồn và xám xịt: “Mười lăm tuổi, trơng tơi như đã mười chín. Thậm chí là hai mươi. Tơi khơng phải là Louki, mà là Jacqueline”[22,69]. Cơ khơng biết bố mình là ai, cơ được sinh ra tại một ngơi làng Sologne và kể từ khi mẹ cơ đưa cơ lên Paris sống thì họ cũng chưa bao giờ quay trở lại quê nhà. Ngay từ lúc sinh ra cho đến khi cơ mười lăm tuổi Louki “đã khơng cịn gốc rễ nữa rồi”, điều mà mẹ cơ thường nhắc với cơ như thế.

Cơ sống với mẹ, nhưng mối quan hệ giữa hai người khơng thân thiết như hai mẹ con theo đúng nghĩa của nĩ. Bởi vậy Louki cơ đơn trong chính gia đình của mình. Gia đình của cơ cũng vỡ vụn khơng cịn nguyên vẹn là một gia đình bởi “khơng cịn gốc rễ” và bởi người cha của cơ cũng chưa từng bao giờ xuất hiện trong cuộc đời cơ. Louki luơn phải ở một mình, cơ cĩ mẹ nhưng chả bao giờ bà quan tâm tới cơ ngay cả khi cơ bị cảnh sát bắt. Người mẹ ấy cũng khơng hề cĩ một động thái nào cả, khơng quát nạt, khơng trách mắng “bà đã

khơng hề buơng một lời trách cứ, khơng hề dọa dẫm, khơng bài học đạo đức nào cả” [22,71]. Giữa hai mẹ con họ chưa hề cĩ một mối dây liên lạc nào. Họ bước đi bên nhau trong im lặng như những người xa lạ. Ngay cả khi bà nĩi bằng một giọng xa vời “đứa bé tội nghiệp của mình” hình như cũng khơng phải là dành cho Louki mà là bà đang nĩi với chính mình. Cơ trơng đợi một mối dây tương giao liên lạc từ người mẹ với cơ, thèm khát được sống một cuộc sống thực. Song, cái mà mẹ dành cho cơ chỉ là một cái hơn thống lướt qua và cái nhìn thật trong và xa vắng. Đĩ cũng là lần duy nhất cĩ một sự tiếp xúc được tạo ra giữa Louki và mẹ rất ngắn ngủi, rất vụng về.

Ở giữa thành phố xa lạ, cơ bé mười lăm tuổi ấy chỉ cĩ một mình và một mình. Hàng đêm cơ lang thang khắp các khu phố xung quanh. Đơi lần bị bắt về đồn cảnh sát vì là một “trẻ vị thành niên lang thang”. Louki khơng chỉ cơ đơn trong ngơi nhà của mình mà cơ cịn cơ đơn trong chính cái thành phố nơi cơ đang sống. Cơ cảm thấy xa lạ với những người xung quanh, khơng quen với cái cách người ta đặt câu hỏi cho mình, thậm chí cịn kinh ngạc vì thấy người ta quan tâm tới trường hợp của mình. Cho nên Louki thèm cảm giác cĩ người lắng nghe mình: “Tơi chưa từng nĩi chuyện được với một ai. Thật nhẹ bỗng biết bao khi tất cả những từ đĩ chui ra khỏi miệng…” [22, 75]. Thậm chí, cĩ lúc cơ bé ấy đã ao ước ngài cảnh sát đã bắt cơ: “Tơi những muốn ơng ta đứng rình cả đêm trước nhà, cả đêm ấy và những đêm tiếp sau nữa, như một người lính gác, hay đúng hơn là một thiên thần hộ mệnh trơng chừng cho tơi” [22,79]. Cĩ lẽ khi con người ta bị đẩy vào cảnh ngộ đơn độc, họ sẽ thèm khát vơ cùng cái cảm giác được giao tiếp với mọi người. Bởi như thế họ mới thấy cuộc sống này cĩ ý nghĩa và đáng sống.

Louki cơ đơn và tội nghiệp đến cùng cực, cơ luơn cảm thấy nỗi hoang mang và trống trải xâm chiếm tâm hồn mình vào ban đêm và nĩ cịn mạnh hơn cả nỗi sợ. Louki hiểu rõ hơn ai hết, rằng kể từ nay mình chỉ dựa được vào chính mình, khơng cịn biết trơng đợi vào đâu nữa”. Khơng muốn đối

diện với những cảm giác “mạnh hơn cả nỗi sợ” ấy, cơ bắt đầu lẩn tránh trong những cơn say, co mình lại sát với những bức tường và đi tới những cuộc gặp “Tơi trơng chờ rất nhiều vào những cuộc gặp mà tơi sẽ cĩ, những cuộc gặp sẽ giúp tơi chấm dứt nỗi cơ đơn”. Louki sống buơng mình và trí nhớ của cơ cĩ những lỗ hổng, mọi thứ trong tình trạng lộn xộn “những lỗ hổng tối đen. Và rồi các chi tiết cứ nhảy xổ vào kí ức tơi, những chi tiết cụ thể nhưng chẳng nghĩa lí gì” [22,87].Trong những đêm lưu lãng của mình, như một cách chạy trốn cơ gặp một nhĩm bạn sau này đã giới thiệu cho cơ một thứ bột màu trắng mà cơ gọi là “tuyết”, thứ giúp cơ quên đi những phiền muộn trong cuộc sống, thứ đem lại cho cơ cảm giác tươi trẻ và nhẹ nhõm “tơi chắc chắn rằng nỗi hoang mang và cảm giác trống rỗng ụp xuống tơi ở trên phố sẽ khơng bao giờ cịn quay trở lại” [22,94]. Louki chỉ thực sự được sống là mình từ lúc cơ trốn chạy, cơ chỉ cĩ những kỉ niệm tốt đẹp là những kỉ niệm về trốn chạy hoặc bỏ nhà ra đi. Cuối cùng thì hạnh phúc với cơ là khi được bồng bềnh trong khơng trung và cảm giác phi trọng lực mà cơ tìm kiếm bấy lâu nay.

Roland, người tình của Louki cĩ sứ mệnh kể cho chúng ta nghe mảnh vỡ cịn lại của cơ ấy, anh như cĩ vai trị ghép nốt mảnh ghép cịn thiếu trong cuộc đời của cơ gái bất hạnh. Cái bất hạnh trong cuộc đời Louki hình như cũng được thể hiện cả qua giọng nĩi của cơ ấy vậy: “Một giọng khàn. Hơi kéo dài một chút ở các nguyên âm”. Qua lời kể của anh ta thì Roland quen biết Louki sau cái ngối nhìn cơ ấy và hai ánh mắt giao nhau. Như chính lời của Roland tâm sự “Cuộc gặp của chúng tơi, giờ đây khi tơi nghĩ lại, như thể là cuộc gặp của hai con người khơng cĩ chỗ neo đậu trong đời. Tơi tin cả hai đều cơ độc trong thế giới” [22,103]. Lúc gặp được Roland, cơ tưởng rằng người tình sẽ hiểu mình thực sự nhưng kết quả khơng như cơ hi vọng. Cơ sợ hãi vì những con người trong quá khứ, cơ hồi hộp khi hai người đi ngang qua khu phố cũ nơi cơ và mẹ từng sống.

Khi được hỏi về người chồng của mình Louki đã thành thật mà giãi bày với Roland rằng cơ ấy khơng hề cĩ được hạnh phúc khi kết hơn. Từ tuổi thơ cho đến thanh xuân của Louki, cơ luơn bước đi vơ định, trơi nổi trong làn ánh sáng xanh lục và trong vắt. Bởi hạnh phúc tuổi thơ vỡ vụn khi cơ sống với một người mẹ lạnh lùng, hơn nhân khơng được viên mãn bên người chồng khơng hiểu về mình. Và rồi ngay cả ước mơ được trở thành sinh viên cũng khơng thực hiện được khi cơ khơng được nhận vào trường trung học Jules- Ferry. Đĩ là ngơi trường mà cơ từng ao ước bao lâu với cái tên mình sẽ là Nữ sinh viên. Louki đã tìm đến một tấm thẻ sinh viên giả để được tá túc trong kí túc xá, được ngồi trong ngơi trường trung học mà cơ ao ước, nhưng rồi cơ cũng bị phát hiện và người ta đã đuổi thẳng cổ cơ ra khỏi trường. Kể từ đĩ Louki thường xuyên tìm đến quán cà phê Le Condé để trốn tránh cuộc đời.

Cơ quen biết và là tình nhân với Roland cũng như một cuộc chạy trốn hơn nhân. Vì vậy mà hàng đêm Louki khơng muốn trở về ngơi nhà của mình, cơ cùng Roland lang thang qua các đại lộ, quảng trường, tàu điện ngầm thậm chí qua đêm với Roland ở các phịng khách sạn. Đối với Louki việc trở về căn nhà ấy như một nỗi ám ảnh, một sự sợ hãi, cơ sợ tất cả, ngay cả mẹ cơ và cả chồng của cơ nữa. Tại quán Le Condé, cơ nhanh chĩng làm quen với phần lớn khách quen, đặc biệt là hai nhà văn: một người tên Maurice Raphael và Arthur Adamov. Cĩ lẽ cơ muốn được đọc những tác phẩm của họ để tìm kiếm một cái gì đĩ đồng điệu cho cuộc đời của mình, và cũng là để tìm cách trú ngụ cuộc đời của mình trong những trang viết. Cuối cùng, khi cơ quen Roland và là người tình của mình tưởng rằng sẽ hiểu Louki nhưng cơ đã khơng thể tìm thấy sự đồng điệu nào nơi người tình nhân mới. Cơ ấy đã kết thúc cuộc đời mình trong một khoảnh khắc bất ngờ “cơ ấy đã nhảy qua cửa sổ” và để lại câu nĩi cuối cùng “Xong rồi, để mặc đi”.

Thật tiếc cho một người phụ nữ quyến rũ, tiếc vì cách cơ ấy chọn cách kết thúc cuộc đời mình. Song cĩ lẽ ta khơng nên phán xét hành động của

Louki là đúng hay sai vì bản thân chúng ta đâu cĩ sống trong cuộc sống mà Louki đã sống. Thậm chí mình cịn mơ hồ cảm thấy đĩ là một lối ra hợp lý cho Louki. Cĩ lẽ một phần nguyên nhân chính là sự thành cơng của tác giả khi tạo nên một khơng khí xám xịt và lạnh lẽo trong cả cuốn sách, một “sự vơ danh giữa thành phố lớn” bủa vây lấy Louki và các nhân vật xung quanh cơ khiến cơ khơng thấy bất cứ cột mốc nào níu giữ mình với thế giới này.

Một phần của tài liệu Tự sự mảnh vỡ trong tiều thuyết patrick modiano (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)