2.2 .Đặc sắc nội dung truyện đồng thoại Vũ Tú Nam
2.2.2 .Thế giới loài vật đa dạng, sinh động
Thuở bé, Vũ Tú Nam nổi tiếng là đứa trẻ tị mị, thích quan sát thiên nhiên. Ông hay bắt nòng nọc về ni xem nịng nọc hóa nhái, bắt bọ ngựachửa, bướm chửa, ve sầu chửa mang về thả trong màn xem chúng đẻ trứng hoặc nở ấu trùng. Đặc biệt, nếu những đứa trẻ con khác bắt dế bằng nước hoặc “vắt cần câu” tè vào hang để dế “bị bỏng” phải mị ra thì nhà văn Vũ Tú Nam có hẳn “chiêu” riêng. Ơng bắt ong rồi buộc chỉ vào mơng, sau đó cho ong thẳng tiến vào hang dế. Sau một hồi giao chiến trong hang, dế bị ong chích nọc sẽ mị lên, thế là bị cậu bé Vũ Tú Nam tóm gọn. Chính bởi vậy, sau này khi sáng tác cho trẻ em, ông đã tạo ra một thế giới riêng, rất gần gũi với tâm sinh lí, trí tưởng tượng của trẻ nhỏ. Thế giới lồi vật trong truyện của ơng rất phong phú, đó là những con vật nhỏ bé mà gần gũi quen thuộc với trẻ thơ. Những con vật trong văn Vũ Tú Nam được đối xử một cách khá bình đẳng. Ơng khơng phân biệt lồi xấu – lồi đẹp, lồi nhỏ bé – loài to lớn, loài hiền lành – lồi hung dữ… Từ những con cơn trùng nhỏ bé như con ong, con dế, cái trứng bọ ngựa, cánh cam, cà cuống, con gián, con nhện vằn… Đến những con vật thân thuộc gần gũi trong gia đình như con lợn, con mèo, con gà, con vịt…; Tất cả đều được ông lựa chọn để đưa vào trong những câu chuyện của với bao nhiêu những điều ngộ nghĩnh, lạ lùng. Đầu tiên phải kể đến tác phẩm “Cuộc phiêu lưu của Văn ngan tướng cơng”.Hình ảnh của chú ngan ngộ nghĩnh, đáng yêu được tác giả miêu tả một cách thật cụ thể: “Các bạn thử ngắm kỹ loài ngan mà xem. Chẳng biết tơi có khe khắt q khơng, chứ cái giống ấy nom ít dễ thương quá. Chú ngan nào cũng vênh vênh váo váo, không mấy lúc là không gật gù cái đầu. Nếu chỉ nhìn cái mào đỏ tía của chú
ngan và cái vẻ dương dương tự đắc của chú, chắc hẳn có người lầm tưởng ngan ta có nhiều tài lắm. Hắn ta đi bộ được, lội nước được, thậm chí cịn biết cả bay nữa. Nhưng ngan đi bộ thì đủng đỉnh chậm chạp như rùa, lội nước thì lờ đờ như thuyền khơng lái, và cái tài bay của ngan thì giỏi lắm chỉ có thể ăn được điểm hai. Cũng cần nói thêm là ngan ta kêu khơng biết kêu, hót khơng biết hót, chỉ nói bằng cái giọng phì phị khào khào, giống hệt anh chàng say rượu trúng phong vậy. Tầm vóc của ngan không cao không thấp, lông lá thường đốm trắng đốm đen, màu sắc cứ lộn phèo đi. Theo ý riêng tôi nhận xét, ngan chỉ có mấy cái “giỏi” là: “làm biếng, ăn tục và phóng uế bậy”[10,5]. Chỉ bằng vài dịng, đặc điểm hình dạng cho đến vai trị, lợi ích
của lồi ngan đều hiện ra sinh động, rõ nét. Con ngan không biết kêu, khơng biết bay cũng khơng biết hót, chỉ có cái tài ăn tục phóng uế bậy nó được thể hiện qua những câu nói của Văn ngan tướng công: “Thưa quý nương. Bấy lâu nay tôi khơng dám ngỏ lịng tơi với q nương, bởi vì quý nương là một người rất mực đoan trang, hiền hậu. Q nương muốn giấu kín tung tích của mình, nhưng ngọc kia dù phủ bùn vẫn sáng, hoa kia dù khép cánh vẫn thơm …Tôi chờ cô tối qua. Suốt canh chầy chẳng thấy cơ ra” những câu nói phong uế đó nhưng cho ta thấy ngan ta cực kì láu cá nhưng cũng khơng kém phần dí dỏm, ngây thơ, nghộ nghĩnh đáng u vì đem lịng u “q nương”[10,9].
Câu chuyện Đêm hè, nhà văn đã kể cho các em nghe về hành trình lột xác của chú bọ ve sống trong lòng đất để thành chú ve trưởng thành, mang lại tiếng kêu cao vút, trong trẻo trong những tháng ngày hè. Từ một con bọ ve sống trong dưới lòng đất, từ từ lột xác qua cái vỏ bọc của mình một cách khó nhọc. Để rồi sự lo lắng xuất hiện cho sự sống còn của chú ve qua sự lột xác:
“chao ôi, thật là hồi hộp!”
Hoặc là chú kiệt sức khơng sao thốt khỏi cái vỏ cứ níu chú lại- chú sẽ chết khô ở trên cây. Hoặc chú sẽ rơi xuống đất trong khi người chú cịn bấy bớt!...
Chú nằm bng thõng, lặng như chết. Gió rì rào chợt lặng đi, như nín thở. Hoa lí vẫn nở thơm ngát và trăng sao vẫn xanh trời. Nhanh lên chú ve ơi, con tắc kè kêu đấy, nếu khơng lột kịp mà trời lại sáng thì thật nguy hiểm cho chú!”[10, 70]. Đến câu chuyện Đêm hè, Vũ Tú Nam kể cho các em về
hành trình lột xác của chú bọ ve sống trong lòng đất cho tới khi thành một con ve trưởng thành, cất tiếng kêu râm ran trong suốt mùa hè. Con bọ ve nhỏ bé sống dưới lòng đất đã lắng nghe tiếng gọi của mùa hè “mùa hè đang gọi nó” như: Mùi cỏ gấu, rau má những lồi cây chỉ có trong mùa hè làm cho bọ ve say say, nó ln cảnh giác nhanh nhẹn đề phòng để tránh những mối nguy hiểm ở trên mặt đất: “nó đánh hơi đề phịng những con cóc già và những con chuột già đi ăn đêm”, nó lồm cồm bị, thật nhanh thật nhanh như một hòn đất nhỏ đang động đậy bò tới gốc cây, từ từ lột xác qua cái vỏ bọc của mình một cách khó nhọc: “Bỗng nhiên bọ ve khẽ co mình. Lưng nó nứt ra một qng
như bị chích. Rồi lặng lẽ, từ từ khó nhọc mà thanh thản, hệt như mảnh trăng nhỏ xanh non mọc trong đêm, cái đầu chú ve ló ra, chui hẳn khỏi xác bọ ve. Chú run rẩy rùng mình từng đợt, rút hai chân, rồi bốn chân… ra khỏi xác. Người chú mềm oặt, xanh nõn treo lơ lửng, đầu chú thõng xuống, chỉ cịn phần cuối mình chú và đơi cánh ướt nhũn dính vào cái xác bọ ve”[10,71-72]
để rồi hồi hộp, nín thở quan sát chú ve: “Chao ơi, thật là hồi hộp” cuối cùng chú ve ráng hết sức cong người để rút nốt cái cánh mềm ra khỏi xác ve rồi nhanh chóng duỗi căng đơi cánh của mình bay vào cái gió cái nắng của mùa hè để góp tiếng kêu của mình vào những ngày hè thêm để thêm phần rộn ràng xao động,vui tươi.
Hình ảnh con dế khơng cịn lạ lẫm trong các tác phẩm văn học dành cho trẻ em, đặc biệt không thể không kể đến Dế mèn phiêu lưu kí của Tơ Hồi. Vũ Tú Nam cũng đã sáng tạo ra một chú dế của riêng mình với những nét độc đáo.Câu chuyện Ong bắt dế, kể về cuộc chiến sinh tồn giữa Ong xanh và Dế cụ. Ong xanh hùng mạnh, nhanh nhẹn: “Con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ, lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đất. Bụng nó
chịn, thon bóng lống, mặt trời chiếu vào óng ánh lóe xanh như hạt ngọc”[10,78], cịn dế cụ cũng khơng kém tài và nhanh nhẹn: “Đó là một con dế đực lực lưỡng, đầu chịn bóng như sừng, cánh vân hình sóng lượn và đôi càng mập cứng đầy gai nhọn hoắt”. Cuộc chiến giữa ong xanh và dế cụ diễn ra hết sức ác liệt và đầy căng thẳn: “Ba giây… Bốn giây…Năm giây! Ta nghe tiếng ong kêu văng vẳng “i i” và đôi càng dế bật “pách pách” ở tận sâu, sâu lắm”[10,79]. Phải là một người có một tâm hồn u lồi vật thì mới
có thể có cái nhìn và quan sát tỉ mỉ tới các loài vật như vậy. Câu chuyện đã đưa các em đến với thế giới loài vật một cách tự nhiên, chân thực mà nhẹ nhàng.
Đến với câu chuyện Con cơng và con cóc, người đọc được tiếp cận với đặc điểm của lồi cơng và lồi cóc một cách chân thực nhất: “Cóc bé nhỏ,
trần trụi móc meo, xấu xí như một hịn đất. Cơng thì cao lớn, có bộ lơng thướt tha, đủ các màu óng ả”[10,94]. Cóc tuy xấu xí nhưng là một con vật tốt
bụng thường giúp đỡ cứu nguy cho các lồi khác, cịn cơng tuy đẹp đẽ nhưng luôn trau chuốt xịe dang đơi cánh, khoe ta tài giỏi ln bắt nạt cóc. Đến khi cơng gặp nạn, cóc đứng ra để bảo vệ cơng thốt khỏi miệng hổ, công mới thấy hối hận về những việc mà mình đã làm với cóc. Từ đó, cơng và cóc trở thành đơi bạn thân thiết với nhau, cùng kiếm mồi và nhường thức ăn cho nhau.
Truyện Gà và vịt tranh cãi kể về một cuộc trò chuyện của gà và vịt
xoay quanh nội dung tại sao lại chỉ có những con vật đó được xếp vào mười hai con giáp. Vũ Tú Nam với sự dí dỏm và khéo léo đã dùng một cuộc tranh cãi của gà và vịt để cho các em biết được đặc điểm và lợi ích của các con vât; cuộc trang cãi kéo dài, không ai chịu nhường ai, đúng với câu nói truyền miệng của dân gian ta “Ơng nói gà bà nói vịt”.
Truyện Con Cà Cuống kể về Cà Cuống, Cánh Cam, Bọ Dừa, Bọ Đa,
Xén Tóc bị gió quật ngã rơi xuống một cái cống trong thành phố, đó là lãnh địa của Chuột Cống và tự xưng là Đấng thống lĩnh, Chuột Cống được xuất
hiện với hình dạng: “Cà Cuống ngước mắt nhìn, thấy lù lù ngay trước mặt
mình một con Chuột Cống to béo, già cốc đế, bộ long bạc thếch, đang nhe hàm răng nhọn hoắt vàng ệch và phì ra những hơi thở hôi thối”[10,111].
Vậy là Cà Cuống và các bạn bị bắt làm tù nhân của Đấng thống lĩnh, ở đó có hai con cóc canh gác và có “Tể tướng Gia-va” hay chính là Chuột Bạch. Câu chuyện giúp cho các em về những đặc điểm hình dạng, nơi sống và thức ăn của loài chuột cống một cách sinh động, đầy đủ nhất qua đôi mắt tài ba của nhà văn Vũ Tú Nam.
Vũ Tú Nam hướng tầm nhìn về những cánh rừng xa xơi, nơi các độc giả nhỏ tuổi thường có cảm giác sợ hãi trước những con vật hung dữ. Thông qua nhân vật con hổ, con rắn trong câu chuyện Chuyện con hổ ác và Con rắn
hiền, nhà văn cho các em thấy được những đặc tính và khả năng của chúng
một cách chân thực và đầy đủ nhất. Với những con vật xấu xí như thạch sùng, dơi dơi; nhà văn lại dành những tình cảm đặc biệt, sự trân trọng và yêu mến:“Eo ôi, con thạch sùng… Một con thạch sùng to, đen sạm, nằm cuộn trịn trên cái nắp phích bằng nhơm bóng nhống – cái phích mẹ mới mua hơm nọ”. Một con thạch thùng có ích vì nó có thể bắt muỗi. Nó được bố và Huấn ni. Ngơi nhà đầu tiên của nó ở kẽ tường bên cửa tị vị, nhưng rồi vì khơng thích nơi đó nên nó lại quay lại cái lắp phích. Lần này, bố và Huấn cho nó ở cái hốc xây bằng gạch, vì ở đó vừa ấm áp, vừa có nhiều thức ăn, nhiều gián, cuốn chiếu.
Ở câu chuyện Cái trứng Bọ Ngựa, dưới cái nhìn tỉ mỉ của nhà văn;
những cái trứng bọ ngựa cũng trở nên sống động. Từ những cái trứng bọ ngựa dính trên cành chanh: “Nó cứ như là một hòn đất, màu nâu xỉn… Mỗi lần tôi ngồi vào bàn trơng ra là nom thấy nó, chịn chịn, mốc mốc, chẳng hấp dẫn nổi ai”[10,109] nở ra những chú bọ ngựa con nhỏ bé hết sức
đáng yêu. Chú bọ ngựa con đầu đàn “nhảy dù” rồi các con bọ ngựa con lần lượt nhảy theo. Những chú bọ ngựa con được tác giả nhìn như những “võ sĩ” với sự dũng cảm, tự lập. Trong một truyện khác, con nhện vằn nhỏ bé cùng
với chiêu thức dùng dây tơ để bắt mồi như những người thợ săn điêu luyện, bài bản (Con Nhện vằn) “Bỗng nhiên chú nhện nhe rang ngoạm chặt lấy ngực gián, lấy hết gân cốt tha gián vào giữa tấm lưới. Gián bị dính lưng vào đó, chân cẳng quơ lên cuống quýt. Lập tức nhện tháo bốn tấm “băng” – dệt sẵn bằng tơ dày trắng nõn, xếp hình chữ thập châu đầu vào chỗ nhện nằm – nhanh chóng gói con mồi lại. Thế là con gián khơng thể chạy thốt. Nhện bắt mồi to và để giành mồi như vậy đấy”[10,173].
Loài chim cũng khơng nằm ngồi tầm quan sát của Vũ Tú Nam. Ông đã dành nhiều cơng sức, tâm huyết của mình để tìm hiểu nó. Tác phẩm Chim
gọi vịt nói về một cậu bé trong câu chuyện của bà ngoại kể cho nhân vật tơi.
Vì mải chơi để lạc mất vịt, cậu con trai đó hối hận bỏ ăn bỏ uống đi tìm gọi vịt và biến thành con chim kêu “vít vít”. Hình ảnh chim chích và bồ nâu - những loài chim thường gặp - trong câu chuyện Bồ Nâu và chim Chích của Vũ Tú Nam hiện lên đầy cảm động. Cặp vợ chồng chim chích mang đậm tình u thương, làm việc hăng say, không quản mệt nhọc xây lên một tổ ấm, chờ đón những đưa con chào đời: “Một hơm, tình cờ ra vườn chơi, đến bên gốc
ngái, tơi thấy có hai con chim chích cứ bay quanh quẩn ở đó. Tơi đốn vợ chồng chú chích này muốn làm tổ. Quả đúng như vậy thật. Ba hôm sau, tôi ra thăm, thấy vợ chồng chích đã khâu bốn cái lá ngái tươi chụm vào thành cái bọng chịn. Tơi xem kĩ, càng xem càng ngạc nhiên. Chắc là chích đã dùi lá bằng mỏ, còn “chỉ khâu” là những sợi cỏ mềm”[10,204].
Tình cảm của con người dành cho lồi vật qua những câu chuyện của Vũ Tú Nam không thể không kể đến câu chuyện Con chó mồ cơi, một con
chó đã bị mất mẹ vì bị hổ vồ, hai bạn nhỏ trong câu chuyện đã thay nhau chăm sóc cho con chó ấy nhanh như thổi, nào là nấu cháo cho nó ăn, chăm bẵm nó hàng ngày, lót thêm rẻ rách để cho chó nằm ngủ ấm hơn... Ngày qua ngày, tình cảm ấy lớn dần lên, con chó bé tí ngày nào được sự yêu thương chăm sóc của hai anh em, con Vàng lớn dần và trở thành một người bạn thân thiết. Một ngày kia, sự ra đi của con Vàng làm cho hai anh em buồn bã,
những giọt nước mắt đã rơi vì sự ra đi của người bạn nhỏ, một hành động tưởng chừng hết sức buồn cười đó là lập mộ cho Vàng, nhưng đó lại là một hành động cao đẹp, tơn thờ người bạn dũng cảm.
Vũ Tú Nam đã dành tình cảm, sự yêu thương, quan tâm của mình tới mn lồi. Chính vì thế, thế giới loài vật trong chuyện của ông rất phong phú, những con vật nhỏ bé, gần gũi, quen thuộc với trẻ thơ là nhân vật trong các câu chuyện của ông. Từ con côn trùng như con ong, con dế, con bọ ngựa, cánh cam, cà cuống... Đến những vật nuôi trong nhà như con chó, con gà, con vịt, con ngan... Được ông lựa chọn để đưa vào trong các câu chuyện của mình.
2.2.3.Mở rộng nhận thức, giáo dục cho trẻ những giá trị Chân- Thiện- Mỹ
Trong tập “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” của Vũ Tú Nam, có thể nói, mỗi câu chuyện đều mang lại những bài học riêng cho các em, đó là những bài học giáo dục về: Đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, lẽ sống.
Tìm hiểu về nội dung này, chúng ta không thể không nhắc đến câu chuyện Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công. Đây là một truyện dài và gồm tám mẩu chuyện nhỏ, mỗi một mẩu chuyện là một bài học giáo dục cho các em. Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công là tác phẩm ghi lại hành trình phiêu lưu của một chú ngan với đủ cả chuyện vui, chuyện buồn trên những chặng đường mà chú đi qua. Góc nhìn của một người kể chuyện giàu kinh nghiệm sống và có khiếu hài hước như Vũ Tú Nam đã làm nên một tác phẩm dí dỏm mà cũng khơng kém phần sâu sắc, giàu chất nhân văn. Qua câu chuyện của Văn Ngan tướng công, các bạn hẳn sẽ cũng rút ra được những điều quý giá cho bản thân mình trên bước đường trưởng thành.
"... Các bạn thử ngắm kỹ lồi ngan mà xem. Chẳng biết tơi có khắt khe quá hay khơng, chứ cái giống ấy nom ít dễ thương q. Chú ngan nào cũng