3.3 .Nghệ thuật nhân cách hóa
3.4. Sức hấp dẫn ngôn ngữ và giọng điệu
3.4.2. Ngôn ngữ phong phú, giàu có
Nhà văn Gorki cũng khẳng định: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ yếu nhất của
văn học là công, chất liệu cơ bản của văn học nên nó được gọi là ngoại hình nghệ thuật ngôn từ” [11,35]. Ngôn ngữ nghệ thuật còn được gọi là ngôn ngữ
văn học. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, ngôn ngữ văn học được hiểu: “là
một trong những yếu tốquan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách và tài năng của nhà văn, mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là tỏa sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động để trau dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác” [16,215]. Tác phẩm văn học là văn bản ngôn ngữ, ở đó
ngôn ngữ được chọn lọc dưới ngòi bút của các nhà văn vừa thể hiện nội dung, vừa thể hiện giá trị thẩm mĩ của tác phẩm. Tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam có một vốn ngôn từ phong phú, đa dạng và sinh động; giúp các em làm giàu vốn từ của mình một cách hiệu quả; đúng như nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá đã từng nhận xét: “Tác phẩm của Vũ Tú Nam, nhất là các truyện ngắn, có nhiều ưu điểm: cái nhìn về đời sống nhân hậu trong sáng, vốn sống khá dồi dào về các vùng quê của chính mình, nghệ thuật diễn đạt giản dị và giàu sức truyền cảm” [16, 156]. Có lẽ chính bởi
lòng nhân hậu, cùng sự gắn bó yêu thương làng quê mộc mạc quen thuộc; nên đó ngôn từ trong sáng tác của Vũ Tú Nam hết sức bình dị, dân dã, tự nhiên. Điều này giúp các em dễ dàng tiếp cận được nội dung của tác phẩm.
Với những ngôn ngữ hết sức bình dị, trong những trang văn của Vũ Tú Nam đã giúp cho bạn đọc nhỏ tuổi dễ hiểu về nội dung các câu chuyện, từ những ngôn ngữ sinh hoạt đời thường, cho tới những câu từ hoa mĩ. Tất cả tạo nên một lối viết hết sức gần gũi mà lại thể hiện được cách nói, cách diễn đạt của từng nhân vật trong chuyện. Ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện luôn đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ và chứa đựng nhiều bài học mà tác giả muốn nhắn gửi.
Truyện Cá chép rỡn trăng thể hiện rõ điều này. Hãy đọc lời giải thích
“Cá chép tháng tám nghĩa là: vào tháng tám ta, cá chép béo và đẹp nhất. Vì sao như vậy? Đầu đuôi câu chuyện như sau”
- Ngày xưa, sống trong một cái hồ nọ, Cá Chép tự cho mình là đẹp nhất. Quả cá Chép có đẹp thật. Mình cá chắc nịch mà lại mềm mại, duyên dáng… May ra chỉ có cá Trắm là được Chép xem trọng ít nhiều.
- Có thể tạm coi là thần bên cạnh nhà vua – còn tất cả bọn khác như Trê, Diếc, Trôi, Mè… đều bị xếp vào hàng tôm tép cả”[10,104].
Trong câu truyện Cái trứng bọ ngựa, cảnh vật thiên nhiên sau cơn mưa rào rất đẹp, mọi thứ đều tươi mới như một bức tranh thiên nhiên với đầy màu sắc được hiện lên bằng ngôn ngữ đời thường, bình dị dễ hiểu: Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi. Những bông hoa râm bụt thêm đỏ chói. Bầu trời trong đến một sợi tơ nhện mới giăng lất phất trong gió mát cũng ánh lên như sợi bạc nhỏ nhẹ và dẻo quánh. Mẹ gà mừng rỡ “tục tục” dắt bầy con xinh xẻo quay quanh vũng nước đọng trong vườn, ở đó có mấy chú giun mệt mỏi đang lê mình chay chốn. Nhũng tấm lá mùng xanh nõn nà, trên lá còn đọng vài giọt mưa rung rinh như hạt ngọc” rồi là những từ đời thường không một chút hoa mĩ: “Không phải nói ngoa, thỉnh thoảng tôi lại thấy một chú bọ ngựa non - đã lớn kên nhiều lắm – trở về thăm cái ổ trứng mẹ. Chú đúng nhón thẳng chân, bụng thót cong lại, đôi tay kiếm giơ cao ngang đầu. Chú chào hình bóng của mẹ chú, chào cái nôi đầy tình nghĩa của anh em chú”
[10,171].
Cuộc nói chuyện giữa cô bé Ly và ông trong truyện Con vét lạc bầy
thật sự giản dị, dễ hiểu:
“Ông tôi gọi tôi:
- Ly ơi, con vẹt đang ở trong phòng khách đây này! Tôi theo ông vào phòng, thấy con vẹt như một cục bông xanh đang lụi cụi chạy bộ, núp vào dưới gầm ghế. Ông tôi bảo: - Nó không bay được cháu ạ. Nhà nào nuôi nó đã cắt cụt lông cánh nó rồi. Tự nhiên tôi thấy thương vẹt quá.
- Ông ơi, mình nuôi nó, lông cánh nó có mọc dài được không ông? Ông gật đầu: - Có chứ, nhưng phải lâu lâu đấy
- Nó ăn gì hả ông?
- Ở rừng, nó sống với cả đàn, rất thích ăn hạt dẻ và các loại hạt rừng, quả rừng. Ta nuôi nó cho nó ăn ngô ăn thóc.
Tôi nắm lấy tay ông:
- Ông ơi nuôi nó đến Tết, sang mùa xuân lông nó đã mọc đủ chưa ông? Ông tôi cười:
- Cháu phải chăm sóc nó tử tế” [10,196 - 197].
Cuộc nói chuyện đó cho thấy nét tính cách đáng yêu của cô bé Ly là luôn yêu quý và bảo vệ động vật. Ta còn có thể thấy điều này trong đoạn giao tiếp của bố và em Việt ở tác phẩm Những đồ vật trong nhà:
“- Bố ơi, thế ngày trước bố cũng là người bé rồi bố nhớn lên à? - Ừ
- Thế bà nội ngày trước cũng bé à? - Phải rồi.
- Thế ngày mai, ngày mai nữa… con cũng lớn thành chú bộ đội à bố? - Đúng quá rồi! …
- Bố ơi, hột đậu của con đâu? Bố với trên mặt tủ, lấy cái lọ thủy tinh có lót bông đẫm nước, trong đó có ba hạt đậu đen đang nảy mầm thi nhau ngoi lên.
- Con xem, mới có hai hôm mà hạt đậu nó đã nhớn thế đấy. Nếu con giồng nó ra vườn, chăm bón cẩn thận, nó sẽ ra hoa ra quả…
Bố trỏ cái bàn - nơi bố vẫn ngồi làm việc - và nói:
- Cái bàn này bằng gỗ lim. Ngày trước nó chỉ là một hạt lim bé bé nảy mầm ở một khu rừng nào đó. Cái mầm khi ấy rất yếu rất nhỏ, bâygiờ đã thành cái bàn rắn chắc, ta có thể dùng mấy trăm năm không hỏng ”[12,175 -
Từ một số đoạn đối thoại nêu trên, ta thấy Vũ Tú Nam đã sử dụng từ ngữ hết sức đời thườngnhưng sâu sắc. Chỉ bằng vài lời ngắn gọn, tác giả đã lột tả được hết tính cách nhân vật, cùng những thông điệp muốn truyền tải đến bạn đọc. Trẻ em vốn yêu thích tiếng cười sự hài hước, cả trong đời sống hường ngày hay trong văn học. Thực tế đó đòi hỏi tác giả phải đưa tiếng cười vào trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Vũ Tú Nam vui nhộn, hóm hỉnh và hài hước có tác dụng đem đến cho trẻ niềm vui, sự thích thú, lôi cuốn trẻ thơ đến với tác phẩm, tiếng cườiđược phát ra từ chính hình tượng của nhân vật.
Ví dụ, cách Chụôt Cống xưng danh thật buồn cười:
“Đấng thống lĩnh các con đồ”, với một giọng nói cao ngạo, hách dịch nhưng cũng không kém sự hài hước: “Chuột Cống cười phá lên:
- Ha ha! Ta đã cho bịt kín tất cả các lối ra vào. Nhà ngươi chớ có nhọc công vô ích! Tất cả các ngươi đã trở thành nô lệ của ta. Dưới cống này, ta là chúa tể, các ngươi không biết sao?...
- Tể tướng Gia-va đâu! Ra đây thông dịch cho ta!...
- Tên của ta là do Thượng đế đặt cho. Các ngươi nghe chưa?
Quân tướng của ta đủ các binh chủng: Chuột Nhắt, Chuột Chù, Chuột Cống…” [10,112 - 113].
Trong suốt cuộc tranh cãi giữa gà và vịt, điều hài hước nhất thể hiện khi cuộc tranh cãi đi tới đỉnh điểm, không ai chịu ai của gà và vịt: “Vịt nổi cáu, giậm chân bành bạch:
- Anh chỉ khéo nói quanh! Lí lẽ của anh không nghe được! Thế nào đã có năm Chó lại còn có năm Mèo? Đã có Rồng lại thêm Rắn?... Gà đỏ tía mào nói cay độc:
- À à… Tôi biết tỏng tim đen của bạn rồi!... Ban thắc mắc là đã có năm Gà, sao không có năm vịt chứ gì?
- Ờ đấy!... Ờ đấy!... Loài người tật bất công! Bạn hơn tôi cái gì cơ chứ? Mắt bạn thì quáng, thấy trăng thấy đèn là bạn gáy toáng lên, làm thiên hạ cứ tưởng nhầm trời sáng. Thế mà cũng đặt năm gà!
Gà rậm rịch đôi cẳng, có vẻ sắp muốn dùng đến cặp cựa sắc, hét to: - Còn bạn ấy à… Cái đồ… đồ hang máu vịt! bạn có biết người ta kiêng ăn thịt vịt đầu năm vì sợ xúi quẩy không?...” [10,99]
Ngôn ngữ vui tươi, dí dỏm cũng được thể hiện qua nhân vật bác lợn trong truyệnBác Lợn hay cười, bác Lợn được miêu tảhiền lành vui tính, cười đắc trí khi được khen thật hài hước:
“Trống Choai hắng giọng nói:
- Chào Bác Lợn! Năm nay là hết tuổi bác, xi chúc bác hay ăn chóng lớn!
Lợn nhe răng cười:
- Hì hì, của tao tao ăn, việc gì đến mày! Trống choai lắc lắc cái mào đỏ tía: - Ôi mũi bác dài quá!
Lợn khụt khịt mũi:
- Mũi tao dài để tao dũi ổ, đào bới thức ăn, hí hí! Trống Choai rụt cổ đáp lại:
- Ôi bụng bác tròn, đẹp quá!
- Bụng tao không chòn thì bụng ai chòn? Hê hê!”, rồi khi được gà Trống Choai khen “Ôi chao, đôi mắt bác Lợn đẹp nhất trên đời”. Lợn vui sướng đến tức cười: “Lợn đứng vụt dậy, rung mình cho mấy sợi rơm rơi khỏi lưng:
- Ụt ịt, ụt ịt! Mày bảo gì? Mày bảo gì? Mắt tao đẹp hả?... Đẹp thật hả? Hơ hơ!... Hơ hơ! Mắt tao không đẹp thì mắt ai đẹp trên đời này?... Hơ Hơ!… Hi hi!... Ha ha!...” [10,138].
Trẻ em là lứa tuổi vô cùng ngây thơ và trong sáng, bởi vật ngôn ngữ viết truyện đồng thoại rất được các nhà văn quan tâm. “Lời văn trong đồng
thoại phải đẹp, giản dị, trong sáng”. “Từ ngữ ở đó thường được lựa chọn, cân nhắc cả về sức biểu hiện của từ và nhạc điệu của câu văn” [19,423]. Vũ
Tú Nam cũng rất được chú ý tới việc sử dụng ngôn ngữ viết để phù hợp với lứa tuổi của các em. Truyện của ông có ngôn từ trong sáng, giản dị. Ông luôn sử dụng những lời văn đậm màu sắc, hình ảnh. Khi là hình ảnh con bướm nhỏ bay lên như “những đốm hoa vàng chợt bay lên lấp lóa, như một giấc mơ” [10, 220]; rồi lại là “cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ; Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng” [10,
75].
Nhà văn không chỉ sử dụng ngôn ngữ, bình dị gần gũi đời thường, hài hước dí dỏm mà trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, Vũ Tú Nam còn triệt để những tính từ danh từ, miêu tả tính cách: “dễ thương quá”, “vênh vênh váo váo”, “đanh đá”, “lách chách”, “thon thả, hiền và dút dát”. Như vậy, trong sáng tác của mình, ngôn ngữ của nhà văn được sử dụng thật khéo léo, với những sự giản dị, trong sáng, đời thường, vui tươi hóm hỉnh, sinh động. Vũ Tú Nam đã tạo được nét riêng mà không đơn điệu nhàm chán. Điều này đó đã đưa đến một sức hấp dẫn lớn không chỉ dừng lại ở lứa tuổi các em mà còn cuốn hút với cả người lớn.