Đặc sắc nghệ thuật xây dựng cốt truyện

Một phần của tài liệu Truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi của vũ tú nam (Trang 50 - 53)

2.2 .Đặc sắc nội dung truyện đồng thoại Vũ Tú Nam

2.2.3 .Mở rộng nhận thức, giáo dục trẻ những giá trị Chân – Thiện – Mỹ

3.1.2. Đặc sắc nghệ thuật xây dựng cốt truyện

Cốt truyện là chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong tác phẩm tự sự và kịch, nằm dưới lớp trần thuật, làm nên cái sườn của tác phẩm. Nó được coi là khung xương của tác phẩm. Khung xương có cứng cáp, vững vàng, cơ thể là tác phẩm mới khỏe mạnh, chắc chắn được. Có thể khẳng định, Vũ Tú Nam là

nhà văn có khả năng xây dựng cốt truyện độc đáo, hấp dẫn. Dạng cốt truyện phổ biến trong tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam là cốt truyện phiêu lưu. Đây là dạng cốt truyện rất phổ biến trong truyện đồng thoại.Nóđược xây dựng dựa trên chuỗi các hành động của nhân vật. Câu chuyện sẽ được kể theo thời gian, tôn trọng diễn biến trước sau của các sự kiện. Dạng cốt truyện này có hai khía cạnh vừa đối lập nhưng lại hài hịa với nhau: Một mặt, nó rất lỏng lẻo, có thể mở rộng vơ biên với những cuộc phiêu lưu tiếp nối của nhân vật. Mặt khác, nó lại rất chặt chẽ trong sự liên kết nội tại của chính cuộc phiêu lưu. Đã có rất nhiều các câu chuyện đồng thoại viết cho trẻ em có sử dụng cốt truyện phiêu lưu, điển hình là Dế mèn phiêu lưu ký (Tơ Hồi), Cuộc phiêu lưu của Mèo con và Chó con (Chu Hồng Hải), Cuộc phiêu lưu của Ong Vàng (Vũ Duy Thông), Ngàn dặm xa (Nguyễn Đình

Chính)... Cốt truyện phiêu lưu trong tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam là cuộc phiêu lưu lí thúcủa những con vật ngộ nghĩnh, hơn nữa, cịn có rất nhiều các cuộc phiêu lưu từ nhân vật này đến nhân vật khác, làm tăng khả năng u thích, kích thích sự tìm tịi, khám phá và trí tưởng của trẻ em. Các em như được bước vào trong các chuyến phiêu lưu kì thú. Những cuộc phiêu lưu này lại có những màu sắc riêng biệt, dựa trên đặc điểm tính cách của từng lồi: Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng cơng, Gấu ăn trăng, Công chúa Ốc sên, Bác Lợn hay cười, Cái trứng Bọ Ngựa, Hội mùa xuân, Cá chép rỡn trăng, con Cà Cuống kể, Măng tre, Gấu xù muốn có nhiều trăng, Con Nhện vằn,… Mỗi một câu chuyện lại chứa một bài học giáo dục trẻ em. Ví dụ, ở Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công, các sự kiện tưởng chừng lỏng lẻo nhưng lại liên hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi sự kiện là một “thử thách” để nhân vật thể hiện tính cách của mình, mỗi tình huống khơng chỉ nói nên tính cách của nhân vật mà còn là những bài học nhỏ mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm. Tác phẩm gồm những lần phiêu lưu: gặp Gà Thiến, gặp chim Gáy để học bơi, gặp Bác Cốc và cái kết bất ngờ, gặp Ngỗng Kều, cuộc đua tài giữa Ngan và Ngỗng, ban nhạc dạo, Ngỗng bị trừng phạt, Ngan nhận

ra lỗi lầm của mình. Qua câu chuyện muốn giáo dục các em biết chăm chỉ, cố gắng hết sức để làm việc rồi sẽ đạt được thành công, thành công là cần sự khổ luyện có câu nói: “Mọi cơng việc thành đạt đều nhờ sự kiên trì và lịng say mê”. Trong truyện Hòn đá và chim Ưng, hòn Đá muốn được bay như

chim Ưng, không biết được bản thân mình khơng biết bay nhờ chim đẩy mình xuống rồi sẽ tự biết cách bay, thế rồi nghe lời khích bác, chim Ưng nhận lời thách đấu của hòn Đá, và rồi hai con vật xa nhau không được ở cùng nhau “chim ân hận mãi vì việc đã làm” bài học cho hịn Đá: khơng nên cố gắng dùng đủ mọi cách dù cho là cả những việc làm không đúng để làm những việc mà vốn dĩ mình khơng có khả năng làm được, để rồi phải nhận kết quả khơngtốt về chính mình và ân hận, vì vậy mỗi chúng ta phải biết khả năng của mình và vận dụng rèn luyện nâng cao những gì mình có để nó ngày càng tốt hơn.

Cốt truyện của Công chúa Ốc Sên, các con vật nhỏ đang sống cùng

nhau rất vui vẻ trong một ngơi nhà nhỏ là cái ao nhỏ, và chúng có một tình bạn đẹp, gắn bó khăng khít ln u thương nhau, nhưng khi có hạn hán các con khơng cịn chịu được cái nóng của mặt trời, chúng cùng giúp nhau đi lánh nạn và chúng phải chia tay trong “nước mắt đầm đìa”, kết thúc câu chuyện là cuộc hạn hán đã chấm dứt các con vật về cùng chung sống với nhau trong vui mừng. Câu chuyện muốn gửi gắm các em về một tình bạn đẹp, chúng ta ln phải giúp đỡ bạn bè và mọi người trong lúc khó khăn như vậy tình bạn mới thật sự vui vẻ và bền chặt. Ngồi những cốt truyện đơn tình tiết cịn có những cốt truyện đa tình tiết với các tình huống và các sự kiện khác nhau để bộc lộ tính cách, bản chất của nhân vật.

Cốt truyện phiêu lưu còn hiện diện trong truyện Gấu ăn trăng. Tác

phẩm này vận dụng cách vào truyện của dân gian với cụm từ quen thuộc “Ngày xưa” khi Gấu nhìn thấy cái bánh đa của chú Cuội với lòng tham ăn của mình, gấu nảy sinh ý muốn cướp cái bánh đa đó, một cơn gió lạ thổi cả chú Cuội và Bánh đa lên trời, con gấu tham ăn không từ bỏ ý định muốn ăn

trăng, gấu quyết định lên trời để ăn trăng, rồi cuối câu chuyện vì tham ăn nên khi nghe dân làng đập thúng đập mẹt như là đổ thóc Gấu nghĩ đó chắc hẳn sẽ là một bữa no nê, nó rời mình khỏi đám may ngã một cú đau điếng xuống đất. Đó là một bài học cho những kẻ tham ăn, câu chuyện muốn gửi gắm tới các em một bài học giáo dục khơng được sống tham lam ích kỉ vì như vậy sẽ có một kết quả khơng tốt, như ngày xưa có câu “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” vì vậy mỗi chúng ta cần phải làm những việc tốt để được những điều tốt lành sẽ đến với chúng ta. Ngoài cốt truyện phiêu lưu, trong tuyển tập Những

truyện hay viết cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam có một số truyện ngắn viết theo

lối hiện đại, đó là kiểu cốt truyện sinh hoạt, là kiểu cốt truyện khá đơn giản, nhiều cốt truyện đơn tình tiết, chỉ tập trung vào một vài tình tiết nổi bật nhưng mang những ý nghĩa giáo dục trẻ một cách rõ ràng. Cốt truyện không được xây dựng theo một sơ đồ kết cấu chung nào, thường linh động, kết cấu câu chuyện thường ngắn, nói về các mối quan hệ trong gia đình. Mỗi một câu chuyện lại nêu nên một tấm gương “người tốt, việc tốt” giúp cho bạn đọc học hỏi và noi theo những việc làm tốt đó. Cốt truyện sinh hoạt hết sức đơn giản mỗi một câu chuyện chỉ vỏn vẹn từ một đến hai trang, với kết cấu riêng biệt và gửi gắm những bài học riêng, trong các sự kiện các nhân vật luôn gần gũi, đời thường, gắn bó và khơng có xung đột như thể loại truyện cổ tích về các nhân vật trong gia đình, cuộc sống sinh hoạt đời thường.

Thành công của mỗi tác phẩm phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố hết sức quan trọng đối với sự thành công của tác phẩm đó là vấn đề tổ chức cốt truyện, sáng tác trong bối cảnh hiện đại, các nhà văn đã kế thừa phát huy những điều vốn có, vừa đem những sáng tạo mới mẻ, mỗi câu chuyện là những loại kết cấu riêng, cốt truyện trong truyện viết cho thiếu nhi luôn linh hoạt và đa dạng với những màu sắc khác nhau, giúp trẻ như được tham gia vào từng tình huống, và những chuyến phiêu lưu kỳ thú, thỏa mãn được nhu cầu thưởng thức của các độc giả thiếu nhi hiện nay.

Một phần của tài liệu Truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi của vũ tú nam (Trang 50 - 53)