3.3 .Nghệ thuật nhân cách hóa
3.4. Sức hấp dẫn ngôn ngữ và giọng điệu
3.4.3. Giọng điệu đa dạng, trong sáng
Giọng điệu nghệ thuật được hiểu là: “Thái độ, tình cảm, lập trường tư
tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ca ngợi hay châm biếm . Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả có vai trị rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc” [17,134].
Điểm hấp dẫn trong tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam không chỉ ở giá trị nội dung phong phú, ngơn ngữ nghệ thuật… Mà cịn
ở giọng điệu. Vũ Tú Nam đã từng nói: “Tơi ln phải tự “trẻ con hóa” dể tiếp tục sáng tác cho trẻ thơ. Tôi thường chú ý và tin vào những điều tốt đẹp, điều thiện ở con người. Tôi quý sự trung thực và lòng nhân hậu. Nhất là sự trung thực và lòng nhân hậu trong mỗi sáng tác giành cho trẻ thơ”. Trong tập truyện này, trước hết, Vũ Tú Nam đã sử dụng thành cơng giọng hài hước, dí dỏm vui tươi; vừa gần gũi, vừa sâu xa, đem đến sức hấp dẫn cho từng tác phẩm. Giọng điệu hài hướcđược thể hiện trong từng câu chữ. Trong tác phẩm
Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công, giọng điệu này xuyên suốt từ đầu
đến cuối. Đầu tiên là cái giọng điệu hài hước khi nhà văn nói về lồi ngan “nom ít dễ thương quá”, một con ngan không được đẹp cho lắm, với những hành động khoác lác, nịnh bợ, tham ăn “no say phè phỡn” lại cịn có ý muốn tán tỉnh Công Chúa Gà Thiến, vốn dĩ là một chú Gà Thiến nhưng lại được Ngan gọi là Công Chúa, thật buồn cười khi Ngan bắt chéo chân hát tán tính Gà thiến với cái giọng hát ồ ề nhưng cũng khơng kém phần dí dỏm: “Tơi chờ cơ suốt tối qua. Suốt canh chầy chẳng thấy cơ ra…”, khi Ngan móng chân của mình nhờ chim Gáy mangvề cho cơng chúa “Ngan cặp mỏ nhổ phắt ngay móng chân giữa bên phải, máu tn ra đầm đìa. Kẻ si tình ấy đau quá, nằm giãy đành đạch, kêu khóc rầm trời”. Giọng hài hước, dí dỏm này cũng góp phần làm nên thành cơng của truyện Vịt Và Gà tranh cãi: “Vịt có vẻ chịu, nhưng rồi lại cãi: - Thế cái thằng Chuột thì có sức mạnh ở đâu? Gà thủng thỉnh: - Chuột nó nhanh nhẹn, tinh khơn. Nếu khơng, sao lại có tên là Chuột Láu?” [10,97].
Cùng với việc sử dụng ngôn ngữ tinh tế, Vũ Tú Nam đã rất thành công khi xác lập giọng điệu hài hước dí dỏm, vui tươi. Mỗi một câu chuyện trong tập truyện là một tiếng cười thư giãn, nhẹ nhàng và ý nghĩa đối với bạn đọc, giúp bạn đọc nắm được những bài học, những kiến thức đời thường, đồng thời lí giải những vấn đề trong đời sống. Nhà văn đã có cái nhìn mới mẻ và một sự lựa chọn được sắc thái giọng điệu phù hợp với tâm tư và từng trang sách của mình, đến với những trang sách của ông chúng ta thấy được hình
ảnh một người ơng hiền lành dí dỏm dắt những đứa cháu đi dạo chơi kể chuyện miệng cười nói và tay chỉ vào thiên nhiên đất trời.
Có thể thấy, để làm nên thành cơng trong các tác phẩm của Vũ Tú Nam không thể không nhắc tới sự cố gắng hết mình của ơng đã dành cho trẻ thơ trong sáng tác. Bên cạnh đó cũng khơng thể thiếu các yếu tố nghệ thuật như: nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật sử dụng ngơn ngữ và giọng điệu. Viết truyện về lồi vật, nhà văn đã thực sự tạo ra một thế giới vừa mới lạ, vừa hấp dẫn. Thế giới ấy lại rất gần với tuổi thơ. Từ những quan sát về loài vật, nhà văn đã hư cấu, tưởng tượng để tạo nên một thế giới giống như xã hội của con người...
Qua ngịi bút của nhà văn, mỗi lồi vật hiện ra ở những phương diện, những tư thế khác nhau với đặc tính, số phận và hình dáng khác nhau, chúng hiện ra trong tác phẩm sinh động lạ lùng. Các con vật trong truyện đồng thoại thường là những con vật bé nhỏ, bình dị, đời thường và hầu hết chúng đều có mối quan hệ gần gũi với tuổi thơ. Có lẽ chính sự gần gũi thân thuộc ấy mà các thế hệ thiếu nhi đã thực sự bị lôi cuốn, chinh phục. Nhân vật trong truyện đồng thoại đã thực sự có hồn, mang lại những sắc thái riêng, vừa quen, vừa lạ, mới mẻ nhưng cũng đầy kỳ thú đối với các thế hệ độc giả. Cũng vì thế mà truyện đồng thoại ln là kiểu truyện thu hút nghệ sỹ. Nó trở thành nhân vật quan trọng, góp phần tạo nên diện mạo, phong phú cho văn học thiếu nhi nước nước nhà. Đồng thoại hấp dẫn bởi cốt truyện được tạo dựng tài tình, trí tưởng tượng kỳ diệu và nghệ thuật nhân hóa linh hoạt của nghệ sỹ. Với sự kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật, cùng với bút pháp giản dị, tinh tế....đã làm nên sự thành công cho truyện đồng thoại của ông. Vũ Tú Nam đã thực sự mang tác phẩm của mình gần gũi với trẻ thơ, mang đến cho các em những điều lý thú và những bài học vơ cùng bổ ích. Đó cũng chính là tâm huyết và sự thành công của nhà văn.
Vũ Tú Nam là một nhà văn tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Ơng là người có đóng góp vào sự phát triển của nền văn xi nước nhà nói chung và nền văn học trẻ em nói riêng. Vũ Tú Nam là cây bút chuyên viết truyện ngắn, trong đó cũng có những truyện ngắn viết cho thiếu nhi, truyện ông viết cho thiếu nhi thường là những mẩu chuyện nhỏ cô đúc vỏn vẹn trong một, hai trang, ông luôn gửi gắm những điều mới mẻ, những bài học nhỏ về cuộc sống cho thiếu nhi cùng với một tình cảm chân thành đối với các em thiếu nhi. Với tài năng, tâm huyết, Vũ Tú Nam đã đưa đến cho bạn đọc nhỏ tuổi những trang văn sinh động, giàu ý nghĩa giáo dục, phát huy trí tưởng tượng.
Những câu chuyện trong sáng tác của Vũ Tú Nam luôn tạo cho người đọc cảm giác gần gũi, thân quen bởi ơng lấy cảm hứng, nguồn viết của mình từ chính cuộc sống đời thường, từ những câu chuyện mà ơng thấy, đã tích lũy được chính tuổi thơ, từ chính bản thân mình.
Nói tới những sáng tác của Vũ Tú Nam không thể không nhắc tới mảng truyện viết cho thiếu nhi. Ông lựa chọn cho mình một lối đi riêng, rất độc đáo, những gì người đi trước đã viết thì ơng khơng viết lại và ln tìm ra cái mới cho chính mình. Thơng qua những câu chuyện sinh động, nhà văn đã giúp các bạn nhỏ tiếp cận với cuộc sống một cách dễ dàng hơn, giúp các em có cái nhìn phong phú và thế giới mn lồi và giúp các em sớm tiếp cận được với văn học của nước nhà, cũng như nền văn học thế giới.
Thế giới nghệ thuật là tồn bộ các phương diện nội dung và hình thức nằm trong chính thể thẩm mĩ, được xây dựng trên một nguyên tắc tư tưởng – nghệ thuật, vừa bị sự chi phối cái nhìn khách quan từ thế giới quan, vừa bị chi phối bởi cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ, có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành phong cách nhà văn.
Tập truyện Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam đã tạo ra một dấu ấn đẹp đẽ đối với trẻ em. Tập truyện có nội dung phong phú, đề cập đến thế giới của trẻ em, đời sống của người lớn, thiên nhiên tươi đẹp và
chuyên chở những bài học giáo dục đầu tiên. Về mặt nghệ thuật, tập truyện đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trên các phương diện như xây dựng cốt truyện, nhân vật, sử dụng ngôn ngữ.Không gian nghệ thuật ấy là không gian tự nhiên, và khơng gian làng q quen thuộc, bình dị dẫu là ở mn xứ, muôn nơi trên đất nước này. Tất cả đã làm điểm tựa cho mn lồi để chúng bộc lộ dấu tích, làm nên mối quan hệ giữa hồn cảnh và nhân vật. Để đem đến cho bạn đọc nhỏ món q đẹp, những đồng thoại cịn đem về những cốt truyện khá đa dạng về đề tài, chủ đề. Có những truyện nhắc nhở trẻ hãy siêng học, chớ ba hoa; có những truyện chiêm nghiệm bài học về tình bạn, tình đồng loại. Truyện đồng thoại cịn hấp dẫn bởi bao tình huống bất ngờ đến với nhân vật. Những tình huống truyện góp phần phản ánh một phần sự phức tạp diễn ra trong cuộc sống và dạy con người cách ứng xử thơng minh, bình tĩnh, có tình, có lý. Thành cơng của truyện đồng thoại thuộc về những giá trị nhân sinh sâu sắc, về tài năng nghệ thuật của người cầm bút.
Những giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật ấy đã mang lại sức hấp dẫn không chỉ với trẻ em mà cả người lớn. Mỗi câu chuyện là một trải nghiệm thú vị đối với trẻ nhỏ. Nó thực sự là một món quà tinh thần quý giá đối với trẻ em, giúp các bạn đọc nhỏ tuổi hướng tới thế giới của Chân Thiện Mỹ, phát triển và hoàn thiện nhân cách.
Trong những câu chuyện đồng thoại của Vũ Tú Nam cũng đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em. Với ngôn ngữ đồng thoại vui tươi, trong sáng, giản dị, hài hước, dí dỏm đúng với lứa tuổi của các em, qua truyện đồng thoại trẻ học được lời ăn tiếng nói hằng ngày.
Với những bút pháp nghệ thuật tinh tế được thể hiện trong các trang văn, những câu chuyện của ông trở nên hấp dẫn và sinh động nhưng không kém phần chân thật, tất cả tạo nên thành công cho mỗi câu chuyện, thu hút được các em nhỏ qua từng chi tiết nhỏ, dễ đi vào tâm trí trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1932), Hán- Việt từ điển, Quan hải tùng thư, Hà Nội 2. Lại Nguyên Ân (1998), 150 từ điển thuật ngữ văn học,NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
3. Trần Hoài Dương (2008)Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho
thiếu nhi, 5 tập, NXB Trẻ.
4. Nguyễn Thiện Giáp (1995), Từ vựng Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ
văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội
6. Tơ Hồi (1999), Tuyển tập văn học thiếu nhi (Tập 1),NXBVăn học, Hà Nội.
7. Lê Nhật Ký (2011), Thể loại truyện đồng thoại trong văn học Việt Nam
hiện đại, Luận án tiến sĩ, Tp. Hồ Chí Minh,NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
8. Lã Thị Bắc Lý (2003), Văn học trẻ em, NXB Đại học sư phạm Hà Nội. 9. Lã Thị Bắc Lý (2002), Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975, NXBĐại học Quốc gia, Hà Nội.
10. Vũ Tú Nam (2013), Tuyển tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, Hà Nội.
11. Nhiều tác giả (1983), Từ điển văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 12. Nhiều tác giả (2003), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
13. Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, NXB Đà Nẵng.
14. Võ Quảng (1982), Lại nói về truyện đồng thoại cho thiếu nhi, Tạp chí Văn học số 1.
15. Nguyễn Quốc Siêu(2000), Bồi dưỡng văn Tiểu học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
16. Trần Hữu Tá, Nguyễn Huệ Chi (2005), Từ điển Văn học bộ mới, NXB Thế giới, Hà Nội.
17. Vân Thanh (1974), Tìm hiểu đặc điểm truyện đồng thoại, Tạp chí khoa học.
18. Vân Thanh (1982), Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới,NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Vân Thanh (sưu tầm, biên soạn) (2003), Văn học thiếu nhi Việt Nam
(Nghiên cứu, lý luận, phê bình, tiểu luận, tư liệu) - tập 1, NXB Kim Đồng,
Hà Nội.
20. Vân Thanh (sưu tầm, biên soạn) (2003), Văn học thiếu nhi Việt Nam
(Nghiên cứu, lý luận, phê bình, tiểu luận, tư liệu) - tập 2, NXB Kim Đồng,
Hà Nội.
21. Cao Đức Tiến, DươngThị Hương (2005), Văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
22. Bùi Thanh Tuyền, Trần Thị Quỳnh Nga, Nguyễn Thanh Tâm (2012),
Giáo trình văn học 2, NXB Giáo dục Đại học Huế