.Thiên nhiên giàu đẹp, tươi mới

Một phần của tài liệu Truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi của vũ tú nam (Trang 31 - 34)

2.2 .Đặc sắc nội dung truyện đồng thoại Vũ Tú Nam

2.2.1 .Thiên nhiên giàu đẹp, tươi mới

Cái hay trong những trang văn của Vũ Tú Nam khi viết về thiên nhiên là ơngkhơng lặp lại những gì người trước đã viết. Ơng ln đi tìm tịi cái mới cho những tác phẩm của mình để dành cho các em nhỏ. Những hình ảnh hét sức quen thuộc từ những cây thông kiên nghị, những cây liễu dịu dàng, những cây đã vững chãi... Ơng khơng trở lại những hình ảnh đó mà ơng mang tới cho các em những câu chuyện kể về cây gạo, cây chị...

Hình ảnh cây gạo lung linh hùng vĩ, rất hiền, rất thảo được quan sát từ xa, gọi bao nhiêu những chú chim đến vui hội mùa xuân: “Từ xa nhìn lại, cây

gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ; hàng ngàn bông hoa là hang ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau. Chị chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!”[10, 75]. Câu chuyện Cây gạo như “một bức tranh

phong cảnh” với đủ các gam màu sống động, đặc biệt là vào mùa xuân: mùa xuân, hoa đỏ chót ngày tháng trơi qua thật nhanh, những cánh hoa đỏ rực ngày nào đã rơi xuống theo gió quay tít như chong chóng thật đẹp. Đến mùa quả chín, như những quả gạo múp míp, rồi những bơng hoa gạo trắng xóa như những nồi cơm điện rồi từng loạt, từng loạt một bay tung vào trong gió trắng xóa như tuyết bay đi khắp nơi. Qua những trang văn đầy chất thơ, Vũ Tú Nam đã truyền đến bạn đọc nhỏ tuổi tình yêu đối với thiên nhiên tươi đẹp.

Trong chuyện Cây chò kể chuyện, Vũ Tú Nam đã dành những tình cảm đặc biệt của mình đối với cây chị. Cây chị vốn là vật vô tri, vô giác nhưng

ông đã cho cây chị có tiếng nói, có suy nghĩ biết kể về cuộc đời của mình cho các bạn nghe như người bạn gần gũi tâm tình với các em. Cây chị từ đâu mà tới, rồi biết nhiều chuyện quê mình, biết bao nhiêu chuyện hay về những năm tháng đấu tranh chiến đấu giành độc lập của dân tộc ta. Cây đã chứng kiến chiến tranh tàn phá và những cuộc đấu tranh của quân đội ta: “Tôi biết

trận bộ đội ta phục kích quân Pháp ở Chân Mộng – Trạm Thản bọn giặc chết như đàn cào cào bị lửa đốt. Tơi biết ở dốc đường nhựa kia, có ông cụ dưới xuôi tản cư lên đây từ những năm đầu chống Pháp, nhà cụ có khóm diễn tươi xanh như tranh vẽ và bụi dâm bụt ra hoa hồng phớt giống những bơng phù dung”[10,83]. Cây chị cịn biết về chú kĩ sư đang

mải mê nghiên cứu diệt sâu đục măng tre. Chú đã tìm ra “thủ phạm” là một lồi vịi voi thân cứng như bọ đa, nó dùng vịi cưa đục vào ngọn măng để đẻ trứng. Cây chò còn được chứng kiến ngày đất nước độc lập, thống nhất Nam Bắc một nhà, được các thanh niên, chiến sĩ gương mẫu lựa chọn và các chú bộ đội, cán bộ đưa về bên Lăng Bác: “Các đơn vị bộ đội thiết giáp, bộ đội ra-

đa, cơ quan ủy ban nông nghiệp tỉnh, thannh niên và nhân dân huyện Cẩm Khê, thanh niên và nhân dân huyện Lâm Thao, vân vân…”[10,85]. Cây chò

đã được tham dự ba năm lễ Quốc Khánh được thấy bộ đội ta, tên lửa qua, nhân dân vui vẻ diễu qua.

Hình ảnh cây tre ta đã bắt gặp rất nhiều trong thơ ca Việt Nam, vốn mộc mạc gần gũi và thân thiết với các thời kỳ của dân tộc. Tre luôn là nguồn cảm hứng vô tận trong văn học nghệ thuật. Cây tre đã có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả, được xem như là biểu tượng của người Việt. Một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp hình tượng tre trong truyện Măng tre của Vũ Tú Nam.

Điều đặc biệt là không giống các nhà văn khác, Vũ Tú Nam lại lựa chọn hình tượng măng tre để khám phá. Qua ngòi bút của Vũ Tú Nam, măng tre được hiện lên một cách chân thực: “Không cành, không lá, cây chẳng ra

cây!” kiên cường, bất khuất vươn lên mặc cho bao khó nhọc, gian khổ ln đấu tranh vì sự sống của mình. Sự bất khuất của măng tre giống như sức sống của con người Việt Nam. Trong q trình trưởng thành, bởi khơng giống ai nên măng tre đã gặp phải bao khó khăn, đặc biệt là sự kì thị của mọi vật xung quanh: “Sau những trận mưa tầm tã, bên khóm tre già đã bị chặt cụt, đát bỗng nứt ra, và một búp măng nó đầu lên, đội lá phá vỡ con đường bọn mối đang đắp. Lũ mối chạy toán loạn, la lên:

- Làng nước ơi! Có kẻ cướp, kẻ cướp! Bọ xít chêm vào:

- Ừ, mùi nó hơi q! Mấy cái nấm dại chụm đầu vào nhau bàn tán: - Nó là giống gì vậy? Khơng cành, khơng lá, cây chẳng ra cây! Nhái bén làm ra vẻ thâm thúy:

- Hãy cứ nhìn kĩ mà xem. Đầu nó nhọn hình lưỡi mác, chắc là nó có mưu đồ nham hiểm!”[10,142].

Lũ kiến bâu đến cắn, thi nhau hút nhựa cứ như là hội chợ, nhưng măng tre mặc cho những lời nguyền rủa, chê bai, cứ “lừng lững vươn cao” từng ngày, vươn đủ cao ngọn măng tre nảy cành ra lá, một cây tre non xanh tươi in hình trong mùa thu trong trẻo. Cây tre hiền từ lên cao khơng cịn nghe thấy những tiếng nguyền rủa. Tre còn tỏa lá cành che gió che mưa cho mọi vật xung quanh. Vũ Tú Nam đã mang đến cho các em một loài cây hết sức quen thuộc, gần gũi với sức sống mãnh liệt và những đức tính tốt đẹp. Nó có một sức sống mãnh liệt và những đức tính tốt đẹp.

Sự yêu thương cây cối của các bạn nhỏ được thể hiện qua câu chuyện

Cái áo hiệp sĩ, Na và em gái thương cho cây nhãn trong vườn bị lũ bọt xít

phá hoại, đã thể hiện sự tức giận: “Ghét lũ bọ xít quá”, cùng với hành động “lấy cái cần câu ra vụt” để bảo vệ cho cây. Cùng với sự vui thích khi “hiệp sĩ” bọ ngựa xuất hiện, dùng những cái càng của mình giống như con dao sắc bén,kẹp chặt vào cổ những tên phá hoại bảo vệ cho cây nhãn.

Từ những loài cây quen thuộc Vũ Tú Nam đã mang đến cho các em những trang viết thật sinh động. Từ những loài cây quen thuộc, hết sức gần

gũi với trẻ thơ, chúng có một sức sống mãnh liệt, đó có phải là một tình cảm riêng biệt mà tác giả muốn dành tặng cho nó. Muốn các em có cái nhìn thật sâu sắc về những gì xung quanh mình, những thứ dù là nhỏ bé nhưng biết đâu bên trong lại ẩn chứa những ý nghĩa to lớn, những đức tính tốt mà các em cần phải noi theo và học tập.

Một phần của tài liệu Truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi của vũ tú nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)