3.3 .Nghệ thuật nhân cách hóa
3.3.2. Nhân cách hóa tài tình, dí dỏm
Chính nghệ thuật nhân cách hóa đã tạo nên một thế giới thiên nhiên, loài vật phong phú trong truyện đồng thoại của Vũ Tú Nam. Tài năng của ông được thể hiện ở chỗ đưa loài vật đến với những trăn trở, suy nghĩ, như con người rất tự nhiên. Khi viết về truyện lồi vật, ơng đã có quan sát, nghiên cứu tỉ mỉ để miêu tả đúng đặc điểm hình dáng, tính cách của từng lồi. Sau đó, gắn tình cảm của con người sang cho con vật một cách phù hợp với đặc
điểm của chúng. Sự khéo léo ấy giúp tác giả đưa bạn đọc vào thế giới loài vật phong phú, sinh động, chân thực mà không hề miễn cưỡng với biện pháp nhân hóa tài hoa.
Đó là câu chuyện về cuộc phiêu lưu của Văn Ngan, thấy rõ được tính cách lười biếng, khốc lác của Văn Ngan, nhưng lại có tình cảm sâu sắc với Gà Thiến trong câu chuyện Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công. Hay câu chuyện Bồ Nâu và Chim Chích, đó là sự vụng về khơng biết làm tổ và ấp trứng của Bồ Nâu, phải đẻ nhờ trong tổ của Chim Chích và đó là sự chăm chỉ, lịng u thương vơ bờ bến của Chim Chích với những quả trứng khơng phải của mình. Sự dũng cảm của con Vàng, dám chiến đấu lại với con hổ độc ác trong truyện Con chó mồ cơi...
Thế giới nhân vật trong truyện đồng thoại của Vũ Tú Nam rất phong phú, đa dạng về chủng loại, tính cách, những lồi vật rất quen thuộc và gần gũi con người. Các nhân vật khơng chỉ biết nói tiếng người mà cịn có những tính cách, tâm tư, tình cảm riêng, làm cho người đọc dễ liên tưởng tới xã hội loài người với đầy đủ tầng lớp người với những tính cách, phẩm chất khác nhau. Mỗi nhân vật trong các câu chuyện lại có những hành động, tính cách khác nhau, điều đó đã mang đến cho các em những bài học nhẹ nhàng mà vô cùng sâu sắc.
Tác giả đã khắc họa rõ nét hình tượng nhân vật Văn Ngan trong Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng cơng, đó là nhân vật to khỏe, nhưng lại có tính tham ăn, lười biếng và cũng vì sự thiếu hiểu biết lầm tưởng Gà Thiến là một nàng công chúa, Ngan ta đi chọc ghẹo Gà Thiến. Rồi qua chuyến đi học nghề của mình, cái tính khốc lác, lừa gạt người khác của Ngan lại càng được bộc lộ rõ, lừa gạt lòng tốt bụng của Chim Gáy để học lấy cái nghề bay bổng nhưng không thành; rồi lại đòi học bơi nhưng lại bị vợ chồng bác Cốc dạy cho bài học vì cái thói tham ăn, vừa hèn, vừa láo. Cái tính ngờ nghệch dễ tin của Ngan lại bị Ngỗng Kều lừa gạt, cuối cùng phải nhận lại những bài học đắt giá. Chính vì những thói hư tật xấu ấy của Ngan mà cuối cùng Ngan
không học lấy được một nghề tử tế, đã thế lại còn bị người khác xua đuổi, thật đáng buồn cho những con người lười biếng, khơng có lịng quyết tâm, khơng cố gắng vì một mục đích đáng trân trọng, đó là bài học nhớ đời của Ngan.
Gấu xù muốn có nhiều trăng xây dựng hình tượng nhân vật Gấu khơng độc ác nhưng mắc phải thói xấu đó là cái tính tham lam, địi hỏi những thứ vơ lý bắt người khác phải thực hiện cho mình. Mặt trăng chỉ có một mà Gấu lại địi Thỏ phải đem thật nhiều trăng để cho hắn ngắm nhìn trong đêm Trung thu. Chính sự tham lam, thiếu hiểu biết Gấu đã bị Thỏ lừa mà không hay, Thỏ ta đào những cái hố con rồi đổ đầy nước vào đó, ánh trăng rọi xuống hố làm Gấu tưởng đó là trăng thật. Lịng tham của Gấu khơng dừng lại ở đó, khi đã có được nhiều trăng rồi nhưng Gấu vẫn muốn thêm thật nhiều trăng nữa. Khi được thỏ mách cho cách tạo ra nhiều trăng như vậy, gấu ta hì hục cảm đêm tất bật chạy đi đào hố, bứt lá môn, múc nước và khơng cịn biết đến đêm Trung thu là gì nữa. Câu chuyện là tiếng cười chê cho những ai có lịng tham vơ đáy và sự thiếu hiểu biết khơng đáng có.
Sự vươn lên của cây măng tre nhỏ trong truyện Măng tre, bất chấp những lời nguyền rủa của những con vật sống xung quanh, mặc cho sự phá hoại của lũ kiến cắn hàng ngàn nhát vào thân mình, thi nhau hút nhựa măng, mặc cho những tiếng ỉ eo, mặc sự phá rối, búp măng vẫn cứ lừng lững vươn cao...cây lên đủ độ cao, ngọt măng nảy cành, ra lá... “Dường như khôngnghe
thấy những lời chửi bới dèm pha của lũ mối, kiến, nấm và nhái, cây tre hiền từ cao cả mỗi ngày một xanh tốt. Khơng thèm chấp những lời nói xằng của lũ vật bé mọn kia, cây tre quanh năm tỏa rộng lá cành chắn gió che mưa cho chúng” [10,143]. Hóa thân vào cây tre đó chính là hình ảnh của một con người Việt Nam có sức sống mãnh liệt, bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm, sự dèm pha của những người không biết tôn trọng người khác, vẫn vươn lên, sống có ích và khơng hề chấp nhặt, vẫn giúp đỡ và che chắn cho họ mà
khơng cần điều gì cả, đó quả thật là một đức tính cao cả, đẹp đẽ và đáng trân trọng.
Với sự quan sát tỉ mỉ, kết hợp với bút pháp nhân hóa Vũ Tú Nam đã biến thế giới lồi vật thành những hình tượng đẹp trong tâm hồn trẻ thơ.
Trong câu chuyện Hội mùa xuân cho thấy mùa xuân đến cũng là lúc
mn lồi phát triển, những con bọ thi nhau lớn cùng với cỏ cây hoa lá, những đàn sâu róm ăn trụi từng lá trúc xanh, ngày càng béo núc, “Chúng nó đang phá mùa xuân đấy, nhưng làm sao nổi!”. Nỗi lo lắng của mọi vật vì sợ đàn sâu phá hoại đi mùa xuân tuyệt đẹp. Và thế rồi “chị dải phướn” im lặng nhặt từng con bọ nẹt, những “bác ong vàng” tỉnh táo, cần cù tìm bắt từng con sâu trong từng ngách lá, rồi cả những “ con họ nhà ruồi trâu, có đi dài như chuồn chuồn” trở thành những hiệp sĩ diệt sâu róm, rồi cả những “ cơ cậu chim sâu ít nói, chăm chỉ”...tất cả đều muốn diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá. Và được sự giúp sức của tất cả mọi người cây cối trở nên xanh tươi và mùa xuân cứ mãi mãi là mùa của mn lồi, của mn sự tốt lành; là các lồi có tiếng nói, có sự chia sẻ, đồng cảm, có tình cảm hết sức cao đẹp, là Bướm xanh “hớt hải bay đi hút nước” để về mớm cho Cuốn Chiếu vì sợ bạn lả đi vì khát, rồi cả Ốc Nhồi vùi mình vào đám rễ bèo tránh nắng cũng không quên kéo bạn Ốc Sên bò vào cùng, là sự khuyên nhủ của Cua Đá dành cho bạn Bướm Vàng bay của các bạn nhỏ trong cái ao cạn trong truyện Công chúa Ốc
Sên.
Bằng bút pháp tinh tế, Vũ Tú Nam làm cho thế giới lồi vật vốn vơ tri vơ giác trở nên kì diệu. Từng loại vật lại có ngơn ngữ riêng, tiếng nói riêng, có những suy nghĩ và tình cảm thật đặc biệt. Với nghệ thuật nhân cách hóa, nhà văn đã mang đến cho các em một thế giới thật sinh động, đa dạng với đầy màu sắc. Qua các câu chuyện, thơng qua đời sống các lồi vật, tác giả muốn gửi gắm vào đó những bài học về cuộc sống, những giá trị đạo đức của con người.
3.4.1. Khái quát
Muốn có một nhân vật thành cơng thì khơng thể thiếu được ngôn ngữ nhân vật.Thông qua ngôn ngữ nhân vật, người đọc nắm bắt được đặc điểm tâm lí, tính cách nhân vật. "Ngơn ngữ nhân vật là lời nói của nhân vật trong
các tác phẩm thuộc loại hình tự sự và kịch. Ngơn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật"[4,10]. Ngôn ngữ nhân vật trong sáng tác của Vũ Tú
Nam ln đơn giản ngắn gọn, dễ hiểu, giàu tính biểu cảm.
Trong truyện Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công, Văn Ngan là nhân vật có nhiều cuộc đối thoại, qua các cuộc đối thoại này ít nhiều bộc lộ tính cách của nhân vật. Ngan nói với Gà Thiến với giọng nịnh bợ, tâng bốc: “Thưa quý nương. Bấy lâu tôi khơng giám ngỏ lịng tơi với q nương, Bởi vì
quý nương là một người rất mực đoan trang, hiền hâu. Q nương muốn giấu kín tung tích của mình, nhưng ngọc kia dù phủ bùn vẫn sáng, hoa kia dù khép cánh vẫn thơm…” [10,9].
Có lúc thì cúi lúi, hạ mình trước bác Cốc: “Muôn lạy tướng công!
Ngàn lạy tướng công! Kẻ hèn mọn này không biết đây là nơi nghỉ mát của tướng cơng, nên đã trót giẫm đơi chân phàm tục lên thảm cỏ xanh thơm của ngài…” [10,20 - 21]. Lúc tỏ ra cúi lúi, hạ mình sợ sệt là thế nhưng
khi nhìn thấy cái thân hình đen trùi trũi của Cốc, Ngan tỏ vẻ kinh miệt, ngông nghênh, ngạo mạn, khoác lác: “Ủa, tưởng ai, té ra là gã nhà quê kiếm cá ở
hồ này! Ngươi giỏng tai lên mà nghe ta xưng danh… Ta đây là Văn Ngan tướng công, thái tử thiếu bảo hiệp tá đại học sĩ, nhất nhị tam tứ ngũ lục thất phẩm triều đình…” [10,21], qua những ngôn ngữ của Ngan cho thấy bạn đọc
thấy đượcVăn Ngan là một kẻ khốc lác, ngơng nghênh, nịnh hót. Có thể thấy, ngơn ngữ của các nhân vật trong truyện đơn giản, dễ hiểu gần gũi với ngôn ngữ của các em, phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ thơ.
Nhà văn Gorki cũng khẳng định: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ yếu nhất của
văn học là công, chất liệu cơ bản của văn học nên nó được gọi là ngoại hình nghệ thuật ngôn từ” [11,35]. Ngôn ngữ nghệ thuật cịn được gọi là ngơn ngữ
văn học. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, ngôn ngữ văn học được hiểu: “là
một trong những yếu tốquan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách và tài năng của nhà văn, mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là tỏa sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động để trau dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác” [16,215]. Tác phẩm văn học là văn bản ngơn ngữ, ở đó
ngơn ngữ được chọn lọc dưới ngòi bút của các nhà văn vừa thể hiện nội dung, vừa thể hiện giá trị thẩm mĩ của tác phẩm. Tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam có một vốn ngơn từ phong phú, đa dạng và sinh động; giúp các em làm giàu vốn từ của mình một cách hiệu quả; đúng như nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá đã từng nhận xét: “Tác phẩm của Vũ Tú Nam, nhất là các truyện ngắn, có nhiều ưu điểm: cái nhìn về đời sống nhân hậu trong sáng, vốn sống khá dồi dào về các vùng q của chính mình, nghệ thuật diễn đạt giản dị và giàu sức truyền cảm” [16, 156]. Có lẽ chính bởi
lịng nhân hậu, cùng sự gắn bó yêu thương làng quê mộc mạc quen thuộc; nên đó ngôn từ trong sáng tác của Vũ Tú Nam hết sức bình dị, dân dã, tự nhiên. Điều này giúp các em dễ dàng tiếp cận được nội dung của tác phẩm.
Với những ngơn ngữ hết sức bình dị, trong những trang văn của Vũ Tú Nam đã giúp cho bạn đọc nhỏ tuổi dễ hiểu về nội dung các câu chuyện, từ những ngôn ngữ sinh hoạt đời thường, cho tới những câu từ hoa mĩ. Tất cả tạo nên một lối viết hết sức gần gũi mà lại thể hiện được cách nói, cách diễn đạt của từng nhân vật trong chuyện. Ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện luôn đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ và chứa đựng nhiều bài học mà tác giả muốn nhắn gửi.
Truyện Cá chép rỡn trăng thể hiện rõ điều này. Hãy đọc lời giải thích
“Cá chép tháng tám nghĩa là: vào tháng tám ta, cá chép béo và đẹp nhất. Vì sao như vậy? Đầu đuôi câu chuyện như sau”
- Ngày xưa, sống trong một cái hồ nọ, Cá Chép tự cho mình là đẹp nhất. Quả cá Chép có đẹp thật. Mình cá chắc nịch mà lại mềm mại, duyên dáng… May ra chỉ có cá Trắm là được Chép xem trọng ít nhiều.
- Có thể tạm coi là thần bên cạnh nhà vua – còn tất cả bọn khác như Trê, Diếc, Trôi, Mè… đều bị xếp vào hàng tôm tép cả”[10,104].
Trong câu truyện Cái trứng bọ ngựa, cảnh vật thiên nhiên sau cơn mưa rào rất đẹp, mọi thứ đều tươi mới như một bức tranh thiên nhiên với đầy màu sắc được hiện lên bằng ngơn ngữ đời thường, bình dị dễ hiểu: Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi. Những bông hoa râm bụt thêm đỏ chói. Bầu trời trong đến một sợi tơ nhện mới giăng lất phất trong gió mát cũng ánh lên như sợi bạc nhỏ nhẹ và dẻo quánh. Mẹ gà mừng rỡ “tục tục” dắt bầy con xinh xẻo quay quanh vũng nước đọng trong vườn, ở đó có mấy chú giun mệt mỏi đang lê mình chay chốn. Nhũng tấm lá mùng xanh nõn nà, trên lá còn đọng vài giọt mưa rung rinh như hạt ngọc” rồi là những từ đời thường không một chút hoa mĩ: “Khơng phải nói ngoa, thỉnh thoảng tơi lại thấy một chú bọ ngựa non - đã lớn kên nhiều lắm – trở về thăm cái ổ trứng mẹ. Chú đúng nhón thẳng chân, bụng thót cong lại, đôi tay kiếm giơ cao ngang đầu. Chú chào hình bóng của mẹ chú, chào cái nơi đầy tình nghĩa của anh em chú”
[10,171].
Cuộc nói chuyện giữa cơ bé Ly và ông trong truyện Con vét lạc bầy
thật sự giản dị, dễ hiểu:
“Ơng tơi gọi tôi:
- Ly ơi, con vẹt đang ở trong phòng khách đây này! Tơi theo ơng vào phịng, thấy con vẹt như một cục bông xanh đang lụi cụi chạy bộ, núp vào dưới gầm ghế. Ơng tơi bảo: - Nó khơng bay được cháu ạ. Nhà nào ni nó đã cắt cụt lơng cánh nó rồi. Tự nhiên tơi thấy thương vẹt quá.
- Ơng ơi, mình ni nó, lơng cánh nó có mọc dài được khơng ơng? Ơng gật đầu: - Có chứ, nhưng phải lâu lâu đấy
- Nó ăn gì hả ơng?
- Ở rừng, nó sống với cả đàn, rất thích ăn hạt dẻ và các loại hạt rừng, quả rừng. Ta ni nó cho nó ăn ngơ ăn thóc.
Tơi nắm lấy tay ơng:
- Ơng ơi ni nó đến Tết, sang mùa xn lơng nó đã mọc đủ chưa ơng? Ơng tơi cười:
- Cháu phải chăm sóc nó tử tế” [10,196 - 197].
Cuộc nói chuyện đó cho thấy nét tính cách đáng u của cơ bé Ly là ln yêu quý và bảo vệ động vật. Ta cịn có thể thấy điều này trong đoạn giao tiếp của bố và em Việt ở tác phẩm Những đồ vật trong nhà:
“- Bố ơi, thế ngày trước bố cũng là người bé rồi bố nhớn lên à? - Ừ
- Thế bà nội ngày trước cũng bé à? - Phải rồi.
- Thế ngày mai, ngày mai nữa… con cũng lớn thành chú bộ đội à bố? - Đúng quá rồi! …
- Bố ơi, hột đậu của con đâu? Bố với trên mặt tủ, lấy cái lọ thủy tinh có lót bơng đẫm nước, trong đó có ba hạt đậu đen đang nảy mầm thi nhau ngoi lên.
- Con xem, mới có hai hơm mà hạt đậu nó đã nhớn thế đấy. Nếu con giồng nó ra vườn, chăm bón cẩn thận, nó sẽ ra hoa ra quả…
Bố trỏ cái bàn - nơi bố vẫn ngồi làm việc - và nói:
- Cái bàn này bằng gỗ lim. Ngày trước nó chỉ là một hạt lim bé bé nảy mầm ở một khu rừng nào đó. Cái mầm khi ấy rất yếu rất nhỏ, bâygiờ đã thành cái bàn rắn chắc, ta có thể dùng mấy trăm năm khơng hỏng ”[12,175 -
Từ một số đoạn đối thoại nêu trên, ta thấy Vũ Tú Nam đã sử dụng từ ngữ hết sức đời thườngnhưng sâu sắc. Chỉ bằng vài lời ngắn gọn, tác giả đã